Vạn Lý Trường Thành – Niềm kiêu hãnh của đất nước tỷ dân
lượt xem 5
download
Tài liệu trình bày tổng quan về Vạn Lý Trường Thành; các tên gọi khác của Vạn Lý Trường Thành; tiến trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành; giới thiệu một số cửa quan nổi tiếng dọc Vạn Lý Trường Thành; thực trạng ngày nay của công trình vạn dặm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vạn Lý Trường Thành – Niềm kiêu hãnh của đất nước tỷ dân
- VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH – NIỀM KIÊU HÃNH CỦA ĐẤT NƯỚC TỶ DÂN Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là thành dài vạn lý, gọi tắt là Trường Thành. Vạn Lý ở đây đơn thuần chỉ là một cách gọi để chỉ sự vô tận. Đó là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây. Được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Với mục đích là để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của giặc ngoại lai. Vạn Lý Trường Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới hiện nay. TỔNG QUAN VỀ VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH Trường Thành đi qua 7 điểm chính là: Sơn Hải quan, Gia Dục quan, Nương Tử quan, Ngọc Môn quan, Biển Đẩu quan, Nhạn Môn quan và cuối cùng là Cư Dung quan. Mục đích của bức tường thành này không chỉ để ngăn chặn giặc ngoại xâm. Mà còn là một tổ hợp phòng thủ, tấn công phức tạp. Chúng bao gồm pháo đài, tháp canh, tháp liên lạc, điểm chỉ huy hậu cần,… Tất cả tạo nên một tuyến phòng thủ kiên cố, không thể xâm phạm. Hiện nay, Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan. Vị trí này nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con Đường Tơ Lụa. Trong đó, Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con Đường Tơ Lụa. Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại của Trung Quốc.
- Theo một nghiên cứu khảo cổ, sử dụng những công nghệ hiện đại, được công bố vào năm 2009. Vạn Lý Trường Thành do nhà Minh xây dựng có chiều dài 8.850 km. Bao gồm phần bức tường dài 6.259km, phần hào dài 359km. Và phần lá chắn tự nhiên như đồi, sông dài 2.232km. Hay một nghiên cứu khảo cổ chi tiết khác vào năm 2012 đã kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km. Với chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất. Mặt trên của trường thành rộng trung bình 5 – 6m. Ước tính có khoảng 25.000 tháp canh đã được xây dựng. Đỉnh tháp canh cao nhất của Trường Thành là 7,9m. CÁC TÊN GỌI KHÁC CỦA VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH Trước kia, Vạn Lý Trường Thành đã có rất nhiều tên gọi khác nhau. Như là rào chắn, pháo đài hay rồng đất,… Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được gọi với cái tên là Vạn Lý Trường Thành. Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây nên Trường Thành cho người Trung Quốc. Nhiều người cũng nhận thấy Vạn Lý Trường Thành đã mang hình dáng của mẫu rồng đá đẹp nằm trên rặng núi, nếu như được nhìn từ trên xuống.
- Theo truyền thuyết, một con rồng đã chỉ hướng xây nên Trường Thành cho người Trung Quốc. Công trình này còn được mệnh danh là “nghĩa trang dài nhất thế giới”. Bởi vì có đến hàng trăm ngàn người đã chết trong quá trình xây dựng. Một số người được chôn ngay dưới móng tường thành. Loại vữa dùng để xây Trường Thành được trộn từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tùy từng thời, từ đất sét, đá, gạch vụn, gỗ cho đến đá vôi được sử dụng.
- Năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Ngoài ra, Trường Thành còn là Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới. Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại của Trung Quốc. Ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa nơi đây. Theo ước tính, 30% di tích Vạn Lý Trường Thành bị biến mất bởi sự xói mòn của thời gian. Với sự nỗ lực từ chính quyền, Tường Thành vẫn ngày ngày được trùng tu lại. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH Thời Xuân Thu và Chiến Quốc (770 – 221 TCN): Các nước nhỏ độc lập xây dựng trường thành để chống giặc Hung Nô. Triều đại nhà Tần (221 – 207 TCN): Hoàng đế Tần thống nhất các bức tường thành để đảm bảo biên giới phía Bắc Trung Hoa. Nhằm liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước thành Vạn Lý Trường Thành. Các bức tường được ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng thời Chiến Quốc. Đất nện là chất liệu nối các bức tường này lại với nhau. Trường Thành ngày nay được xây dựng qua các triều đại.
- Bức tường thành tiếp theo được xây dựng bởi nhà Hán, nhà Tùy. Kiểu thiết kế Trường Thành tương tự như thời nhà Tần. Chúng được xây dựng từ đất đá và các tháp canh được dựng lên cách nhau khoảng vài dặm. Đại Hán mở rộng để bảo vệ thương mại cho Con Đường Tơ Lụa. Hầu hết Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây dựng hoặc khôi phục vào thời nhà Minh. Dựa theo ý tưởng đầu tiên khi xây dựng tường thành từ thời nhà Tần. Bức tường này được xây dựng với mục đích bảo vệ người dân trước sự xâm lược của giặc ngoại bang. Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được tính bắt đầu từ Sơn Hải quan và kết thúc tại tỉnh Cam Túc. Bức tường này trải dài tới hơn 500km. Từ khi vị vua cuối cùng của nhà Minh bị phế truất vào năm 1644. Các hoàng đế nhà Thanh đã cấm không cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Ở thời hiện đại: Tái thiết lập và bảo vệ Vạn Lý Trường Thành bắt đầu với Bát Đạt Lĩnh vào năm 1957. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CỬA QUAN NỔI TIẾNG DỌC VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH Sơn Hải quan là cửa quan đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành. Nằm ở ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Cửa quan này được xây dựng bởi tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm và quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vĩ. Sơn Hải quan có 4 cửa ải. Trong đó, cửa phía đông có một bức hoành phi với dòng chữ “Thiên hạ đệ nhất quan” dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển viết. Ông là tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh. Đây được đánh giá là một trong những cổng đá đẹp nhất của Trường Thành. Gia Dục quan còn gọi là Hoà Bình Quan. Đây là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc. Đoạn cửa quan này được xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372. Nương Tử quan hay còn được gọi là Vi Trạch quan thuộc huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Do địa thế nơi đây hiểm trở, dễ phòng, khó cống nên được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương với võ nghệ cao cường từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Đạo quân của công chúa Bình Dương được gọi là “Nương tử quân”. Vì vậy, cửa quan nơi đây được đổi thành Nương Tử Quan. Cho đến nay, cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ “Trực thuộc Nương tử Quan”. VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH CÓ THỂ ĐƯỢC NHÌN THẤY TỪ NGOÀI KHÔNG GIAN?
- CÁC QUAN ĐIỂM ĐƯỢC ĐƯA RA Từ lâu đã xảy ra một sự tranh cãi về việc có thể nhìn thấy bức Tường Thành sẽ thế nào nếu nhìn từ vũ trụ. Quan điểm này xuất hiện trước khi có các chuyến bay của con người vào vũ trụ. Trong Cuốn sách thứ hai về những kỳ quan của Richard Halliburton năm 1938 có nói về sự việc trên. Dẫn chứng Vạn Lý Trường Thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy được từ Mặt Trăng. Tại cùng thời điểm đó, một truyện tranh tên “Tin hay không tin của Ripley” cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Niềm tin này đã kéo dài và trở thành một truyền thuyết đô thị. Thỉnh thoảng thậm chí quan điểm này cũng xuất hiện cả trong những cuốn sách giáo khoa. Leroy Chiao là một nhà du hành người Mỹ gốc Hoa. Ông đã chụp một bức ảnh từ Trạm vũ trụ quốc tế có hình bức tường thành. Song bức ảnh còn không rõ đến mức ông không biết có phải đã thực sự chụp được nó hay không. Dựa trên bức ảnh đó, một tờ báo của Trung Quốc đã kết luận rằng Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ bằng mắt thường. Đặc biệt là trong những điều kiện quan sát tốt, nếu người ta biết chính xác phải tìm ở đâu. BẰNG CHỨNG KHOA HỌC Trong thời gian dài, người ta vẫn tin rằng Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy từ vũ trụ. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định điều hoàn toàn ngược lại. Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng khoảng một nghìn lần. Và lớn hơn khoảng cách từ trái đất đến con tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo gần trái đất. Nếu Vạn Lý Trường Thành có thể nhìn thấy được từ mặt trăng, thì sẽ dễ dàng nhìn thấy nó từ quỹ đạo gần trái đất. Trên thực tế, từ quỹ đạo gần Trái Đất, nó rõ ràng là hơi thấy được, nhưng chỉ trong những điều kiện tốt. Và nó cũng không rõ rệt hơn nhiều vật thể khác do con người tạo ra. Vì vậy, Vạn Lý Trường Thành đơn giản là không thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có công cụ hỗ trợ từ mặt trăng. Điều này đã được các nhà du hành gia chứng minh. Rất nhiều du hành gia đã khẳng định là không thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành bằng mắt thường. Thậm chí, có người đã sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ống nhòm để nhìn mới phát hiện ra được. Cũng có thể giải thích rằng có thể các tầng khói ô nhiễm lan rộng khắp Trung Quốc. Đây được xem là một trong những nguyên nhân che khuất tầm nhìn. Từ đó, Trung Quốc đã phải đính chính lại các cuốn sách giáo khoa đã đăng thông tin này. THỰC TRẠNG NGÀY NAY CỦA CÔNG TRÌNH VẠN DẶM
- Những đoạn Trường Thành gần khu vực trung tâm du lịch được giữ gìn và trùng tu thường xuyên. Song, hầu hết các vị trí bức tường khác vẫn đang bị bỏ mặc, không được sửa chữa. Chúng được dùng làm chỗ chơi cho những người dân làng và là nơi khai thác đá để làm đường hay làm nhà. Các bề mặt của tường thành còn bị sơn vẽ graffiti. Có nơi còn bị phá hủy vì bức tường thành nằm chắn đường tới các địa điểm xây dựng. Nhiều đoạn tường thành còn bị chính người dân địa phương phá để lấy đá xây nhà. Tuy phần tường thành tại các điểm du lịch được sửa chữa. Nhưng nơi đấy thường bị những người bán hàng rong và khách du lịch làm giảm giá trị. Bên cạnh là sa mạc Gobi cũng đang tiến sát tới bức tường thành ở một số địa điểm. Khiến cho các chân tường bị lún dần theo thời gian. Cảnh tượng tan hoang của 1 đoạn Trường Thành. Thiên tai và các yếu tố môi trường xung quanh cũng gây ảnh hưởng tới các công trình. Bởi các đoạn tường thành đã quá cũ và rất dễ bị sập. Tháng 8 năm 2012, tại tỉnh Hà Bắc đã phải hứng chịu một trận mưa lớn kéo dài. Điều này khiến cho một đoạn dài khoảng 36m của Vạn Lý Trường Thành bị sụp đổ hoàn toàn.
- ́ ́ ́ ̀ ̉ ́ Theo cac bao cao thi chi co 8,2 % t ương thanh xây d ̀ ̀ ựng la đang đ ̀ ược bao quan ̉ ̉ ở trang ̣ ̀ ́ ơi 74,1 % đang thai tôt. Con co t ́ ́ ́ ở trong tinh hinh đ ̀ ̀ ược bao quan trung binh hoăc kem. ̉ ̉ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̣ Và phân con lai thâm chi không co sô liêu. ́ Xem thêm: https://damynghehuyhungnt.com/tintuc/vanlytruongthanhniemkieu hanhcuadatnuoctydan.html
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và Chủ nghĩa duy vật trước Mác - 1
7 p | 1030 | 61
-
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với việc sử dụng thời gian rỗi từ góc độ văn hóa
8 p | 89 | 7
-
Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa
18 p | 85 | 7
-
Di cư ở Hà Nội và những chính sách quản lý
8 p | 91 | 6
-
Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 87 | 6
-
Đề xuất giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo tại trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 6 | 4
-
Ảnh hưởng của cảm nhận trách nhiệm xã hội đến niềm tin thương hiệu – trường hợp dịch vụ vận tải khách thương hiệu Phúc Thuận Thảo
19 p | 90 | 4
-
Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào phát triển mô hình trường đại học thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn học liệu điện tử tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
8 p | 37 | 3
-
Di tích lịch sử - văn hóa Thái Nguyên với việc dạy học lịch sử dân tộc ở trường trung học phổ thông
6 p | 80 | 3
-
Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận để thành công tự chủ đại học
6 p | 33 | 2
-
Vận dụng triết lý nhân sinh của người Việt qua tục ngữ ca dao để dạy phần văn học dân gian cho học sinh lớp 7, 8 Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
6 p | 38 | 2
-
Đảm bảo chất lượng tại các trường cao đẳng du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế
17 p | 22 | 2
-
Phần thánh chế
11 p | 69 | 2
-
Thực trạng sử dụng phương pháp đánh giá năng lực học sinh trong dạy học trải nghiệm môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 2 | 2
-
Một số vấn đề lí luận về hoạt động xây dựng môi trường học tập cho học sinh ở trường trung học cơ sở
5 p | 28 | 1
-
Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lý Hạ
5 p | 90 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn