intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa Nội – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn Comprehensive Geriatric Assessment (CGA), so sánh độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi: prisma-7 và groningen frailty indicator

Chia sẻ: ViPoseidon2711 ViPoseidon2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

68
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định tỷ lệ người cao tuổi (NCT) suy yếu điều trị nội trú tại các khoa Nội: Tim Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Tổng Hợp, Lão – Chăm Sóc Giảm Nhẹ (CSGN), Bệnh viện Đại Học Y Dược (BV ĐHYD). So sánh độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi: PRISMA-7 và GRONINGEN FRAILTY INDICATOR (GFI).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa Nội – Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn Comprehensive Geriatric Assessment (CGA), so sánh độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi: prisma-7 và groningen frailty indicator

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> TỶ LỆ SUY YẾU Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC KHOA NỘI –<br /> BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> THEO TIÊU CHUẨN COMPREHENSIVE GERIATRIC ASSESSMENT<br /> (CGA), SO SÁNH ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ TẦM SOÁT SUY YẾU<br /> CỦA 2 BỘ CÂU HỎI: PRISMA-7 VÀ GRONINGEN FRAILTY INDICATOR<br /> Thân Hà Ngọc Thể*, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên*, Trịnh Thị Bích Hà*, Tăng Thị Thu**,<br /> Nguyễn Ngọc Mai Phương**, Võ Yến Nhi**<br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Trong thời gian gần đây, nhiều bộ câu hỏi đã được hoàn thiện nhằm xác định suy yếu ở các bệnh<br /> nhân cao tuổi, giúp làm cơ sở chọn lựa kế hoạch điều trị, ngăn ngừa tỷ lệ nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, giá trị<br /> tầm soát suy yếu của các bộ câu hỏi này trong thực hành lâm sàng Lão khoa Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ.<br /> Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi (NCT) suy yếu điều trị nội trú tại các khoa Nội: Tim Mạch, Hô<br /> Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Tổng Hợp, Lão – Chăm Sóc Giảm Nhẹ (CSGN), Bệnh viện Đại Học Y Dược<br /> (BV ĐHYD). So sánh độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi: PRISMA-7 và GRONINGEN<br /> FRAILTY INDICATOR (GFI).<br /> Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 303 NCT (≥ 60 tuổi) điều trị nội<br /> trú tại các khoa Nội: Tim Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Tổng Hợp, Lão–CSGN, BV ĐHYD,<br /> trong thời gian 9 tháng, từ tháng 09/2016 đến 06/2017. Các phương tiện nghiên cứu gồm: bộ câu hỏi GFI và<br /> PRISMA-7. Đánh Giá Lão khoa toàn diện (Comprehensive Geriatric Assessment, CGA) được sử dụng như tiêu<br /> chuẩn vàng để so sánh. Chúng tôi ước lượng độ tin cậy của các bộ câu hỏi bằng tính nhất quán nội tại bằng hệ số<br /> Cronbach’s α, tính tương quan đồng nhất giữa các bộ câu hỏi với tiêu chuẩn CGA bằng hệ số Cohen’s kappa,<br /> tính lặp lại của bộ câu hỏi thông qua hệ số tương quan T-retest, giá trị tầm soát suy yếu cho mỗi bộ câu hỏi bằng<br /> đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu, diện tích dưới đường cong ROC.<br /> Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc suy yếu trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi theo tiêu chuẩn CGA là 56,11%<br /> (n=170). Giá trị tầm soát suy yếu của các bộ câu hỏi dao động từ thấp GFI (AUC=0,878), với độ nhạy 94,7%, độ<br /> đặc hiệu 69,9%, đến cao PRISMA-7 (AUC=0,89) với độ nhạy 88,8%, độ đặc hiệu 76,7%. Độ tin cậy của mỗi bộ<br /> câu hỏi thông qua tính nhất quán nội tại dao động từ thấp GFI (Cronbach’s α=0,7032) đến cao PRISMA-7<br /> (Cronbach’s α=0,75), tính tương quan đồng nhất giữa các bộ câu hỏi với tiêu chuẩn CGA như nhau (Cohen’s<br /> kappa=0,66).