intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của lạm phát đối với doanh nghiệp và giải pháp kiềm chế lạm phát

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu trình bày các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số để làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của lạm phát đối với doanh nghiệp và giải pháp kiềm chế lạm phát

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Phạm Phước An, Huỳnh Thị Thanh Ngân, Nguyễn Dương Nhân, Lý Thanh Tuyền Khoa Tài Chính – Thương Mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bảo TÓM TẮT Lạm phát là một vấn đề bất cập trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đồng thời, lạm phát cũng là mối quan tâm thường xuyên của những nhà làm chính sách do những tác động to lớn đến nền kinh tế, mất cân bằng xã hội và khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng trong quá tình phát triển kinh tế, các quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát, nhưng không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát một con số để làm động lực để kích thích nền kinh tế phát triển. Từ khóa: Lạm phát, doanh nghiệp, giải pháp, tác động, biện pháp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung, nghĩa này được hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế quốc gia. Lạm phát còn được hiểu theo một nghĩa khác là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ, nghĩa này được hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm. Khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Vậy lạm phát xảy ra khi nào? Và diễn biến của nó ra sao? Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát và các phạm trù liên quan đến lạm phát đối với các doanh nghiệp và đặc biệt là lý luận về các giải pháp giảm thiểu lạm phát để ổn định và phát triển nền kinh tế. 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Phân loại lạm phát Lạm phát vừa phải (lạm phát bình thường): Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%. Trong điều kiện lạm phát một con số, nền kinh tế hoạt động bình thường. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời 1056
  2. sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Lạm phát cao (lạm phát phi mã): Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hóa. Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Siêu lạm phát: Xảy ra khi đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra. 2.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát, trong đó thì lạm phát do cầu kéo hay lạm phát do chi phí đẩy là 2 nguyên nhân chính: Lạm phát do cầu kéo: Khi mà nhu cầu của thị trường về một loại mặt hàng nào đó tăng lên một cách chóng mặt, sẽ kéo theo sự tăng lên về giá thành của mặt hàng đó. Khi đó giá thành của sản phẩm cũng tăng lên, dẫn đến việc tăng giá của hầu hết các sản phẩm trên thị trường. Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu của đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm của nhân viên, thuê công ty… Khi mà giá cả của một hay nhiều yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất cũng sẽ tăng lên nhằm thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp, khi đó mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng lên. Lạm phát do cơ cấu: Hầu hết các ngành kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tăng số lượng nhân viên lên, nhưng nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì doanh nghiệp buộc phải tăng số tiền công của lao động lên và từ đó giá thành của sản phẩm cũng tăng theo để đảm bảo mức lợi nhuận cũng như làm phát sinh việc lạm phát kinh tế. Lạm phát do nhu cầu thay đ i: Nếu như nhu cầu của thị trường giảm tiêu thụ một loại mặt hàng nào đó và sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ của một loại mặt hàng khác. Nhưng nếu như thị trường có một đơn vị cung cấp đặc quyền về sản phẩm được tiêu thụ cao, mà họ cứng ngắt không giảm giá thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá, nhưng mặt hàng có lượng nhu cầu tăng giá thì sẽ dẫn đến mức tăng mức giá chung, khi đó vấn đề về lạm phát sẽ phát sinh. Lạm phát do xuất khẩu: Khi mà sản xuất tăng thì sẽ dẫn đến tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó các sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến cho lượng hàng cung trong thị trường 1057
  3. giảm, khiến cho tổng cung trong nước cũng thấp hơn tổng cầu, điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng thị trường cung-cầu, khi đó sẽ dẫn đến lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu: Khi mà giá thành nhập khẩu của sản phẩm đó tăng thì giá bán trong nước cũng tăng lên. Và khi mức giá chung bị giá thành nhập khẩu đội lên cũng sẽ dẫn đến lạm phát. Lạm phát do tiền tệ: Nếu lượng tiền trong nước lưu hành tăng, như ngân hàng trung ương mua ngoại tệ để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi bị mất giá so với ngoại tệ hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo các yêu cầu của Nhà nước ban hành sẽ làm lượng tiền trong lưu thông tăng lên. 2.3 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thì vấn đề lạm phát vẫn diễn ra nhưng được kiềm chế hơn: Năm 2016 Được coi là năm thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng nhờ lạm phát thấp nên Nhà nước vẫn có dư địa điều chỉnh giá của một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường. Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so vưới mức 1,69% của năm 2015. Một thước đo khác là lạm phát GDP cũng chỉ ở mức 1,1%(cao hơn so với mức -0,2% trong năm 2015), bởi năm 2016 trong khi GDP thực tăng 6,2%, thì GDP danh nghĩa cũng chỉ tăng 7,3% (từ 4192 nghìn tỷ đồng lên 4502 nghìn tỷ đồng). Năm 2017 CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra năm 2017. Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41% thấp hơn so với mức kế hoạch từ 1,6%-1,8% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định. CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016 dưới mục tiêu quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%. Giá các mặt hàng y tế tăng 37,3% so với cuối năm 2016, chỉ số nhóm giáo dục trong năm 2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016 và bình quân cả năm tăng 9,1% so với bình quân năm 2016. Năm 2018 CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12/2017. Như vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới mức 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2018. 1058
  4. Lạm phát cơ bản năm 2018 tăng 1,48% so với năm 2017. Dịch vụ y tế tăng 13,86% làm cho CPI năm 2018 tăng 0,54% so với cùng kỳ năm trước. Giáo dục tăng 7,06% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm cho CPI tăng 0,36%. Lương thực thực phẩm tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,17% do giá gạo tăng cao trong dịp Tết. Năm 2019 Tính đến tháng 11/2019, lạm phát đã lên mức 2,2% (so với cùng kỳ năm trước), là mức cao nhất kể từ tháng 5/2015. Tính chung, 9 tháng đầu năm 2019, giá nguyên liệu dùng trong sản xuất tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 4,6% của năm 2018. Trong đó, giá nguyên vật liệu cho nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,1%). Trong khi đó giá sản xuất dịch vụ tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2019, cao hơn mức tăng 2,95% của cùng kỳ năm 2018. Điều này cho thấy, vai trò của giảm giá hàng hóa thế giới đối với việc ổn định giá đầu vào sản xuất trong năm 2019. Trong tháng 11, mặc dù giá thực phẩm tăng đột biến do nguồn cung cấp giá thịt lợn thiếu hụt tạm thời. 2.4 Tác động của lạm phát Đối với nền kinh tế Tiêu cực: Lãi suất: Lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa, nó có khả năng gây ra tình trạng suy thoái nền kinh tế, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tác động đầu tiên của lạm phát là lãi suất danh nghĩa tăng lên để lãi suất thực ổn định nhưng cũng khiến suy thoái nền kinh tế bắt đầu phát triển. Thu nhập thực tế của người lao động: Khi xuất hiện lạm phát, thu nhập danh nghĩa của người lao động không đổi, tuy nhiên thu nhập thực tế lại giảm. Bởi lẽ thu nhập ròng của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa của chữ tỷ lệ lạm phát bị giảm. Đó không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thu nhập không bình đẳng: Giá trị đồng tiền giảm khi lạm phát tăng khiến lãi suất tăng lên, người lao động sẽ có lợi trong việc vay trả vốn góp. Những tình trạng này lại khiến tình trạng vơ vét hàng hóa và chờ đầu cơ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường. Tình trạng những người dân nghèo không có đủ hàng hóa để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày càng phổ biến, người giàu lại càng giàu có hơn làm rối loạn nền kinh tế, tạo ra thu nhập không bình đẳng. Nợ quốc gia: Các quốc gia đang phát triển sẽ có những khoản nợ nước ngoài, khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá tăng, đồng tiền trong nước mất giá hơn so với nước ngoài. Chính phủ được lợi từ nguồn tiền trong nước nhưng lại thiệt hại so với ngoại tệ làm tình trạng nợ quốc gia ngày một trầm trọng hơn. 1059
  5. Tích cực: Mặc dù lạm phát đem đến khá nhiều tiêu cực cho đời sống sinh hoạt cũng như nền kinh tế, chính trị của một quốc gia, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều lợi ích như. Khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định từ 2-5% thì tốc độ phát triển của đất nước được ổn định. Cụ thể là: – Tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn. – Chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào nội tệ. Việc một đất nước duy trì lạm phát ở mức ổn định là rất khó, đặc biệt là những quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Lạm phát ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp. Hầu hết các nhà đầu tư nghĩ về lạm phát khi giá tăng. Đó là biểu hiện của việc giá trị đồng tiền đi xuống. Để đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư, hãy tự hỏi liệu doanh nghiệp có thể đảm bảo tiền mặt của mình theo các điều khoản thực tế hay không. Nói cách khác, để tránh các hiệu ứng phá hủy giá trị của lạm phát, các khoản tiền mặt phải tăng với tốc độ tương tự lạm phát. Mối đe dọa lớn nhất đối với giá trị của một doanh nghiệp xuất phát từ việc doanh nghiệp không có khả năng tăng giá cho sản phẩm mà không mất khối lượng bán hàng. Nếu một doanh nghiệp không thể tăng giá để bù đắp các tác động của lạm phát, doanh nghiệp sẽ không duy trì được tiền mặt của mình theo giá trị thực. Một doanh nghiệp có thể bù đắp các tác động tiêu cực từ hành động nếu nó - Có khả năng vượt qua sự nhạy cảm về giá của khách hàng khi tăng giá bán, có khả năng giảm chi phí, có yêu cầu chi phí vốn thấp và mức nợ tối thiểu ở bảng cân đối kế toán. Khả năng vượt qua được sự nhạy cảm về giá của khách hàng: Điều này cho phép doanh nghiệp bù đắp những ảnh hưởng của lạm phát vì doanh nghiệp có thể gia tăng chi phí. Nếu doanh nghiệp có thể duy trì khối lượng bán hàng, doanh thu và lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Khả năng giảm chi phí: Nếu một doanh nghiệp có thể giảm cơ cấu chi phí, nó có thể bù đắp chi phí nhân công và vật liệu tăng lên trong một giai đoạn đầu tiên. Một doanh nghiệp có cơ cấu chi phí cao hoặc cơ cấu cần tái đầu tư vốn vào tài sản của mình sẽ có thời gian giảm chi phí để bù đắp các tác động tiêu cực của lạm phát. Nợ dài hạn: Quan điểm chung là các doanh nghiệp có nhiều khoản nợ phải trả từ các giai đoạn đầu tiên khi giá trị của khoản nợ giảm. Điều này đúng nếu doanh nghiệp không phải trả nợ trong thời gian tới, bởi vì lạm phát khiến cho khoản vay trở nên đắt đỏ. Trên thực tế, người cho vay tránh thực hiện các hợp đồng dài hạn và đòi hỏi khắt khe hơn đối với các giao ước trong thời kỹ đầu. Do đó, các doanh nghiệp có kỳ hạn nợ dài hạn hạn chế trên bảng cân đối kế toán, họ sẽ ở vị trí tốt hơn vì họ có thể tránh được cả chi phí lãi vay tăng và các giao ước cho vay khắt khe hơn. Rủi ro lạm phát: Có nhiều loại rủi ro liên quan khác nhau, chẳng hạn như: tăng chi phí (bao gồm cả tiền lương) và lãi suất tăng, và bạn cần phát triển cách hiểu từng rủi ro trong này sẽ ảnh hưởng đến từng khoản đầu tư của bạn. Điều này sẽ chuẩn bị cho bạn kỹ năng đưa ra quyết định đầu tư trong một môi trường độc lập. 1060
  6. 2.5 Biện pháp chống lạm phát Để chống lạm phát trong thời gian tới, Nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Ngoài ra, còn cần phải tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước về giá. Đồng thời, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền. Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp cần tập trung phát triển sản xuất các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ để đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ và giảm nhập siêu và triệt để tiết kiệm trong sản xuất tiêu dùng. 2.6 Dự báo về lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới Theo nhiều chuyên gia kinh tế, lạm phát năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường hơn, bởi việc tăng sôi của giá thịt lợn và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong năm. Theo báo cáo đánh giá mùa dịch Covid-19 vừa qua “ngòi nổ” thịt lợn – gia tăng khoảng 5,5% so với năm 2019. Bình quân quý 1 năm 2020, giá lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2019. Góp 2,4% trong mức lạm phát 5,6% của quý 1 năm 2020. Giá thịt lợn tăng đã kéo theo việc tăng giá của hàng loạt hàng hóa dịch vụ khác như thịt gà, thịt bò, cá, trứng,…với mức tăng từ 5%-10%. Theo ông Vũ Vinh Phú, đây là tăng giá dây chuyền không có lợi cho công tác bình ổn giá của Nhà nước và biến động không có lợi của chỉ số CPI năm 2020 nếu không được khắc phục một cách cơ bản. Theo ông Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, nếu giá thịt lợn giảm mạnh ngay trong tháng Tết nhờ dịch tả lợn châu Phi kết thúc sớm, người nông dân tái đàn thành công, đồng thời Chính phủ bình ổn giá thịt lợn thông qua biện pháp nhập khẩu,… lạm phát trung bình năm 2020 có thể chỉ ở mức 3%. Trong trường hợp giá thịt lợn vẫn giữ ở mức cao như hiện nay, lạm phát trung bình cả năm 2020 có thể xoay quanh mức 3,5%. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đức Độ, kiềm chế lạm phát dưới 4% là tương đối khó khăn, nhất là nếu xu hướng tăng của lạm phát cơ bản vẫn tiếp tục tăng trong những tháng tới, đồng thời CPI dự báo sẽ tăng trung bình khoảng 3,5% trong năm 2020. 2.7 Giải pháp can thiệp nhằm kiềm chế lạm chế trong thời gian tới Giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là cần thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra cần đề xuất với chính phủ thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng để kích thích nền kinh tế phát triển tránh xu hướng giảm phát trong thời gian tới. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính công khai minh bạch của chi tiêu công, tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công và tư. Cần phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường. Chính phủ nên thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân, thu hồi tiền mặt. Cần đẩy mạnh phong trào sản xuất cung cấp sản 1061
  7. phẩm dịch vụ cho xã hội, hạn chế những tệ nạn xã hội, giải quyết các vấn đề thuộc an sinh xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách trong xã hội. 3 KẾT LUẬN Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa hội nhập kinh tế như nước ta. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua và vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Nhiệm vụ nghiên cứu những lý luận cũng như những trải nghiệm về lạm phát ở nước ta đặt cho chúng ta những trách nhiệm nặng nề, những dự báo về tình hình, những giải pháp can thiệp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài là những gợi ý mở cho tôi và các bạn những nghiên cứu để xây dựng, đóng góp những chính sách cho đất nước. TÀI LIỆU KHAM KHẢO [1] Website: tapchitaichinh.vn, tuoitre.com, tapchicongthuong.vn [2] Tạp chí kế toán kiểm toán. [3] Giáo trình bài giảng của giáo viên khoa Tài chính-Thương mại Trường Đại học công nghệ TPHCM. 1062
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2