intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu dân cử - Lê Như Tiến

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:23

93
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu dân cử trình bày về khái niệm cơ bản về thông tin; vai trò của thông tin trong xã hội hiện đại; nhu cầu thông tin của đại biểu dân cử; yêu cầu của công tác thông tin phục vụ đại biểu dân cử; trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ đại biểu; vai trò của công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công tác thông tin phục vụ hoạt động của đại biểu dân cử - Lê Như Tiến

  1. CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ  HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU DÂN CỬ Báo cáo viên: Lê Như Tiến Ủy viên Thường trực Ủy ban VHGD-TN-TN&NĐ của Quốc hội
  2. I. Khái niệm cơ bản về thông tin • Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất. Nhưng không phải ngay từ đầu thông tin đã được con người nhận thức ở cấp độ khái niệm. • Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20-30 của thế kỷ XX. • Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính là những cái mới, khác với những điều đã biết.
  3. Khái niệm cơ bản về thông tin • Khái niệm khái quát hơn: Thông tin là dữ liệu có thể nhận thấy,hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức. • Thuật ngữ thông tin tiếng Anh : Information có nguồn gốc từ thuật ngữ la tinh, có nghĩa là diễn giải, thông báo. • Định nghĩa thông tin được nêu trong Bách khoa toàn thư Việt nam-tập 4: Là khái niệm cơ bản của khoa học hiện đại,khái quát về các điều hiểu biết,tri thức thu nhận được qua nghiên cứu,khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau.
  4. II. Vai trò của thông tin trong xã hội hiện đại • Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội mà thông tin đang trở thành nguồn lực quan trọng, mang lại giá trị lớn lao. • Mấy thập kỷ gần đây, thông tin thực sự được coi như nguồn vốn quý ,mở ra một thời đại mới: thời đại thông tin,thời đại tri thức
  5. Vai trò của thông tin trong xã hội hiện đại • Trên quy mô toàn cầu, thông tin đã và đang trở thành hàng hoá, thành một lực lượng vật chất tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới mọi động thái chính trị, kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. • Thông tin càng ngày càng trở nên quan trọng, mang tính quyết định, đặc biệt trong quản lý, điều hành xã hội,điều hành đất nước, mang lại lợi thế trong các quyết định và cơ hội giành thắng lợi.
  6. III. Nhu cầu thông tin của Đại biểu dân cử • Khác với các nước trên thế giới, đặc điểm các cơ quan dân cử ở nước ta (Quốc hội, HĐND các cấp) gồm đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu có nhiều hạn chế. – Quốc hội khoá XI: ĐBQH chuyên trách = 25% – Quốc hội khoá XII: ĐBQH chuyên trách =29,41% Như vậy, ĐBQH chuyên trách vẫn chưa đến 1/3 tổng số ĐB. Hội đồng nhân dân các cấp cũng tương tự.
  7. Nhu cầu thông tin của Đại biểu dân cử • Để có đủ điều kiện quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước: Xây dựng pháp luật, xây dựng các nghị quyết, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng... ĐBQH,ĐBHĐND cần có thông tin chính xác, kịp thời. Nhu cầu thông tin là nhu cầu không thể thiếu xuất phát từ quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu .
  8. Nhu cầu thông tin của Đại biểu dân cử • Nhu cầu thông tin của ĐB rất đa dạng, phong phú bao gồm: – Các thông tin liên quan đến các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; – Thông tin về tình hình KT-XH của địa phương và của cả nước; – Thông tin liên quan đến hoạt động giám sát; – Thông tin qua hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; – Thông tin về giải quyết khiếu nại tố cáo và ý kiến, kiến nghị của cử tri; – Thông tin hoạt động tư pháp, chấp hành pháp luật...
  9. Nhu cầu thông tin của Đại biểu dân cử • Thông tin mà ĐB dân cử có được là cơ sở cho việc hình thành chính kiến của ĐB khi thảo luận và biểu thị thái độ khi quyết định tại các Kỳ họp.
  10. IV. Yêu cầu của công tác thông tin phục vụ ĐB dân cử • Thông tin phải khách quan,chân thực, tức là phải nắm vững tình hình, nắm vững sự kiện, nắm vững vấn đề theo những thuộc tính vốn có của nó. Tránh sửa đổi, thêm bớt, làm sai lệch thông tin theo ý kiến chủ quan. Thông tin sai sẽ ảnh hưởng tới việc xem xét quyết định của các chủ thể quản lý. (VD:Thông tin không chính xác về khan hiếm lương thực ở phía Nam năm 2007-2008 đã làm cho các doanh nghiệp đổ dồn thu mua thóc gạo,đẩy giá thóc gạo lên cao, người dân khốn đốn, các nhà quản lý thị trường lúng túng...)
  11. Yêu cầu của công tác thông tin phục vụ ĐB dân cử • Thông tin phải tiêu biểu, đại diện cho số đông trong xã hội. Tức là phải chọn những thông tin hàm chứa đầy đủ nhất những lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Nó tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng chung của số đông, của toàn xã hội. (Như ý kiến, kiến nghị của cử tri mang tính đại diện cho số đông cử tri trong vùng, khu vực, cả nước: vấn đề đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo hiểm y tế; y tế tuyến cơ sở; chất lượng giáo dục; phòng chống tham nhũng...)
  12. Yêu cầu của công tác thông tin phục vụ ĐB dân cử • Thông tin phải mang tính tổng hợp, nghĩa là các chủ thể thông tin phải thu thập được thông tin nhiều mặt, đa chiều, làm sáng tỏ các khía cạnh cúa những vấn đề thuộc nội dung quản lý, tạo điều kiện cho việc tiếp nhận và xử lý đúng đắn các vấn đề.
  13. Yêu cầu của công tác thông tin phục vụ ĐB dân cử • Thông tin phải kịp thời, có nghĩa sự phản ánh, cung cấp thông tin phải bảo đảm đúng lúc cần thiết, đáp ứng cho việc xem xét, giải quyết nhanh chóng những yêu cầu phát sinh trong công tác quản lý (Thông tin về các vấn đề đầu tư trước khi thông qua luật đầu tư; thông tin vể KT-XH khi thông qua nghị quyết về KT-XH; thông tin về thuỷ điện trước khi biểu quyết công trình thuỷ điện Sơn la...) Thông tin kịp thời là thông tin “nóng”, thông tin thời sự, thông tin không kịp thời là thông tin “nguội”, thông tin “ế”.
  14. V. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ đại biểu • ĐBQH, ĐBHĐND có quyền được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. (Đ98-Hiến pháp, Đ54-Luật tổ chức QH, Điều16- Quy chế hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH...)
  15. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ đại biểu • Trách nhiệm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa ĐBQH, ĐBHĐND với cử tri đơn vị bầu cử để ĐB thu thập thông tin, nắm tâm tư nguyện vọng của cử tri (Trình bày kinh nghiệm của mình trong việc thu thập thông tin khi TXCT) • Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức XH, tổ chức KT, đơn vị vũ trang nhân dân và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức dó (ĐB dân cử có thể trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin, trực tiếp tiếp nhận thông tin, nhưng cũng có thể thông qua bộ máy giúp việc là văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND.) • Trách nhiệm cung cấp các văn bản chính thức tại kỳ họp: trước, trong, sau kỳ họp (thường cung cấp thông qua văn phòng Đoàn)
  16. Trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ đại biểu • Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả phục vụ hoạt động của ĐB dân cử, chính là hiệu quả cung cấp thông tin cho ĐB.
  17. VI. Xử lý thông tin phục vụ đại biểu • Trong thời kỳ thông tin bùng nổ hiện nay, hàng ngày, hàng giờ ĐB dân cử phải tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau: cử tri, các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức nghể nghiệp, tổ chức quốc tế,đơn thư dân nguyện,các phương tiện thông tin đại chúng...
  18. Xử lý thông tin phục vụ đại biểu • Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND với tư cách là cơ quan giúp việc, phục vụ các ĐB có trách nhiệm xử lý thông tin bước đầu. Đó là: – Cập nhật thông tin,vào sổ sách, số văn bản, tài liệu… – Phân loại thông tin: thuộc loại nào; nội dung; độ mật; độ khẩn; đối tượng tiếp nhận... – Tổng hợp thông tin có cùng nhóm nội dung;chọn lọc thông tin cung cấp;thẩm định thông tin,loại trừ thông tin nhiễu... – Trích yếu thông tin (Trích dẫn những nội dung chủ yếu của thông tin để tiện theo dõi tìm chọn ); – Lập danh mục thông tin; – Cung cấp thông tin đến ĐB.
  19. Xử lý thông tin phục vụ đại biểu • Với tư cách và quyền hạn của mình, ĐBQH, ĐBHĐND xử lý thông tin, tức là tự mình đưa ra quyết định đối với thông tin mà mình tiếp nhận theo các hướng: – Dùng nguồn thông tin đó thể hiện chính kiến trên diễn đàn Quốc hội, để phục vụ hoạt động của ĐB (nếu thông tin đó là tin cậy); – Thẩm định lại tính chính xác, độ tin cậy của thông tin (nếu còn băn khoăn); – Chuyển cho các cơ quan hữu quan nghiên cứu xử lý (thường là các ý kiến, kiến nghị, đơn thư dân nguyện…); – Lưu vào kho dữ liệu thông tin tham khảo của cá nhân.
  20. VII. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc cung cấp thông tin • CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học,các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại-chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông-nhằm nghiên cứu,tổ chức,khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0