TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Bá vương biệt Cơ
lượt xem 29
download
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Bá vương biệt Cơ Lưu Bang đã nhân cơ hội Hạng Vũ đang chinh phạt Điền Vinh nước Tề, bèn xuất binh từ Quan Trung đánh chiếm được Bành Thành- đô thành của Hạng Vũ, rồi chia quân cho Hàn Tín và Trương Nhĩ chinh chiến với Yến, Triệu. Còn Bành Việt dẫn quân đến Hoài Nam quấy nhiễu đường vận lương của quân Sở. Hạng Vũ được tin vô cùng giận dữ, vội vàng dẫn 30 nghìn tinh binh về vây đánh Bành Thành. Trải qua mấy trận kịch chiến, Lưu Bang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Bá vương biệt Cơ
- TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Bá vương biệt Cơ Lưu Bang đã nhân cơ hội Hạng Vũ đang chinh phạt Điền Vinh nước Tề, bèn xuất binh từ Quan Trung đánh chiếm được Bành Thành- đô thành của Hạng Vũ, rồi chia quân cho Hàn Tín và Trương Nhĩ chinh chiến với Yến, Triệu. Còn Bành Việt dẫn quân đến Hoài Nam quấy nhiễu đường vận lương của quân Sở. Hạng Vũ được tin vô cùng giận dữ, vội vàng dẫn 30 nghìn tinh binh về vây đánh Bành Thành. Trải qua mấy trận kịch chiến, Lưu Bang bị thất bại thảm hại, mấy chục nghìn quân bị thiệt hại quá nửa, cha và vợ đều bị quân Sở bắt làm tù binh. Lưu Bang lui giữ ở vùng Dinh Dương, Thành Cao, lại bị Hạng Vũ Tấn công, nên chẳng còn cách nào khác, đành phải cầu hòa với Hạng Vũ. Hạng Vũ đã toan đồng ý thì bị mưu sĩ Phạm Tăng phản đối. Lưu Bang thấy cầu hòa không xong, liền áp dụng kế phản gián của mưu sĩ Trần Bình, khiến Phạm Tăng bị giết chết, giả m được sức ép cho quân Hán. Sau đó hai bên cầm cự nhau trong hơn hai năm trời. Năm 203 trước công nguyên, Hạng Vũ dẫn quân đánh Bành Việt để bảo đảm thông suốt đường vận lương, trước khi đi có dặn Tào Tư viên tướng ở lại giữ thành Thành Cao là không được giao chiến với quân Hán, nhưng nào ngờ Hạng Vũ vừa đi khỏi thì Lưu Bang dẫn quân kéo đến, ban đầu Tào Tư chỉ trấn giữ thành trì không ra nghênh chiến, về sau thật không thể nào chịu nổi quân Hán ngày nào cũng kéo đến chửi mắng, xỉ nhục, bèn quyết định vượt qua sông Phiếm Thủy, để quyết một trận tử chiến với quân Hán. Nhưng quân Sở vừa qua sông được một nửa thì bị quân Hán đánh cho một trận tơi bời, Tào Tư phải rút kiếm tự sát. Còn bên kia, Hạng Vũ đang đánh trận nào thắng trận ấy, khi được tin Thành Cao đã thất thủ, vội kéo quân trở về rồi hai bên đối trận nhau ở Quảng Võ, bấy giờ Hạng Vũ cho áp giải cha của Lưu Bang ra trước trận, khuyên gọi Lưu Bang đầu hàng, bằng không thì sẽ giết chết Lưu Thái Công. Lưu Bang lớn tiếng đáp rằng: "Hai chúng ta đã từng là anh em, cha của tôi cũng là cha anh, nếu anh muốn giết cha anh để nấu canh thì hãy cho tôi xin một bát nếm thử". Hạng Vũ thấy dọa không nổi, bèn bắn một mũi tên làm Lưu Bang bị thương, Lưu Bang dặn quân Hán giữ vững trận địa, rồi lui về Thành Cao dưỡng bệnh. Lúc này, Hàn Tín và Trương Nhĩ đã thu được toàn thắng ở đất Tề, còn Bành Việt cũng đã cắt đứt được đường vận lương của quân Sở, Hạng Vũ đang tiến thoái lưỡng nan, thì thấy Lưu Bang cử Lục Giả đến xin cầu hòa, yêu cầu thả cha và vợ của Lưu Bang về. Đồng thời kiến nghị lấy hào sâu làm biên giới, phía tây thuộc Lưu Bang, phía đông thuộc Hạng Vũ. Hạng Vũ