<br /> Kết luận: Với CGA là tiêu chuẩn vàng, so với bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 là bộ câu hỏi có giá trị tầm soát<br /> suy yếu cao hơn và độ tin cậy của 2 bộ câu hỏi này là khác nhau. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khảo sát giá trị<br /> tầm soát của nhiều bộ câu hỏi tầm soát suy yếu khác nhau nhằm tìm ra bộ câu hỏi đơn giản và giá trị để áp dụng<br /> trong thực hành lâm sàng Lão khoa.<br /> Từ Khóa: Suy yếu, người cao tuổi, đánh giá Lão khoa toàn diện<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa 317<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PREVALENCE OF FRAILTY IN ELDERLY PATIENTS AT MEDICAL WARDS OF UNIVERSITY<br /> MEDICAL CENTER: AN ASSESSMENT OF RELIABILITY AND CLINICAL UTILITY OF TWO<br /> FRAILTY MEASUREMENT TOOLS PRISMA-7 AND GRONINGEN FRAITY INDICATOR<br /> Than Ha Ngoc The, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Trinh Thi Bich Ha, Tang Thi Thu,<br /> Nguyen Ngoc Mai Phuong, Vo Yen Nhi<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 317 - 324<br /> Background: In recent years, many instruments have been developed to identify frail older adults who may<br /> benefit from geriatric interventions to reduce hospitalization and mortality. However, the screening validity of<br /> these instruments in Vietnam’s clinical settings of geriatric medicine was not fully validated.<br /> Objectives: To identify the prevalence of frail elderly from 6 inpatient wards at University Medical Center:<br /> Cardiology, Pulmonology, Gastroenterology, Neurology, General Internal Medicine, Geriatrics - Palliative Care<br /> and to compare the reliability and clinical utility of two simple frailty measurement tools: PRISMA 7 and<br /> GRONINGEN FRAILTY INDICATOR (GFI).<br /> Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 303 elderly patients aged over 60 years from<br /> 6 wards: Cardiology, Pulmonology, Gastroenterology, Neurology, General Internal Medicine and Geriatrics –<br /> Palliative Care during 9 months from 09/2016 to 06/2017. The studied instruments included the GFI and<br /> PRISMA-7. Comprehensive Geriatric Assessment (CGA) was used as a reference standard. We estimated the<br /> reliability of each instrument by calculating Cronbach’s α coefficients for internal consistency, Cohen’s kappa<br /> coefficients for test-retest reliability. The screening value of each tool was assessed by calculating sensitivity,<br /> specificity and the area under the ROC curve. The agreement between the instruments and the reference standard<br /> was determined by Cohen’s kappa coefficient.<br /> Results: Frailty prevalence in this sample of elderly patients assessed by CGA criteria was 56.11% (n=170).<br /> The screening values of the instruments ranged from low in GFI (AUC=0.88; sensitivity 94.7%; specificity<br /> 69.9%) to high in PRISMA-7 (AUC=0.89; sensitivity 88.88%; specificity 76.7%). Internal consistency of each<br /> instruments ranged from low with Cronbach’s α=0.70 in GFI to high with Cronbach’s α=0.75 in PRISMA-7.<br /> The agreement of each tools with CGA criteria were consistent in both tools (Cohen’s kappa=0.66).<br /> Conclusions: With the use of CGA as gold standard, PRISMA-7 was proved to be superior than GFI with<br /> high validity, reliability and frailty screening value. Further research is needed to assess the validity and clinical<br /> utility of different instruments for frailty screening to facilitate the use of a simple and valid tool in clinical practice.<br /> Keywords: Frailty, elderly, older people, Comprehensive Geriatric Assessment<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ tế là suy yếu không được phát hiện sớm, hậu<br /> Hiện nay có rất nhiều thang điểm đánh giá quả là không có biện pháp tác động sớm để ngăn<br /> suy yếu ở NCT giúp làm cơ sở chọn lựa kế ngừa tình trạng suy giảm hoạt động chức năng<br /> hoạch điều trị, ngăn ngừa tỷ lệ nhập viện và tử của NCT. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên<br /> vong. Phần lớn các câu hỏi đánh giá thường mất cứu này để bước đầu nhận diện tình trạng suy<br /> nhiều thời gian và khó thực hiện trong thực yếu ở NCT nhập viện điều trị nội trú tại các khoa<br /> hành lâm sàng. Vì vậy, NCT không được đánh Nội BV ĐHYD, so sánh độ tin cậy và giá trị tầm<br /> giá lão khoa toàn diện thường quy, dẫn đến thực soát suy yếu của 2 câu hỏi: PRISMA-7, GFI so<br /> với tiêu chuẩn vàng chẩn đoán suy yếu CGA.<br /> <br /> * Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM ** Cao học Lão 2015-2017, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BSCK1. Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên ĐT: 0979982642 Email: tien.nnhm@umc.edu.vn<br /> <br /> 318 Chuyên Đề Nội Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU Động Sống Hằng Ngày (ADL) sử dụng chỉ số<br /> Đối tượng nghiên cứu Barthel(11) và Các Hoạt Động Sống Hằng Ngày<br /> Có Dụng Cụ sử dụng thang điểm Lawton(10).<br /> Dân số mục tiêu<br /> Tình trạng nhận thức được đánh giá bởi Lượng<br /> NCT (≥ 60 tuổi) điều trị tại các khoa Nội: Tim Giá Trạng Thái Tâm Thần Tối Thiểu (MMSE)(5).<br /> Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa, Nội Thần Kinh, Nội Triệu chứng trầm cảm được đánh giá bởi Thang<br /> Tổng Hợp, Lão–CSGN, BV ĐHYD, từ tháng Trầm Cảm Lão Khoa (GDS-15)(19). Dinh dưỡng<br /> 09/2016 đến 06/2017, thỏa các tiêu chuẩn chọn được đánh giá bởi MNA-SF(18), các bệnh đồng<br /> bệnh và tiêu chuẩn loại trừ. mắc bởi điểm số Charlson(1). Các giá trị ngưỡng<br /> Đối tượng chọn mẫu xác định cho mỗi tiêu chí thành phần: bất<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh thường ít nhất hai câu lượng giá của tình trạng<br /> Người cao tuổi có khả năng giao tiếp. hoạt động chức năng (ADL và IADL); ≤23 cho<br /> MMSE là có suy giảm nhận thức (Giảm nhận<br /> Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.<br /> thức nhẹ 20-23; Giảm nhận thức vừa 14–19); ≥10<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> cho GDS-15 là có trầm cảm (Bình thường 0–4;<br /> Không đủ năng lực trả lời câu hỏi nghiên cứu nghi ngờ trầm cảm 5–9; chắc chắn trầm cảm:<br /> (bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ nặng, bệnh cấp tính ≥10); ≤ 07 cho MNA-SF là có suy dinh dưỡng<br /> đang diễn tiến nặng, suy giảm các giác quan ảnh (Bình thường 12-14; nguy cơ suy dinh dưỡng 8–<br /> hưởng đến quá trình phỏng vấn, mù chữ), được 11; suy dinh dưỡng 0-7); ≥ 2 cho chỉ số Charlson.<br /> chẩn đoán bất kỳ loại ung thư nào trước đây. Đánh giá NCT có suy yếu khi suy giảm từ hai<br /> Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. tiêu chí thành phần trở lên.<br /> Thiết kế nghiên cứu Các thông tin nhân trắc học, y khoa liên quan<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, chọn khác được thu thập trong buổi phỏng vấn.<br /> mẫu thuận tiện. Sau đó hai ngày, tất cả các đối tượng được<br /> Các biến số phỏng vấn bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 lần 2.