intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Trường ĐH Thương Mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:80

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 4: Nghiên cứu định lượng, cung cấp những kiến thức như Tổng quan về nghiên cứu định lượng; Dữ liệu nghiên cứu định lượng; Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng; Đo lường và thu thập dữ liệu định lượng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Trường ĐH Thương Mại

  1. Chương IV NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Trường đại học Thương Mại Bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học Tháng 3 năm 2018
  2. Giới thiệu Chương này trình bày cách tiến hành một nghiên cứu dựa trên phương pháp định lượng.
  3. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng Dựa vào sự khác biệt trong cách thức thu thập và phân tích dữ liệu, có thể phân chia thành 3 phương pháp nghiên cứu: • Nghiên cứu định tính (qualitative research) • Nghiên cứu định lượng (quantitative research) • Nghiên cứu phối hợp (mixed research)
  4. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng 4.1.1 Khái niêm về nghiên cứu định lượng Theo Burns & Grove (1987) phương pháp định lượng là "một qui trình nghiên cứu chính thức, khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được sử dụng để thu thập thông tin về thế giới" và "đó là một phương pháp được sử dụng để mô tả và kiểm định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả". Về mặt thực hành, nghiên cứu định lượng đề cập chính tới phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi, nghiên cứu định tính đề cập tới phương pháp phỏ
  5. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng 4.1.1 Khái niệm về nghiên cứu định lượng: Đặc trưng của nghiên cứu định lượng là gắn với thu thập và xử lý số liệu dưới dạng số, dựa trên cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm. Các mô hình toán và công cụ thống kê sẽ được dùng trong việc mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng.
  6. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng Tiến trình nghiên cứu định lượng gồm các công việc: • Xác định tổng thể nghiên cứu • Xác định mẫu điều tra • Thiết kế bảng câu hỏi • Điều tra và thu thập bảng hỏi • Phân tích dữ liệu • Trình bày kết quả nghiên cứu • Đưa ra các diễn giải và bàn luận kết quả nghiên cứu.
  7. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng phù hợp trong các trường hợp vấn đề nghiên cứu: • Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó • Xác định tác động của việc can thiệp bằng chính sách kinh tế vào thực tế để giả quyết một vấn đề nào đó • Phân tích, dự báo sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng theo những điều kiện cho trước • Kiểm định một lý thuyết khoa học.
  8. 4.1. Tổng quan về nghiên cứu định lượng 4.1.2. Các phương pháp nghiên cứu định lượng Theo Nguyễn Đình Thọ, nghiên cứu định lượng bao gồm hai phương pháp chính: • Phương pháp khảo sát (survey method) • Phương pháp thử nghiệm (experimentation) Tuy nhiên, cách phân loại này có thể gây tranh cãi vì không sử dụng cùng một tiêu chí phân loại. Cách phân loại phổ biến hơn là phân biệt giữa phương pháp khảo sát và thăm dò (sondage).
  9. 4.1.3. Quy trình nghiên cứu định lượng Quy trình nghiên cứu định lượng
  10. 4.1.3. Quy trình nghiên cứu định lượng (1) Câu hỏi nghiên cứu Nhà khoa học thường phải bắt đầu với việc xác định vấn đề và mục đích nghiên cứu được cụ thể hóa thành một hoặc một vài câu  hỏi  nghiên  cứu  (research  question). Vấn đề và câu hỏi nghiên cứu đáng để nghiên cứu khi nó chưa được các nhà khoa học trước đó giải quyết và có ý nghĩa thực tiễn. (2) Tổng quan nghiên cứu Đã trình bày tại chương 2 mục 2.2
  11. 4.1.3. Quy trình nghiên cứu định lượng (3) Phương pháp nghiên cứu  • Thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với phù hợp với câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. • Lựa chọn thang đo và thiết kế bảng câu hỏi • Xác lập cách thức chọn mẫu và điều tra • Lựa chọn công cụ thống kê phù hợp để phân tích số liệu. Việc trình bày rõ phương pháp nghiên cứu rất quan trọng vì người đọc chỉ tin kết quả nghiên cứu khi nhà khoa học sử dụng phương pháp đúng, phù hợp và được lý giải cụ thể.
  12. 4.1.3. Quy trình nghiên cứu định lượng (4) Kết quả nghiên cứu • Trình bày kết quả phân tích dữ liệu • Diễn giải kết quả theo ngôn ngữ thống kê và ngôn ngữ nghiên cứu (5) Trao đổi, bàn luận Tổng kết lại • Từ đó đưa ra các khKết quả nào là khẳng định lại từ trong lý thuyết • Kết quả nào là đóng góp mới
  13. 4.2. Dữ liệu nghiên cứu định lượng Theo Mark Saunders, dựa vào cách thức thu thập dữ liệu, có thể chia thành 2 nguồn dữ liệu chính: dữ liệu sơ cấp (primary data) và dữ liệu thứ cấp (secondary data). 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp Loại dữ liệu này được hiểu là dữ liệu có sẵn, đã được người khác thu thập cho mục tiêu nghiên cứu của họ. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô chưa qua xử lý hoặc dữ liệu đã xử lý.
  14. 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp Các loại dữ liệu thứ cấp Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, các nhà nghiên cứu thường tiếp cận các dạng dữ liệu thứ cấp được trình bày trong hình sau:
  15. Các loại dữ liệu thứ cấp Tài liệu • Văn bản: Ví dụ các báo cáo của các tổ chức, doanh nghiệp; các tài liệu về CSDL nhân viên, các tài liệu mô tả kỹ thuật, hợp đồng kinh doanh, bài báo ….. • Phi văn bản: Ví dụ video, hình ảnh, bản ghi âm phỏng vấn….
  16. Các loại dữ liệu thứ cấp Dữ liệu đa nguồn Bao gồm các báo cáo nghiên cứu, thống kê số liệu theo khu vực (vùng lãnh thổ, quốc gia, nhóm quốc gia, khu vực mậu dịch tự do …) hoặc theo chuỗi thời gian (Báo cáo thống kê hàng năm của chính phủ, bộ, ngành … Dữ liệu điều tra khảo sát • Từ các cuộc tổng điều tra (dân số, lao động, thu nhập… • Dữ liệu điều tra định kỳ hoặc liên tục (chi tiêu hộ gia đình, xu hướng thị trường lao động…
  17. Các loại dữ liệu thứ cấp Dữ liệu điều tra khảo sát • Điều tra theo chuyên đề (điều tra của chính phủ hoặc cơ quan thống kê về lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản, nông sản an toàn; điều tra của tổ chức quốc tế về thực trạng an toàn lao động … Chú ý Có những dữ liệu được cung cấp miễn phí hoàn toàn hoặc miễn phí có điều kiện kèm theo hoặc miễn phí một phần hoặc phải trả phí toàn bộ.
  18. a. Kênh tìm kiếm dữ liệu thứ cấp • Thường các nhà khoa học sẽ tìm trong các cuốn sách, tài liệu chuyên khảo, bài báo khoa học liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Trong các công trình khoa học đó, họ tiếp tục có thể dựa vào các dữ liệu đã được công bố, được trích nguồn, các danh mục tài liệu đã được tham khảo để có định hướng các nguồn dữ liệu cho bản thân. • Ngoài ra, do có nhiều dữ liệu thứ cấp không dễ dàng truy cập, sinh viên có thể tìm tới các ấn phẩm của bên thứ ba về các doanh nghiệp, như các báo cáo phân tích, các kho dữ liệu
  19. a. Kênh tìm kiếm dữ liệu thứ cấp • Một kênh thông tin được sử dụng nhiều nhất hiện nay, chính là Internet. Tuy nhiên, lượng thông tin trên kênh này lại rất nhiều và không được sắp xếp một cách khoa học, vì thế sinh viên cần lựa chọn những kênh thông tin chính thống (như cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế … và thực hiện lựa chọn từ khóa phù hợp để phân loại thông tin ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp SV tránh tình trạng phải xử lý lượng thông tin quá lớn và không tập trung.
  20. b. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp Ưu điểm • Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu, lại không cần bận tâm đến vấn đề đo lường các khái niệm nghiên cứu. • Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp đảm bảo sự kín đáo trong nghiên cứu. Dữ liệu có tính đối chiếu, so sánh, không phụ thuộc vào tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp. • Sử dụng dữ liệu thứ cấp giúp việc thực hiện các nghiên cứu dài hạn (longitudinal studies) có so sánh đối chiếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2