- nhận lời rồi thả người về. Nhưng nào ngờ đây là kế hoãn binh của Lưu Bang, quân mã của Hạng Vũ bị vây khốn ở Cai Hạ. Hạng Vũ đã mấy lần phá vây đều bị thất bại. Ngu Cơ vợ của Hạng Vũ tuy theo chồng nam chinh bắc chiến, nhưng chưa thấy trận ác chiến nào rùng rợn như trận Cai Hạ. Vào lúc chập tối, nàng thấy chồng mũ giáp nhuộm đầy máu trở về, liền vội vàng bày tiệc rượu, nhưng Hạng Vũ chẳng thiết ăn uống gì, rồi lên giường ngủ. Vào lúc nửa đêm, bỗng nghe tiếng hát nước Sở thảm thiết, thê lương, bay theo gió vang vọng khắp đại doanh quân Sở, tiếng hát ấy nỉ non như khuyên nhủ, như than khóc, lúc xa lúc gần, gợi cho Quân Sở nỗi nhớ quê nhớ nhà da diết, họ tới tấp rủ nhau bỏ trốn, các đại tướng Hạng Bá, Chung Ly Vị, Quý Bố v v, cũng đều bỏ đi cả. Trong tiếng hát ấy, Hạng Vũ thẫn thờ bước ra ngoài trướng, bấy giời chỉ còn lại 800 binh sĩ trung thành đang bảo vệ quanh trướng, con ngựa Ô Truy cứ hí lên như xé, ngoảnh đầu nhìn vào trong trướng thấy nàng Ngu Cơ, người vợ thủy chung của mình đang đứng bên ngọn đèn dầu le lói, Hạng Vũ lòng dạ rối bời, đau đớn. Nàng Ngu Cơ thấy chồng như vậy bèn rút kiếm ra vừa múa vừa hát, rồi tự sát. Hạng Vũ nén nỗi thương đau chôn cất vợ xong, đến canh năm cùng 800 tráng sĩ phá vây chạy về hướng đông, Quán Anh dẫn 5 nghìn quân mã bám đuổi theo. Hạng Vũ vượt qua sông Hoài, lúc này quan sĩ chỉ còn lại hơn trăm người, họ vừa đánh vừa lui, khi đến Đông Thành thì Hạng Vũ thấy bên mình chỉ còn lại có 28 người, bấy giờ quân Hán đông như kiến cỏ đã khép chặt vòng vây. Hạng Vũ đã biết dữ nhiều lành ít, mới nói với mọi người rằng: "Ta từ lúc khởi binh, đến nay kể đã 8 năm, từng đánh hơn 70 trận mà chẳng thua trận nào, nên mới được làm Tây Sở Bá Vương, nay bị vây khốn ở đây, ta sẽ chém giết một trận nữa để mọi người biết rằng, đây là trời muốn giết Hạng Vũ, chứ không phải là lỗi tại chiến trận". 28 tráng sĩ liền chia làm bốn đội phá vây, họ chém giết được hơn trăm quân Hán, khi ra đến chân núi phía đông hợp quân thì còn lại 26 người. Đoàn người chạy đến Ô Giang, Đình trưởng Ô Giang đã sắp sẵn cho họ một chiếc thuyền con để họ qua sông. Sau đó, Hạng Vũ và 26 tráng sĩ lại mở một trận đánh giáp lá cà, chém giết được hơn mấy trăm quân Hán, họ nối tiếp nhau ngã xuống, Hạng Vũ cũng đã bị thương nặng, bấy giờ ông nhìn thấy trong đám quân Hán, có một người trước kia từng là thủ hạ của mình, mới nói với anh ta rừng: "Tôi nghe nói ai lấy được đầu tôi thì sẽ được phong ấp vạn hộ và hai nghìn lạng vàng, vậy tôi xin dâng số của cải này cho anh". Hạng Vũ nói xong bèn rút kiếm tự sát. Tiêu Hà đêm trăng đuổi Hàn Tín Hàn Tín người Hoài Âm, xuất thân nghèo khổ, thời niên thiếu vì thiếu ăn thiếu mặc phải đi lừa ăn lừa uống, nên bị mọi người khinh thường. Một hôm, một người thợ mổ lăng nhục Hàn Tín trước mặt mọi người rằng: "Anh to xác như vậy mà cũng đi học đòi con chó đeo kiếm dài, nếu có giỏi thì hãy giết chết tôi, bằng không thì hãy chui qua háng tôi mà đi". Hàn Tín nghe xong chẳng nói chẳng rằng, do dự
- hồi lâu rồi chui qua háng người thợ mổ đi thẳng, mọi người nhìn thấy đều cười riễu cợt Hàn Tín. Bấy giờ, làn sóng phản Tần ngày một dâng cao, Hàn Tín đi theo Hạng Vũ, nhưng vì không được trọng dụng bèn quyết định bỏ đi để tìm chủ khác. Lưu Bang- một trong 18 đạo quân chư hầu là người khiến Hạng Vũ gờm kỵ nhất, nên Hạng Vũ đã chia phong cho Lưu Bang vùng đất Nam Trịnh, một miền đất xa xôi hẻo lánh ở khu vực Ba Thục và Hán Trung, xưng là Hán Vương, đồng thời còn phong khu vực Quan Trung cho Chương Đan để kiềm chế Lưu Bang. Vì thế lực yếu kém không thể so đọ với Hạng Vũ, nên Lưu Bang chỉ lặng lẽ dẫn quân bản bộ đi sang Nam Trịnh. Hán vương Lưu Bang đến Nam Trịnh, liền phong Tiêu Hà làm thừa tướng, Tào Tham, Hạ Hầu Anh, Phàn Khoái, Chu Bột v v làm tướng quân, chiêu binh mãi mã, nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị sau này tranh giành thiên hạ với Hạng Vũ. Bấy giờ Hàn Tín nhậm chức hiệu úy dưới trướng Lưu Bang. Nhằm đánh lừa Hạng Vũ, để chứng tỏ mình rất yên tâm ở lại Hán Trung, Lưu Bang đã làm theo mưu kế của Trương Lương đốt bỏ đường sàn gỗ thông sang Quan Trung, do đó các binh sĩ vì nhớ quê hương đều rủ nhau đào ngũ, khiến Hán vương lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên. Một hôm, bỗng nghe báo thừa tướng Tiêu Hà đã bỏ trốn, Lưu Bang sửng sốt không hiểu ra sao, thì ba ngày sau lại thấy Tiêu Hà trở về, Lưu Bang nổi giận trách hỏi rằng: "Vì sao ông lại chạy trốn?". Tiêu Hà đáp: "Tôi không chạy trốn, mà là đi đuổi bắt người chạy trốn đó thôi ". Lưu Bang hỏi đuổi bắt ai thì Tiêu Hà đáp là Hàn Tín. Lưu Bang đùng đùng nổi giận mắng rằng: "Nay đã chạy mất mười mấy tướng quân, mà chưa hề nghe thấy ông đi đuổi, vì sao ông lại đi đuổi mỗi thằng vô danh tiểu tốt như Hàn Tín". Tiêu Hà đáp rằng: "Nghìn quân dễ được, một tướng khó tìm, một tướng quân như Hàn Tín trên đời chỉ có một, nếu đại vương cam chịu ở lại đất Hán Trung này suốt đời thì chớ dùng Hàn Tín, nhược bằng muốn đông tiến giành giật thiên hạ thì không thể không dùng Hàn Tín". Lưu Bang nghe vậy liền cho tìm Hàn Tín đến phong làm đại tướng. Theo mưu kế của Hàn Tín, Lưu Bang đã nhanh chóng chiếm lĩnh được Tam Tần, giết chết Chương Đan, rồi nhân khi Hạng Vũ còn đang bận đánh Điền Dung, Lưu Bang dẫn quân đoạt cửa ải, chiếm được đô thành Tây Sở- Bành Thành, sau đó lại ra lệnh cho Hàn Tín và Trương Nhĩ bắc tiến, chiếm được địa bàn của Hàn,Triệu. Mấy chục nghìn quân của Hàn Tín và Trương Nhĩ đã áp sát nước Triệu. Hàn Tín đóng quân tại nơi cách Tỉnh Kinh Khẩu, doanh trại của đại quân nước Triệu chưa đầy 30 dặm. Nửa đêm hôm đó, Hàn Tín ra lệnh cho hai ngàn kỵ binh, mỗi người cầm một lá cờ đỏ nấp sẵn ở trong núi, dặn họ đợi khi nào quân Triệu thấy quân Hán rút lui rồi đuổi theo, thì sang cướp trại quân Triệu, nhổ hết cờ của quân Triệu, cắm cờ của quân Hán lên. Sau đó, Hàn Tín còn điều 10 nghìn quân mã bày trận bên bờ sông, quân Triệu thấy vậy đều chê cười Hàn Tín. Khi trời gần sáng, Hàn Tín ra lệnh rút quân, quân Triệu quả nhiên đuổi theo, quân Hán vừa đánh vừa lui ra bờ sông, cùng hợp với 10 nghìn quân đóng ở đó, nâng số quân lên tới 200 nghìn người. Do phía sau là sông, lại không có cầu thuyền, nên quân Hán
- chỉ có một lối thoát là xông pha chém giết mở một con đường máu, nên khí thế tăng lên gấp bội. Trong lúc giao chiến, quân Triệu nhìn thấy doanh trại của mình đều cắm toàn là cờ đỏ của quân Hán, cứ tưởng là vua Triệu đã bị bắt, đều vô cùng hoang mang, nên bị quân của Hàn Tín đánh cho tan tác. Hàn Tín chỉ một trận san bằng đất Yến, Triệu, ít lâu sau lại chiếm được Tam Tề, cho mãi tới khi giúp Lưu Bang đánh bại được Hạng Vũ. Sau khi lên làm vua, Lưu Bang không muốn duy trì chức vị cao của các công thần dựng nước. Trước đó, Lưu Bang đã khuyên Hàn Tín giao lại binh quyền, đổi phong làm Sở Vương. Ít lâu sau, Chung Ly Vị một viên đại tướng của Hạng Vũ do bị triều đình nhà Hán truy nã, mới đến trốn trong nhà Hàn Tín, Lưu Bang biết được, Hàn Tín chẳng còn cách nào khác đành phải nói lại với Chung Ly Vị, Chung Ly Vị uất ức liền rút kiếm tự sát. Hàn Tín xách thủ cấp của Chung Ly Vị đến gặp Lưu Bang, Lưu Bang thấy vậy tức tối nói: "Ông chạy biệt tăm đi đâu mà bây giờ mới đến tự thú, muộn rồi", nói xong bèn ra lệnh cho võ sĩ trói Hàn Tín lại để trị tội. Các đại thần khuyên mãi, Hàn Tín mới khỏi chết và bị giáng làm Hoài Âm Hầu. Mấy năm sau, nhân khi Lưu Bang xuất binh chinh chiến, vợ Lưu Bang là Lã Hậu đã cùng Tiêu Hà bày mưu lừa Hàn Tín đến Tràng An, bắt giam trong buồng kín rồi sát hại. Thế mới thật là: "Thành sự tại Tiêu Hà, bại sự cũng tại Tiêu Hà".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lão đang ích tráng
4 p | 218 | 37
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Chiêu Quân xuất tái
4 p | 185 | 28
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Hồng môn yến kinh hồn bạt vía
4 p | 281 | 26
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh
4 p | 226 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa
4 p | 249 | 21
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Lã hậu chi loạn
4 p | 201 | 20
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương
4 p | 211 | 19
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Tín Lăng Quân thiết phù cứu Triệu
4 p | 172 | 18
-
TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Triệu Quát chỉ thượng đàm binh
4 p | 149 | 17
-
An Dương Vương
7 p | 216 | 10
-
Lịch sử địa phương
7 p | 201 | 9
-
Nước Văn Lang sử gia Ngô Sĩ Liên v
5 p | 99 | 8
-
Doanh nhân lịch sử: Đặng Huy Trứ (Ất Dậu 1825 – Giáp Tuất 1874)
4 p | 85 | 7
-
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương
6 p | 88 | 7
-
Giản Ðịnh Ðế (1407-1409)
3 p | 81 | 4
-
BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG VI
5 p | 67 | 4
-
Phạm Khôi
4 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn