intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao trẻ vẫn mắc bệnh thủy đậu dù đã tiêm vắcxin

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một thực tế hiện nay tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác là 90% trẻ đã tiêm vắc-xin thủy đậu vẫn mắc bệnh. Vậy phải chăng vắc-xin không có hiệu lực và không có cách nào phòng bệnh này hiệu quả? Một trẻ mắc thủy đậu bị biến chứng viêm não đang được điều trị tại BV Nhi đồng 1 Tại Hội thảo Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách hiệu quả do Viện Pasteur TPHCM tổ chức ngày 14/4 vừa qua, các chuyên gia y tế đều đồng tình rằng tình hình bệnh thủy đậu đang gia tăng tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao trẻ vẫn mắc bệnh thủy đậu dù đã tiêm vắcxin

  1. Vì sao trẻ vẫn mắc bệnh thủy đậu dù đã tiêm vắc- xin
  2. Một thực tế hiện nay tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác là 90% trẻ đã tiêm vắc-xin thủy đậu vẫn mắc bệnh. Vậy phải chăng vắc-xin không có hiệu lực và không có cách nào phòng bệnh này hiệu quả? Một trẻ mắc thủy đậu bị biến chứng viêm não đang được điều trị tại BV Nhi đồng 1 Tại Hội thảo Phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách hiệu quả do Viện Pasteur TPHCM tổ chức ngày 14/4 vừa qua, các chuyên gia y tế đều đồng tình rằng tình hình bệnh thủy đậu đang gia tăng tại khu vực phía Nam. Cụ thể, số trường hợp
  3. mắc thủy đậu năm 2011 đã là gần 5.500 ca, tăng hơn gấp đôi so với 2010. BS Đinh Văn Thới, viện Pasteur TPHCM cho biết: bệnh thủy đậu tập trung vào tháng 4-5 hàng năm. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất tập trung ở trẻ 1-10 tuổi. Vậy nhưng chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2012, tại bệnh viện Nhi đồng 1 đã có hơn 1.500 trường hợp tới khám, bằng 75% số ca mắc của cả năm 2010. Đặc biệt, trong số những trẻ mắc bệnh có nhiều trường hợp đã tiêm 1 liều vắc-xin phòng thủy đậu. Mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng tiêm rồi vẫn bị bệnh, các chuyên gia cho rằng: đó là bởi trẻ đã tiếp xúc với vi-rút thủy đậu hoang dại trong khi nồng độ kháng thể sau khi chủng ngừa giảm dần theo thời gian. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy với những trẻ chỉ tiêm vắc-xin thủy đậu 1 lần, chắc chắn 90% sẽ mắc bệnh trước tuổi 13 và số còn lại sẽ mắc 1 lần vào bất kỳ thời điểm nào khác.Tiếp tục nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy phác
  4. đồ chủng ngừa 2 liều vắc-xin cho thấy giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và là liều vắc-xin thứ hai giúp mang lại hiệu lực vắc-xin cao hơn một cách có ý nghĩa, giảm tỉ lệ breakthrough (mắc thủy đậu mặc dù đã có chủng ngừa trước đó) đến 3, 3 lần so với 1 liều như trước kia. Do đó, từ tháng 6/2007, Ủy ban An toàn Tư vấn tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo: đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi đã tiêm 1 liều vắc-xin nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu. Và đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn nên tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2