intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

212
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Kinh Kha thích Tần Vương Tần Trang Tương Vương (Tức Tử Sở) lên ngôi được 3 năm thì bị bệnh qua đời, thái tử lúc đó mới có 13 tuổi lên nối ngôi, tức Tần Vương Chính, nhưng quyền bính đều nằm trong tay Lã Bất Vi, được xưng là "Thần Phụ". Năm Tần Vương Chính 22 tuổi rất muốn tự mình chấp chính, thì phát hiện Lã Bất Vi rất lộng quyền và hoành hành ngang ngược trong triều, vừa vặn lúc đó trong cung xảy ra nội loạn, kẻ cầm đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC - Kinh Kha thích Tần Vương

  1. TRUYỆN KỂ DANH NHÂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC Kinh Kha thích Tần Vương Tần Trang Tương Vương (Tức Tử Sở) lên ngôi được 3 năm thì bị bệnh qua đời, thái tử lúc đó mới có 13 tuổi lên nối ngôi, tức Tần Vương Chính, nhưng quyền bính đều nằm trong tay Lã Bất Vi, được xưng là "Thần Phụ". Năm Tần Vương Chính 22 tuổi rất muốn tự mình chấp chính, thì phát hiện Lã Bất Vi rất lộng quyền và hoành hành ngang ngược trong triều, vừa vặn lúc đó trong cung xảy ra nội loạn, kẻ cầm đầu lại có quan hệ mật thiết với Lã Bất Vi, Tần Vương Chính bèn nhân việc này bái miễn chức vụ tướng quốc của Lã Bất Vi, phát vãng sang Ba Thục, rồi trên đường đi bức Lã Bất Vi phải tự sát. Tần Vương Chính trừ được Lã Bất Vi, một lòng muốn thống nhất Trung Nguyên, nên ít lâu sau đã khởi binh diệt được các nước Hàn, Triệu v v, và chiếm được mấy thành trì của nước Yến. Thái tử Đan nước Yến nguyên làm con tin tại nước Tần, khi thấy nước Tần quyết ý thôn tính các nước, lại chiếm đoạt đất đai của nước Yến, bèn cải trang trốn về nước, rồi quyết định thu nạp dũng sĩ hiệp khách trong thiên hạ để ám sát vua Tần, ngăn chặn tiến trình thống nhất Trung Nguyên của nước Tần. Qua người tiến cử, thái tử Đan nhận biết một dũng sĩ tên là Kinh Kha, khi thấy người này khí phách hiên ngang, cử chỉ phi phàm, trong lòng vô cùng mừng rỡ, liền bái làm thượng khanh, cho ra ở quán trọ rồi hàng ngày thịnh tình khoản đãi. Ít lâu sau, đại tướng Vương Tiễn nước Tần dẫn quân lên miền bắc xâm phạm nước Yến, thái tử Đan bèn cho gọi Kinh Kha đến rồi nói rằng: "Nếu ta đem binh ra đánh quân Tần, thì chẳng khác nào đem trứng chọi với đá, nay các nước chư hầu đều khoanh tay đứng nhìn, việc liên hợp đánh Tần đã hóa thành mây khói, nay chỉ có cách là cử dũng sĩ hóa trang làm sứ thần đến gặp vua Tần, bức vua Tần hoàn trả đất đai của chư hầu, bằng không thì giết quách hắn đi, vậy ý ông thế nào?". Kinh Kha nói: "Kế này hay lắm, nhưng muốn đến gần được vua Tần, thì trước tiên phải để hắn tin rằng, chúng ta đến là để dâng lễ và cầu hòa mà thôi. Tôi nghe nói vua Tần nằm mơ cũng muốn được Đốc Cáng, một mảnh đất phì nhiêu nhất của nước Yến. Ngoài ra, tướng quân Phàn Ư Kỳ nước Tần sống lưu vong ở nước Yến ta đã nhiều năm, nước Tần hiện đang treo thưởng để tróc nã, nay chỉ cần tôi đem theo bản đồ đất Đốc Cáng và đầu lâu của Phàn tướng quân, thì vua Tần nhất định tiếp kiến tôi, rồi tôi sẽ tìm cách trừ khử hắn."
  2. Thái tử Đan tỏ vẻ khó xử nói: "Bản đồ đất Đốc Cáng thì dễ rồi, còn Phàn tướng quân cũng chỉ vì cùng đường mới đến nương nhờ tôi, thì tôi nỡ lòng nào lại hại ông ta". Kinh Kha biết thái tử không nhẫn tâm, bèn tự mình tìm gặp Phàn Ư Kỳ và nói rằng: "Vua Tần đã ngược đãi tướng quân, không những giết hết người nhà ông, mà còn treo thưởng để bắt ông, chẳng lẽ tướng quân không muốn báo thù rửa hận sao ?". Phàn Ư Kỳ nghe xong nghiến răng nghiến lợi những muốn ăn sống nuốt tươi vua Tần, nhưng ngặt nỗi một mình một thân thì biết báo thù sao đây?. Kinh Kha đoán biết được ý này liền nói rằng: "Nay tôi quyết định sang hạ sát vua Tần, nhưng chỉ lo không đến được gần hắn, nay vua Tần đang ra lệnh bắt tướng quân, nếu tôi đem đầu tướng quân sang đó thì vua Tần tất tiếp kiến tôi, rồi tôi sẽ thừa cơ giết chết hắn". Phàn Ư Kỳ hiểu được ý của Kinh Kha liền vui vẻ nói: "Chỉ cần giết được vua Tần, trừ hại cho nước Yến, rửa được hận cho tôi, thì tôi có tiếc gì", Phàn Ư Kỳ nói xong bèn rút gươm tự sát. Thái tử Đan được tin này, vội vàng đến phủ phục trên xác Phàn Ư Kỳ thương khóc, rồi ra lệnh hậu táng cho Phàn Ư Kỳ. Sau đó, thái tử đưa cho Kinh Kha một con dao găm rất sắc bén, rồi cử dũng sĩ Tần Vũ Dương làm trợ thủ cho Kinh Kha cùng sang nước Tần. Mùa thu năm 227 trước công nguyên, thái tử Đan bày tiệc tiễn Kinh Kha ở bờ sông Dị Thủy. Khi Kinh Kha đến Hàm Dương, Tần Vương Chính nghe báo sứ thần nước Yến đem bản đồ đất Đốc Cáng và đầu lâu của Phàn Ư Kỳ đến dâng thì vô cùng mừng rỡ, bèn ra lệnh tiếp kiến sứ thần trong cung Hàm Dương. Kinh Kha tay bưng hộp gỗ đựng đầu Phàn Ư Kỳ, còn Tần Vũ Dương tay nâng bản đồ, kẻ trước người sau tiến vào hoàng cung. Tần Vũ Dương thấy cung Tần uy nghiêm thì mặt mày tái mét, người run lên bần bật, đám thị vệ thấy vậy liền quát hỏi tại sao, thì Kinh Kha vội cười đáp rằng: " Nó là kẻ quê mùa thấp hèn, chưa bao giờ được nhìn thấy sự uy nghiêm của đại vương, mong đại vương thứ lỗi". Vua Tần rất hoài nghi, bèn ra lệnh chỉ để một mình Kinh Kha đem hộp gỗ và bản đồ lên, nhà vua nghiệm qua đầu của Phàn Ư Kỳ rồi bỏ sang một bên, đoạn bảo Kinh Kha dâng bản đồ lên, Kinh Kha từ từ dở tấm bản đồ ra, vừa chỉ chỏ vừa giới thiệu, vua Tần vô cùng mừng rỡ, nhưng khi dở tới phần cuối bản đồ, thì một luồng sáng lạnh lóe lên, nhà vua giật mình nhảy lên, Kinh Kha nhanh như cắt, tay trái túm lấy vạt áo của vua Tần, tay phải rút dao đâm sang, vua Tần vùng vẫy giật đứt tay áo, rồi chạy vào sau tấm bình phong, Kinh Kha rượt đuổi theo, nhà vua lại chạy quanh một chiếc cột trụ bằng đồng, Kinh Kha vẫn bám theo sau, hai người cứ chạy vòng quanh chiếc cột thật chẳng khác nào đèn kéo quân. Các quan viên văn võ tay không tấc sắt, mà đám thị vệ lại không được phép lên điện, nên đều rối cả lên. Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc này, ngự y Hạ Vô Thả liền ném túi đựng thuốc về phía Kinh Kha, Kinh Kha vội né tránh, thì vua Tần nhân lúc này đã rút được thanh bảo kiếm ra, chém một nhát vào chân trái Kinh Kha, Kinh Kha ngã khuỵu xuống đất liền phi dao găm về phía vua Tần, nhà vua tránh thoát, dao găm phi trúng vào trụ đồng đến tóe lửa ra. Vua Tần quay lại đâm cho Kinh Kha đến 8 nhát, rồi ra
  3. lệnh cho võ sĩ lên điện kết liễu tính mạng Kinh Kha, còn Tần Vũ Dương thì trước đó đã bị đám võ sĩ băm nát như tương. Kỳ hóa khả cư Thái tử An Quốc Quân có hơn 20 người con trai, do Hoa Dương Thị người mà thái tử sủng ái bị bệnh vô sinh, nên vẫn còn chưa lập người kế thừa. Hạ Cơ mẹ của Tử Sở vì không được An Quốc Quân sủng ái, nên Tử Sở bị đưa sang nước Triệu làm con tin. Do nước Tần không thủ tín, thường xuyên quấy nhiễu biên giới, thậm trí còn tấn công vào nước Triệu, nên số phận của Tử Sở càng thêm bi đát, lương thực cung ứng không kịp thời, an toàn tính mạng không được đảm bảo, nghèo rớt mùng tơi, cơ bản không giống con cái của quý tộc hoàng thất. Bấy giờ, nước Hàn có một nhà buôn tên là Lã Bất Vi, rất giỏi nghề buôn bán, giàu có ngang bằng một nước, ông thường xuyên đi lại các nước làm ăn buôn bán. Một hôm, Lã Bất Vi tình cờ gặp công tử Tử Sở tại thành Hàm Đan, thấy công tử khốn đốn cùng quẫn như vậy liền nghĩ bụng: "Kỳ hóa khả cư, nếu kinh doanh được tốt thì ta sẽ kiếm được một món lời lớn từ người này". Lã Bất Vi chủ ý đã định, nên mấy hôm sau liền tìm gặp Tử Sở và nói rằng: "Công tử là cháu của vua Tần, mà tại sao cuộc sống lại khốn khổ đến thế này, tôi sẽ giúp công tử được rạng rỡ cửa nhà". Tử Sở cười cay đắng nói: "Thôi tiên sinh đừng nói đùa tôi nữa, tiên sinh hãy làm rạng rỡ cửa nhà mình trước đi thì hơn ". Lã Bất Vi cười rằng: "Cửa nhà tôi sẽ rạng rỡ chỉ sau khi cửa nhà công tử đã rạng rỡ mà thôi". Tử Sở nghe lời nói có ẩn ý, vội vàng mời Lã Bất Vi cùng ngồi nói chuyện. Lã Bất Vi nói rằng: "Tôi nghe nói cha của công tử đã được lập làm thái tử, tôi muốn giúp công tử được làm Vương thái tôn". Tử Sở nghe vậy than rằng: " Ôi, việc này đâu phải dễ dàng, có nằm mơ tôi cũng không dám, tôi có hơn 20 anh em, vì không được coi trọng nên mới bị đưa sang đây làm con tin, biết đến ngày nào tháng nào mới đến lượt tôi?". Lã Bất Vi an ủi rằng: "Công tử đừng nên bi quan, mọi việc đều ở tại người, tôi đã có cách đảm bảo cho công tử sau này được làm Vương thái tôn". Tử Sở biết rất rõ mình hiện đang khốn khổ thế này, ngay đến cải thiện cuộc sống còn là điều mơ tưởng, thì còn đâu dám nghĩ đến việc làm Vương thái tôn. Nhưng khi nghe lời nói của Lã Bất Vi rất có hy vọng, nhưng cũng chẳng biết nói gì hơn. Lã Bất Vi nói: "Cha của công tử rất sủng ái Hoa Dương phu nhân, nhưng Hoa Dương phu nhân lại mắc bệnh vô sinh, nay nếu công tử tìm cách lấy lòng phu nhân, nhận bà ta làm mẹ thì việc công tử được làm Vương thái tôn tất có hy vọng". Tử Sở nói: "Tiên sinh nói rất có lý, nhưng tôi nghèo rớt mùng tơi thế này, thì lấy gì để lấy lòng bà ta?". Lã Bất Vi nói: "Tôi tuy không mấy giàu có, nhưng cũng xin đưa hết của cải ra để giúp công tử". Tử Sở vô cùng mừng rỡ bèn chắp tay thi lễ và nói: "Tốt lắm, nếu sau này tôi được lên làm vua, thì nguyện cùng tiên sinh hưởng thụ thiện hạ nước Tần ". Lã Bất Vi đem hết của cải của mình ra, một nửa chia cho Tử Sở dùng để kết giao với hào kiệt trong thiên hạ, mở rộng phạm vi thế lực của
  4. mình, còn một nửa thì mua các đồ kỳ chân dị bảo, rồi tự mình đưa sang nước Tần để chạy chọt cho Tử Sở. Sau khi đến nước Tần, Lã Bất Vi trước tiên đến gặp người chị gái của Hoa Dương phu nhân, tặng cho bà rất nhiều kim ngân châu báu, rồi nhờ bà sang nói khéo với Hoa Dương phu nhân. Ngày hôm sau, Lã Bất Vi lại đem nhiều kim ngân châu báu ra nhờ bà đem sang biếu Hoa Dương phu nhân , dặn bà nói lễ vật này là của Tử Sở nhờ người từ nước Triệu đưa sang, rồi lựa lời tâng bốc Tử Sở nào là một bậc hiền lương, nào là rất kính trọng và quý mến phu nhân, rất nhớ cha và Hoa Dương phu nhân v v. Hoa Dương phu nhân nhận được lễ vật vô cùng mừng rỡ, người chị nhân đó liền nói rằng: "Em hiện còn trẻ và xinh đẹp, nên được An Quốc Quân sủng ái, nhưng đến khi về già thì sẽ ra sao đây? Hơn nữa em lại không có con cái. Nay Tử Sở là một người hiền minh, lại rất hiếu thảo đối với em, sao em không nhận làm con, để anh ta làm người kế thừa của An Quốc Quân, anh ta đội ơn em, thì khi tuổi về già thì em còn lo gì việc hưởng lạc vinh hoa phú quý ". Lời nói này thật trúng ý của Hoa Dương phu nhân, bà tìm gặp và nói với An Quốc Quân rằng: "Nay tôi được thái tử rất sủng ái, nhưng điều bất hạnh là tôi không thể sinh đẻ được, nay thấy Tử Sở là một người hiền minh hiếu thảo, nên tôi muốn nhận làm con và mong thái tử lập nó làm con cả, để sau này lên kế thừa vương vị, thì khi tôi già rồi còn có chỗ mà nương nhờ ". An Quốc Quân nghe xong bèn lập tức nhận lời ngay, rồi ra lệnh khắc lên một miếng ngọc sang giao cho Tử Sở làm bằng chứng. An Quốc Quân thấy Lã Bất Vi là người có tài năng liền mời làm thầy của Tử Sở, Lã Bất Vi lại nhân cơ hội này đem một mỹ nữ rất cưng của mình tên là Triệu Cơ tặng cho Tử Sở. Ít lâu sau, Triệu Cơ sinh được một mụn con trai đặt tên là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này. Năm Doanh Chính lên 9 tuổi, Tần Chiêu Tương Vương qua đời, An Quốc Quân lên nối ngôi, tức Tần Hiếu Văn Vương. Ít lâu sau, Tử Sở được đón về Hàm Đan, một năm sau thì An Quốc Quân qua đời, Tử Sở lên kế vị, tức Tần Trang Tương Vương, nhà vua cử Lã Bất Vi làm tướng quốc, được phong làm Văn Tín Hầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0