intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xoa bóp bấm huyệt phòng trị nhịp tim nhanh

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhịp tim nhanh là tình trạng nhịp tim đập từ 90 – 120 lần/phút hoặc cao hơn nữa, có thể nhanh liên tục hay nhanh từng cơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xoa bóp bấm huyệt phòng trị nhịp tim nhanh

  1. Xoa bóp bấm huyệt phòng trị nhịp tim nhanh Nhịp tim nhanh là tình trạng nhịp tim đập từ 90 – 120 lần/phút hoặc cao hơn nữa, có thể nhanh liên tục hay nhanh từng cơn. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng cơ tim, có thể dẫn tới suy tim, đột quỵ… Đông y xếp bệnh này vào chứng tâm thống hay tâm quý. Nguyên nhân do chính khí suy yếu thủy hỏa bất điều mà sinh bệnh. Xin giới thiệu phương pháp xoa bóp bấm huyệt để bạn đọc áp dụng khi cần thiết. Trong cơn nhịp tim nhanh kịch phát Khi có cơn nhịp tim nhanh kịch phát mà chưa có thuốc và sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa có thể làm theo liệu pháp sau. Khi có cơn nhịp tim nhanh kịch phát, ngay lập tức làm liệu pháp ấn nhãn cầu (nhắm mắt lại đồng thời lấy hai tay giữ đè lên nhãn cầu mắt với lực vừa phải) đồng thời cho mặt vào chậu nước lạnh sẽ ngăn cho nhịp tim không tiếp tục tăng và sẽ sớm ổn định trở lại. Theo học thuyết âm dương và y lý YHCT tạng tâm thuộc hành hỏa, can thuộc hành mộc. Mà cây cối làm mồi nhen lửa đỏ, phần lớn những trường hợp nhịp tim nhanh kịch phát là do can hỏa vượng hay âm hư hỏa vượng, tức nhiều cây cối đốt ắt cho ngọn lửa to. Mà bệnh của can lại khai khiếu ra mắt. Nên khi nhịp tim nhanh căn cơ sâu xa từ can nên ta
  2. làm liệu pháp áp nhãn cầu coi như đã rút được bớt củi trong bếp ra, đồng thời lại đổ thêm nước lạnh, tức thì lửa sẽ dịu và lui dần. Sau khi nhịp tim ổn định Sau khi nhịp tim đã ổn định, bệnh nhân nằm thả lỏng người đầu bằng ngực, chân gác cao hơn ngực, nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lồng ngực theo chiều kim đồng hồ, sau đó vuốt lồng ngực từ trên xuống dưới và ngược lại. Tiếp theo, đồng thời tay phải bấm huyệt nội quan trái, tay trái bấm huyệt hạ quan trái và ngược lại, kế tiếp bấm huyệt lệ đoài trái (theo nguyên lý con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con – huyệt này dùng kim vô khuẩn chích nặn ra 2 – 3 giọt máu thì hiệu quả sẽ cao hơn) mỗi huyệt trong vòng 5 – 7 phút để củng cố nhịp và tăng cường ôxy cho tim. Sau đó lần lượt bấm các huyệt: mục phi, nhân nghinh, thần môn từ 3 – 5 phút để giúp củng cố hơn nữa và điều hòa nhịp tim lâu dài. Nếu bệnh nhân nặng tức kèm theo đau chói ngực, bấm thêm khích môn, đản trung. Vị trí các huyệt cần tác động
  3. Nội quan: trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn. Mục phi: huyệt nằm ở trán, từ chân tóc trán đo vào 2 thốn, từ đồng tử mắt gióng lên. Nhân nghinh: nơi gặp nhau của bờ trước cơ ức – đòn chũm và đường ngang qua chỗ lồi nhất của yết hầu, sờ ở cổ có động mạch cảnh đập. Hạ quan: khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má, nơi góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới. Thần môn: ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ. Lệ đoài: ở phía ngoài góc ngoài móng chân ngón thứ 2, cách chân móng 0,1 thốn, trên đường tiếp giáp da gan chân – mu chân. Khích môn: trên khớp cổ tay 5 thốn, giữa 2 khe cơ gan tay lớn và bé. Đản trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà). Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần kiên trì thực hiện hằng ngày với thao tác nhẹ nhàng khoan thai, lực bấm thấm sâu từ nhẹ tới mạnh và ngược lại, không bấm qua quýt cho xong lượt. Tập hít thở sâu phình bụng ở thì hít vào để đem dưỡng khí nuôi dưỡng tim và tế bào. Hóp bụng ở thì thở ra để tống uế khí ra ngoài. Hạn chế tối đa ăn mặn và các đồ cay nóng có tính chất kích thích. Nên ăn các thức ăn bổ âm, êm dịu thần kinh như ngao, sò, ốc, trai (cháo trai), hến (canh hến lá dâu), canh lá lạc tiên, canh rau vông nem. Giữ
  4. tinh thần lạc quan tránh sang chấn tinh thần. Luôn luôn giữ ấm bụng vì bụng có ấm thì tim mới khỏe. Chú ý, chỉ nên áp dụng cho bệnh nhân đã qua cơn cấp tính và trong thời gian chờ can thiệp chuyên môn, không áp dụng cho bệnh nhân cấp cứu và có chỉ định ngoại khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2