intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

35
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của khóa luận "Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam" là nhắm đánh giá tác động, ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đối với cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Qua đó khách quan nhìn nhận vai trò của Trung Quốc từ góc độ chính trị quân sự, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, bài học nhận thức về những yếu tố bên ngoài chi phối đối với lịch sử Việt Nam hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ---    --- VŨ TRUNG HIẾU TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỦA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Lịch sử GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Quốc Sử Hà Nội, tháng 5 năm 2021 1
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp, với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Khoa Sư phạm, và đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm khóa luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Quốc Sử người đã tận tình hướng dẫn, động viên và đưa ra những ý kiến rất quý báu để giúp tôi hoàn thành khóa luận. 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam” là khóa luận nghiên cứu của riêng tôi và không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Hiếu Vũ Trung Hiếu 3
  4. KÍ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Kí hiệu viết tắt Chứ viết đầy đủ 1 ĐCS Đảng Cộng Sản 2 CHNHTH Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 3 QDĐ Quốc Dân Đảng 4 ĐCSTQ Đảng Cộng Sản Trung Quốc 4
  5. Mục lục Nội dung Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 7 2. Đối tượng nghiên cứu. 8 3. Mục đích nghiên cứu. 8 4. Phạm vị nghiên cứu. 9 5. Phương pháp nghiên cứu. 9 6. Kết cấu khóa luận 10 Nội dung chính Chương 1. Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945- 1954). 1.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Pháp. 11 1.2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam. 16 1.3. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến 20 chống Pháp. 1.4. Kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp và Hiệp định 25 Geneve. Chương 2. Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1949. 2.1.Sự can thiệp của Trung hoa Dân quốc đối với tình hình Việt 28 Nam những năm 1945-1946. 2.2.Sự giúp đỡ của Trung hoa Dân quốc đối với các đảng phái 31 5
  6. thân Trung Hoa dân Quốc. 2.3. Ảnh hưởng của Cách mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản 36 Trung Quốc lãnh đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949). Chương 3: Sự hỗ trợ và tác động của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1949 đến 3.1. Khái quát sự hỗ trợ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối 45 với Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp (1949-1954). 3.2. Vai trò của Cố vấn Trung Quốc và sự hỗ trợ, tác động của Trung 49 Quốc đối với Việt Nam từ chiến dịch Biên giới (1950) đến Đông Xuân (1953-1954). 3.3. Sự hỗ trợ và tác động của Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên 62 Phủ (1954). 3.4. Tác động của Trung Quốc tại Hội nghị Geneve về kết thúc chiến 66 tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1954). năm 1954. Kết luận 72 Tài liệu tham khảo Phụ lục 6
  7. PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trung Quốc, một đất nước ở phía Bắc Việt Nam và có mối quan hệ với Việt Nam trải qua hàng ngàn năm, với những biến cố lịch sử lúc bạn, lúc thù. Với sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản và được hưởng ứng nhiệt tình của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc thì tình hữu nghị, giao bang của hai quốc gia ngày càng phát triển. Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, tưởng như đất nước Việt Nam đã thoát khỏi chế độ nô lệ và bước vào một thời kì mới nhưng thực dân Pháp với sự ủng hộ của quân đội Anh theo danh nghĩa là vào giải giáp quân đội Nhật tiến vào nước ta. Nhưng thực chất Pháp muốn chiếm và biến đất nước ta thành thuộc địa một lần nữa. Với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhân dân Việt Nam đã đứng lên quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi một lần nữa. Nhưng lúc đó đất nước ta vừa mới độc lập. Chính quyền Cách mạng còn non trẻ và rất cần sự giúp đỡ của các bạn bè quốc tế. Cùng lúc đó cuộc nội chiến Quốc Cộng nổ ra ở Trung Quốc và sau đó là chiến thắng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dẫn tới ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đồng thời không ngừng giúp đỡ Việt Nam đánh Pháp. Không chỉ Đảng Cộng Sản Trung Quốc và sau này là nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn gây ảnh hưởng đến Việt Nam mà trước đó cả Quốc Dân Đảng cũng muốn can thiệp vào Việt Nam. Xuất phát từ hiện thực lịch sử quan trọng và mang tính cấp thiết trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Trung Quốc đối với cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của Trung Quốc (bao gồm cả các đối tượng Trung Hoa Quốc dân Đảng, Đảng Cộng 7
  8. sản Trung Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Cụ thể hơn, khóa luận đề cập đến sự tác động của thế lực Trung Hoa Quốc dân Đảng đối với việc Pháp điều quân xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Tiếp đó, khóa luận đề cập đến mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam và Cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng cộng Sản, đồng thời đánh giá vai trò, tầm quan trọng, những tác động và quyết định của Trung Hoa và thực chất ý đồ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa thông qua sự giúp đỡ của họ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Mục đích nghiên cứu trong khóa luận này đó chính là làm chúng ta hiểu hơn về vai trò của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam. Và qua đó chúng ta có một sự đánh giá nhất định về vai trò của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là nhắm đánh giá tác động, ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc đối với cuộc Kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Qua đó khách quan nhìn nhận vai trò của Trung Quốc từ góc độ chính trị- quân sự, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, bài học nhận thức về những yếu tố bên ngoài chi phối đối với lịch sử Việt Nam hiện đại. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp là ảnh hưởng, tác động từ sự can thiệp của Trung Hoa Quốc dân Đảng đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, có liên quan tới việc Pháp thay Trung Hoa dân Quốc ra Bắc giải giáp quân đội Nhật. - Khóa luận cũng quan tâm những ảnh hưởng của Cách mạng Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự tác động và sự giúp đỡ 8
  9. của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. - Về thời gian: Khóa luận tập trung chủ yếu vào các diễn biến lịch sử diễn ra từ sau Cách mạng tháng Tám đến hết năm 1954. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp tôi dùng để nghiên cứu trong đề tài này là những phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử: Đó chính là những sự kiện lịch sử nối tiếp nhau theo hệ quả và có mối quan hệ với nhau như những sự kiện quân Pháp thay thế quân Trung Hoa dân Quốc ra giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, rồi Tạm ước ta kí với Pháp để hòa hoãn nhằm củng cố lực lượng và tiếp sau đó là Toàn quốc kháng chiến. Đó là những sự kiện nối tiếp nhau có tính hệ thống. - Phương pháp logic: Đó là cùng tìm hiểu lịch sử qua những sự kiện mang tính quyết định như chiến dịch Biên giới (1950) đã mở cánh cửa giao tiếp với bên ngoài đặc biệt là Trung Quốc, đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới. Hay như chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi kết thúc sự hiện diện của người Pháp tại Đông Dương. - Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu: Tổng hợp, phân tích và lựa chọn những tài liệu, hình ảnh làm sao cho đúng, chính xác nhất đối với đề tài làm khóa luận. Phải quan sát, chọn lựa thật tinh tế và phù hợp với dòng thời gian của sự kiện mà chúng ta cần thêm tư liệu hoặc chú thích nguồn. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Các nghiên cứu trước đây chưa thật sự nhìn nhận một cách công bằng về những đóng góp của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Nhiều vấn đề đã bị che lấp và phủ nhận, nhiều người vẫn cho rằng vai trò của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp là chưa 9
  10. thực sự quan trọng. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ làm rõ tầm quan trọng của Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. KẾT CẤU KHÓA LUẬN. Chương 1: Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-1954). Chương 2: Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1949. Chương 3: Sự hỗ trợ và tác động của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954. 10
  11. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-1954). 1.1. Bối cảnh và nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Pháp. 1.1.1. Bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Pháp. 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định xóa chế độ phong kiến và đánh đổ chế độ thực dân đô hộ gần một trăm năm trên đất nước ta. “Việc giành chính quyền dễ bao nhiều thì việc giữ chính quyền lại khó bấy nhiêu”.1 Nạn đói năm 1945 tàn phá nặng nề miền Bắc Việt Nam vì thế, sau khi giành được độc lập thì tại Nhà hát lớn Hà Nội, Chính phủ lâm thời mới thành lập đã tổ chức chương trình cứu đói, ngoài ra còn phái một ủy ban vào Nam để tuyên truyền vận động mang gạo ra miền Bắc cứu trợ và vận động người tham gia vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc. Nạn đói đã được đẩy lùi và nhân dân đã có đời sống ổn định hơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói “đây thực là một kì công của chế độ dân chủ." 2 Trước Cách mạng tháng 8, hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945 để nhanh chóng xóa nạn mù chữ. Ngày 4 tháng 10 năm 1945, lời kêu gọi chống nạn thất học được Hồ Chủ tịch 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng – Toàn tập, tập 8, NXB Chính trị quốc gia, H., 2000, tr. 27. 2 Võ Nguyên Giáp. Báo Cứu quốc, ngày 5-9-1946. 11
  12. gửi tới toàn dân. Với tinh thần chỉ đạo đó, rất nhiều lớp bình dân học vụ được mở ra với rất tầng lớp tham gia học tập. Những cố gắng đó đã được đến đáp bằng những thành quả đáng kể khi nạn mù chữ đã được xóa bỏ ở Việt Nam. Một chính quyền mà không có tài chính thì sẽ không thể làm được việc. Võ Nguyên Giáp lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 4 thành lập "Quỹ độc lập" với mục đích "để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên góp giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia". Tiếp sau đó, "Tuần lễ Vàng" được tổ chức từ ngày 17 đến 24 tháng 9 năm 1945. Hồ Chủ tịch trong một bức thư gửi đồng bào cả nước đã nêu rõ mục đích là dùng cho việc chống ngoại xâm và quốc phòng. “Nhân dân ra đã tự nguyện quyên góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập và 40 triệu đồng vào quỹ đảm phụ quốc phòng.”3 Những số tiền và vàng quyên góp được dùng để mua lại những vũ khí mà quân Trung Hoa dân Quốc tịch thu được của quân Nhật và một phần cũng để hối lộ và đút lót cho các tướng lĩnh của Trung hoa Dân quốc, nhằm làm giảm những tác động tiêu cực của chúng đối với Cách mạng Việt Nam. Theo Hội nghị Potsdam, việc giải giáp quân đội Nhật được giao cho quân đội Mĩ và quân đội Anh. Quân đội Tưởng Giới Thạch được Mĩ nhường lại vai trò giải giáp quân đội Nhật ở miền Bắc. Còn miền Nam do Pháp được hưởng quyền lợi ở Trung Đông nên tuy không thích những vẫn buộc phải cho Anh vào giải giáp quân đội Nhật. 200.000 quân Trung hoa Dân Quốc dưới quyền chỉ huy của tướng Lư Hán và phó tư lệnh Tiêu Văn tiến xuống nước ta vào cuối tháng Tám năm 1945. Các tổ chức đảng, phái thân Trung Hoa dân Quốc cũng theo sau kéo về nước với âm mưu lật đổ Chính phủ mới thành lập. 3 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr.31 12
  13. “Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh, đòi Hồ Chí Minh phải “báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam”, đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc”.4 Để giảm bớt sự chống đối và phá hoại của quân Trung Hoa dân Quốc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận một số yêu sách của quân đội Trung Hoa dân Quốc như chấp nhận cho quân Trung Hoa dân Quốc tiêu tiền “Quan kim” hay cung cấp lương thực cho 200.000 quân Tưởng. “Ngày 1-1-1946, Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Chính phủ liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch kiêm ngoại giao.”5 Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuyên bố tự giải tán vào ngày 11-11-1945, nhưng thực tế là hoạt động bí mật. Với chính phủ của Tưởng Giới Thạch, chính phủ ta giữ mối quan hệ ngoại giao thân thiện. Pháp với Trung Hoa dân Quốc sau nhiều lần đàm phán đã thống nhất những điều khoản để quân Pháp thay thế quân Trung Hoa dân Quốc giải giáp quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra. Đổi lại Pháp cho Trung Hoa dân Quốc những lợi ích về mặt chiến lược tại Trung Quốc. Đúng như dự đoán của Ban chấp hành Trung ương Đảng rằng “Trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng”.6 4 Patti L.A. Tại sao Việt Nam? NXB Đà Nẵng, 1995. 5 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr.17 6 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng – toàn tập, tập 8, Sđd, tr. 25. 13
  14. Với Hiệp định này, Việt Nam đã có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà chắc chắn nó sẽ nổ ra. Đồng thời cũng đẩy được quân Trung Hoa dân Quốc về nước và làm cho Pháp chưa có cơ hội hành động. Ngày 23 tháng 9, với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng chiếm quyền kiểm soát Sài Gòn (ngày này sau được Việt Nam gọi là ngày Nam Bộ Kháng chiến). Nước Việt Nam vừa giành được độc lập đã phải đối đầu với quân đội nước ngoài. Từ cuối tháng 9 năm 1945, các đoàn quân "Nam tiến" của Vệ quốc đoàn (quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) bắt đầu lên đường vào Nam tiếp viện. Các tướng lĩnh quan trọng như Nguyễn Bình, Nguyễn Sơn... được cấp tốc cử vào Nam. “Sự đóng góp sức người và sức của và mọi chi viện của nhân dân Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ là hình ảnh của dân tộc thống nhất, cả đất nước chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc”.7 Ngày 6 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết, giúp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. 1.1.2. Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nguyên nhân sâu xa Do thực dân Pháp muốn quay trở lại xâm lược và biến ba nước Đông Dương trở thành thuộc địa như trước thế chiến thứ hai. Giành lại uy thế của Pháp trên chiến trường thế giới sau khi đã thất bại trước quân Đức tại mặt trận châu Âu. Pháp cũng muốn vơ vét thêm tài nguyên của những nước thuộc địa để có thể bù đắp những thiệt hại do thế chiến thứ hai gây ra. Nguyên nhân trực tiếp 7 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr. 134. 14
