• CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT<br />
• I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT<br />
<br />
• Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng<br />
cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia<br />
vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ<br />
thể động vật.<br />
• Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật không<br />
xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò<br />
sát v.v...<br />
• - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của<br />
nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều<br />
hoà nhiệt.<br />
• Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ<br />
của môi trường.<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
Nhưng cũng tuỳ theo sự phát triển của hệ thần kinh<br />
mà khả năng điều hoà nhiệt trở nên phức tạp, tinh vi<br />
hơn, khả năng này ở người hoàn chỉnh và đầy đủ<br />
nhất<br />
ĐV máu nóng duy trì thân nhiệt nhờ hai quá trình:<br />
sản nhiệt (điều hoà hoá học) và thải nhiệt (điều hoà<br />
vật lý). Hai quá trình này hoạt động đối lập nhau<br />
nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn<br />
nhau, cân bằng nhau. Rối loạn sự cân bằng này thì<br />
thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo.<br />
Thân nhiệt của mỗi loài động vật là một hằng số riêng:<br />
- Ngựa 37,5 – 38,5 0C; Bò 37,5 – 39,5 0C;<br />
- Trâu 38,0 – 38,50C; Nghé 38,5 – 39,0 0C;<br />
- Lợn 39,0 – 39,50C; chó 37,5 – 39,0 0C; Thỏ 38,5 –<br />
39,50C<br />
- Gà 40,5 - 42,00C; Vịt 41,0 – 43,0 0C<br />
<br />
• 1.1. Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học)<br />
• Quá trình sản nhiệt là quá trình điều hoà hoá học do<br />
chuyển hoá các chất tạo nên.<br />
• Khi nhiệt độ của môi trường giảm thì sản nhiệt tăng,<br />
khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm.<br />
• Nguồn gốc sản nhiệt chủ yếu là do chuyển hoá, do<br />
vận động co cơ rồi đến những hoạt động có chu kỳ<br />
của đường tiêu hoá. Nhờ có quá trình điều hoà sản<br />
nhiệt mà mức độ chuyển hoá tại tế bào và mô được<br />
tiến hành phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể<br />
và nhiệt độ của môi trường.<br />
• L. G. P. khi bị oxy hoá sẽ sản sinh ra nhiệt lượng;<br />
1gL. - 9,3Kcal, 1gP - 4,1 Kcal, 1g G - 4,1 Kcal.<br />
• Nhiệt lượng sinh ra được sử dụng trong hoạt động<br />
sống của cơ thể và một phần nhiệt lượng đó được sử<br />
dụng để duy trì thân nhiệt.<br />
<br />
• 1.2. Quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý)<br />
• Quá trình thải nhiệt là quá trình mất nhiệt của cơ thể<br />
ra môi trường bên ngoài.<br />
• Truyền nhiệt: là sự mất nhiệt của cơ thể bởi các vật<br />
có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể như<br />
không khí, thức ăn...<br />
• Khuếch tán nhiệt còn gọi là toả nhiệt, là khả năng<br />
mất nhiệt cho các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơn (hoặc<br />
thu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn).<br />
• Mất nhiệt do truyền nhiệt và khuếch tán nhiệt phụ<br />
thuộc vào nhiệt độ của môi trường và chiếm 65% tổng<br />
số nhiệt lượng thải ra hàng ngày của cơ thể (ở gia súc<br />
có lông dày, mỡ dày thải nhiệt ít hơn.<br />
<br />
• Bốc nhiệt là mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và<br />
niêm mạc đường hô hấp.<br />
• Mất nhiệt theo cách bốc nhiệt qua mồ hôi và hơi thở<br />
rất quan trọng trong khi nhiệt độ môi trường quá cao.<br />
• Bốc hơi qua da chủ yếu nhờ sự bài tiết mồ hôi, do<br />
trung tâm điều hoà nằm ở hành tuỷ và tuỷ sống.<br />
Những trung tâm này bị hưng phấn hay ức chế là do<br />
tác dụng của nóng hay lạnh trên bề mặt của da.<br />
• Còn khi cơ thể bị bệnh thì nó lại chịu tác dụng trực<br />
tiếp của máu. Các xung động được dẫn truyền qua<br />
sợi thần kinh giao cảm, đến chi phối các tuyến mồ hôi.<br />
• Bốc nhiệt phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của<br />
không khí, độ ẩm, bề mặt của lớp mỡ dưới da, tính<br />
chất của lông.<br />
<br />
• Ngoài ra cơ thể còn thải nhiệt qua phân và<br />
nước tiểu (chiếm 2%), mất nhiệt để hâm nóng<br />
thức ăn và hơi thở (3%)...<br />
• 1.3. Trung khu điều hoà nhiệt<br />
• Trung tâm điều hoà nhiệt nằm ở hạ khâu não,<br />
ở 1/3 phía sau của nhân xám. Nó gồm hai<br />
phần:<br />
• Phần trước điều hoà những phản xạ mà nóng<br />
tăng cường, khi bị kích thích thì gây giãn mạch<br />
và tăng tiết mồ hôi, khi tổn thương thì gây thân<br />
nhiệt cao.<br />
• Phần sau, ngược lại, điều hoà những phản xạ<br />
tăng hoạt động khi lạnh như run rẩy và khi bị<br />
tổn thương thì thân nhiệt giảm.<br />
<br />
• 2- RỐI LOẠN THÂN NHIỆT<br />
• Rối loạn thân nhiệt là hậu quả của mất cân bằng giữa<br />
hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng<br />
này có thể gây nên hai trạng thái khác nhau:Thân<br />
nhiệt giảm và Thân nhiệt tăng.<br />
• 2.1. Thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh): thân nhiệt giảm<br />
là tình trạng mất nhiều nhiệt của cơ thể gây rối loạn<br />
cân bằng giữa thải nhiệt và sản nhiệt làm cho thân<br />
nhiệt giảm xuống và tỷ số SN/TN < 1.<br />
• Người ta chia ra làm ba loại giảm thân nhiệt.<br />
• Giảm thân nhiệt sinh lý: gặp ở động vật ngủ đông<br />
• Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ môi trường thấp<br />
hoặc trạng thái bệnh lý của cơ thể.<br />
• Giảm thân nhiệt nhân tạo<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
Trong điều kiện nhiệt độ môi trường như nhau, mức<br />
độ nhiễm lạnh phụ thuộc vào các yếu tố:<br />
- Thời gian chịu tác dụng của lạnh dài hay ngắn.<br />
- Độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí: độ ẩm<br />
cao làm tăng thải nhiệt.<br />
- Tốc độ vận chuyển của không khí càng nhanh thì<br />
lượng nhiệt mất càng nhiều, cơ thể bị nhiễm lạnh.<br />
- Trạng thái của cơ thể, tuổi tác…động vật già và non<br />
thì sức chịu đựng với lạnh rất kém.<br />
Con vật ốm lâu ngày, gầy yếu dễ bị nhiễm lạnh hơn<br />
động vật khoẻ mạnh, béo tốt...<br />
-Tình trạng nuôi dưỡng: ăn uống đầy đủ nâng cao khả<br />
năng chống lạnh. Trước đây, trâu bò của các HTX<br />
Nông nghiệp hay đổ ngã về mùa đông do nuôi dưỡng<br />
kém, cày kéo vất vả làm giảm khả năng chống rét.<br />
<br />
• Thời kỳ 2: thời kỳ ức chế do tác dụng lâu dài<br />
của lạnh, cơ thể tiếp tục mất nhiệt, những phản<br />
ứng kể trên bị giảm sút: tim chậm, hô hấp<br />
chậm, cung cấp oxy bị giảm, chuyển hoá bị rối<br />
loạn, các sản phẩm độc bị tích lại nhiều gây<br />
nhiễm độc toàn thân.<br />
• Thời kỳ 3: thời kỳ kiệt quệ, thời kỳ này các<br />
chức phận sinh lý của cơ thể bị suy sụp hoàn<br />
toàn, con vật hôn mê, rồi chết trong tình trạng<br />
liệt hô hấp.<br />
<br />
Nguyên nhân và điều kiện gây giảm thân nhiệt<br />
Thân nhiệt giảm có thể do:<br />
+ Giảm sản nhiệt, gặp trong các trường hợp bệnh lý<br />
do rối loạn chuyển hoá trung gian nghiêm trọng như<br />
ở các bệnh: xơ gan, thiếu dinh dưỡng...<br />
+ Tăng thải nhiệt do nhiệt độ của môi trường bên<br />
ngoài thấp, vượt quá khả năng sản nhiệt của cơ thể<br />
- nhiễm lạnh.<br />
Nhiễm lạnh cũng có thể xảy ra ngay cả trong trường<br />
hợp nhiệt độ của môi trường bên ngoài không thấp<br />
lắm, đặc biệt là trong môi trường nước hoặc gió lùa<br />
Ngoài ra, còn gặp trong các trạng thái sốc hoặc sau<br />
cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết<br />
áp, trụy tim mạch.<br />
Trong các trường hợp này do giãn mạch ngoại vi<br />
nên vừa có giảm sản nhiệt, vừa có tăng thải nhiệt.<br />
<br />
• 2.1.2. Những rối loạn của cơ thể khi bị giảm<br />
thân nhiệt<br />
• Khi bị nhiễm lạnh, phản ứng của cơ thể qua ba<br />
thời kỳ:<br />
• Thơì kỳ đầu: thời kỳ hưng phấn, cơ thể vận<br />
động tất cả hệ thống thích ứng phòng ngự để<br />
duy trì thân nhiệt: mạch ngoại vi co lại, làm<br />
giảm thải nhiệt, tiết adrenalin, tăng chuyển hoá<br />
trong cơ thể, tăng glucoza huyết, rùng mình,<br />
làm tăng sinh nhiệt (tăng vận động, run, tăng<br />
trương lực cơ, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp,<br />
tăng hấp thụ oxy).<br />
• Phản ứng này phát sinh theo cơ chế phản xạ.<br />
Phản ứng không xảy ra nếu trung tâm điều hoà<br />
nhiệt bị ức chế<br />
<br />
• 2.1.3. Giảm thân nhiệt nhân tạo<br />
• Khi nghiên cứu của đặc điểm của động vật ngủ đông.<br />
Người ta nhận thấy các súc vật này có khả năng chịu<br />
đựng khá tốt với tình trạng thiếu oxy và có sức chống<br />
đỡ rất tốt với các tác nhân gây bệnh.<br />
• Ở những con vật này, mọi hoạt động chuyển hoá và<br />
sinh lý đều giảm: hô hấp, huyết áp, nhịp tim đều giảm.<br />
• Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể đưa nhiệt độ<br />
xuống thấp hơn mà khi tỉnh lại không có tổn thương<br />
thực thể gì.<br />
• Khi xuống quá 280C thì con vật không tự hồi phục<br />
được mà phải ủ ấm từ ngoài.<br />
• Lợi dụng các đặc điểm này, trong lâm sàng, người ta<br />
đã áp dụng giảm thân nhiệt để điều trị một số bệnh<br />
như: uốn ván, viêm não, nhiễm độc, sốt cao, bỏng,<br />
sốc do chấn thương và chảy máu, v.v...<br />
<br />
• 2.2. Thân nhiệt tăng<br />
• Khác với thân nhiệt giảm, thân nhiệt tăng là một<br />
tình trạng cơ thể tích luỹ nhiệt, do hạn chế quá<br />
trình thải nhiệt vào môi trường hoặc do tăng<br />
sản nhiệt, cũng có khi phối hợp cả hai.<br />
• Có hai loại tăng thân nhiệt:<br />
• Tăng thân nhiệt do nhiệt do nhiệt độ môi trường<br />
quá cao (nhiễm nóng): gặp trong say nóng và<br />
say nắng.<br />
• Tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà<br />
nhiệt: gặp trong sốt.<br />
• 2.2.1. Nhiễm nóng : Nhiễm nóng là tăng thân<br />
nhiệt gặp trong say nóng và say nắng, do môi<br />
trường có nhiệt độ quá cao, làm hạn chế thải<br />
nhiệt.<br />
<br />
• Các điều kiện làm cho nhiễm nóng dễ xuất<br />
hiện:<br />
• - Thời gian tác động của nhiệt độ cao càng lâu,<br />
nhiễm nóng càng nặng.<br />
• - Độ ẩm và tốc độ vận chuyển không khí: độ ẩm<br />
không khí càng cao, mức độ thông thoáng kém<br />
thì khả năng nhiễm nóng càng dễ xuất hiện.<br />
• - Những con vật lông dày, mỡ dưới da dày,<br />
động vật không có tuyến mồ hôi... hạn chế quá<br />
trình thải nhiệt.<br />
• - Trạng thái cơ thể như: tuổi tác, sức khoẻ, gày,<br />
béo, chế độ nuôi dưỡng và làm việc đều ảnh<br />
hưởng đến nhiễm nóng.<br />
<br />
• Rối loạn của cơ thể khi nhiễm nóng:<br />
• Giai đoạn 1: Là giai đoạn thích ứng nhằm tăng<br />
cường thải nhiệt, giãn mạch ngoại biên, máu<br />
chảy nhanh, tăng bài tiết mồ hôi và hạn chế sản<br />
nhiệt như: nằm yên, giảm chuyển hoá.<br />
• Giai đoạn 2: Nếu sức nóng cứ tiếp tục tác<br />
động thì khả năng thích ứng thải nhiệt trên đây<br />
giảm dần. Nhiệt lượng tích lại, làm cho thân<br />
nhiệt tăng lên, cơ thể trong trạng thái hưng<br />
phấn, giãy giụa, kêu la, tăng trương lực cơ,<br />
tăng phản xạ, hô hấp nhanh và nông.<br />
• Chuyển hoá tăng, đặc biệt là chuyển hoá protit,<br />
nitơ đào thải qua nước tiểu tăng lên và kéo dài<br />
nhiều ngày sau khi nhiễm nóng.<br />
<br />
• Giai đoạn 3: Thân nhiệt tăng cao, động vật chuyển<br />
qua giai đoạn ức chế: nằm yên, bất động, co giật, tuần<br />
hoàn, hô hấp giảm dần, mất phản xạ, rối loạn chuyển<br />
hoá năng lượng, rối loạn chuyển hoá nước - muối,<br />
axit - bazơ, làm cho pH giảm, dự trữ kiềm giảm, gây<br />
nhiễm axit; động vật chết vì ngừng hô hấp và ngừng<br />
tim.<br />
• 2.2.2. Say nóng (Cảm nóng) là tình trạng đặc biệt<br />
của nhiễm nóng, thân nhiệt tăng lên nhanh chóng, các<br />
chức phận bị rối loạn nghiêm trọng, thở nhanh, nông,<br />
thở có chu kỳ, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đái ít<br />
hoặc vô niệu, không bài tiết mồ hôi, đôi khi hôn mê và<br />
co giật, nhiệt độ tăng lên nhanh chóng, chuyển hoá<br />
trung gian bị rối loạn, nhất là chuyển hoá protit làm<br />
cho amoniac tăng, axit tăng, nhiễm độc nặng con vật<br />
có thể chết sau vài giờ trong tình trạng trụy tim mạch.<br />
<br />
• Say nóng hay gặp trong những ngày hè nóng<br />
bức, độ ẩm cao hoặc trong những điều kiện<br />
thông thoáng kém.<br />
• Đặc biệt, tỷ lệ say nóng ở gà đẻ rất cao.<br />
• Sở dĩ gà mái đẻ hay chết nóng là do đặc điểm<br />
giải phẫu của gà đẻ không thuận lợi cho quá<br />
trình thải nhiệt, gà mái đẻ có lớp lông vũ dày,<br />
da gà không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ bụng khá<br />
phát triển nên khi không khí nóng theo các túi<br />
khí tác động trực tiếp vào các khí quan nội tạng<br />
như gan, lách thì khả năng thải nhiệt của gà<br />
khó thực hiện nên gà bị chết nóng.<br />
• Mặt khác, trao đổi cơ bản của gà đẻ rất cao<br />
nên lượng nhiệt sinh ra rất lớn cũng góp phần<br />
tác động làm cho gà đẻ dễ bị chết nóng vào<br />
những ngày mùa hè.<br />
<br />
• Gần đây nhiều tác giả trên cơ sở nghiên cứu<br />
chuyển hoá của động vật say nóng, đã dùng<br />
hỗn hợp oxy và khí cacbonic (6 -7%) cho động<br />
vật thở, kết hợp cho uống axit glutamic (nhằm<br />
làm giảm amoniac trong máu) đã thu được kết<br />
quả tốt.<br />
• 2.2.3. Say nắng (Cảm nắng): là trạng thái tăng<br />
thân nhiệt cấp tính, do tác dụng trực tiếp của tia<br />
nắng lên gáy và đỉnh đầu, thường xảy ra ở xứ<br />
nóng, nhất là những động vật không quen chịu<br />
nắng. ở đây “nhiệt độ vùng đầu” tăng lên đột<br />
ngột, các tế bào nhạy cảm với nhiệt của hạ<br />
khâu não bị kích thích mạnh gây một loạt các<br />
phản xạ thải nhiệt như giãn mạch ngoại vi, toát<br />
mồ hôi…<br />
<br />
• Nếu bị nhẹ, chỉ thấy con vật ủ rũ, nôn, vã mồ hôi, tuần<br />
hoàn và hô hấp nhanh, thân nhiệt tăng.<br />
• Nếu cứu chữa kịp thời những rối loạn đó sẽ hồi phục<br />
hoàn toàn.<br />
• Nhưng cứ tiếp tục bị nắng chiếu dọi thì tình trạng trở<br />
nên nặng hơn, thân nhiệt tiếp tục tăng lên, các rối loạn<br />
chuyển hoá và chức phận càng trở nên nghiêm trọng,<br />
cuối cùng dẫn tới tử vong.<br />
• Song nếu chữa tích cực, đưa con vật vào chỗ râm<br />
mát, làm lạnh đầu và toàn thân, truyền dung dịch, rút<br />
nước não tuỷ, v.v... thì vẫn có thể khỏi được.<br />
• Khi chết, khám nghiệm xác chết thấy xung huyết ở<br />
màng não và não (chất xám của vỏ não và hành tuỷ);<br />
còn có thể bị phù não và phù phổi.<br />
<br />
• III - SỐT (Febris)<br />
• Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều<br />
bệnh, gây ra nhiều rối loạn quan trọng cho các<br />
chức phận của cơ thể. Do đó cần được nghiên<br />
cứu kỹ càng.<br />
• 3.1. Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân<br />
nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước<br />
tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp<br />
nhất là yếu tố nhiễm khuẩn.<br />
• Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của<br />
động vật máu nóng. Phản ứng đó được hình<br />
thành trong quá trình tiến hoá của động vật.<br />
• Khác với say nóng và say nắng, thân nhiệt tăng<br />
là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt,<br />
thân nhiệt tăng là do rối loạn của chính trung<br />
tâm điều hoà nhiệt.<br />
<br />
3.2. Nguyên nhân gây sốt<br />
Người ta chia nguyên nhân sốt ra làm hai nhóm:<br />
3.2.1. Sốt do nhiễm khuẩn.<br />
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các<br />
bệnh nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có sốt. Tuy nhiên<br />
cũng có một số bệnh nhiễm khuẩn không sốt như lỵ<br />
amip; thậm chí có khi thân nhiệt lại giảm như trong<br />
bệnh tả.<br />
• Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện chủ yếu<br />
là do tác dụng của độc tố vi khuẩn; ngoài ra bản thân<br />
vi khuẩn và các sản phẩm hoạt động sống của chúng,<br />
cũng như các sản phẩm của huỷ hoại mô bào, đều có<br />
khả năng gây sốt.<br />
<br />
Gần đây người ta đã tinh chế được các chất<br />
gây sốt rất mạnh từ môi trường nuôi cấy vi<br />
khuẩn (cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương),<br />
từ mủ và dịch rỉ viêm.<br />
Đó là những chất polysaccarit hay lipo polysaccarit có tác dụng gây sốt rất mạnh<br />
nhưng độc tính lại rất thấp, không gây tác hại<br />
cơ thể. Ví dụ chất pyrlexa (lấy từ môi trường<br />
nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella Abortus Equi)<br />
đem tiêm vào tĩnh mạch thỏ với liÒu lượng rất<br />
nhỏ: 0,003 microgam cho 1 kg cơ thể, đã có thể<br />
gây sốt kéo dài hàng giờ. (Westplate, 1955).<br />
Những chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra có thể<br />
chịu được nhiệt đến 1600C.<br />
<br />
• 3.2.2. Sốt không do nhiễm khuẩn<br />
• Sốt do protit lạ<br />
• Có hai loại protit lạ: + Protít từ ngoài đưa vào cơ thể<br />
như kháng huyết thanh, vacxin, truyền máu và một số<br />
loại protit được dùng gây sốt để điều trị.<br />
•<br />
+ Protit nội sinh do sản phẩm phân huỷ protit của<br />
cơ thể, protít bị biến tính. Gặp trong xuất huyết nội,<br />
hoại tử tổ chức (bỏng chấn thương, huỷ hoại bạch<br />
cầu, gãy xương, dung huyết,v.v...)<br />
• Sốt do muối<br />
• Khi tiêm vào cơ thể dung dịch muối ưu trương, nhất là<br />
khi tiêm vào tổ chức dưới da hay bắp thịt, có thể gây<br />
ra sốt. Người ta cho rằng, trong trường hợp này có lẽ<br />
dung dịch muối làm hoại tử tế bào sinh ra những protit<br />
lạ khác.<br />
<br />
• Sốt do tác dụng của dược chất<br />
• Một số chất có tác dụng kích thích trung tâm<br />
điều nhiệt, hạn chế thải nhiệt như cafein,<br />
phenamin, adrenalin, tetra -hydronaphlylamin.<br />
• Sốt do thần kinh<br />
• Sốt do thần kinh có thể xuất hiện khi tổn<br />
thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não.<br />
• Sốt còn xuất hiện do phản xạ đau đớn, sợ<br />
hãi…<br />
• Tuy phân chia ra các loại nguyên nhân có tính<br />
chất khác nhau như vậy nhưng trong thực tế thì<br />
các nguyên nhân ấy lại luôn luôn phối hợp với<br />
nhau. Chẳng hạn sốt do nhiễm khuẩn, đứng về<br />
bản chất mà nói, nó rất giống sốt do protit lạ<br />
hoặc muối.<br />
<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
• Tách riêng sốt do thần kinh chẳng qua cũng là<br />
để nhấn mạnh vai trò của thần kinh trong cơ<br />
chế sốt mà thôi, vì thực sự như trong phần cơ<br />
chế bệnh sinh, thì trong sốt nào cũng có rối<br />
loạn trung tâm điều hoà nhiệt của thần kinh.<br />
• 3.3 . Các giai đoạn của quá trình sốt<br />
•<br />
Qua thực nghiệm cũng như trên lâm sàng,<br />
quá trình sốt có thể chia làm ba giai đoạn, biểu<br />
hiện của thay đổi sản nhiệt và thải nhiệt có<br />
khác nhau, nhưng liên tiếp nhau tạo thành một<br />
cơn sốt thống nhất.<br />
•<br />
Giai đoạn sốt tăng.<br />
• Trong giai đoạn này, sản nhiệt tăng và thải<br />
nhiệt giảm, do đó tỷ số SN/TN > 1. Phản ứng<br />
tăng nhiệt đầu tiên là run rẩy, sởn da gà, rung<br />
cơ.<br />
<br />
• Mặt khác phản ứng giảm thải nhiệt là co mạch<br />
dưới da, da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết<br />
mồ hôi. Vì máu dồn vào trong nên mới đầu<br />
bệnh súc có thể đái nhiều hơn bình thường.<br />
• Giai đoạn sốt đứng.<br />
• Giai đoạn này sản nhiệt vẫn cao hơn bình<br />
thường, song thải nhiệt tăng do giãn mạch toàn<br />
thân: da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng.<br />
Một thăng bằng mới xuất hiện, nhưng ở mức<br />
cao. Khi này nếu tạo điều kiện cho tăng thải<br />
nhiệt bằng cách chườm lạnh, dùng thuốc hạ<br />
nhiệt... sẽ đem lại nhiều kết quả.<br />
• Mặc dù trung tâm điều hoà nhiệt có rối loạn<br />
nhưng nó vẫn còn hoạt động và duy trì thân<br />
nhiệt ở mức độ cao hơn bình thường.<br />
<br />
• Giai đoạn sốt lui<br />
• Thải nhiệt chiếm ưu thế qua mồ hôi, hơi thở mạnh.<br />
Mạch ngoại biên giãn tạo điều kiện cho sự bốc nhiệt<br />
tăng lên. Như vậy thải nhiệt mạnh hơn sản nhiệt,<br />
nhiệt độ hạ xuống cho đến khi cân bằng lúc đầu được<br />
lặp lại và thân nhiệt trở lại bình thường. Cũng cần chú<br />
ý là có thể có những bệnh súc thân nhiệt giảm đột<br />
ngột do đái nhiều, ra mồ hôi nhiều làm mất nước,<br />
huyết áp hạ gây trụy tim mạch lúc hết sốt.<br />
• 3.4. Cơ chế phát sốt<br />
• Sốt là do rối loạn chức phận của TTĐHN làm thay đổi<br />
mối tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt.<br />
• Dưới ảnh hưởng của chất gây sốt, trung tâm kém<br />
nhạy cảm đối với các KT nóng; Ngược lại, tăng nhạy<br />
cảm với các KT lạnh. Nhiệt độ của máu tỏ ra “quá<br />
lạnh” đối với TTĐHN, do đó gây phản ứng làm tăng<br />
SN và giảm TN, thân nhiệt tăng lên - sốt tăng.<br />
<br />
• Khi sốt ở mức độ cao, nhiệt độ cao của cơ thể<br />
sẽ làm cho phản ứng của TTĐHN đối với lạnh<br />
giảm xuống có tác dụng ức chế SN và tăng TN<br />
– sốt đứng.<br />
• Khi chất gây sốt hết tác dụng, TTĐHN cảm thấy<br />
quá nóng so với nhiệt độ của môi trường quanh<br />
nó, nên phản ứng làm tăng TN và thân nhiệt<br />
dần dần giảm xuống.<br />
• Cần chú ý, trong khi sốt, bệnh súc vẫn còn khả<br />
năng điều nhiệt. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi<br />
hay khi vận động, phản ứng điều nhiệt ở cơ thể<br />
bệnh gần như cơ thể lành. Riêng đối với bệnh<br />
sốt nhiễm khuẩn nặng, cơ thể suy nhược, thì<br />
sức đề kháng đối với lạnh và nóng giảm xuống.<br />
Điều đó chứng tỏ rằng sự tăng thân nhiệt trong<br />
quá trình sốt mang tính chất chủ động.<br />
<br />
• Vai trò của vỏ não trong quá trình sốt<br />
• Phản ứng sốt được quyết định bởi các trung<br />
tâm dưới vỏ là chủ yếu. Nhưng quá trình rối<br />
loạn điều nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của vỏ<br />
não. Bình thường vỏ não điều hoà hoạt động<br />
của các trung tâm dưới vỏ theo hình thức kìm<br />
hãm các hoạt động đó – trong đó có trung tâm<br />
điều hoà nhiệt. Trên thực nghiệm thấy rằng, ở<br />
súc vật phá vỏ não, phản ứng sốt phát sinh rất<br />
mạnh. Đem tiêm cùng một liều chất gây sốt cho<br />
ba thỏ tương tự như nhau về khối lượng và<br />
trạng thái cơ thể nhưng trước đó, một thỏ được<br />
tiêm cafein - sốt mạnh nhất, và sốt chậm nhất<br />
là thỏ uống bromua, vì chất này ức chế toàn bộ<br />
thần kinh kể cả trung tâm điều hoà nhiệt.<br />
<br />
• Trên lâm sàng, loại hình thần kinh ở trạng thái<br />
ức chế (lầm lì, u sầu) thì phản ứng sốt yếu.<br />
Ngược lại, loại hình thần kinh hưng phấn (thể<br />
hung dữ) thì phản ứng sốt rất mạnh hoặc ở<br />
động vật non do vỏ não phát triển chưa đầy đủ<br />
nên sốt cao và dễ có co giật và hôn mê.<br />
• Vai trò nội tiết<br />
• Nếu cắt bỏ một số tuyến như hạ não, tuyến<br />
giáp, v.v... thì thấy phản ứng sốt giảm. Ngược<br />
lại, nếu tiêm adrenalin, noradrenalin, lại có thể<br />
gây được cơn sốt. điều đó chứng tỏ nội tiết có<br />
tham gia vào phản ứng sốt.<br />
<br />