Tự kỷ ở trẻ, cách nhận biết và biện pháp điều trị
lượt xem 3
download
Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bé trai bị bệnh nhiều gấp 4 lần bé gái. Dấu hiệu và triệu chứng của trẻ tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự kỷ ở trẻ, cách nhận biết và biện pháp điều trị
- Tự kỷ ở trẻ, cách nhận biết và biện pháp điều trị Tự kỷ là một rối loạn ở não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và tương tác với xã hội. Bé trai bị bệnh nhiều gấp 4 lần bé gái. Dấu hiệu và triệu chứng của trẻ tự kỷ đôi khi không rõ ràng nên nhiều bậc phụ huynh thường không để ý nên không phát hiện được. Chỉ đến khi có những dấu hiệu quá khác thường, trẻ mới được đưa đến bệnh viện. Dưới đây là những cách nhận biết trẻ tự kỷ và biện pháp điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ. Triệu chứng của trẻ tự kỷ: Bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Trẻ tự kỷ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ. Chính vì thế các cá nhân khác nhau có các biểu hiện của bệnh khác nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác nhau. Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ: Trẻ tự kỷ thường hành động bất thường: Trẻ em tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh. Trẻ tự kỷ khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ, cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thế, trẻ tự kỷ thường ngại tiếp xúc, sống khép kín.
- Trẻ tự kỷ lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng, nhưng trẻ tự kỷ lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng. Bảng kiểm MCHAT-23 đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới giúp đánh giá, nhận biết sớm trẻ tự kỷ lứa tuổi 18-24 tháng Bảng kiểm MCHAT-23 1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không? 2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không? 3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không? 4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không? 5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê…)? 6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật? 7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật? 8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình…) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống? 9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ? 10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không? 11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)? 12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không? 13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)? 14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên? 15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào? 16. Trẻ có biết đi không? 17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không? 18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không? 19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?
- 20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc? 21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không? 22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm, hoặc đi tha thẩn không mục đích? 23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không? Nếu trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ, hoặc hai câu quan trọng (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không, thì có nguy cơ bị bệnh tự kỷ cao. Nếu trả lời ở các câu 11, 18, 20, 22 là có, thì có thể bé bị tự kỷ. Biện pháp chữa bệnh tự kỷ: Những trẻ bị tự kỷ rất cần được yêu thương, giúp đỡ nhiều hơn nên cha mẹ và những người xung quanh cố gắng dành cho trẻ nhiều tình cảm, gần gũi, kiên trì giúp đỡ trẻ tự kỷ, cổ vũ trẻ và khen thưởng kịp thời với những tiến bộ của trẻ tự kỷ. Chơi chung cùng mọi người giúp trẻ tự kỷ tiến bộ
- Đặc biệt, cha mẹ nên bắt đầu từ những cái mà trẻ thích, chẳng hạn có những trẻ thích chạy không chịu ngồi yên một chỗ, có những trẻ thì thích ăn, có những trẻ lại thích xoay những đồ vật… chúng ta nên tham gia vào “trò chơi” của trẻ mục đích là khơi gợi ở trẻ sự chú ý. Cha mẹ nên nói nhiều về chính trẻ, chẳng hạn khi cho trẻ đi chơi công viên có thể chụp hình, quay phim… tùy điều kiện sau đó cho trẻ xem và nói về những gì trẻ mới trải qua. Hoặc có thể ghi lại những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của trẻ sau đó “nói chuyện” với trẻ, trẻ sẽ chú ý hơn. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ tự kỷ xem tivi, chỉ cho xem những chương trình có lợi cho trẻ tự kỷ, chẳng hạn như những phim hoạt hình ngộ nghĩnh, có những hình ảnh đẹp, tuyệt đối không xem quảng cáo vì quảng cáo là những hình ảnh và âm thanh “ảo” mà đa số trẻ tự kỷ dường như đã là một “thế giới ảo”. Trẻ tự kỷ cần có một môi trường đầy đủ tình yêu thương của mọi người và sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ. Do vậy, cha mẹ nên đồng sức đồng lòng để giúp trẻ, vì nếu thiếu tình thương và sự giúp đỡ của một trong hai người đều không có lợi cho trẻ tự kỷ – nhất là người cha, vì không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng chấp nhận “bệnh” của con và kiên trì cùng vợ mình giúp đỡ con. Trẻ tự kỷ rất cần tình thương yêu của cha mẹ, đặc biệt là người cha
- Nên thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tham gia các khóa học ngắn hạn, các cuộc hội thảo, tìm thông tin trên mạng cũng như học hỏi kinh nghiệm của những gia đình có con tự kỷ khác. Ngăn ngừa nguy cơ trẻ tự kỷ Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân)… Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm; Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, tổn thương tâm lý.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tự kỷ ở trẻ em
5 p | 361 | 86
-
Bệnh Tự Kỷ Là Gì
3 p | 295 | 29
-
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
5 p | 270 | 25
-
Cách phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ
5 p | 179 | 19
-
VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Kỳ 1)
5 p | 182 | 18
-
Bệnh tự kỷ đang "tấn công" trẻ
18 p | 125 | 15
-
Trẻ đẻ non và cách chăm sóc
8 p | 126 | 12
-
Trẻ sinh nhẹ cân và sinh non tháng: Có thể tăng nguy cơ chứng tự kỷ
5 p | 116 | 11
-
Nhầm tưởng trẻ tự kỷ là… thần đồng
6 p | 88 | 9
-
Triệu chứng và cách chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ
5 p | 149 | 7
-
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
4 p | 122 | 5
-
Phòng chống hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
8 p | 85 | 5
-
Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ
3 p | 68 | 4
-
Cách nhận biết sớm trẻ bị viêm phổi.Trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi, bệnh nặng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến BV thì đã rất nặng.Nguyên nhân gây viêm phổi có thể là do vi khuẩn, viru
6 p | 105 | 4
-
Những biểu hiện tự kỷ ở trẻ em
5 p | 137 | 3
-
Cách nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở trẻ
3 p | 92 | 3
-
Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
4 p | 84 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn