Xác định và phân tích các gene mã hóa protein liên kết stress (SAP) ở cây đu đủ (Carica papaya L.) bằng phương pháp in silico
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này hướng tới mục tiêu xác định và phân tích đặc điểm của các gene SAP ở cây đu đủ, loại cây ăn quả nhiệt đới quan trọng, bằng các phương pháp tin sinh học, phương pháp nghiên cứu hiện đại, phổ biến trong công nghệ sinh học hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định và phân tích các gene mã hóa protein liên kết stress (SAP) ở cây đu đủ (Carica papaya L.) bằng phương pháp in silico
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0014 Natural Sciences 2021, Volume 66, Issue 1, pp. 111-118 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC GENE MÃ HÓA PROTEIN LIÊN KẾT STRESS (SAP) Ở CÂY ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN SILICO Lê Thị Mận1, Trần Thị Thanh Huyền2*, Lê Chí Toàn3, Trần Thị Thanh Loan1,4 và Cao Phi Bằng1 1 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hùng Vương 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 4 Trường Trung học cơ sở Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ Tóm tắt. Nhờ sử dụng các phương pháp nghiên cứu in silico, chúng tôi đã xác định được 7 gene mã hóa các protein liên quan stress (SAP) ở trong hệ gene của cây Đu đủ (Carica papaya L.). Các gene SAP của cây Đu đủ có kích thước từ 416 tới 813 nucleotide, không có hoặc chỉ có một intron. Các protein suy diễn có kích thước từ 114 tới 270 amino acid, khối lượng phân tử nằm trong khoảng 13,10 kDa tới 29,63 kDa. Các protein suy diễn có tính kiềm với pI dao động từ 8,82 đến 9,95. Căn cứ vào kết quả phân tích cấu trúc và cây phả hệ, các SAP của cây Đu đủ được phân chia thành hai nhóm nhóm I (năm gene) và phân nhóm II (hai gene). Các SAP này của cây Đu đủ có mức độ bảo tồn cao về cấu trúc với hai vùng bảo tồn A20-AN1 (nhóm I) hoặc vùng AN1 (nhóm II). Phân tích dữ liệu RNA-seq được xây dựng từ lá đu đủ trong điều kiện thường và điều kiện đông lạnh cho thấy tất cả 7 gene SAP của cây Đu đủ đều biểu hiện và đều được cảm ứng biểu hiện mạnh hơn trong điều kiện đông lạnh so với điều kiện thường. Gene CpSAP2 có mức độ biểu hiện tương đối mạnh nhất trong các gene SAP của cây Đu đủ. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các nghiên cứu về tách dòng gene, phân tích chức năng của các gene trong họ SAP và chọn giống ở cây Đu đủ trong đáp ứng với các điều kiện stress vô sinh của môi trường. Từ khóa: biểu hiện gene, cây Đu đủ (Carica papaya L.), cây phả hệ, in silico, protein liên kết stress (SAP). 1. Mở đầu Các protein liên kết stress (stress-associated protein, SAP) thuộc về nhóm protein kẹp kẽm, có chứa vùng A20/AN1, được coi như một thành tố quan trọng trong sự chống chịu stress của thực vật [1]. Mức độ phiên mã của các gene SAP tăng dưới tác động của nhiều stress vô sinh. Các protein SAP cũng được phát hiện ở thực vật chịu tác động của các stress như nóng, lạnh, hạn, mặn, kim loại nặng [1, 2]. Các SAP còn được chứng minh hoạt động như là ubiquitin ligase, cảm ứng