<br /> Groningen frailty indicator Bộ câu hỏi thu thập số liệu<br /> Là một bảng câu hỏi ngắn gồm 15 câu, với<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, hai bộ câu<br /> các tiêu chí thành phần: thể chất, nhận thức, xã<br /> hỏi tầm soát suy yếu PRISMA-7 và GFI được<br /> hội và tâm lý. Kết quả đánh giá ≥ 4 được xem là<br /> Việt hóa, dịch xuôi dịch ngược theo quy trình, so<br /> có suy yếu(Error! Reference source not found.) (xem phụ lục).<br /> sánh với đánh giá Lão khoa toàn diện (CGA).<br /> PRISMA-7<br /> Phương pháp xử lý số liệu<br /> Là một bảng câu hỏi 7 câu nhằm xác định<br /> NCT mất chức năng, vốn từng được sử dụng Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử<br /> trong nhiều nghiên cứu suy yếu(Error! lý bằng phần mềm Stata 13. Sử dụng phần diện<br /> Reference source not found.). Kết quả đánh giá tích dưới đường cong ROC (AUC), chúng tôi<br /> ≥ 3 được xem là có suy yếu. ước tính độ nhạy, độ đặc hiệu của mỗi bộ câu<br /> hỏi. Diện tích dưới đường cong thay đổi 0,5-1,<br /> Đánh giá Lão Khoa Toàn Diện (CGA)<br /> trong đó 1 gợi ý độ nhạy và độ đặc hiệu hoàn<br /> Gồm 5 tiêu chí thành phần: tình trạng chức<br /> hảo. Chỉ số phép kiểm AUC với giá trị tối thiểu<br /> năng, tình trạng nhận thức, trầm cảm, dinh<br /> là 0,8 được xem như có giá trị chẩn đoán<br /> dưỡng và các bệnh đồng mắc(16). Suy yếu được<br /> tốt(Error! Reference source not found.). Ngoài<br /> định nghĩa khi có suy giảm ít nhất hai tiêu chí<br /> ra, chúng tôi cũng khảo sát tính tương quan<br /> thành phần của đánh giá CGA đầy đủ. Tình<br /> đồng nhất (Cohen’s kappa) giữa các bộ câu hỏi<br /> trạng chức năng được đánh giá bằng Các Hoạt<br /> với tiêu chuẩn vàng CGA. Giá trị từ 0,6 đến 1 gợi<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa 319<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br /> <br /> ý độ đồng nhất từ cao đến tuyệt đối(Error! Charlson 2 (1 : 4) 0 - 20<br /> Reference source not found.). Chúng tôi đánh MNA-SF 10 (7 :12) 0 – 24<br /> <br /> giá độ tin cậy bằng tính nhất quán nội tại (hệ số Bảng 3: Tỷ lệ bất thường của từng tiêu chí thành<br /> cronbach’s alpha), tính lặp lại bằng hệ số tương phần trong thang điểm CGA<br /> quan test-retest. Phân độ Tỷ lệ (%)<br /> Suy giảm nhận thức vừa 24<br /> KẾT QUẢ MMSE Suy giảm nhận thức nhẹ 22<br /> Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2016 đến Bình thường 54<br /> 06/2017, chúng tôi thu thập được 303 bệnh nhân Suy giảm 59,4<br /> ADL-IADL<br /> Không suy giảm 40,6<br /> NCT thỏa các tiêu chí chọn mẫu, kết quả như sau:<br /> Chắc chắn trầm cảm 4<br /> Đặc điểm đối tượng nghiên cứu GDS-15 Nghi ngờ trầm cảm 33<br /> Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=303) Bình thường 63<br /> Tần số Tỷ lệ (%) Suy dinh dưỡng 26<br /> Khoa điều trị Tiêu hóa 79 26,07 MNA-SF Nguy cơ suy dinh dưỡng 40<br /> Nội Tổng Hợp 86 28,38 Bình thường 34<br /> Hô hấp 24 7,92 Bảng 4. Tần số và tỷ lệ suy giảm của từng tiêu chí<br /> Lão-CSGN 18 5,94 thành phần theo CGA<br /> Tim mạch 88 29,04<br /> Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br /> Nội thần kinh 8 2,64<br /> Suy giảm nhận thức theo Không 163 53,8<br /> Tuổi (trung vị, tứ phân vị) 74 (67:80) MMSE Có 140 46,2<br /> Nhóm tuổi 60-69 tuổi 114 37,75<br /> Suy dinh dưỡng theo Không 225 74,26<br /> 70-79 tuổi 101 33,44 MNA Có 78 25,74<br /> ≥ 80 tuổi 87 28,81<br /> Suy giảm chức năng Không 123 40,59<br /> Giới Nữ 192 63,37 theo ADL-IADL Có 180 59,41<br /> Nam 111 36,63<br /> Trầm cảm theo GDS-15 Không 291 96,04<br /> Trình độ học vấn Cấp 1 196 64,69<br /> Có 12 3,96<br /> Cấp 2 41 13,53<br /> Đa bệnh theo chỉ số Không 126 41,58<br /> Cấp 3, Trung cấp 52 17,16 Charlson Có 177 58,42<br /> Cao đẳng, Đại học 12 3,96<br /> Sau đại học 2 0,66 Tỷ lệ suy yếu theo từng tiêu chuẩn chẩn đoán<br /> Nơi sinh sống Thành thị 105 34,65 suy yếu<br /> Nông thôn 198 65,35 Bảng 5: Tỷ lệ suy yếu theo bộ câu hỏi GFI, PRISMA-<br /> Hoàn cảnh gia đình Sống một mình 5 1,65<br /> 7, thang điểm CGA<br /> Sống chung gia đình 298 98,35<br /> Điểm số CGA (TB  ĐLC) 1,93 1,48<br /> Điểm số BMI (TB  ĐLC) 22,09  4,01<br /> Suy yếu theo CGA Không 133 43,89<br /> Nhóm BMI Gầy 43 14,19<br /> Có 170 56,11<br /> Bình thường 148 48,84<br /> Suy yếu theo GFI Không 102 33,66<br /> Thừa cân 112 36,96<br /> Có 201 66,34<br /> Té ngã Không 252 83,17<br /> Suy yếu theo PRISMA-7 Không 121 39,93<br /> Có 51 16,83<br /> Có 182 60,07<br /> Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong đánh<br /> Khảo sát tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi<br /> giá Lão khoa toàn diện<br /> GFI, PRISMA-7 so với thang điểm CGA thông<br /> Bảng 2: Điểm số trung bình của từng tiêu chí thành qua hệ số Cronbach’s α<br /> phần trong thang điểm CGA<br /> Bảng 6: Tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi GFI<br /> Trung vị (Tứ phân vị) Min-Max<br /> Câu hỏi Hệ số Cronbach’s α<br /> MMSE 24 (20 : 26) 5 - 30<br /> Câu 1 (mua sắm thực phẩm) 0,67<br /> ADL-IADL 4 (1 : 8) 0 - 20<br /> Câu 2 (đi ra khỏi nhà) 0,67<br /> GDS-15 4 (3 :5) 0 - 14<br /> Câu 3 (mặc đồ và thay đồ) 0,69<br /> <br /> <br /> <br /> 320 Chuyên Đề Nội Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Câu hỏi Hệ số Cronbach’s α Biểu đồ 1: Hệ số tương quan T–retest của PRISMA-<br /> Câu 4 (đi vệ sinh) 0,69 7 giữa 2 lần đo<br /> Câu 5 (thị lực) 0,69<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> Câu 6 (thính lực) 0,69<br /> Câu 7 (dinh dưỡng) 0,70<br /> Câu 8 (các bệnh đồng mắc) 0,69<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> Câu 9 (nhận thức) 0,69<br /> Câu 10 (cảm thấy trống trải) 0,70<br /> Câu 11 (nhớ người thân) 0,69<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Câu 12 (cảm thấy bị bỏ rơi) 0,70<br /> Câu 13 (buồn/ thất vọng) 0,69<br /> Câu 14 (căng thẳng) 0,69<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0<br /> Câu 15 (sức mạnh thể chất) 0,68 0 5<br /> tong diem Groningen 2<br /> 10 15<br /> <br /> Bộ câu hỏi 0,7032 tong diem Groningen 1 Fitted values<br /> <br /> Bảng 7: Tính nhất quán nội tại của bộ câu hỏi<br /> PRISMA-7 Biểu đồ 2: Hệ số tương quan T–retest của GFI giữa 2<br /> Câu hỏi Cronbach’s α lần đo<br /> Câu 1 0,75 Khảo sát giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi:<br /> Câu 2 0,81 PRISMA-7 và GFI so với tiêu chuẩn vàng CGA<br /> Câu 3 0,66<br /> Câu 4 0,65<br /> Câu 5 0,67<br /> Câu 6 0,77<br /> Câu 7 0,69<br /> Bộ câu hỏi 0,75<br /> Nhận xét: Cả 2 bộ câu hỏi đều có Cronbach’s α<br /> > 0,7, do đó tính nhất quán nội tại chấp nhận được.<br /> Khảo sát tính lặp của bộ câu hỏi PRISMA-7,<br /> GFI với CGA thông qua hệ số tương quan T–<br /> retest giữa 2 lần hỏi Biểu đồ 3: Diện tích dưới đường cong của bộ câu hỏi<br /> PRISMA-7<br /> 10<br /> 5<br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0 2 4 6 8<br /> tong diem prisma-7<br /> <br /> tong diem prisma-7 Fitted values<br /> <br /> <br /> Biểu đồ 4: Diện tích dưới đường cong của bộ câu hỏi GFI<br /> Bảng 8: So sánh độ tin cậy, giá trị tầm soát suy yếu của 2 bộ câu hỏi GFI và PRISMA với thang đo CGA<br /> CGA<br /> Log likelihood Suy yếu (%)<br /> Nhạy (%) Đặc hiệu (%) AUC Kappa Cronbach’s α<br /> GFI (điểm cắt ≥4) -131,41 66,34 94,71% 69,92% 0,878 0,663 0,7032<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa 321<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br /> <br /> PRISMA-7(điểm cắt ≥3) -121,51 60,07 88,82% 76,69% 0,89 0,66 0,75<br /> BÀN LUẬN nghiên cứu của Marinela Olaroiu và cộng sự<br /> Tỷ lệ NCT suy yếu trong dân số nghiên cứu (2013) cũng ghi nhận bộ câu hỏi GFI có tính nhất<br /> quán nội tại với hệ số cronbach’s α=0,746(12).<br /> Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 303<br /> NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học Nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận, các câu<br /> Y Dược, ghi nhận tỷ lệ NCT suy yếu theo CGA hỏi trong bộ PRISMA-7 có hệ số Cronbach’s α<br /> là 56,11% (n=170), theo GFI là 66,34 (n=201), theo dao động từ 0,65-0,81. Các câu hỏi có độ tin cậy<br /> PRISMA là 60,07% (n=182). Trong đó, tỷ lệ suy chấp nhận sử dụng được để làm bộ câu hỏi khảo<br /> giảm nhận thức theo thang MMSE là 46,2%; tỷ lệ sát, hệ số Cronbach’s α là 0,75. Khảo sát hệ số<br /> suy dinh dưỡng theo thang đo MNA-SF là test-restest của bộ câu hỏi nhận thấy điểm số của<br /> 25,74%; tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng theo bộ câu hỏi có tương quan thuận mạnh giữa 2 lần<br /> ADL-IADL là 59,41%; tỷ lệ trầm cảm theo thang đo, với hệ số r= 0,96.<br /> đo GDS-15 là 3,96%; điểm số cao theo chỉ số đa Đồng thời bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 cho kết<br /> bệnh lý Charlson là 58,42%. quả chẩn đoán suy yếu đồng nhất với thang<br /> Tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (2015)(14), điểm CGA đã được chuẩn hóa với chỉ số<br /> nghiên cứu 461 bệnh nhân NCT trên 60 tuổi điều Kappa=0,66.<br /> trị tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, ghi Giá trị tầm soát suy yếu của bộ câu hỏi GFI,<br /> nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried(6) chiếm PRISMA-7 so với tiêu chuẩn CGA<br /> 35,4% (n=163), theo tiêu chuẩn REFS là 31,9% Kết quả thống kê trong nghiên cứu của<br /> (n=147), Tác giả Hoogendijk EO. và cộng sự(Error! chúng tôi, tại điểm cắt là 4, bộ câu hỏi GFI có giá<br /> Reference source not found.), nghiên cứu 102 NCT trên 65<br /> trị chẩn đoán suy yếu tốt với diện tích dưới<br /> tuổi trong chăm sóc ban đầu tại Amsterdam, ghi đường cong ROC là 0,8784, độ nhạy 94,71%, độ<br /> nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried là đặc hiệu 69,92%.<br /> 11,6%. Tác giả Cynthia O. và cộng sự(3), nghiên Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác<br /> cứu 117 NCT trên 65 tuổi vừa được chẩn đoán là biệt về độ nhạy, độ đặc hiệu so với nghiên cứu<br /> ung thư, ghi nhận tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn của tác giả Ineke, cũng tại điểm cắt là 4, bộ câu<br /> CGA là 43%. hỏi có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt 79%; 71% so<br /> Tỷ lệ suy yếu trong mẫu nghiên cứu của với thang điểm CGA. Sự khác biệt này do<br /> chúng tôi cao hơn các tác giả khác. Như vậy, tỷ nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phỏng vấn<br /> lệ suy yếu ở NCT giữa các nghiên cứu là rất khác bệnh nhân nội trú ≥ 60 tuổi tại BV ĐHYD<br /> nhau, tùy thuộc vào cỡ mẫu, đặc tính dân số TPHCM, nghiên cứu của tác giả Ineke thực hiện<br /> nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu. trên dân số NCT ngoại trú ở Hà Lan, Bỉ với<br /> Độ tin cậy của bộ câu hỏi GFI, PRISMA-7 phương thức tự điền rồi nộp lại(8).<br /> Kết quả cho thấy các câu hỏi thuộc bộ GFI Trong một nghiên cứu khác của Emiel O<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi có tính nhất Hoogendijk và cộng sự ghi nhận chỉ số Kappa<br /> quán nội tại chấp nhận sử dụng được để làm bộ của GFI so với tiêu chuẩn Fried là 0,64. Có sự<br /> câu hỏi khảo sát với hệ số cronbach’s α=0,7032. khác biệt này vì nghiên cứu của tác giả thực hiện<br /> Khảo sát hệ số test-restest của bộ câu hỏi nhận trên 383 NCT ≥ 65 tuổi tại các trung tâm chăm<br /> thấy điểm số của bộ câu hỏi có tương quan sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng, với phương<br /> thuận rất mạnh giữa 2 lần đo, với hệ số r=0,98. thức tự điền rôi nộp lại. Bên cạnh đó, nghiên cứu<br /> Kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với kết báo cáo bộ câu hỏi GFI cho kết quả chẩn đoán<br /> quả nghiên cứu của Silke F Metzelthin và cộng suy yếu đồng nhất vừa so với tiêu chuẩn Fried<br /> sự với hệ số cronbach’s α=0,73. Bên cạnh đó, được chuẩn hóa với chỉ số Kappa=0,17(Error! Reference<br /> source not found.).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 322 Chuyên Đề Nội Khoa<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Thang đo PRISMA-7 có giá trị chẩn đoán suy phỏng vấn của từng bộ câu hỏi? Việc khảo sát<br /> yếu tốt với diện tích dưới đường cong ROC là thêm thời gian này sẽ giúp các bác sỹ có cơ sở<br /> 0,89 với độ nhạy 88,82%, độ đặc hiệu 76,69%. chọn lựa dễ dàng hơn bộ câu hỏi nào thích hợp<br /> Thang đo PRISMA-7 cũng cho kết quả chẩn nhất trong thực hành lâm sàng Lão khoa.<br /> đoán suy yếu đồng nhất đáng kể với thang đo TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> CGA đã được chuẩn hóa với chỉ số Kappa=0,66. 1. Charlson ME, et al (1987), A new method of classifying<br /> prognostic comorbidity in longitudinal studies: development<br /> Giá trị Kappa trong nghiên cứu của chúng tôi and validation. J Chron Dis. 40:373–383. [PubMed: 3558716].<br /> tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của 2. Cynthia O, et al (2011), Screening older cancer patients for a<br /> Comprehensive Geriatric Assessment: A comparison of three<br /> Fleur L. Sutorius và cộng sự báo cáo năm 2016 là instruments, J Geriatric Oncol, 121-129.<br /> 0,6. Kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của 3. Emiel OH, et al (2013), The identification of frail older adults in<br /> primary care: comparing the accuracy of five simple<br /> Michel Raiche năm 2005, có giá trị diện tích dưới instruments, Age and Ageing, 42: 262-265.<br /> 4. Folstein MF, Folstein SE, McHugh PR (1975): “Mini-mental<br /> đường cong ROC là 0,84. Và có giá trị tương<br /> state”. A practical method for grading the cognitive state of<br /> đương so với phân tích gộp của Hoogendijk là patients for the clinician. J Psychiatr Res, 12(3):189–198.<br /> 5. Fried LP, et al (2001). Frailty in older adults: evidence for a<br /> 0,85(7). Kết quả chúng tôi khá tốt hơn so với phenotype. J Gerontol A Biol Sci Med Sci; 56: 146-56.<br /> nghiên cứu của Rejean Hebert tại Canada năm 6. Hebert R, Raiche M, Dubois MF, Gueye NR, Dubuc N,<br /> Tousignant M (2010). Impact of PRISMA, a coordination-type<br /> 2005, độ nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 83%(17). integrated service delivery system for frail older people in<br /> Kết quả của chúng tôi cũng tốt hơn so với Quebec (Canada): a quasi-experimental study. J Gerontol B<br /> Psychol Sci Soc Sci; 65B: 107-18.<br /> nghiên cứu của Michel Raiche tại Pháp với 78,3% 7. Hoogendijk EO, et al. (2013) "The identification of frail older<br /> adults in primary care: comparing the accuracy of five simple<br /> và độ đặc hiệu 74,7 % .<br /> (16)<br /> instruments". Age Ageing, 42 (2), 262-5.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, đánh giá độ 8. Smets IHGJ, et al. (2014), "Four screening instruments for frailty<br /> in older patients with and without cancer: a diagnostic study",<br /> chính xác giữa PRISMA-7 và GFI so với tiêu BMC Geriatrics, 14(26).