TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI GIẢNG MÔN HỌC<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN THỦY KHÍ VÀ<br />
LẬP TRÌNH PLC<br />
Ths. Phạm Văn Anh (Chủ biên)<br />
Ths. Đào Minh Đức<br />
<br />
Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Ở nước ta hiện nay, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang bước vào giai đoạn<br />
phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cơ khí – tự động hóa có nhiều<br />
bước phát triển vượt bậc, góp phần củng cố và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho<br />
nền kinh tế.<br />
Góp phần vào những nỗ lực này, các cán bộ, giảng viên và toàn thể các sinh<br />
viên của đại học Phạm Văn Đồng cũng đang từng bước đổi mới, nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, nhằm tạo ra những bước chuyển lớn trong đào tạo và nâng cao chất<br />
lượng tạo.<br />
Từ những yêu cầu trên, nhóm biên soạn đã tập hợp từ nhiều tài liệu để biên tập<br />
thành bài giảng này. Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên các lớp đại học tín chỉ<br />
với thời lượng 30 tiết. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu thiết thực cho các bạn<br />
sinh viên chuyên nghành Công Nghệ Kỹ Thuật Cơ Khí tại trường đại học Phạm<br />
Văn Đồng.<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai<br />
sót. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ - Trường Đai học<br />
Phạm Văn Đồng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC<br />
<br />
Chương 1 ĐIỀU KHIỂN LOGIC<br />
Mục tiêu<br />
Chương này trang bị cho các sinh viên kiến thức về đại số Boole, ứng dụng<br />
của lý thuyết điều khiển logic như: Tối giản các phương trình logic bằng biến đối<br />
toán học hoặc bảng Karnaugh và nắm vững các phần tử điều khiển logic trong hệ<br />
thống thủy lực khí nén.<br />
1.1 Khái niệm cơ bản<br />
Khái niệm “điều khiển” theo tiêu chuẩn DIN 19 226 (Cộng hòa liên bang<br />
Đức): là quá trình của một hệ thống, trong đó dưới tác động của một hay nhiều đại<br />
lượng vào, những đại lượng được thay đổi theo một quy luật nhất định của hệ<br />
thống đó.<br />
Đặc trưng cho quá trình điều khiển là mạch tác động hở (hệ thống điều khiển<br />
hở). Cấu trúc của hệ thống điều khiển hở được biểu diễn như hình dưới:<br />
<br />
Hình 1.1 Hệ thống điều khiển hở<br />
Hệ thống có các tín hiệu vào xe và tín hiệu ra xa . Ví dụ như mạch điều khiển<br />
đơn giản của một xilanh khí nén:<br />
<br />
Hình 1.2 Mạch điều khiển xilanh<br />
Một hệ thống điều khiển bao gồm: thiết bị điều khiển và đổi tượng điều khiển.<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC<br />
<br />
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống điều khiển<br />
+ Đối tượng điều khiển là các loại thiết bị, máy móc..<br />
+ Thiết bị điều khiển bao gồm: phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lý và điều<br />
khiển, cơ cấu chấp hành.<br />
+ Tín hiệu điều khiển là đại lượng ra xa của thiết bị điều khiển và đại lượng<br />
vào xe của đối tượng điều khiển.<br />
+ Tín hiệu nhiễu z là đại lượng được tác động từ bên ngoài vào hệ thống và<br />
gây ảnh hưởng xấu lên hệ thống.<br />
<br />
Hình 1.4 Các phần tử của mạch điều khiển<br />
<br />
Hình 1.5 Phân loại tín hiệu<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />
Bài giảng: Điều khiển thủy khí và lập trình PLC<br />
<br />
- Khi tín hiệu thay đổi liên tục tương ứng với các giá trị thông tin biến đổi,<br />
được gọi là tín hiệu tương tự.<br />
- Khi tín hiệu mà biên độ thay đổi gián đoạn, được gọi là tín hiệu rời rạc.<br />
- Khi giá trị của tín hiệu thay đổi được định nghĩa dưới dạng mã nhị phân, gọi<br />
là tín hiệu số.<br />
- Tín hiệu nhị phân là tín hiệu số chỉ có hai giá trị (0 và 1) và tín hiệu bộ ba là<br />
tín hiệu có ba giá trị.<br />
Ví dụ: tín hiệu điều khiển khí nén phần lớn sử dụng tín hiệu nhị phân: Đóng và<br />
mở, có và không có khí nén…<br />
1.2 Các phần tử logic<br />
Các phần tử logic được ký hiệu theo tiêu chuẩn DIN 40 100 (cộng hòa liên<br />
bang Đức) được ký hiệu trong bảng sau:<br />
<br />
Bảng 1.1 Phần tử cơ bản của mạch logic<br />
1.2.1 Phần tử logic NOT (đảo)<br />
Phần tử logic NOT được minh họa trong hình dưới đây. Khi nhấn nút b1 rơle c<br />
có điện, bóng đèn h mất điện và ngược lại khi nhả b1, bóng đèn h có điện.<br />
<br />
Trang 6<br />
<br />