intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÁC ĐỊNH CHẤT GÂY SỐT TRONG VẮC XIN VÀ SINH PHẨM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

154
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thử nghiệm chất gây sốt là phương pháp sinh học dùng để đánh giá tính chất gây sốt của vắc xin, sinh phẩm dựa trên sự tăng thân nhiệt của thỏ trước và sau khi tiêm vào tĩnh mạch dung dịch mẫu thử. Lựa chọn động vật thí nghiệm: Thỏ khoẻ mạnh, trưởng thành, đực hoặc cái (nhưng không được mang thai), cân nặng không ít hơn 1,5 kg, được nuôi dưỡng bằng thức ăn không chứa chất kháng sinh và không bị tụt cân trong suốt 1 tuần trước thử nghiệm. Trong thời gian 3 ngày trước khi thí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÁC ĐỊNH CHẤT GÂY SỐT TRONG VẮC XIN VÀ SINH PHẨM

  1. XÁC ĐỊNH CHẤT GÂY SỐT TRONG VẮC XIN VÀ SINH PHẨM Thử nghiệm chất gây sốt là phương pháp sinh học dùng để đánh giá tính chất gây sốt của vắc xin, sinh phẩm dựa trên sự tăng thân nhiệt của thỏ trước và sau khi tiêm vào tĩnh mạch dung dịch mẫu thử. Lựa chọn đ ộng vật thí nghiệm: Thỏ khoẻ mạnh, trưởng thành, đ ực hoặc cái (nhưng không được mang thai), cân nặng không ít hơn 1,5 kg, được nuôi dưỡng bằng thức ăn không chứa chất kháng sinh và không bị tụt cân trong suốt 1 tuần trư ớc thử nghiệm. Trong thời gian 3 ngày trước khi thí nghiệm, không sử dụng thỏ này cho những thí nghiệm tương tự khác. Cũng có thể sử dụng những thỏ trước đó 3 tuần đã làm thử nghiệm chất gây sốt nhưng kết quả lần thử trước là âm tính. Phòng thí nghiệm Thử nghiệm được tiến hành trong phòng yên tĩnh, tránh mọi tiếng động và ánh sáng làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và nhiệt độ phòng không chênh lệch 3 OC so với nơi ở cũ.
  2. Thỏ được nuôi riêng trong phòng yên tĩnh có nhiệt độ 20 - 25 OC, cho ăn thức ăn tổng hợp không có chất kháng sinh. Trước ngày tiêm, để thỏ nhịn ăn qua đêm (nhưng được uống nước) cho đến khi thí nghiệm kết thúc. Không cho uống nước trong thời gian đang làm thí nghiệm. Thiết bị, dụng cụ: Nhiệt kế: Để đo nhiệt độ của thỏ có thể dùng nhiệt kế hoặc thiết bị điện có độ chính xác 0,1 OC. Khi đo nhiệt độ, nhiệt kế phải đặt sâu trong trực tràng thỏ ít nhất 5 cm, phải để tối thiểu 5 phút. Nếu dùng thiết bị điện, phải đặt yên trong trực tràng ít nhất 90 phút trước khi tiêm và giữ nguyên vị trí đó suốt thời gian thí nghiệm. Dụng cụ thuỷ tinh, bơm tiêm, kim tiêm: Tất cả phải được rửa sạch bằng nước để pha thuốc tiêm (WFI) và sấy khô 250 OC/30 phút hoặc 200 OC/ 60 phút, nếu dùng đồ nhựa phải không chứa chất gây sốt và phải vô trùng. Lồng thỏ chuyên dụng: Trước khi bắt đầu, đặt thỏ trong lồng chuyên dụng trong tư thế thỏa mái không ít hơn 1 giờ và duy trì ở đó trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Thử nghiệm thăm dò (preliminary test): 1- 3 ngày trước khi tiến hành tiêm vắc xin, sinh phẩm cần kiểm tra sơ bộ về tính nhậy cảm cho các thỏ thí nghiệm bằng cách tiêm vào tĩnh mạch 10 ml/kg trọng lượng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% w/v không chứa chất gây sốt đã được làm ấm lên khoảng 38,5 OC. Ghi nhiệt độ trước tiêm và tiếp tục trong vòng 3 giờ sau khi