<br /> 9. Landis JR, Koch GG (1977). The measurement of observer agreement<br /> chuẩn CGA, kết quả cho thấy PRISMA-7 có giá<br /> for categorical data. Biometrics; 33: 159-74.<br /> trị chẩn đoán suy yếu tốt hơn GFI với AUC=0,89 10. Lawton MP, Brody EM (1969): Assessment of older people: self-<br /> maintaining and instrumental activities of daily living.<br /> so với 0,878 (chỉ số Log likelihood= -121,5 so với - Gerontologist, 9(3):179–186.<br /> 131,41), độ nhạy 88,8% (so với 94,7%) và độ 11. Mahoney FI, Barthel DW (1965): Functional Evaluation: The<br /> Barthel Index. Md State Med J, 14:61–65.<br /> chuyên 76,7% (so với 69,92%). 12. Marinela O, Minerva G, Viorica N, Brinza I, Wim VDH (2014),<br /> "The psychometric qualities of the Groningen Frailty Indicator<br /> KẾT LUẬN in Romanian community-dwelling old citizens", Family Practice,<br /> Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 303 31(4), pp. 490-495.<br /> 13. Murphy JM, Berwick DM, Weinstein MC, Borus JF, Budman<br /> NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học SH, Kerman GL (1987). Performance of screening and<br /> diagnostic tests. Application of receiver operating characteristic<br /> Y Dược, ghi nhận tỷ lệ NCT suy yếu theo CGA<br /> analysis. Arch Gen Psychiatry; 44: 550-5.<br /> là 56,11% (n=170), theo GFI là 66,34 (n=201), theo 14. Nguyễn Thị Lan Thanh (2015), Khảo sát tình trạng hạn chế chức<br /> năng và mối liên quan với bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi trong công<br /> PRISMA là 60,07% (n=182). Trong đó, PRISMA đồng xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, tr59.<br /> có độ tin cậy và giá trị tầm soát suy yếu tốt hơn 15. Peters LL, Boter H, Buskens E, Slaets JPJ (2012). Measurement<br /> properties of the Groningen Frailty Indicator in homedwelling<br /> GFI khi so với tiêu chuẩn vàng CGA, với and institutionalized elderly people. J Am Med Dir Assoc; 13: 546-<br /> AUC=0,89, độ nhạy 88,8%, độ đặc hiệu 76,7%, độ 51.<br /> 16. Raiche M, Hebert R, Dubois MF (2008) "PRISMA-7: a case-<br /> tin cậy cao với tính nhất quán nội tại Cronbach’s finding tool to identify older adults with moderate to severe<br /> disabilities". Arch Gerontol Geriatr, 47, 9-18.<br /> α=0,75 và tính tương quan đồng nhất cao với 17. Réjean RH (2005) "Intergated Service delivery to ensure person’s<br /> Cohen’s kappa=0,66. Cần đánh giá thời gian funtional autonomy". User for Prisma-7, International Journal of<br /> Integrated Care; 5: e11. 145-157.<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa 323<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br /> <br /> 18. Rubenstein LZ, Harker J, Guigoz YVB (1999). Comprehensive depression screening scale: a preliminary report. J Psychiatr Res,<br /> geriatric assessment (CGA) and the MNA: an overview of CGA, 17(1):37–49.<br /> nutritional assessment, and development of a shortened version 20. (2011) Practice Guideline Comprehensive Geriatric Assessment<br /> of the MNA. Mini Nutritional Assessment (MNA): Research and (CGA) in oncological patients, Version: 20 July 2011.<br /> Practice in the Elderly, ed B Vellas, PJ Garry & Y Guigoz, Nestlé<br /> Ngày nhận bài báo: 22/11/2017<br /> Workshop Series Clinical &Performance Programme.Basel Nestlé, 1,<br /> 101-116. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/11/2017<br /> 19. Yesavage JA, Brink TL, Rose TL, Lum O, Huang V, Adey M, Ngày bài báo được đăng: 15/3/2018<br /> Leirer VO (1982): Development and validation of a geriatric<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 324 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0