  15. Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Việt Nam đã cố gắng nhân nhượng với Pháp để có thời gian kiến thiết đất nước và chuẩn bị, củng cố lực lương. Những chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lần tới. Chúng gây ra những vụ xô xát nhỏ lẻ để kích động quân ta rồi lấy cớ gây hấn tạo tiền đề đề xâm lược nước ta một lần nữa. Xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng. Đầu tháng 11 năm 1946, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan tại cảng Hải Phòng. Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của quân Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố. “Ban Thường vụ Trung ương đã điện cho các chiến khu, các tỉnh ủy chỉ thị “Tất cả hãy sẵn sàng”8 Ngay trong đêm 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trên hệ thống loa phát thanh Hà Nội. Sáng ngày 8 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr. 50 15
  16. 20/12, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp đất nước. 1.2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của quân và dân Việt Nam. Ngày 12-12-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”. Ngày 19-12-1946, Hồ chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Tháng 9-1947, những bài báo của Trường Chinh được in thành sách với tiêu đề “Kháng chiến nhất định thắng lợi” lý giải về đường lối kháng chiến của ta. Đại hội đại biển lần II họp ở Tuyên Hóa năm 1951 đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là: tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn dân tộc. Xóa bỏ những tàn dư phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đảng ta đã xác định tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đó là: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam mang tính chất dân tộc dân chủ nhân dân”. Kế thừa sự nghiệp của cách mạng tháng Tám: Cách mạng tháng Tám là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nhiệm vụ chống phong kiến có mức độ nhất định nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Lực lượng tham gia là cuộc vùng dậy của toàn dân tộc, được đoàn kết trong hình thức mặt trận Việt Minh. 16
  17. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ngày 2-9-1945 là nhà nước dân chủ nhân dân. Đảng cho rằng, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là: Đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, lật đổ hoàn toàn tàn dư của chế độ phong kiến và giành quyền làm chủ cho người dân. Chính quyền ta mới thành lập còn non trẻ, nhưng đã phải đối đầu với rất nhiều khó khăn. Thực dân Pháp muốn quay trở lại cướp nước ta một lần nữa. Giành được độc lập đã khó, giữ được độc lập càng khó hơn, vì vậy Đảng đã cho rằng nhiệm vụ hàng đầu đó chính là đánh đuổi được thực dân Pháp xâm lược, giành được lập dân tộc. Sau khi giành được độc lập dân tộc rồi sẽ xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến. Kẻ thù lớn nhất lúc bấy giờ chính là thực dân Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, với danh nghĩa là quân đội Đồng Minh tiến vào giải giáp quân đội Nhật, các nước đế quốc đã đưa quân tràn vào nước ta. Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc đó là sự hiện diện của hơn 20 vạn quân Trung Hoa dân Quốc theo sau là bè lũ tay sai. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh theo sau là quân Pháp tiến vào nước ta mục đích là giải giáp quân đội Nhật ở miền Nam nhưng thực chất là muốn cướp nước ta một lần nữa. Tình hình nước ta lúc bấy giờ ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ngày 23-9-1945, Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta với sự ủng hộ của quân đội Anh. Thực dân Pháp đã bộc lộ rõ âm mưu xâm chiếm nước ta từ tư tưởng đến hành động. Sau khi phân tích về âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương Đảng nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Lực lượng của cuộc kháng chiến: Đảng xác định lực lượng của cách mạng là địa chủ vừa và nhỏ, công, nông, các tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Lực lượng 17
  18. này đoàn kết dưới mặt trận Liên Việt và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Phương hướng của cuộc kháng chiến: Đất nước sẽ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc. Phương pháp của cuộc kháng chiến: Đấu tranh trên nhiều mặt trận như quân sự, chính trị, ngoại giao. Đoàn kết quốc tế: Tranh thủ sự ủng hộ của các phong trào giải phóng dân tộc và yêu hòa bình trên thế giới. Việt Nam cũng phải giúp đỡ hai nước Đông Dương để Pháp phân tán lực lượng vừa giúp bạn lại vừa giúp mình. Phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”. Tính chất toàn dân: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến của toàn dân, với mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp.”. “Với tương quan lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch nên phương châm chiến lược của toàn bộ cuộc kháng chiến là đánh lâu dài, không phải đánh mau, giải quyết chóng. Đánh lâu dài là bí quyết của sự thắng lợi”.9 Tính toàn diện: Ta không chỉ phải đối phó với địch trên chiến trường quân sự mà cả văn hóa, xã hội, truyền thông, tư tưởng cũng là một chiến trường. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu và đấu tranh trên tất cả những lĩnh vực đó. 9 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr. 134. 18
  19. Tính chất trường kỳ kháng chiến: Với truyền thống của dân tộc ta, lấy ít địch nhiều, lấy đoản binh để đánh trường trận. Với kháng chiến chống Pháp cũng như vậy, lối đánh chủ yếu của ta là du kích để hạn chế thương vong và khiến cho quân địch hoang mang. Trường kỳ kháng chiến cũng chính là phá hoại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, bắt chúng phải đánh theo cách đánh của ta đó là kháng chiến lâu dài. Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Chúng ta không thể chiến đấu và đánh thắng Pháp một mình, chúng ta cần sự sát cánh, ủng hộ và giúp đỡ của các bạn bè quốc tế, các quốc gia yêu chuộng hòa bình. Tiếng nói ở ngoài đất nước sẽ làm cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của Thực dân Pháp được nhiều người biết đến và cổ vũ tinh thần đấu tranh chống giặc của quân và dân ta. Và không thể không nhắc tới sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. 1.3. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1.3.1. 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Đêm 19/12/1946, quân Pháp huy động nhiều quân và trang thiết bị hiện đại tiến công Bắc Bộ phủ và nhiều cơ quan đầu não của chính phủ ta. Quân và dân ta đã cố thủ với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh với một thái độ chính trị dứt khoát và kiên định thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”10, các chiến sĩ cảm tử quân đã anh dũng ôm bom ba càng cảm tử lao vào xe tăng địch. Trong suốt 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội thì trận đánh ác liệt nhất có lẽ là ở chợ Đồng Xuân, ngày 11-13/2/1947, quân Pháp cho máy bay ném bom bắn phá 10 Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Nxb GDVN, tr. 51. 19
  20. liên tiếp vào chợ Đồng Xuân và các phố Mã Mây, Hàng Lược, Hàng Bạc và nhiều tuyến phố lân cận... Sau nhiều ngày giằng co, những cảm tử quân đã đẩy lùi địch khỏi các tuyến phố. Ngày 17/2/1947, sau 60 ngày đêm cầm chân quân Pháp, quân ta bắt đầu rút quân ra khỏi trung tâm thành phố, đến 3 giờ sáng hôm sau quân ta đã tập kết an toàn ở Phúc Yên. Sau 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thủ đô, quân ta đã hoàn thành mục tiêu cầm chân quân Pháp đảm bảo đầu não ta rút lên Việt Bắc an toàn để chuẩn bị cho một cuộc chiến dài với Pháp. 1.3.2. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. Sau khi bị quân ta cầm chân ở nhiều thành phố lớn và biết đầu não của ta đang ở Việt Bắc, quân Pháp quyết định mở chiến dịch tiến công lên Việt Bắc. Nhằm thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, quân Pháp đã huy động khoảng 12.000 quân với nhiều trang thiết bị hiện đại. Quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn mở đầu cuộc tiến công Việt Bắc ngày 7/10/1947. Một ngày sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân kháng chiến và cố gắng đánh giặc. Ngày 15/10/1947, chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng đưa ra đó là “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp". Khi địch vừa đổ bộ lên bến Bình Ca ở mặt trận sông Lô – Chiêm Hóa thì bị quân đội ta chặn đánh bắn chìm một pháo thuyền địch, và diệt hơn một tiểu đội giặc. Những trận đánh, phục kích, bắn tỉa vào địa lôi của quân đội ta làm cho quân đội Pháp hoang mang buộc chúng phải điều không quân nhảy dù xuống Chiêm Hóa.. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Hà Nội lên bị cắt đứt. Ở mặt trận đường số 4, dân quân du kích ở Lạng Sơn và Cao Bằng đã phục kích và tiêu diệt quân Pháp trên đường hành quân tại Thất Khê, Đông Khê. Đường tiếp viện của quân Pháp từ Cao Bằng xuống Bắc Kạn cũng bị cắt đứt khi quân ta chủ động tấn công và tập kích. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2