oxi hóa khử, tác nhân điều hòa biểu hiện gene đáp ứng stress ở thực vật [2]. Ở mức độ hệ gene hoàn chỉnh, các gene mã hóa SAP đã được xác định trong hệ gene của các cây lúa (18 gene), A. thaliana (14 gene) [3], cà chua (13 gene) [4], bông (37 gene) [5], đậu tương (27 gene) [6]. Mặc dù những nghiên cứu đã bổ sung các họ gene SAP ở thực vật nhưng những nghiên cứu tương tự vẫn cần được thực hiện ở các đối tượng cây trồng khác nhằm làm sáng tỏ vai trò của các protein này trong tính chống chịu của thực vật với các stress môi trường. Ngày nhận bài: 24/2/2021. Ngày sửa bài: 19/3/2021. Ngày nhận đăng: 26/3/2021. Tác giả liên hệ: Trần Thị Thanh Huyền. Địa chỉ e-mail: tranthanhhuyen@hnue.edu.vn 111
- Lê Thị Mận, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Chí Toàn, Trần Thị Thanh Loan và Cao Phi Bằng Cây Đu đủ (Carica papaya L.) là cây ăn quả quan trọng được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả đu đủ chín mềm và ngọt, giàu dinh dưỡng, chứa lượng lớn tiền vitamin A, vitamin C và các chất chống oxi hóa [7]. Cây Đu đủ chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, chế độ nước, gió cũng như nhiều tác nhân stress sinh học [8]. Nghiên cứu này hướng tới mục tiêu xác định và phân tích đặc điểm của các gene SAP ở cây đu đủ, loại cây ăn quả nhiệt đới quan trọng, bằng các phương pháp tin sinh học, phương pháp nghiên cứu hiện đại, phổ biến trong công nghệ sinh học hiện đại [9]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở dữ liệu hệ gene của cây Đu đủ Trình tự hệ gene của cây Đu đủ (Carica papaya L.) được khai thác từ phytozome V12 (http://www.phytozome.net/) [10]. * Xác định các gene SAP ở cây Đu đủ Mười bốn protein SAP của cây A. thaliana [3] được sử dụng làm trình tự khuôn dò để tìm kiếm các gene tương đồng trên toàn hệ gene của cây Đu đủ bằng chương trình TBLASTN [11]. * Xây dựng cây phả hệ Các protein suy diễn SAP của cây Đu đủ được sắp dãy bằng MAFFT [12] cùng các protein SAP của cây A. thaliana và cây lúa. Cây phả hệ được xây dựng nhờ phần mềm MEGA X [13]. * Phân tích in silico các gene SAP của cây Đu đủ Các đặc điểm vật lí, hóa học của các gene/protein SAP được phân tích bằng công cụ ProtParam trên server ExPASy (Expert Protein Analysis System) [14]. Vị trí khu trú dưới tế bào được phân tích nhờ ProtComp 9.0 [15]. Chức năng của các gene CpSAP được phân tích nhờ công cụ agriGO v2.0 [16]. * Phân tích sự biểu hiện gene Sự biểu hiện của các gene được xác định qua phân tích dữ liệu RNA-seq của cây Đu đủ trong ngân hàng Gene Expression Omnibus GSE130188 [17], gồm có dữ liệu RNA-seq từ mẫu lá cây Đu đủ trong điều kiện thường (26oC) (GSM3733617) và trong điều kiện đông lạnh ở -60 oC sau quá trình giảm mỗi 0,5 oC/ngày trong thời gian 180 ngày (GSM3733618). Mức độ biểu hiện tương đối của các gene CpSAP được tính bằng cách lấy giá trị biểu hiện của gene quan tâm (FPKM) ở điều kiện đông lạnh chia cho giá trị biểu hiện của gene đó (FPKM) ở điều kiện thường. Giá trị thu được được chuẩn hóa (chia cho) tỉ lệ giữa giá trị biểu hiện của gene eIF4E (FPKM) ở điều kiện đông lạnh và giá trị biểu hiện của gene eIF4E (FPKM) ở điều kiện thường. Gene eIF4E được chọn làm gene chuẩn vì gene này đã được chứng minh là có mức độ biểu hiện ổn định trong các điều kiện khác nhau ở cây Đu đủ và phù hợp để chuẩn hóa trong các nghiên cứu biểu hiện gene ở các điều kiện khác nhau của cây Đu đủ [18]. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Xác định họ gene SAP ở cây Đu đủ Tổng số 7 gene có thể mã hóa cho các SAP được xác định trong hệ gene của cây Đu đủ (Bảng 1). Kiểm tra Pfam [19] các protein suy diễn chỉ ra tất cả các CpSAP có chứa các vùng bảo tồn AN1- like Zinc finger (PF01428) trong khi chỉ 5 trong 7 CpSAP có chứa vùng bảo tồn A20-like zinc finger (PF01754), ngoại trừ CpSAP2 và CpSAP5. Với bảy gene, đu đủ có số lượng gene SAP ít hơn so với ở các loài đã biết như lúa (18 gene), A. thaliana (14 gene) [3], cà chua (13 gene) [4], bông (37 gene) [5], đậu tương (27 gene) [6]. 112
- Xác định và phân tích các gene mã hóa protein liên kết stress (SAP) ở cây Đu đủ… Bảng 1. Các trình tự SAP ở cây Đu đủ Phân Tên GS PL MW Gene pI GRAVY In SCL nhóm locus (bp) (aa) (kD) Chlo, CpSAP1 A20-AN1 evm.TU.supercontig_5.42 522 173 18,78 8,90 -0,381 0 Mito CpSAP2 AN1-AN1 evm.TU.supercontig_14.84 653 187 20,79 8,90 -0,566 1 Nucl CpSAP3 A20-AN1 evm.TU.supercontig_29.64 507 168 17,58 8,82 -0,348 0 Chlo Chlo, CpSAP4 A20-AN1 evm.TU.supercontig_32.102 534 177 19,04 8,85 -0,530 0 Nucl AN1-AN1- CpSAP5 evm.TU.supercontig_92.40 813 270 29,63 8,91 -0,566 0 Nucl CH2-CH2 CpSAP6 A20-AN1 evm.TU.supercontig_107.19 416 114 13,10 9,95 -0,595 1 Nucl CpSAP7 A20-AN1 evm.TU.supercontig_2168.1 561 186 19,80 9,05 -0,511 0 Chlo Chú thích: GS = Kích thước gen, PL = Chiều dài phân tử protein, MW = Khối lượng phân tử protein, pI = điểm đẳng điện, In = Số lượng intron, SCL =Khu trú dưới tế bào, Chlo: lục lạp, Mito: ti thể, Nucl: nhân tế bào 2.2.2. Phân tích đặc điểm và tiến hóa các SAP ở cây Đu đủ Các gene SAP của cây Đu đủ có độ dài trình tự nucleotide khác nhau, từ 416 tới 813 nucleotide. Chỉ hai gene, CpSAP2 và CpSAP6 có một intron, các gene còn lại mã hóa liên tục. Đặc điểm này tương đồng với phần lớn các SAP đã biết như ở cây bông [5]. Ở cây A. thaliana, chỉ có hai gene có số intron lớn hơn 1 là AtSAP2 (2 intron) và AtSAP14 (3 intron). Tương tự, ở cây lúa chỉ duy nhất gene OsSAP8 có hai intron [3]. Các protein suy diễn có độ dài từ 114 tới 270 amino acid, khối lượng phân tử nằm trong khoảng 13,10 kDa tới 29,63 kDa. Các protein suy diễn có tính kiềm, giá trị điểm đẳng điện (pI) lí thuyết của các SAP ở cây Đu đủ khá tương đồng, dao động từ 8,85 tới 9,95 (Bảng 1). Các đặc điểm này khá giống với đặc điểm của các SAP của cây Lúa và A. thaliana [3], Cà chua [4], Bông [5]. Riêng ở cây Đậu tương có ba trong tổng số 27 SAP có pI nhỏ hơn 7 [6] Hình 1. Cây phả hệ Maximum-Likehood được thiết lập từ các SAP ở các loài đu đủ (Cp), A. thaliana (At) và lúa (Os) nhờ phần mềm MEGAX [13] với 1000 bootstrap lặp lại Giá trị bootstraps được thể hiện ở gốc của nhánh 113
