TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH I<br />
Bậc học: CAO ĐẲNG<br />
<br />
GV: Nguyễn Đình Hoàng<br />
Bộ môn: Điện - Điện tử<br />
Khoa: Kỹ thuật Công nghệ<br />
<br />
Quảng Ngãi, năm 2015<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH I<br />
Bậc học: CAO ĐẲNG<br />
SỐ TÍN CHỈ: 2 ( 30T)<br />
<br />
GV: Nguyễn Đình Hoàng<br />
Bộ môn: Điện - Điện tử<br />
Khoa: Kỹ thuật Công nghệ<br />
<br />
Quảng Ngãi, năm 2015<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa – hiện đại<br />
hóa rất mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành tự động hóa có nhiều bước<br />
phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà.<br />
Nhằm đáp ứng cho việc giảng dạy môn Điều khiển lập trình (PLC) bậc Cao Đẳng,<br />
tác giả đã biên soạn bài giảng này nhằm làm tài liệu học tập cho các lớp chuyên ngành<br />
Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Đại học Phạm Văn Đồng. Tài liệu này được sử dụng cho<br />
sinh viên các lớp Cao đẳng với thời lượng 30 tiết. Tác giả hy vọng rằng đây sẽ là tài<br />
liệu thiết thực cho các bạn sinh viên.<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai sót.<br />
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Nguyễn Đình Hoàng - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Trường Đai học Phạm Văn Đồng. Xin chân thành cảm ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TRANG<br />
<br />
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH<br />
1.1 Các loại điều khiển trong công nghiệp<br />
1.2 Ưu điểm của PLC .<br />
1.3 Các ứng dụng trong thực tế .<br />
Chương 2: CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA PLC<br />
2.1 Cấu trúc của một PLC .<br />
2.2 Các khối của PLC .<br />
2.3 Các ngõ vào ra và cách kết nối .<br />
2.4 Xử lý chương trình .<br />
2.5 Các phương pháp lập trình (LAD,STL) .<br />
Chương 3: CÁC PHÉP TOÁN NHỊ PHÂN CỦA PLC<br />
3.1 Các liên kết logic .<br />
3.2 Chức năng nhớ RS .<br />
3.3 Timer .<br />
3.4 Counter .<br />
3.5 Các thí dụ .<br />
Chương 4: CÁC PHÉP TOÁN SỐ CỦA PLC<br />
4.1Chức năng truyền dẫn .<br />
4.2Chức năng so sánh .<br />
4.3Chức năng dịch chuyển .<br />
4.4Chức năng biến đổi .<br />
4.5Chức năng toán học (cộng ,trừ ,nhân ,chia ).<br />
4.6Chức năng số ( trị tuyệt đối , căn , sin , cos) .<br />
4.7Các thí dụ .<br />
Chương 5: XỬ LÝ TÍN HIỆU ANALOG<br />
5.1 Tín hiệu analog .<br />
5.2 Biểu diễn giá trị analog .<br />
5.3 Kết nối các cảm biến và tải .<br />
5.4 Đọc và chuẩn hoá giá trị đo .<br />
5.5 Hiển thị giá trị đo .<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
14<br />
<br />
43<br />
<br />
64<br />
<br />
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH<br />
1.1 Các loại điều khiển trong công nghiệp<br />
Quá trình thực hiện cơ khí hoá - hiện đại hoá các ngành công nghiệp đòi hỏi vấn<br />
đề tự động hoá các dây chuyền sản xuất ngày càng tăng. Tự động hoá công nghiệp<br />
ngày càng đòi hỏi tính chính xác cao nên trong kỹ thuật điều khiển có nhiều thay đổi<br />
về thiết bị cũng như thay đổi về phương pháp điều khiển.<br />
Trong lĩnh vực điều khiển người ta có hai phương pháp điều khiển là: phương<br />
pháp điều khiển nối cứng và phương pháp điều khiển lập trình được.<br />
1.1.1 Phương pháp điều khiển nối cứng<br />
Trong các hệ thống điều khiển nối cứng người ta chia ra làm hai loại: nối cứng<br />
có tiếp điểm và nối cứng không tiếp điểm.<br />
Điều khiển nối cứng có tiếp điểm: là dùng các khí cụ điện như contactor, relay,<br />
kết hợp với các bộ cảm biến, các đèn, các công tắc… các khí cụ này được nối lại với<br />
nhau thành một mạch điện cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Ví<br />
dụ như: mạch điều khiển đổi chiều động cơ, mạch khởi động sao – tam giác, mạch<br />
điều khiển nhiều động cơ chạy tuần tự…<br />
Đối với nối cứng không tiếp điểm: là dùng các cổng logic cơ bản, các cổng<br />
logic đa chức năng hay các mạch tuần tự (gọi chung là IC số), kết hợp với các bộ cảm<br />
biến, đèn, công tắc… và chúng cũng được nối lại với nhau theo một sơ đồ logic cụ thể<br />
để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Các mạch điều khiển nối cứng sử dụng<br />
các linh kiện điện tử công suất như SCR, Triac để thay thế các contactor trong mạch<br />
động lực.<br />
Trong hệ thống điều khiển nối cứng, các linh kiện hay khí cụ điện được nối<br />
vĩnh viễn với nhau. Do đó, khi muốn thay đổi lại nhiệm vụ điều khiển thì phải nối lại<br />
toàn bộ mạch điện. Khi đó, với các hệ thống phức tạp thì không hiệu quả và rất tốn<br />
kém.<br />
1.1.2.Phương pháp điều khiển lập trình được<br />
Đối với phương pháp điều khiển lập trình này thì ta có thể sử dụng những phần<br />
mềm khác nhau với sự trợ giúp của máy tính hay các thiết bị có thể lập trình được trực<br />
tiếp trên thiết bị có kết nối thiết bị ngoại vi. Ví dụ như: LOGO!, ZEN, S7-200…<br />
Chương trình điều khiển được ghi trực tiếp vào bộ nhớ của bộ điều khiển hay<br />
một máy tính. Để thay đổi chương trình điều khiển ta chỉ cần thay đổi nội dung bộ<br />
nhớ của bộ điều khiển, phần nối dây bên ngoài không bị ảnh hưởng. Đây là ưu điểm<br />
lớn nhất của bộ điều khiển lập trình được.<br />
1.2 Ưu điểm của PLC<br />
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller , là thiết bị điều khiển lập<br />
trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic<br />
thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một<br />
loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ<br />
vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các<br />
sự kiện được đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị<br />
điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục<br />
1<br />
<br />