  3. tiêm dung dịch nước muối sinh lý. Nếu thỏ nào có nhiệt độ giao động so với nhiệt độ ban đầu > 0,6 OC sẽ bị loại, không dùng đưa vào thử nghiệm chính. Thử nghiệm chính (main test): Đối với mẫu vắc xin, sinh phẩm. Thỏ thí nghiệm là thỏ đạt các tiêu chuẩn trên, được để trong lồng chuyên dụng ít nhất 60 phút để ổn định. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ thỏ 2 lần mỗi lần cách nhau 30 phút (nếu đo tay) hoặc theo chương trình cài đặt (nếu đo bằng thiết bị). Nhiệt độ ban đầu của thỏ là giá trị trung bình của các lần đo này. Tiêu chuẩn đưa vào thí nghiệm là những thỏ có nhiệt độ chênh lệch giữa các lần đo không quá 0,2 OC và nhiệt độ ban đầu nằm trong khoảng 38 -39,8 OC. Mỗi mẫu thử được tiêm cho một nhóm thỏ 3 con, nhiệt độ chênh lệch trong nhóm không quá 1 OC. Dung dịch dùng để tiêm thỏ là vắc xin, sinh phẩm nếu ở dạng nước hoặc được hoàn nguyên bằng dung dịch nước hồi chỉnh đi kèm nếu ở dạng đông khô. Trừ một số vắc xin sinh phẩm đặc biệt sẽ theo chuyên luận riêng (có thể được pha loãng bằng dung dịch nước muối sinh lý không chứa chất gây sốt). Tiêm chậm dung dịch vào tĩnh mạch vành tai của mỗi thỏ trong khoảng thời gian không kéo dài quá 4 phút. Thể tích được tiêm cho mỗi thỏ tương ứng với 1 ml/kg cân nặng. Nên làm ấm dung dịch đến 38,5OC trước khi tiêm. Đo nhiệt độ thỏ ở những khoảng thời gian tuỳ thuộc vào thiết bị sử dụng (nếu đo tay cứ 1 giờ đo 1 lần; trường hợp dùng thiết bị, nhiệt độ được đo tự động theo chương trình cài đặt) trong khoảng thời gian 3 giờ sau khi tiêm. Nhiệt độ tối đa là nhiệt độ cao nhất đo được trong khoảng thời gian này.
  4. Đánh giá kết quả • Đáp ứng của mỗi thỏ là hiệu số của nhiệt độ tối đa sau khi tiêm mẫu thử và nhiệt độ ban đầu. • Đáp ứng của thỏ bằng 0 nếu nhiệt độ tối đa sau khi tiêm bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ ban đầu. • Mẫu thử được coi là đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất gây sốt nếu nhiệt độ chênh lệch của mỗi thỏ ≤ 0,6 OC và tổng nhiệt độ chênh lệch của 3 thỏ ≤ 1,3 OC. Nếu > 2,4 OC coi như không đạt yêu cầu. • Nếu tổng nhiệt độ chênh lệch của 3 thỏ nằm trong khoảng >1,3 OC đến 2,4 OC thì thử nghiệm cần phải tiến hành thêm trên 3 thỏ khác. Mẫu thử đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất gây sốt khi tổng nhiệt độ chênh lệch (cộng dồn) của cả 6 thỏ ≤ 3 OC. Nếu > 4,1OC coi như không đạt yêu cầu. • Nếu tổn g nhiệt độ chênh lệch (cộng dồn) của 6 thỏ nằm trong khoảng >3 OC đến 4,1 OC thì cần phải làm thêm lần cuối trên 3 thỏ khác.Mẫu thử đ ược coi là đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất gây sốt khi tổng nhiệt độ chênh lệch của 9 thỏ (cộng dồn) phải ≤ 4,9 OC. Nếu >4,9 OC coi như không đạt yêu cầu và phải huỷ vắc xin hay sinh phẩm thử nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2