- Lê Thị Mận, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Chí Toàn, Trần Thị Thanh Loan và Cao Phi Bằng Cây phả hệ (Hình 1) cho thấy các SAP ở cây Đu đủ được xếp vào hai nhóm chính, nhóm I gồm phần lớn các gene (5 trong tổng số 7 gene), trong khi nhóm II chỉ gồm có hai gene, CpSAP2 và CpSAP5. Các SAP nhóm I có hai vùng bảo tồn A20-AN1, nhóm II chỉ có vùng bảo tồn AN1 (2 vùng AN1) mà không có vùng A20 (hình 2). Đặc điểm này giống với ở cây đậu tương [6]. Tuy nhiên, ở cây Đu đủ không có thành viên nào mang một vùng bảo thủ AN1 như đã được tìm thấy ở các loài A. thaliana (AtSAP14), lúa (OsSAP13-OsSAP15), Cà chua (SlSAP10), Bông (GhSAP15A, GhSAP15B và GhSAP19), đậu tương (GmSAP15 và GmSAP17). Ở Lúa và Đậu tương còn tìm thấy gene chỉ chứa vùng bảo tồn A20 (OsSAP18 và GmSAP23) [3, 5, 6, 20]. Cây phả hệ cũng cho thấy rằng các SAP ở cây Đu đủ đã có mặt từ cây tổ tiên chung giữa cây một lá mầm và cây hai lá mầm. Hơn nữa, ở cây Đu đủ không phát hiện ra bất cứ hiện tượng nhân gene nào sau sự phát sinh loài. Hiện tượng tiến hóa này ở cây Đu đủ khác hoàn toàn so với ở các cây lúa, Arabidopsis, cà chua, bông và đậu tương. Hình 2. Các trình tự peptide của cây Đu đủ và A. thaliana được sắp dãy bởi MAFFT [12] thể hiện rõ các vùng bảo tồn A20 và AN1 Các amino acid Cystein và Histidine bảo tồn được đánh dấu bằng nền xám Hình 3. So sánh trình tự peptide của CpSAP7 với AtSAP5 và OsSAP1 Các amino acid Cystein và Histidine bảo tồn được đánh dấu bằng nền xám 114
- Xác định và phân tích các gene mã hóa protein liên kết stress (SAP) ở cây Đu đủ… Trong số các SAP của cây Đu đủ, CpSAP7 có cấu trúc rất tương đồng với AtSAP5 và OsSAP1 (Hình 3) thể hiện hoạt tính E3 ligase, có khả năng hoạt động như một tác nhân điều hòa dương với các stress vô sinh. Bên cạnh đó, CpSAP7 có các amino acid Cystein và Histidine bảo tồn có thể liên quan đến hoạt tính ubiquitin ligase gợi ý rằng CpSAP7 cũng hoạt động như một ubiquitin ligase, tương tự như GhSAP9A/D ở cây Bông [5]. Hình 4. So sánh trình tự peptide của CpSAP2, CpSAP5 với AtSAP11-14 Các amino acid Cystein và Histidine bảo tồn được đánh dấu bằng nền xám Trong khi đó, trình tự amino acid của CpSAP2 rất giống với AtSAP12 (Hình 4), protein vốn đã được chứng minh có vai trò trong sự điều hòa biểu hiện gene phụ thuộc oxi hóa khử ở các cây bị stress. Với các amino acid Cysteine và Histidine bảo tồn tương tự như ở AtSAP12, có thể CpSAP2 có chức năng như cảm biến oxi hóa khử trong đáp ứng với stress ở cây đu đủ, tương tự như GhSAP8A/D ở cây Bông [5], Vị trí khu trú lí thuyết của các protein SAP của cây Đu đủ được dự đoán nhờ công cụ ProtComp 9.0, kết quả phân tích cho thấy có ba protein (CpSAP2, CpSAP5 và CpSAP7) khu trú trong nhân trong khi ba protein (CpSAP1, CpSAP3 và CpSAP6) nằm trong các bào quan có màng kép (lục lạp hoặc ty thể) (Bảng 1). Riêng CpSAP4 được tìm thấy trong nhân và lục lạp. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với ở cây cà chua [4]. Bằng thực nghiệm, GmSAP16 đã đồng thời được phát hiện ở trong nhân và tế bào chất [6]. 2.2.3. Phân tích in silico sự biểu hiện gene SAP ở cây Đu đủ Sự biểu hiện gene SAP của cây Đu đủ được trình bày trong Hình 5. Tất cả các gene SAP của cây Đu đủ đều biểu hiện ở điều kiện đông lạnh cao hơn so với ở điều kiện thường. Mức độ biểu hiện tương đối của các gene CpSAP1-7 lần lượt đạt 1,78; 19,23; 3,15; 1,15; 1,40; 4,51 và 1,90. Như vậy, gene CpSAP2 phản ứng với điều kiện đông lạnh mạnh nhất trong các gene nghiên cứu, kế tiếp là gene CpSAP6 và CpSAP3. Trong khi đó, gene CpSAP4 phản ứng với điều kiện đông lạnh thấp nhất trong họ gene SAP ở cây đu đủ. Trong một số nghiên cứu gần đây, họ gene SAP đã được chứng minh có đáp ứng với một số điều kiện stress vô sinh. Ở cây bông, hầu hết trong số 37 gene SAP, ngoại trừ GhSAP19, GhSAP2A và GhSAP2D, đều biểu hiện đáp ứng với ít nhất một trong số các điều kiện stress vô sinh như lạnh, nóng, hạn (xử lí bằng PEG), và mặn (NaCl 300 mM) [5]. Ở cây đậu tương, đa số các gene SAP được cảm ứng bởi các stress vô sinh như thiếu nước và mặn [6]. Kết quả nghiên cứu biểu hiện gene gợi ý rằng các SAP có thể là nhóm gene tiềm năng cho những nghiên cứu tiếp theo về phản ứng của cây Đu đủ với các điều kiện stress vô sinh cũng như trong các nghiên cứu chọn giống, cải tạo giống cây Đu đủ đáp ứng với các thay đổi của môi trường. 115
- Lê Thị Mận, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Chí Toàn, Trần Thị Thanh Loan và Cao Phi Bằng Hình 5. Mức độ biểu hiện tương đối của các gene SAP của cây đu đủ 3. Kết luận Chúng tôi đã xác định được 7 gene trong họ gene SAP ở cây Đu đủ và phân tích bằng phương pháp in silico. Cấu trúc gene và các đặc điểm lí - hóa của các protein SAP của cây Đu đủ cũng được phân tích. Các SAP của cây Đu đủ được xếp vào hai nhóm, nhóm I (có hai vùng bảo tồn A20-AN1) và II (chỉ có vùng bảo tồn AN1). Sự biểu hiện gene của các gene SAP ở lá cây Đu đủ đã được khảo sát trong điều kiện thường và điều kiện đông lạnh thông qua ngân hàng RNA-Seq. Tất cả các gene SAP của cây Đu đủ đều biểu hiện, và mức độ biểu hiện tương đối cho thấy các gene này đáp ứng với điều kiện đông lạnh (nhiệt độ thấp), mạnh nhất là gene CpSAP2. Kết quả này có ý nghĩa lớn, mở đường cho việc tách dòng gene và phân tích chức năng của các gene trong họ SAP ở cây Đu đủ trong đáp ứng với các điều kiện stress vô sinh khác. Lời cảm ơn. Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản của Trường Đại học Hùng Vương (Đề tài mã số: 24/2020/HĐKH.HV20-24). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J. Giri, P. K. Dansana, K. S. Kothari, G. Sharma, S. Vij, and A. K. Tyagi, 2013. SAPs as novel regulators of abiotic stress response in plants. Bioessays, Vol. 35, No. 7, pp. 639-48, doi: 10.1002/bies.201200181. [2] R. R. Kumar S. K. Sharma, S. Goswami, G. P. Singh, R. Singh, K. Singh, H. Pathak and R. D. Rai, 2013. Characterization of differentially expressed stress-associated proteins in starch granule development under heat stress in wheat (Triticum aestivum L.). Indian J. Biochem Biophys, Vol. 50, No. 2, pp. 126-38. [3] S. Vij and A. K. Tyagi, 2006. Genome-wide analysis of the stress associated protein (SAP) gene family containing A20/AN1 zinc-finger(s) in rice and their phylogenetic relationship with Arabidopsis. Mol Genet Genomics, Vol. 276, No. 6, pp. 565-575. [4] A. U. Solanke, M. K. Sharma, A. K. Tyagi, and A. K. Sharma, 2009. Characterization and phylogenetic analysis of environmental stress-responsive SAP gene family encoding A20/AN1 zinc finger proteins in tomato. Mol Genet Genomics, Vol. 282, No. 2, pp. 153-64, doi: 10.1007/s00438-009-0455-5. [5] W. Gao, L. Long, X. Tian, J. Jin, H. Liu, H. Zhang, F. Xu and C. Song, 2016. Genome-wide identification and expression analysis of stress-associated proteins (SAPs) containing A20/AN1 zinc finger in cotton. Mol Genet Genomics, Vol. 291, No. 6, pp. 2199-2213, doi: 10.1007/s00438-016-1252-6. 116
- Xác định và phân tích các gene mã hóa protein liên kết stress (SAP) ở cây Đu đủ… [6] X.-Z. Zhang, W-J. Zheng, X-Y. Cao, X-Y. Cui, S-P. Zhao, T-F. Yu, J. Chen, Y.-B. Zhou, M. Chen, S.-C. Chai, Z.-S. Xu, and Y-Z. Ma, 2019. Genomic analysis of stress associated proteins in Soybean and the role of GmSAP16 in abiotic stress responses in Arabidopsis and soybean, (in English). Front Plant Sci, Vol. 10, No. 1453, doi: 10.3389/fpls.2019.01453. [7] R. Ming, Q. Yu, P. H. Moore, R. E. Paull, N. J. Chen, M-L. Wang, Y. J. Zhu, M. A. Schuler, J. Jiang and A. H. Paterson., 2012. Genome of papaya, a fast growing tropical fruit tree. Tree Genetics & Genomes, Vol. 8, No. 3, pp. 445-462, doi: 10.1007/s11295-012-0490-y. [8] E. Campostrini and D. M. Glenn, 2007. Ecophysiology of papaya: a review. Brazilian Journal of Plant Physiology, Vol. 19, No. 4, pp. 413-424. [9] Cao Phi Bằng, 2015, Xác định và phân tích in silico các gen DREB2 ở cây quýt (Citrus clementina). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 60, No. 4, tr. 127-131, doi: 10.18173/2354-1059.2015-00018. [10] R. Ming, S. Hou, Y. Feng, Q. Yu, A. Dionne-Laporte, J. H. Saw, P. Senin, W. Wang, B. V. Ly, K. L. T. Lewis, S. L. Salzberg, L. Feng, M. R. Jones, R. L. Skelton, J. E. Murray, C. Chen, W. Qian, J. Shen, P. Du, M. Eustice, E. Tong, H. Tang, E. Lyons, R. E. Paull, T. P. Michael, K. Wall, D. W. Rice, H. Albert, M-L Wang, Y. J. Zhu, M. Schatz, N. Nagarajan, R. A. Acob, P. Guan, A. Blas, C. M. Wai, C. M. Ackerman, Y. Ren, C. Liu, J. Wang, J. Wang, J-K. Na, E. V. Shakirov, B. Haas, J. Thimmapuram, D. Nelson, X. Wang, J. E. Bowers, A. R. Gschwend, A. L. Delcher, R. Singh, J. Y. Suzuki, S. Tripathi, K. Neupane, H. Wei, B. Irikura, M. Paidi, N. Jiang, W. Zhang, G. Presting, A. Windsor, R. Navajas-Pérez, M. J. Torres, F. A. Feltus, B. Porter, Y. Li, A. M. Burroughs, M-C Luo, L. Liu, D. A. Christopher, S. M. Mount, P. H. Moore, T. Sugimura, J. Jiang, M. A. Schuler, V. Friedman, T. Mitchell-Olds, D. E. Shippen, C. W. dePamphilis, J. D. Palmer, M. Freeling, A. H. Paterson, D. Gonsalves, L. Wang and M. Alam, 2008. The draft genome of the transgenic tropical fruit tree papaya (Carica papaya Linnaeus). Nature, Vol. 452, pp. 991-996, doi: 10.1038/nature06856. [11] E. M. Gertz, Y. K. Yu, R. Agarwala, A. A. Schaffer and S. F. Altschul, 2006. Composition- based statistics and translated nucleotide searches: improving the TBLASTN module of BLAST. BMC Biol, Vol. 4, pp. 41, doi: 10.1186/1741-7007-4-41. [12] K. Katoh and D. M. Standley, 2013. MAFFT multiple sequence alignment software version 7: improvements in performance and usability. Mol Biol Evol, Vol. 30, No. 4, pp. 772-80, doi: 10.1093/molbev/mst010. [13] S. Kumar, G. Stecher, M. Li, C. Knyaz, and K. Tamura, 2018. MEGA X: Molecular evolutionary genetics analysis across computing platforms. Mol Biol Evol, Vol. 35, No. 6, pp. 1547-1549, doi: 10.1093/molbev/msy096. [14] E. Gasteiger, C. Hoogland, A. Gattiker, M. R. Wilkins, R. D. Appel, and A. Bairoch, 2005. Protein identification and analysis tools on the ExPASy server, in "The proteomics protocols handbook", Springer, p. 571-607. [15] http://linux1.softberry.com/berry.phtml?topic =protcomppl&group=help&subg roup=proloc [16] T. Tian, Y. Liu, H. Yan, Q. You, X. Yi, Z. Du, W. Xu and Z. Su, 2017. agriGO v2.0: a GO analysis toolkit for the agricultural community, 2017 update. Nucleic Acids Res, Vol. 45, No. W1, pp. W122-w129, doi: 10.1093/nar/gkx382. [17] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/geo/query/ acc.cgi?acc=GSE130188 [18] X. Zhu, X. Li, W. Chen, J. Chen, W. Lu, L. Chen and D. Fu, 2012. Evaluation of new reference genes in papaya for accurate transcript normalization under different experimental conditions. PLoS One, Vol. 7, No. 8, p. e44405, doi: 10.1371/journal.pone.0044405. 117
- Lê Thị Mận, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Chí Toàn, Trần Thị Thanh Loan và Cao Phi Bằng [19] R. D. Finn, A. Bateman, J. Clements, P. Coggill, R. Y. Eberhardt, S. R. Eddy, A. Heger, K. Hetherington, L. Holm, J. Mistry, E. L. L. Sonnhammer, J. Tate, and M. Punta, 2014. Pfam: the protein families database. Nucleic Acids Res, Vol. 42, No. Database issue, pp. D222-30, doi: 10.1093/nar/gkt1223. [20] A. U. Solanke, M. K. Sharma, A. K. Tyagi, and A. K. Sharma, 2009. Characterization and phylogenetic analysis of environmental stress-responsive SAP gene family encoding A20/AN1 zinc finger proteins in tomato. Mol Genet Genomics, Vol. 282, No. 2, pp. 153-164, doi: 10.1007/s00438-009-0455-5. ABSTRACT Identification and analysis of stress-assiciated protein (SAP) encoding genes in papaya (Carica papaya L.) by using in silico methods Le Thi Man1,2, Tran Thi Thanh Huyen3,*, Le Chi Toan4, Tran Thi Thanh Loan1,5, Cao Phi Bang1,2 1 Faculty of Natural Sciences, Hung Vuong University 2 Biotechnology Research Group, Hung Vuong University 3 Faculty of Biology, Hanoi National University of Education 4 Faculty of Biology-Agriculture, Hanoi Pedagogical University No. 2 5 Tien Kien Secondary School, Lam Thao, Phu Tho By using the in silico methods, total of seven stress-associated protein encoding genes have identified in the geneome of papaya (Carica papaya L.). The full-length genomic sequence of papaya SAP genes were ranging from 416 to 813 nucleotides. These genes had single intron or were intronless. The predicted protein sequences included from 114 to 270 amino acids, according to the molecular weight ranged from 13.10 to 29.63 kDa. These proteins were alkaline with a pI value ranging from 8.82 to 9.95. Based on the protein structure and the phylogeneic analysis, the papaya SAP were divided into two groups, I (five members) and II (two members). The papaya SAP had a highly conserved level of structure including two conserved regions, A20-AN21 (group I), or AN21 domains only (group II). RNA-seq analysis showed that all of seven SAP genes expressed in papaya leaves and were induced by freeze thaw awakening treatment (in comparison with control treatment). CpSAP2 showed the highest relative expression level in compared to other SAP genes of papaya. The results of this work have an important significance and are base of the further research on gene cloning, functional analysis of SAP genes and breeding of papaya in response to environmental abiotic stresses. Keywords: gene expression, in silico, papaya (Carica papaya L.), phylogeneic tree, stress- associated protein (SAP). 118
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa phân tích Phần hai- Phân tích định tính
50 p | 1840 | 412
-
Chương 5: Tích phân không xác định
24 p | 1384 | 265
-
Phân tích môi trường - TS Nguyễn Văn Sức
209 p | 356 | 141
-
Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học dầu củ Riềng ở Hội An, Quảng Nam
7 p | 177 | 15
-
Tài liệu giảng dạy môn Thống kê và phân tích dữ liệu
105 p | 57 | 13
-
Nghiên cứu phương pháp xác định vanillin, ethyl vanillin, menthol, amyl acetat, citral trong nền mẫu phụ gia thực phẩm bằng sắc ký khí khối phổ (GC-MS)
4 p | 67 | 5
-
Đánh giá diễn biến hình thái sông dựa trên sự kết hợp mô hình hóa và phân tích ảnh viễn thám
11 p | 36 | 4
-
Xác định thành phần loài cầu trùng trên gà nòi lai nuôi bán chăn thả tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp định danh phân loại thường quy và phương pháp sinh học phân tử
8 p | 46 | 4
-
Xác định mối tương quan giữa hàm lượng nitơ trong đất với hàm lượng nitrat tích lũy trong một số loại rau xanh
6 p | 68 | 4
-
Bài giảng Quản lý tổng hợp chất thải rắn: Chủ đề 6 - Lấy mẫu và phân tích chất thải rắn
35 p | 13 | 4
-
Xác định thành phần phức chất khi chiết Gadolini bằng Triphenylphotphin oxit - toluen từ môi trường Axit Clohyđric
3 p | 80 | 4
-
Xác định bọ phấn bemisia tabaci (gennadius) biotype b (hemiptera aleyrodidae) trên cây đậu tương ở vùng Hà Nội
5 p | 57 | 3
-
Phân tích rủi ro hệ thống phòng chống lũ vùng bờ Giao Thủy – Nam Định
10 p | 93 | 3
-
Xác định tính chất động học vủa đới đứt gãy ở khu vực Nam Trung Bộ bằng phần tích khe nứt kiến tạo
7 p | 35 | 3
-
Xác định thành phần và một số tính chất hóa lý của dung dịch tẩy xạ RDS 2000
6 p | 52 | 2
-
Khảo sát sự hấp phụ asen của vật liệu γ – Al2O3 – SDS – APDC và ứng dụng trong kỹ thuật chiết pha rắn nhằm xác định As(iii) trong các mẫu nước
7 p | 93 | 2
-
Nghiên cứu điều kiện phân tích các Sulfamit bằng phương pháp sắc ký
14 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn