intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Bí kíp" trở thành nhà quản lý mẫu mực

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

90
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trở thành một nhà quản lý mẫu mực, đòi hỏi bạn không chỉ có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp mà còn cả khả năng quản lý tốt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý. “Cập nhật” kỹ năng quản lý Một nhà quản lý giỏi phải luôn biết cách học hỏi và đúc rút kinh nghiệm quản lý trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thực chất công tác quản lý là một lĩnh vực rộng lớn và do nhiều nhân tố chi phối,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Bí kíp" trở thành nhà quản lý mẫu mực

  1. "Bí kíp" trở thành nhà quản lý mẫu mực Để trở thành một nhà quản lý mẫu mực, đòi hỏi bạn không chỉ có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp mà còn cả khả năng quản lý tốt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý. “Cập nhật” kỹ năng quản lý Một nhà quản lý giỏi phải luôn biết cách học hỏi và đúc rút kinh nghiệm quản lý trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thực chất công tác quản lý là một lĩnh vực rộng lớn và do nhiều nhân tố chi phối, vì thế cần luôn trau dồi khả năng này bằng những tình huống trong thực tế cũng như tham khảo kinh nghiệm của những nhà quản lý mẫu mực đi trước. Đừng bao giờ cho rằng mình là người am hiểu, tinh thông mọi vấn đề và như thế là đủ. Ngược lại có những người đã làm công tác quản lý lâu năm vẫn có thể mắc phải những sai lầm không đáng có. Do vậy, một nhà quản lý chuyên nghiệp phải sẵn sàng biết lắng nghe, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho lĩnh vực quản lý của mình. Đây sẽ là cách hữu hiệu để giúp bạn kiểm soát tình hình công việc tốt hơn. Luôn biết cách khích lệ cấp d ưới Việc khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên cấp dưới rất quan trọng vì có những tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của họ. Lời khuyên dành cho bạn là trong công việc, bạn nên biết cách động viên tinh thần nhân viên, làm sao cho họ thấy công việc của họ đang làm thật thú vị, thoải mái. Bạn có thể dành tặng họ những lời khen ngợi, những phần thưởng xứng đáng với những gì họ đã cố gắng và đạt được. Cũng đừng quên gắn liền công việc, nhiệm vụ bạn giao cho nhân viên cấp dưới phù hợp với lĩnh vực và thế mạnh của họ. Bằng cách này bạn sẽ
  2. khiến nhân viên cấp dưới “tâm phục khẩu phục” bạn và hết mình cống hiến cho công việc. Ngược lại nếu bạn gây áp lực cho nhân viên, tạo cho họ bầu không khí buồn tẻ và ảm đạm, hiệu quả công việc họ làm được sẽ không như những gì bạn mong đợi. Không thù vặt Trong công việc, nhân viên của bạn có thể mắc sai lầm nhỏ hoặc lớn, đó là điều khó tránh. Tuy nhiên, sau khi đã có biện pháp “xử lý” nhân viên của mình, bạn không bao giờ lấy việc đó ra làm trò đùa và càng tối kỵ nếu bạn thường xuyên lấy sai lầm ấy ra làm ví dụ cho những nhân viên khác. Tốt nhất hãy để cho những chuyện đã qua “ngủ yên” trong quá khứ. Thêm vào đó, một nhà quản lý mẫu mực phải là người có lòng bao dung, độ lượng, không mang thù oán cá nhân vào trong công việc. Làm việc công tâm Trong công việc, bạn cần luôn tỏ ra là người công tâm, sáng suốt, không thiên vị. Hãy đánh giá thành tích làm việc của cấp dưới thông qua những nỗ lực của họ trong công việc, chứ không phải bằng mức độ cảm tình của bạn dành cho họ. Sẵn sàng có chính sách khen thưởng nếu họ có tiến bộ trong công việc và kỷ luật nếu họ phạm sai lầm, ngay cả khi đó l à đồng nghiệp thân thiết của bạn. Làm gương cho nhân viên Nhân viên của bạn khó có thể tôn trọng bạn nếu bạn là một vị sếp chỉ thích khoe mẽ, dùng những lời nói sáo rỗng. Để chiếm được tình cảm của nhân viên, trước hết bạn phải là người mẫu mực, chấp hành tốt những nguyên tắc trong công việc, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc sai lầm, thậm chí chịu hình thức kỷ luật nếu đó là sai lầm khó tha thứ. Đừng ôm đồm
  3. Một nhà quản lý chuẩn mực phải là người biết cách phân chia công việc một cách hài hòa, hợp lý cho nhân viên cấp dưới. Thật sai lầm khi bạn cho rằng mình càng làm nhiều việc giúp cho nhân viên cấp dưới càng khiến họ thêm yêu mến bạn. Ngược lại bạn đang tạo cho họ tính ỷ lại và thiếu trách nhiệm với công việc. Gần gũi với mọi người Trong công việc, bạn và nhân viên cấp dưới ở hai vị trí khác nhau, nhưng không có nghĩa là bạn và họ sẽ là hai thế giới khác biệt. Nếu bạn không muốn xây một “ốc đảo” cho mình thì trong công việc cũng như trong mối quan hệ với nhân viên cấp dưới, bạn cần luôn tỏ ra là người gần gũi, thân thiện với tất cả mọi người. Đây cũng là cách đơn giản để bạn có thể khám phá thêm về tính cách, quan điểm và con người những nhân viên của mình, từ đó có “chiến lược” tiếp cận, quản lý họ tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2