Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - TS. Đỗ Minh Thoa
lượt xem 5
download
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính trong doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức như Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp; Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản; Nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp; Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - TS. Đỗ Minh Thoa
- MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 TS. Đỗ Minh Thoa Bộ môn Kế toán tài chính 1
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 1. Vị trí môn học: - Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành; -Là môn nghiệp vụ chính của chuyên ngành KTDN; -Là môn học bổ trợ hữu ích cho các chuyên ngành khác thuộc khối kinh tế. 2. Mục đích: Cung cấp cho người học hiểu nhưng kiến thức về lý luận cơ bản của KTTC trong doanh nghiệp Giúp cho người học có khả năng vận dụng để thu thập, xử lí, trình bày thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Vận dụng để giải quyết bài tập tình huống, giúp cho SV khi đến thực tập và làm việc tại các DN nắm bắt công việc. 2
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 3. Tài liệu nghiên cứu môn học: 3.2.Tài liệu bắt buộc: - Giáo trình kế toán tài chính, xuất bản năm 2019 - Luật kế toán 2003, 2015 và các nghị định hướng dẫn luật kế toán. - Chuẩn mực kế toán Việt Nam, thông tư hướng dẫn - Thông tư số 200/2014/TT - BTC và thông tư số 202/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 - Các văn bản về Luật thuế, luật doanh nghiệp, luật chứng khoán,… 3.2. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình kế toán tài chính các trường trong khối kinh tế. - Chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế. - Các sách chuyên khảo, tham khảo trong và ngoài nước - Các trang Wed chuyên ngành về Kế toán, kiểm toán, thuế… 3
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 4. Yêu cầu đối với sinh viên: - Nắm chắc kiến thức cơ bản về kế toán tài chính trong doanh nghiệp - Vận dụng xử lý các bài tập, các tình huống và rèn luyện tốt các kỹ năng thực hành. - Tư duy sáng tạo vận dụng kiến thức vào công việc thực tế tại doanh nghiệp Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 4
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 5. Kết cấu môn học: Môn học kế toán tài chính chia làm 3 phần: Phần 1: Bao gồm các nội dung: 1. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp 2. Kế toán tiền và vật tư 3. Kế toán tài sản cố định 4. Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm 5. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 6. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 7. Báo cáo tài chính 5
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 5. Kết cấu môn học: Môn học kế toán tài chính chia làm 3 phần: Phần 2: Bao gồm các nội dung: 1. Kế toán các giao dịch liên quan đến ngoại tệ 2. Kế toán thanh toán và vốn chủ sở hữu 3. Kế toán các khoản dự phòng và điều chỉnh BCTC Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 6
- GIỚI THIỆU MÔN HỌC KTTC 5. Kết cấu môn học: Môn học kế toán tài chính chia làm 3 phần: Phần 3: Bao gồm các nội dung: 1. Kế toán bất động sản đầu tư và tài sản thuê ngoài 2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính 3. Báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc nâng cao kiến thức và kỹ năng vận dụng vào thực tế công việc, sinh viên chuyên ngành kế toán được học thêm các môn : Chuẩn mực kế toán quốc tế, Đại cương kế toán tập đoàn, kế toán doanh nghiệp thương mại , kế toán doanh nghiệp xây lắp và tổ chức công tác kế toán. Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 7
- Chương 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NỘI DUNG: 1.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp 1.2 Các khái niệm và nguyên tắc kế toán cơ bản 1.3. Nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp 1.4. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 8
- 1.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp 1.1.1. Các cách tiếp cận và khái niệm của kế toán 1.1.2. Các loại kế toán 1.1.3. Vai trò và yêu cầu của thông tin kế toán 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 9
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế Lịch sử hình thành kế toán cho thấy kế toán ra đời trước hết là một công cụ quản lý kinh tế chịu chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố cơ bản là khách thể quản lý và chủ thể quản lý Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Vĩ Mô Vi Mô Các đối tượng quản lý biểu hiện được dưới dạng Nhà nước Người điều hành doanh tiền như tài sản, vốn chủ nghiệp, các tổ chức kinh tế sở hữu, thu nhập, chi phí,… Tính chủ quan Tính chủ quan trong kế toán trong kế toán ẩn biểu hiện ở hệ thống kế toán chứa trong các mà nhà quản lý thiết lập; khi quy định của kế toán được sử dụng vì mục khuôn khổ pháp đích và lợi ích của cá thể hoặc lý về kế toán một nhóm người Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 10
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế KẾ TOÁN 11
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Kế toán là một nghề chuyên môn Ban đầu kế toán được hình thành nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp và công việc kế toán có thể được làm bởi chính những người điều hành doanh nghiệp. Khi nền sản xuất phát triển, sự tập trung và tích tụ vốn với quy mô lớn, người điều hành đồng thời thực hiện công việc kế toán sẽ không còn phù hợp, công việc kế toán được thực hiện bởi các kế toán viên chuyên nghiệp – nghề kế toán được hình thành. Lao động kế toán: các kế toán viên chuyên nghiệp được trang bị các kiến thức kế toán ở các mức độ khác nhau Đối tượng lao động của kế toán: Thông tin ban đầu về các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế toán Sản phẩm: Thông tin đầu ra về các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị kế toán – Các báo cáo kế toán Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 12
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Kế toán là một nghề chuyên môn Tư liệu lao động của kế toán: Sổ sách, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị phục vụ cho thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán Quy trình kế toán Thu nhận thông tin Xử lý thông tin Cung cấp thông tin Thu nhận thông tin Phân loại các nghiệp vụ phát Cung cấp thông tin đầu vào của các đối sinh theo nội dung kinh tế, bằng các báo cáo tượng kế toán theo đo lường , ghi nhận và phản kế toán phục vụ thời gian và địa điểm ánh sự ảnh hưởng của chúng cho các đối tượng phát sinh trên chứng đến từng đối tượng kế toán sử dụng thông tin từ kế toán (Các cụ thể một cách hệ thống, nghiệp vụ nội sinh và liên tục và thường xuyên nghiệp vụ ngoại sinh) trên TK và sổ kế toán Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 13
- KẾ TOÁN LÀ GÌ? CUNG CẤP THU NHẬN XỬ LÝ THÔNG TIN SỔ KẾ TOÁN 14
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Kế toán là khoa học Khoa học kế toán thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế xã hội. Biểu hiện bên ngoài của khoa học kế toán là hệ thống lý thuyết về đối tượng kế toán, phương pháp kế toán, các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của kế toán Đối tượng của kế toán: Tài sản và sự vận động của tài sản (hoặc tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính; hoặc TS, NPT, VCSH, TN, CP, KQKD) Các phương pháp kế toán: PP chứng từ, TK, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán Các khái niệm của kế toán - là những lý thuyết có tính chất bất biến và tuyệt đối tạo nền tảng cho các lý thuyết khác: Khái niệm thước đo tiền tệ, đơn vị kế toán và kỳ kế toán Các nguyên tắc của kế toán – những quy tắc có thể lựa chọn để ghi nhận, đo lường đối tượng kế toán và trình bày thông tin kế toán. Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 15
- 1.1.1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Các định nghĩa kế toán Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) : “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và trình bày kết quả theo cách riêng có dưới hình thái tiền đối với các sự kiện và nghiệp vụ có tính chất tài chính” Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IACP) : “Kế toán là tập hợp các nhiệm vụ ở một đơn vị mà nhờ đó các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính” Hiệp hội kế toán Mỹ (AAA) : “Kế toán là quá trình thu nhập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế nhằm đưa ra quyết định kinh doanh hữu hiệu” Luật kế toán Việt Nam: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.” Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 16
- 1.1. 1. Các cách tiếp cận và định nghĩa kế toán Các định nghĩa kế toán Những điểm chung: -Kế toán là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính; - Thông tin kế toán là thông tin tiền tệ về các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra ở đơn vị, tổ chức cụ thể; -Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin sử dụng giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế hiệu quả Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 17
- 1.1. 2. Các loại kế toán Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại kế toán Kế toán đơn: Ghi chép, phản ánh trên từng tài khoản (đối tượng theo dõi) riêng biệt, Căn cứ vào không theo quan hệ đối ứng phương pháp tài khoản ghi chép Kế toán kép: Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán và theo mối quan hệ đối ứng tài Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 18
- 1.1. 2. Các loại kế toán Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại kế toán Kế toán tổng hợp: Ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các TK, sổ và BCTC theo chỉ Căn cứ vào tiêu giá trị. mức độ, tính chất thông tin Kế toán chi tiết: Ghi chép, phản ánh một cách chi tiết, cụ thể các đối tượng, các nghiệp vụ cần phải ql, theo dõi cụ thể và có thể sử dụng thước đo hiện vật, giá trị tuỳ theo yêu cầu quản lý. Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 19
- 1.1. 2. Các loại kế toán Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại kế toán Kế toán tài chính: là việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông kt-tc bằng các bctc cho Căn cứ nội mọi đối tượng có nhu cầu sử dung, phạm vi dụng thông tin của đơn vị tính chất, mục đích cung cấp Kế toán quản trị: là việc thu thông tin nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kt-tc theo yêu cầu quản trị và ra quyết định kt-tc trong nội bộ đơn vị kế toán Copyright Bộ môn KTTC- Khoa Kế toán - HVTC 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
62 p | 12 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 1 - Học viện Tài chính
9 p | 20 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Trần Thanh Nhàn
16 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - ThS. Trần Thanh Nhàn
14 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.1 - Ly Lan Yên
7 p | 8 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
38 p | 16 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 4 - Học viện Tài chính
41 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 3 - Học viện Tài chính
75 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ly Lan Yên
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 1 - Ngô Văn Lượng
28 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ly Lan Yên
42 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.2 - Ly Lan Yên
15 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ThS. Trần Thanh Nhàn
17 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn