Phan Quang Thế và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 67 - 71<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CẮT ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN LỰC CẮT<br />
TRONG TIỆN CỨNG TRỰC GIAO THÉP 9XC BẰNG DỤNG CỤ CBN<br />
Phan Quang Thế, Nguyễn Thị Quốc Dung*, Hoàng Minh Phúc<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của vận tốc cắt và lượng chạy<br />
dao đến các thành phần lực cắt trong tiện cứng trực giao thép 9XC. Mảnh dao CBN dạng đặc với<br />
thành phần CBN cao được sử dụng trong quá trình tiện cứng phôi ống thép 9XC. Hai nhân tố vận<br />
tốc cắt và lượng chạy dao được tiến hành thí nghiệm ở hai mức yếu tố. Trong quá trình tiện cứng,<br />
các thành phần lực cắt đã được đo đạc. Phân tích phương sai kết quả thí nghiệm cho thấy cả ba yếu<br />
tố vận tốc cắt, lượng chạy dao và tương tác giữa chúng đều có ảnh hưởng đáng kể đến các giá trị<br />
của lực cắt. Trong đó, lượng chạy dao có ảnh hưởng lớn nhất và vận tốc cắt có ảnh hưởng ít hơn so<br />
với ảnh hưởng của tương tác giữa vận tốc cắt và lượng chạy dao.<br />
Từ khóa: Tiện cứng, lực cắt, dụng cụ cắt, phân tích phương sai, tiện cứng trực giao<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Với nhiều ưu thế nổi bật, tiện cứng đang là<br />
một phương pháp gia công tinh được ứng<br />
dụng ngày càng rộng rãi trong các ngành công<br />
nghiệp[1]. Có rất nhiều nghiên cứu liên quan<br />
đến quá trình tiện cứng đã được công bố.<br />
Xem xét các kết quả nghiên cứu cho thấy,<br />
thuộc tính của dụng cụ cắt và vật liệu phôi,<br />
thông số hình học của dụng cụ, điều kiện gia<br />
công và các tính chất của hệ thống công nghệ<br />
được coi như là các thông số đầu vào của quá<br />
trình tiện cứng và chúng có thể được lựa chọn<br />
khi bắt đầu gia công. Các thông số như lực<br />
cắt, nhiệt cắt, chất lượng bề mặt và tuổi thọ<br />
dụng cụ được coi như là các tiêu chuẩn về<br />
hiệu quả của quá trình hoặc là các thông số<br />
đầu ra. Việc xác định chính xác lực cắt trong<br />
quá trình gia công luôn đóng vai trò quan<br />
trọng trong nghiên cứu tối ưu hóa quá trình,<br />
thiết kế tối ưu các thông số của dụng cụ và hệ<br />
thống công nghệ. Lực cắt đặc trưng cho công<br />
suất cần thiết và là chỉ tiêu chủ yếu để thiết kế<br />
các phần tử của máy cắt kim loại, các cơ cấu<br />
kẹp và cố định dụng cụ cũng như các yêu cầu<br />
về độ cứng vững để đảm bảo loại trừ rung<br />
động trong gia công. Do lớp kim loại được cắt<br />
đi rất mỏng nên các thành phần lực đo được<br />
trong cắt kim loại thường không vượt quá vài<br />
chục đến vài trăm kilogram. Mặc dù lực<br />
tương đối nhỏ so với các quá trình gia công<br />
kim loại khác như rèn, ép…nhưng do tác<br />
dụng trên một diện tích rất bé đã khiến cho<br />
*<br />
<br />
Tel: 0915308818; Email: quocdung@tnut.edu.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
ứng suất sinh ra trong quá trình cắt kim loại<br />
thuộc loại cao nhất trong các quá trình gia<br />
công. Nhiệt độ cao và ứng suất lớn là nguyên<br />
nhân của một loạt các quá trình hóa lý phức<br />
tạp xảy ra trong quá trình cắt đồng thời diện<br />
tích tiếp xúc nhỏ là trở ngại lớn trong việc<br />
tiếp cận nghiên cứu vùng cắt. Trong quá trình<br />
tiện cứng, độ cứng cao của phôi cùng với các<br />
thông số hình học đặc trưng của dụng cụ, tốc<br />
độ cắt lớn và điều kiện gia công khô đã có<br />
ảnh hưởng lớn làm cho tác dụng của lực cắt<br />
có những thay đổi đáng kể so với quá trình<br />
tiện thông thường. Vì vậy, việc nghiên cứu<br />
tìm hiểu tác động của các nhân tố cắt đến các<br />
thành phần lực cắt là điều cần thiết. Đó còn là<br />
cơ sở để tính toán ứng suất và nhiệt cắt, các<br />
nhân tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ dụng cụ<br />
cũng như chất lượng bề mặt gia công.<br />
Trong phạm vi tìm hiểu về các hiện tượng xảy<br />
ra trong quá trình tiện cứng, một loạt các<br />
nghiên cứu đã được tiến hành cho nhiều loại<br />
vật liệu. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện thời<br />
về vấn đề này vẫn chưa cho phép khái quát<br />
hóa các kết quả đạt được và dự đoán trạng<br />
thái của các vật liệu khác. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu đối với các vật liệu này luôn phải tiếp<br />
tục[2]. Theo Nakayama và cộng sự[3], lực cắt<br />
trong gia công các vật liệu cứng không lớn<br />
hơn các vật liệu mềm mềm. Góc trượt lớn và<br />
sự hình thành phoi răng cưa do độ dẻo kém đã<br />
làm giảm lực cắt mặc dù độ bền cao của vật<br />
liệu cứng. Hơn nữa, khi gia công các thép<br />
cứng, góc trước âm của dụng cụ càng lớn thì<br />
lực dọc trục càng cao và lực cắt tiếp tuyến<br />
càng thấp. Sự biến thiên của các thành phần<br />
67<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Quang Thế và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lực cắt cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của<br />
độ cứng của vật liệu gia công. Strafford và<br />
Audy [4] đã cho thấy khi tiện cứng thép AISI<br />
4340 có độ cứng từ 29 đến 57 HRC bằng<br />
dụng cụ gốm đã có sự tăng tương ứng lực cắt<br />
từ 30-80%. Trong một công bố khác[5] đã<br />
chứng tỏ rằng tốc độ cắt càng cao, lực dọc<br />
trục và lực cắt riêng càng thấp, không phụ<br />
thuộc vào mòn dụng cụ.<br />
Ảnh hưởng của điều kiện cắt đến quá trình<br />
tiến triển của lực cắt cũng đã được mô hình<br />
trong nhiều nghiên cứu. Bằng việc tiến hành<br />
các thí nghiệm khi gia công thép AISI D2 ở<br />
độ cứng 62HRC với dụng cụ cắt CBN,<br />
Arsecularatne và cộng sự [6] đã kết luận có<br />
một mối liên hệ chặt chẽ giữa lực cắt và điều<br />
kiện cắt. Huang và Liang [7] trình bày lực cắt<br />
tổng cộng là tổng của các thành phần lực để<br />
tạo phoi và lực do mòn mặt sau. Mô hình này<br />
được đánh giá bằng thực nghiệm quá trình tiện<br />
cứng chính xác thép AISI 52100 ở độ cứng 62<br />
HRC với dụng cụ CBN. Chen [8] cũng công bố<br />
khi nghiên cứu thực nghiệm tiện cứng thép<br />
bằng dụng cụ CBN, lực hướng kính có giá trị<br />
lớn nhất trong ba thành phần lực cắt.<br />
Để cải thiện hiệu quả chung của công nghệ<br />
tiện cứng, cần thiết phải có một sự hiểu biết<br />
hoàn chỉnh về quá trình. Với mục tiêu như<br />
vậy, nghiên cứu này tập trung vào phân tích<br />
ảnh hưởng của các nhân tố điều kiện cắt cũng<br />
như ảnh hưởng của sự tương tác giữa chúng<br />
đến các thành phần lực trong tiện cứng trực<br />
giao bằng phương pháp phân tích thống kê.<br />
THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên máy tiện vạn<br />
năng Tuda (Nhật Bản). Phôi có dạng ống,<br />
chiều dài L=80mm, đường kính 100, làm từ<br />
thép hợp kim 9XC (Nga), tôi thể tích đạt độ<br />
cứng HRC 52-55 (hình1). Thành phần hóa<br />
học của vật liệu phôi cho trong bảng 1. Dụng<br />
cụ cắt dùng trong thí nghiệm là mảnh CBN<br />
đặc hình tam giác, ký hiệu TNGN110308E<br />
(SECO-Thụy Điển). Bán kính mũi dao r=0,1,<br />
chiều dày s=3,18 (hình 2). Thân dao của<br />
SECO ký hiệu CTFNR2525M11 hợp với<br />
mảnh dao để tạo thành góc trước = -60, góc<br />
sau = 60.<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
83(07): 67 - 71<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học của thép 9XC<br />
C<br />
Si<br />
P<br />
Mn<br />
Ni<br />
Cr<br />
Mo<br />
0,823 1,2351 0,0241 0,5862 0,0332 1,113 0,0192<br />
V<br />
Cu<br />
W<br />
Ti<br />
Al<br />
Fe<br />
<br />
Hình 1. Phôi và dao dùng trong thí nghiệm<br />
<br />
Các thành phần lực cắt được đo bằng thiết bị<br />
đo lực ba chiều ký hiệu PTNKĐ-ĐL (Viện<br />
Tên lửa-Việt Nam) như hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Thiết bị đo lực PTNKĐ-ĐL<br />
<br />
TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM<br />
Với mục tiêu đơn giản hóa quá trình, thí<br />
nghiệm xác định ảnh hưởng của các thông số<br />
chế độ cắt đến các thành phần lực cắt được<br />
thực hiện theo sơ đồ cắt trực giao. Sơ đồ thí<br />
nghiệm như hình 3:<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm tiện cứng trực giao<br />
<br />
Các nghiên cứu đã chứng tỏ quan hệ phụ<br />
thuộc giữa lực cắt và các thông số chế độ cắt<br />
là quan hệ hàm số mũ có dạng: F= Cvrtpsq (1)<br />
Trong trường hợp không xét đến tương tác<br />
kép giữa các biến thì C, r, p, q là các hằng số.<br />
68<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Quang Thế và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Để tuyến tính hóa, logarit hai vế, hàm biểu<br />
diễn quan hệ phụ thuộc giữa lực cắt vào chế<br />
độ cắt sẽ là: lnF=lnC+rlnv+plnt+qlns (2)<br />
Với sơ đồ cắt trực giao như hình 3, chiều sâu<br />
cắt t không thay đổi và thành phần lực hướng<br />
kính Fy sẽ được loại bỏ. Các thí nghiệm được<br />
qui hoạch theo kế hoạch bậc một hai nhân tố<br />
ở hai mức yếu tố như trong bảng 2. Ngoài 4<br />
điểm thí nghiệm cần thực hiện theo qui hoạch<br />
còn có các thí nghiệm được thực hiện song<br />
song tại tâm. Mỗi thí nghiệm được thực hiện<br />
tương ứng với chiều dài cắt L=15mm theo<br />
phương dọc trục ở chiều sâu cắt cố định là<br />
3mm. Các dữ liệu ghi được như trong hình 4<br />
cho thấy lực cắt tương đối ốn định trên suốt<br />
chiều dài cắt chứng tỏ rung động là không<br />
đáng kể. Kết quả thí nghiệm được tổng hợp<br />
trong bảng 3.<br />
<br />
Hình 5 là đồ thị ảnh hưởng của các nhân tố<br />
vận tốc cắt v, lượng chạy dao s và tương tác<br />
giữa chúng đến các thành phần lực cắt Fz và<br />
Fx trong tiện cứng trực giao. Phân tích<br />
phương sai của các thành phần lực cắt như<br />
trong bảng 4.<br />
<br />
b)<br />
<br />
a)<br />
<br />
Fz 3,719.104 v3,3903 s1,4974ln v 6,6020<br />
c)<br />
<br />
d)<br />
<br />
Bảng 2 Các thông số cắt và các mức giá trị<br />
Mức yếu tố<br />
-1<br />
+1<br />
0<br />
<br />
Vận tốc cắt<br />
v (m/p)<br />
75<br />
245<br />
160<br />
<br />
Lượng chạy dao<br />
s (mm/v)<br />
0.09<br />
0.12<br />
0.105<br />
<br />
83(07): 67 - 71<br />
<br />
e)<br />
<br />
f)<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của các nhân tố v và s và<br />
tương tác giữa chúng đến các thành phần lực cắt<br />
trong tiện cứng trực giao<br />
Bảng 4. Phân tích phương sai của các thành phần<br />
lực cắt trong tiện cứng trực giao<br />
<br />
Hình 4. Biến thiên của các thành phần lực cắt ở a)<br />
n=330vg/ph; s=0,12 mm/vg; b) n=770vg/ph;<br />
s=0,12mm/vg;<br />
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm xác định các thành<br />
phần lực cắt<br />
Thí<br />
nghiệm<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nhân tố<br />
v<br />
s<br />
(m/p)<br />
(mm/vg)<br />
75<br />
0,09<br />
245<br />
0,09<br />
75<br />
0,12<br />
245<br />
0,12<br />
160<br />
0,105<br />
160<br />
0,105<br />
160<br />
0,105<br />
<br />
Lực cắt<br />
Fz (N)<br />
<br />
Fx(N)<br />
<br />
1199.41<br />
894.85<br />
1153.09<br />
1432.56<br />
1362.48<br />
1287.28<br />
1311.52<br />
<br />
297.35<br />
267.09<br />
337.03<br />
417.85<br />
351.48<br />
376.02<br />
361.33<br />
<br />
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Mô hình phân tích hồi qui xác định giá trị lực<br />
cắt trong hệ tọa độ logarit sau khi loại trừ các<br />
hệ số không có nghĩa có dạng như sau:<br />
Lực Fz: $y 7, 0509 0,1078 x2 0,1275 x1 x2<br />
(3)<br />
$<br />
Lực Fx: y 5, 7844 0,1078 x2 0, 0806 x1 x2 (4)<br />
Mô hình hoàn toàn tương hợp với hệ thống<br />
thực nghiệm khi thỏa mãn tiêu chuẩn Fisher:<br />
F