Tự kỷ ở trẻ và những điều cần biết
lượt xem 3
download
Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những hạn chế trong nhận thức, hoạt động xã hội và khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những bất thường
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự kỷ ở trẻ và những điều cần biết
- Tự kỷ ở trẻ và những điều cần biết Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những hạn chế trong nhận thức, hoạt động xã hội và khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những bất thường trong thái độ và hành động hằng ngày. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ em thì có 4 em mắc bệnh này. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Bài viết này mong muốn cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ, những biểu hiện của bệnh, các loại bệnh cũng như các phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em. Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn là các bé gái. Bệnh tự kỷ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ. Chính vì thế các cá nhân khác nhau có các biểu hiện của bệnh khác nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác nhau.
- Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau: Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh. Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín. Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành
- động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng. Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như: - Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế - Kém ăn - Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc - Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh. - Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập. Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng
- Cách điều trị bệnh tự kỷ Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình. Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn. Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp. Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt. Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng. Như thế nào là mắc bệnh tự kỷ ? 1. Bệnh tự kỷ là gì ?
- Dấu hiệu nguyên nhân cách chữa bệnh tự kỷ Bệnh tự kỷ là sự rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển tự nhiên của con người. Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh được đưa ra nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Cơ chế di truyền đóng góp khoảng 90% khả năng gây bệnh tự kỷ phát triển ở trẻ em nhưng việc di truyền của bệnh tự kỷ rất phức tạp và thông thường được chỉ ra các gen tương ứng. Một số trường hợp hiếm, bệnh tự kỷ liên quan đến các tác nhân về những khiếm khuyết khi sinh. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cho rằng bệnh tự kỷ là do tác hại của việc tiêm vắc xin; những đề xuất này gây tranh luận và giả thiết về vắc xin không có sức thuyết phục về mặt khoa học. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ : Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường. - Có khó khăn trong giao tiếp với người khác: trẻ không cười, nhìn vào mắt người đối diện, không có tương tác với người chăm sóc, không bò/ đi đến người chăm sóc để được bế. Trẻ nói những từ, ngữ không có nghĩa, hay gầm gừ, có sự lặp lại không ngừng một từ hay một câu vô nghĩa. Trẻ như điếc mặc dù thính lực bình thường (giật mình khi có tiếng động).
- - Có những hành vi dập khuôn, lặp đi lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục… - Ít hứng thú và ít hoạt động. Trẻ em tự kỷ không phát triển được hoạt động chơi mang tính sáng tạo, ví dụ như trò chơi đóng vai “chúng ta hãy giả vờ là…”, theo cách mà những trẻ khác thường chơi. Việc chơi của trẻ Tự kỷ thường cứng nhắc dập khuôn: xoay bánh xe ô tô thay vì cho xe chạy, ít chơi lần lượt với bạn hoặc với anh chị em trong nhà… - Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh hoặc những công việc/ diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Trẻ Tự kỷ cứng nhắc trong tư duy vì vậy trẻ gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi: trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường..., chơi xếp hình chỉ theo cách riêng của từng trẻ, chỉ ăn một thức ăn nhất định (cháo, bánh mì..). Nếu thay đổi cách khác với trẻ, lập tức trẻ phản ứng mạnh mẽ (la khóc, cào cấu…) để chống lại sự thay đổi. - Những trẻ mắc hội chứng Tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”. Một số trẻ tự kỷ tổn thương nặng ở nhiều khả năng nhưng họ cũng có thể thể hiện được những tài năng như trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, toán và cơ khí. Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỷ. Cha mẹ nên đưa trẻ tự kỷ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần...) nếu: - 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô. - 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi… - 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
- - 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả. - Ở mọi độ tuổi, có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội. 3. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ; Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ. Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai, các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch, gen. Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này. Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton). Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết. 4. Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ: Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình. Phương pháp y học : Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn. Liệu pháp giao tiếp : Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu
- được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp. Liệu pháp hành vi : Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt. Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tự kỷ ở trẻ em
5 p | 362 | 86
-
Tự kỷ ở trẻ em có phải do nuôi dạy của gia đình ?
4 p | 192 | 34
-
Bệnh Tự Kỷ Là Gì
3 p | 297 | 29
-
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC EM BÉ SINH RA TỪ KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
6 p | 168 | 24
-
Muốn khỏi bệnh tự kỷ ở trẻ em, hãy chơi với... chó
4 p | 126 | 19
-
Phát hiện tự kỷ từ 6 tháng tuổi
6 p | 86 | 8
-
Triệu chứng và cách chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ
5 p | 150 | 7
-
Một vài nhận xét điều chỉnh về phương pháp A.B.A. trong lãnh vực phục vụ trẻ Tự Kỷ
3 p | 90 | 7
-
Làm sao để biết những dấu hiệu báo trẻ bị tự kỷ
4 p | 103 | 5
-
Chậm nói có phải là tự kỷ?
3 p | 93 | 5
-
Bệnh tự kỷ, Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em
5 p | 98 | 5
-
Khả năng hồi phục ở trẻ bị tự kỷ
4 p | 109 | 5
-
Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ
2 p | 115 | 4
-
Cách nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở trẻ
3 p | 94 | 3
-
Có thể phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ mới 6 tháng tuổi
4 p | 94 | 3
-
Tự kỷ ở trẻ, cách nhận biết và biện pháp điều trị
5 p | 95 | 3
-
9 “thủ phạm khả nghi” gây bệnh tự kỷ ở trẻ
8 p | 59 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn