BÀI 4<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH<br />
<br />
VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG<br />
<br />
PGS.TS. Phan Thế Công<br />
<br />
Giảng viên Trường Đại học Thương mại<br />
<br />
V1.0018111220<br />
<br />
1<br />
<br />
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG<br />
Một sinh viên khối khoa học kỹ thuật (Minh) và một sinh viên khối khoa học xã hội (Lan) tranh luận với nhau về<br />
phương pháp nghiên cứu khoa học, cả hai sinh viên này đều học năm thứ 2 và vừa kết thúc bài giảng đầu tiên của<br />
môn nghiên cứu khoa học tại Khoa của mình. Tình cờ, một sinh viên năm thứ 3 (Tiến) nghe được đoạn hội thoại này<br />
và cùng tham gia.<br />
<br />
• Minh: Theo tớ, nghiên cứu khoa học chỉ tin cậy khi có số liệu bằng con số chứng minh được kết quả. Chính Fred<br />
Kerlinger đã nói "Chẳng có gì là định tính ở đây cả, chỉ có thể là 1 hay 0". Những báo cáo nghiên cứu ngành tớ<br />
theo học chỉ thể hiện bằng con số và chỉ những con số mới giúp tớ biết được thí nghiệm có thành công không.<br />
<br />
• Lan: Cậu nói vậy là sai rồi. Donald Campbell lại cho rằng "Mọi nghiên cứu đều phải dựa trên cơ sở định lượng".<br />
Ngành học của tớ thì lại không thể nào thể hiện được bằng con số được.<br />
<br />
• Tiến: Xin lỗi hai em vì đã làm phiền nhưng anh tình cờ nghe được tranh luận của hai em nên muốn đóng góp ý<br />
kiến được không. Anh đoán là các em đang tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Các em yên tâm là<br />
sẽ không phải tranh luận gì nhiều khi học tới Bài 4 vì qua bài học đó các em sẽ thấy những điều cả hai em nói<br />
đều có lý của nó.<br />
Vậy phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng khác nhau như thế nào?<br />
Khi nào dùng các phương pháp này?<br />
V1.0018111220<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC TIÊU BÀI HỌC<br />
<br />
• Phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.<br />
• Vận dụng/sử dụng được phương pháp nghiên cứu hợp lý cho từng loại đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
V1.0018111220<br />
<br />
3<br />
<br />
CẤU TRÚC NỘI DUNG<br />
<br />
V1.0018111220<br />
<br />
4.1<br />
<br />
Phân loại thông tin và các phương pháp thu<br />
thập thông tin nghiên cứu<br />
<br />
4.2<br />
<br />
Phương pháp thu thập thông tin định tính<br />
<br />
4.3<br />
<br />
Phương pháp thu thập thông tin định lượng<br />
<br />
4<br />
<br />
4.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU<br />
<br />
• Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện<br />
tượng kinh tế xã hội.<br />
<br />
• Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.<br />
• Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp<br />
với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả<br />
cao nhất của giai đoạn quan trọng này.<br />
<br />
4.1.1. Phân loại thông<br />
tin nghiên cứu<br />
<br />
V1.0018111220<br />
<br />
4.1.2. Các phương<br />
pháp thu thập thông<br />
tin nghiên cứu<br />
<br />
5<br />
<br />