intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Định mức lao động - PGS.TS. Ngô Thế Bính

Chia sẻ: 124357689 124357689 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

1.036
lượt xem
186
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Định mức lao động do PGS.TS. Ngô Thế Bính biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về các khái niệm cơ bản của Định mức lao động, các phương pháp của định mức lao động, cách thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động, quản lý chất lượng định mức lao động. Tài liệu này phục vụ cho các bạn chuyên ngành Kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Định mức lao động - PGS.TS. Ngô Thế Bính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT Bộ môn Quản trị doanh nghiệp mỏ --o0o— PGS.TS. NGÔ THẾ BÍNH ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Bài giảng dùng cho các lớp đại học chuyên ngành “ Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp mỏ ” HÀ NỘI - 2008 http://www.ebook.edu.vn -0-
  2. MỞ ĐẦU Mục đích môn học là cung cấp cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp mỏ những kiến thức lý thuyết và thực hành về định mức lao động, một nhiệm vụ thường xuyên phải giải quyết trong chức năng quản lý lao động tiền lương ở doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề về phương pháp xây dựng và quản lý các mức lao động, trong điều kiện cơ chế hiện hành về quản lý lao động, tiền lương của Nhà Nước áp dụng đối với các công ty nhà nước. Với đối tượng nghiên cứu trên, môn học này có đặc điểm: - Là môn học có đối tượng tương đối độc lập, nhưng có liên hệ mật thiết đối với nhiều môn học khác dưới dạng kế thừa chúng về mặt nội dung và phương pháp. Đó là các môn Quản lý sản xuất, Kế hoạch sản xuất, Thống kê kinh tế, Kỹ thuật và công nghệ khai thác mỏ… - Trình bày những vấn đề phương pháp thông qua những ví dụ của sản xuất công nghiệp mỏ. Song điều đó không có nghĩa tồn tại những lý thuyết riêng về định mức lao động trong công nghiệp mỏ. Nội dung của bài giảng này được cấu tạo bởi 4 chương: Chương 1. Những khái niệm cơ bản của định mức lao động. Chương 2. Các phương pháp định mức lao động. Chương 3. Thu thập và xử lý thông tin để định mức lao động. Chương 4. Quản lý chất lượng mức lao động. Phương pháp nghiên cứu môn học được xem là có hiệu quả nếu người học thực hiện các yêu cầu sau: - Nghiên cứu môn học một cách hệ thống, tức là nghiên cứu với sự nắm chắc mối liên hệ giữa các kiến thức được đề cập trong môn học, cũng như giữa các kiến thức của môn học này và các kiến thức của môn học khác. - Lý luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành, tức là bảo đảm hoàn thành các câu hỏi và bài tập, được nêu sau mỗi chương. Tập bài giảng “Định mức lao động” này là kết quả sửa đổi bổ sung tập bài giảng năm 1998 của tác giả. Tác giả cảm ơn những nhận xét của bạn đọc để tập bài giảng này ngày càng hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008 Tác giả PGS.TS. Ngô Thế Bính -1-
  3. Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 1. 1. Mức và mức kinh tế - kỹ thuật. Mức là tất cả những gì được quy định mang tính đúng đắn, hợp lý, cần thiết mà mọi người cần lấy đó làm căn cứ điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Với định nghĩa trên mức có mặt trong ở nhiều lĩnh vực của đời sống như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức, thẩm mỹ… Chẳng hạn, trong thực tế ta thấy từ “mức” trong các câu nói: “ Công nhân A hoàn thành vượt mức công tác đặt ra trong ngày”; “ Gíam đốc B cư xử với mọi người khá đúng mức”; “ Anh C đã được hạ mức kỷ luật từ buộc thôi việc xuống cảnh cáo”; “ Chị D vẽ bức tranh đẹp hết mức” v.v… Từ các ví dụ trên ta thấy mức không nhất thiết là phạm trù định lượng như ví dụ đầu tiên mà có thể là phạm trù định tính như các ví dụ còn lại. Trong thực tiễn mức còn có các từ tương đương như norm (tiếng la tinh), tiêu chuẩn, chuẩn mực, hạn ngạch v.v… Mức xuất hiện trong kinh tế tức hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa của con người được gọi là mức kinh tế-kỹ thuật. Mức kinh tế-kỹ thuật là đại lượng biểu thị trực tiếp hay dùng để tính toán lượng tiêu hao cần thiết lớn nhất của một loại nguồn lực nào đó để sản xuất một đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất lượng và phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. Với định nghĩa trên, mức kinh tế-kỹ thuật luôn luôn là một chỉ tiêu (một phạm trù định lượng), tức là biểu thị bằng những con số cụ thể. Mức kinh tế-kỹ thuật có nhiều loại thường được chia ra các nhóm căn cứ vào tính chất nguồn lực hay lĩnh vực áp dụng như : - Các mức tiêu hao vật tư (các mức vật tư); - Các mức hao phí lao động (các mức lao động); - Các mức khấu hao tài sản cố định và sử dụng năng lực sản xuất; - Các mức đầu tư xây dựng cơ bản; - Các mức tài chính; v.v… Phương pháp xây dựng và quản lý các nhóm mức nêu trên trương đối khác nhau. Môn học này chỉ nghiên cứu phương pháp xây dựng và quản lý các mức lao động. -2-
  4. 1.2. Mức lao động và phân loại các mức lao động. Mức lao động là nhóm mức kinh tế-kỹ thuật dùng để biểu thị trực tiếp hay dùng để tính toán hao phí lao động cần thiết nhiều nhất cho việc sản xuất đơn vị sản phẩm, bảo đảm những yêu cầu nhất định về chất lượng và phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng khách quan về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý. Với định nghĩa trên các mức lao động là một tổng thể phức tạp của nhiều loại mức. Để phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau, các mức lao động thường được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu như: nội dung kinh tế; kiểu con số chỉ tiêu; thời hạn kế hoạch; phạm vi hao phí; phạm vi áp dụng; cấp ban hành v.v.. (Hình 1.1) Theo nội dung kinh tế các mức lao động chia ra các mức năng suất lao động (mức sản lượng, mức phục vụ…); các mức hao phí lao động (mức thời gian, mức biên chế số người); các mức trả lương (mức lương tối thiểu, hệ số cấp bậc lương, hệ số phụ cấp, đơn giá tiền lương…); các mức điều kiện lao động (mức cơ giới hóa lao động, mức điện khí hóa lao động, mức cường độ lao động…). Theo con số chỉ tiêu các mức lao động chia ra mức tuyệt đối (mức sản lượng, mức thời gian…) mức tương đối (hệ số định biên, hệ số phụ cấp, tỷ trọng thời gian nghỉ trong ca…); Theo thời hạn kế hoạch sử dụng mức các mức lao động được chia ra mức ngắn hạn, mức trung hạn, mức dài hạn. Theo sản phẩm liên hệ các mức lao động được chia ra mức lao động cho thành phẩm hàng hóa và mức lao động cho bán thành phẩm (Mức công đoạn). Theo phạm vi hao phí các mức lao động được chia ra mức lao động tổng hợp doanh nghiệp (chi phí tiền lương của 1000 đ doanh thu), mức lao động tổng hợp của khối sản xuất, mức lao động tổng hợp của một khâu sản xuất; mức lao động của một công việc; mức lao động của một bước công việc v.v… Theo phạm vi áp dụng các mức lao động được chia ra mức lao động áp dụng nội bộ doanh nghiệp và mức lao động áp dụng chung cho nhiều doanh nghiệp có chung đặc điểm (mức ngành, mức vùng). Theo cấp ban hành mức các mức lao động được chia ra mức lao động nhà nước (các mức trả lương), mức lao động doanh nghiệp ( mức do giám đốc doanh nghiệp ban hành và đăng ký với Sở lao động thương binh và xã hội địa phương). -3-
  5. Các loại mức lao động Theo nội Theo con số Theo thời Theo sản Theo phạm Theo phạm Theo cấp ban hành dung kinh tế chỉ tiêu hạn kế hoạch phẩm liên hệ vi hao phí vi áp dụng Mức Mức Mức Mức cho Mức Mức Mức năng suất thành phẩm tổng hợp nội bộ do doanh tuyệt đối ngắn hạn doanh nghiệp nghiệp doanh nghiệp lao động hàng hóa ban hành Mức Mức Mức tương đối trung hạn Mức Mức cho Mức ngành tổng hợp Mức hao phí bán thành khối sản xuất do phẩm (mức lao động Mức nhà nước công đoạn) Mức vùng dài hạn ban hành Mức tổng hợp Mức khâu sản xuất trả lương Mức Mức công việc điều kiện lao động Hình 1.1- Sơ đồ phân loại các mức lao động trong doanh nghiệp mỏ. http://www.ebook.edu.vn -4-
  6. 1.3. Định mức lao động và chức năng của định mức lao động Định mức lao động là tổng thể những công tác mà bộ máy quản lý kinh tế nhà nước hay doanh nghiệp phải thực hiện để xác định và công bố những mức lao động. Với định nghĩa trên cần tránh dùng cụm từ “định mức lao động” để chỉ những mức lao động đã được xác định bằng những con số cụ thể. Định mức lao động có những chức năng, tức những nhiệm vụ khách quan, khái quát như sau: Chức năng thông tin: Đó là tạo ra những mức dùng làm căn cứ xúc tiến những thỏa ước (hợp đồng) lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; lập kế hoạch lao động tiền lương; tổ chức các quá trình lao động trên các nơi làm việc, thanh toán tiền lương… Chức năng kinh tế: Đó là tạo ra những mức mang tính định hướng cho người sử dụng lao động và người lao động cùng tiết kiệm nguồn lực lao động, nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của cá nhân và tập thể doanh nghiệp. Chức năng xã hội: Đó là tạo ra những mức lao động có tác dụng bảo đảm yêu cầu công khai, công bằng, minh bạch trong phân phối thu nhập của doanh nghiệp; bảo đảm ngày càng giảm cường độ lao động trên cơ sở khuyến khích áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến… Các chức năng trên đây vừa có tính độc lập vừa có tính thống nhất với nhau, được hình thành khách quan bởi vị trí của nguồn lực lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. 1.4. Đơn vị tính của mức lao động. Mỗi mức lao động cũng giống như bất cứ chỉ tiêu kinh tế nào, đều được tạo ra bởi 3 bộ phận thông tin: tên chỉ tiêu, số lượng và đơn vị tính với những ví dụ được dẫn ra ở bảng 1.1. Bảng 1.1 Tên chỉ tiêu Số lượng Đơn vị tính Mức sản lượng của công nhân lái xe 800 Tấn.km/người.ca BELAZ-540, cung độ 500 m Mức sản lượng của công nhân khoan 25 Mét/người.ca BY- 150 với đá f=10 Như vậy, nếu như tên chỉ tiêu nêu lên những đặc điểm của mức (nội dung kinh tế, điều kiện áp dụng…) thì đơn vị tính là thành phần không thể thiếu, làm cho con số trở nên có nghĩa và phần nào thấy được phương pháp xác định chỉ tiêu. http://www.ebook.edu.vn -5-
  7. Nếu con số chỉ biểu thị mức độ so sánh với một chỉ tiêu cùng loại khác (mức tương đối) thì đơn vị tính mức được ký hiệu bởi lần hay phần trăm (%) Việc lựa chọn đơn vị tính mức cần căn cứ vào những yêu cầu sau: - Phản ánh được trình độ chính xác của mức. Ví dụ mức sản lượng của công nhân khai thác than thường tính bằng tấn/người.ca, chứ không phải bằng kg/người.ca hay tấn/người.phút. - Đặc trưng cho giá trị sử dụng của sản phẩm (công tác) có liên hệ. Ví dụ mức sản lượng của công nhân đào lò chuẩn bị là mét/người.ca chứ không phải là tấn/người.ca. - Bảo đảm tính cụ thể, dễ hiểu đối với người thực hiện mức. Ví dụ mức lao động giao cho công nhân khoan được tính bằng mét/người.ca chứ không phải người.phút/mét. - Bảo đảm tính chính xác của ký tự theo quy ước thống nhất. Ví dụ mức sản lượng của công nhân nhân khai thác than được viết bằng tấn/người.ca chứ không viết tấn/ca hay tấn/tổ.ca. 1.5. Độ căng và trình độ hoàn thành mức lao động. 1.5.1. Độ căng của mức lao động: Độ căng của mức lao động là chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ so sánh giữa hao phí lao động xã hội cần thiết và hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản phẩm có chất lượng nhất định, trong điều kiện tương tự về địa chất tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất. Độ căng của mức lao động được xác định bởi công thức: Hc C= ; (1.1) Ha Trong đó: C – Độ căng của mức lao động ( sau đây gọi là độ căng), lần; Ha – Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.giờ/ sản phẩm Hc – Hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.giờ/ sản phẩm. Đó là hao phí lao động bình quân tính trong phạm vi nhiều đơn vị có đặc điểm tương tự của một ngành hay nhiều ngành sản xuất. Với định nghĩa trên, ta có nhận xét: - Có thể xem độ căng là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức lao động. Mức lao động có căn cứ khoa học lý tưởng khi C = 1, Vì đó là điều kiện để thực hiện việc trả lương cho người lao động phù hợp với quy luật giá trị - quy luật kinh tế cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Trong -6-
  8. thực tiễn, việc thống kê và xác định hao phí lao động xã hội cần thiêt để sản xuất đơn vị sản phẩm cụ thể hầu như không thể thực hiện được chính xác, nên khó xác định được độ căng. Tuy nhiên trong những ngành sản xuất có quy mô nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động, thì hao phí lao động xã hội cần thiết có thể được đánh giá theo mức hiện hành của ngành. - Khi tất cả các mức lao động trong doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có độ căng xấp xỉ bằng nhau thì đó là sự đồng đều độ căng. Đồng đều độ căng của các mức lao động áp dụng trong doanh nghiệp chính là điều kiện quan trọng để thực hiện công bằng trong phân phối. Đồng đều độ căng có 3 trạng thái, phụ thuộc vào trị số chung của C: Khi C = 1, đó là trạng thái đồng đều độ căng lý tưởng, nghĩa là các mức lao động đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị và sự công bằng, có tác dụng tích cực đối với khuyến khích nâng cao năng suất lao động. Khi C < 1 , đó là trạng thái đồng đều độ căng thấp, nghĩa là các mức lao động không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm chi phí tiền lương trong giá thành tăng lên bất hợp lý, kìm hãm khả năng tăng năng suất lao động. Khi C > 1, đó là trạng thái đồng đều độ căng cao, nghĩa là các mức lao động cũng không đáp ứng yêu cầu của quy luật giá trị, làm cho chi phí tiền lương trong giá thành giảm đi bất hợp lý, không khuyến khích tăng năng suất lao động. 1.5.2. Trình độ hoàn thành mức lao động Trình độ hoàn thành mức lao động là chỉ tiêu biểu thị quan hệ so sánh giữa hao phí lao động thực tế và hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản phẩm. Trình độ hoàn thành mức lao động được xác định bởi công thức: Ha h = 100 ,% (1.2) Ht Trong đó: h – trình độ hoàn thành mức lao động, %; Ha – Hao phí lao động được ấn định bởi mức để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.ca (người.giờ; người.phút…); Ht – Hao phí lao động thực tế để sản xuất đơn vị sản phẩm, người.ca (người.giờ; người.phút…). Công thức (1.2) có thể viết: Hc Hc N h = 100 = 100 ;% : (1.3) Ht Ha C Trong đó: -7-
  9. N = Hc : Ht - Hệ số năng suất lao động cá biệt (cho biết năng suất lao động cá biệt bằng bao nhiêu lần năng suất lao động trung bình xã hội) Như vậy, với công thức (1.3) trình độ hoàn thành mức lao động không thể xem là thước đo trình độ căn cứ khoa học của mức vì nó đồng thời phụ thuộc vào 2 chỉ tiêu: đó là hệ số năng suất lao động cá biệt (N) và độ căng của mức lao động (C). 1.6. Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chia tổng thể các quá trình lao động trong doanh nghiệp ra những bộ phận cấu thành, làm cơ sở cho việc thu thập xử lý thông tin xác định mức lao động . Tùy theo phạm vi tổng thể quá trình lao động và tiêu thức được lựa chọn, trong thực tiễn có những kiểu phân đoạn sau: 1.6.1. Phân đoạn thành các khối : Kiểu phân đoạn này còn được gọi là phân đoạn cấp I, theo đó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia ra thành các khối. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm về nhiệm vụ của mỗi khối. Trong doanh nghiệp mỏ thường có những khối sản xuất sau: - Khối sản xuất chính: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ yếu của doanh nghiệp. Ví dụ các quá trình khai thác, vận chuyển, sàng tuyển … khoáng sản . - Khối sản xuất phụ: bao gồm những quá trình lao động tuy không có nhiệm vụ trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, nhưng cần thiết thường xuyên cho khối sản xuất chính với nhiệm vụ bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực, diện khai thác, dụng cụ phụ tùng … Ví dụ các quá trình khoan nổ, bóc đất đá ở mỏ lộ thiên, đào lò chuẩn bị ở mỏ hầm lò, … - Khối sản xuất phục vụ: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ cũng không phải trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, nhưng cần thiết chung cho cả khối sản xuất chính và phụ cũng như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như quá trình thông gió, thoát nước, thông tin liên lạc, sửa chữa cơ điện, dịch vụ đời sống … - Khối quản lý: bao gồm những quá trình lao động có nhiệm vụ cũng không phải là trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, mà là thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin nhằm điều khiển toàn bộ hoạt động doanh nghiệp đi theo quỹ đạo và mục tiêu định trước. Phân đoạn thành các khối là cơ sở cho việc thu thập, xử lý thông tin đi đến xác định mức lao động tổng hợp toàn doanh nghiệp, chú ý tới tính chính xác của hao phí lao động thực hiện nhiệm vụ của các khối cấu thành khi lập kế hoạch số người và đơn giá tiền lương của doanh nghiệp. -8-
  10. 1.6.2. Phân đoạn thành các khâu : Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp II, theo đó mỗi khối của doanh nghiệp ( chủ yếu là khối sản xuất chính và phụ) được tiếp tục chia ra các khâu. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi khâu về mặt công nghệ tổng hợp, tức là đặc điểm về sự liên kết của nhiều thiết bị và đối tượng lao động. Ví dụ khối sản xuất chính của mỏ than hầm lò có thể chia ra các khâu: khai thác than lò chợ, đào lò chuẩn bị trong than, vận tải than trong lò, tuyển than …; Khối sản xuất phụ của mỏ than lộ thiên có thể chia ra các khâu: bóc đất đá, sửa chữa cơ điện, bảo đảm đường sá…Phân đoạn thành các khâu là cơ sở cho việc thu thập và xử lý thông tin, xác định mức lao động tổng hợp khối, chú ý đến tính chính xác của hao phí lao động thực hiện các khâu cấu thành khi giao khoán cho các công trường, phân xưởng đảm nhiệm một khối sản xuất . 1.6.3. Phân đoạn thành các công việc : Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp III, theo đó mỗi khâu (chủ yếu là các khâu sản xuất) được tiếp tục chia ra các công việc. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi công việc về mặt công nghệ cụ thể, tức là đặc điểm về loại thiết bị sử dụng, đối tượng lao động, nơi làm việc, phương pháp tiến hành …Ví dụ khâu bóc đất đá ở mỏ than lộ thiên có thể được chia ra các công việc: khoan lỗ bằng khoan xoay cầu, nổ mìn, xúc đất đá bằng máy xúc EKG-4,6; san gạt đất bằng máy gạt D-100… Phân đoạn thành các công việc là cơ sở cho việc thu thập, xử lý thông tin, xác định mức lao động tổng hợp từng khâu, chú ý đến tính chính xác của hao phí lao động thực hiện các công việc cấu thành khi giao khoán cho tổ sản xuất đảm nhiệm một khâu sản xuất. 1.6.4. Phân đoạn thành các bước công việc: Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp IV, theo đó mỗi công việc được tiếp tục chia ra các bước công việc. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm mỗi bước công việc về mục đích cụ thể. Ví dụ, công việc “chống lò” có thể chia thành các bước công việc: kiểm tra gương lò sau khi bắn mìn, đưa gương và nóc lò về trạng thái an toàn, đào lỗ, dựng cột, dựng xà, nêm khung chống, cài chèn; công việc xúc bốc đất bằng máy EKG-4,6 ở mỏ lộ thiên có thể chia thành các bước công việc: kiểm tra máy móc thiết bị, kiểm tra gương tầng, xúc tơi và gom đất đá, xúc đổ vào ô tô, tạo nền, dịch chuyển… Phân đoạn thành bước công việc là cơ sở cho việc thu thập, xử lý thông tin xác định mức lao động công việc, chú ý đến tính chính xác của hao phí lao động thực hiện các bước công việc cấu thành khi giao khoán cho cá nhân hay tổ đảm nhiệm một công việc. -9-
  11. 1.6.5. Phân đoạn thành các thao tác: Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp V, theo đó mỗi bước công việc được tiếp tục chia ra các thao tác. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi thao tác về kỹ năng, tức đặc điểm về sự kết hợp các động tác cần thiết để thực hiện một mục đích cụ thể đơn giản. Ví dụ: bước công việc “ dựng cột” có các thao tác: vác cột, dựng cột vào lỗ, đặt cột sát tường lò, trôn cột; bước công việc “xúc đất đổ vào ô tô” của EKG-4,6 có các thao tác: nâng gầu, ruỗi tay gầu, quay để đổ, hãm quay, mở đáy gầu, co tay gầu, quay gầu về gương xúc, hạ gầu (8 thao tác). Phân đoạn thành các thao tác là cơ sở cho việc thu thập và xử lý thông tin định mức lao động bước công việc, có chú ý đến tính chính xác hao phí hao động thực hiện các thao tác cấu thành. Hình thức phân đoạn này thường áp dụng trong ngành dệt, ngành chế tạo máy. 1.6.6. Phân đoạn thành các động tác: Kiểu phân đoạn này còn được gọi là kiểu phân đoạn cấp VI, theo đó mỗi thao tác được tiếp tục chia ra các động tác. Đó là kiểu phân đoạn dựa trên đặc điểm của mỗi động tác về hành vi, tức là đặc điểm về sự chuyển động của chân, tay, mắt, và các bộ phận khác của cơ thể người lao động nhằm thực hiện một trong 3 mục đích đơn giản nhất là: tiếp xúc với đối tượng, di chuyển vị trí đối tượng, ngừng tiếp xúc với đối tượng. Đối tượng ở đây có thể là nguyên vật liệu hay công cụ lao động Ví dụ thao tác “vác cột” của người thợ chống lò có thể chia thành 4 động tác: cúi xuống ôm cột, vác cột lên vai, đi tới nơi đặt cột, buông cột khỏi vai; còn thao tác “nâng gầu” của máy xúc cũng có thể chia thành 4 động tác: nắm cần điều khiển cáp gầu, đẩy cần điều khiển về vị trí làm chuyển động cáp nâng gầu, ngừng tiếp xúc cần điều khiển. Như vậy mỗi thao tác được đánh dấu bởi một chuỗi động tác: bắt đầu là động tác tiếp xúc, kết thúc là động tác ngừng tiếp xúc, ở giữa là các động tác di chuyển. Phân đoạn thành các động tác là cơ sở cho cho việc thu thập và xử lý thông tin xác định mức thao tác, chú ý tới tính chính xác của hao phí lao động thực hiện các động tác cấu thành. Phân đoạn thành các động tác cũng chỉ hay áp dụng trong ngành dệt, ngành chế tạo máy. Minh họa khái quát 6 kiểu phân đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong ví dụ mỏ than lộ thiên được trình bày ở sơ đồ hình 1.2. Ngoài những kiểu phân đoạn quá trình sản xuất nêu trên, người ta còn phân biệt 2 kiểu phân đoạn: phân đoạn thực tế và phân đoạn định mức. - 10 -
  12. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN Khối sản xuất chính Khối sản xuất phụ Khối sản xuất phục vụ Khối quản lý Khâu bóc đất đá Khâu sửa chữa cơ điện Khâu bảo đảm đường sá Công việc khoan lỗ Công việc khoan lỗ Công việc nổ Công việc xúc đất đá lên ô Công việc thải đất đá mìn bằng máy KZ mìn bằng máy CBS mìn tô bằng EKG-4,6 bằng ô tô BelA3-540 Bước công việc Bước công việc Bước công việc Bước công việc Bước công việc chuẩn bị nơi làm việc gom đất tạo nền bốc chất lên ô tô di chuyển Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác Thao tác ruỗi tay gầu quay để đổ hãm quay mở đáy gầu co tay gầu quay để xúc hạ gầu nâng gầu Động tác Động tác Động tác Động tác tiếp xúc với cần điều khiển kéo cần điều khiển để nâng gầu hãm nâng gầu ngừng tiếp xúc với cần điều khiển Hình 1.2. Sơ đồ minh họa các phương pháp phân đoạn quá trình sản xuất http://www.ebook.edu.vn - 11 -
  13. Phân đoạn thực tế: là phân đoạn một quá trình lao động nào đó thành các bộ phận căn cứ vào tình trạng thực tế. Trong phân đoạn thực tế sẽ phản ánh tất cả những bộ phận hợp lý cũng như bất hợp lý của quá trình được nghiên cứu. Phân đoạn định mức là phân đoạn một quá trình lao động nào đó thành các bộ phận căn cứ vào những biện pháp khả thi tổ chức lại quá trình sản xuất và lao động một cách hợp lý. 1.7. Hao phí lao động và phân loại hao phí lao động. 1.7.1. Hao phí lao động. Hao phí lao động là hao phí sức lực con người trong lao động. Với định nghĩa đó, hao phí lao động có thể đo bằng những chỉ tiêu khác nhau tùy theo mục đích và điều kiện nghiên cứu như hao phí năng lượng cơ thể, hao phí thời gian, chi phí tiền lương. Chỉ tiêu hao phí năng lượng cơ thể (với đơn vị tính calo) phản ánh trực tiếp mức độ hao phí sức lực, nhưng khó tách riêng cho quá trình lao động, thường chỉ được dùng khi nghiên cứu sinh lý lao động; Chỉ tiêu hao phí thời gian lao động (với đơn vị tính người.ca; người.giờ; người.phút), phản ánh gián tiếp mức độ hao phí sức lực, nhưng thuận lợi cho việc đo lường, tính toán, thường được dùng khi nghiên cứu định mức lao động, năng suất lao động, tổ chức quá trình sản xuất… Chỉ tiêu chi phí tiền lương (với đơn vị tính đồng hay nghìn đồng), cũng phản ánh gián tiếp mức độ hao phí sức lực, nhưng khái quát cả về số lượng và chất lượng, thường được dùng khi nghiên cứu tỷ trọng hao phí lao động trong giá thành sản phẩm; khi xác định mức chi phí tiền lương cho đơn vị sản phẩm hoặc cho nghìn đồng doanh thu. 1.7.2. Phân loại hao phí lao động. Phân loại hao phí lao động là chia tổng thể các dạng hao phí lao động của một quá trình lao động căn cứ vào những tiêu thức nhất định tùy theo mục đích nghiên cứu. Những tiêu thức chủ yếu thường dùng phân loại hao phí lao động trong định mức lao động gồm có: tính hợp lý, phạm vi thời gian, phạm vi các bộ phận quá trình, tính chất người lao động, công dụng hao phí… Theo tính hợp lý: hao phí lao động được chia ra hao phí lao động được định mức và hao phí lao động không được định mức. Theo phạm vi thời gian của quá trình: hao phí lao động được chia ra hao phí lao động bình quân năm, hao phí lao động bình quân quý, hao phí lao động bình quân tháng, hao phí lao động bình quân ngày(ca). http://www.ebook.edu.vn - 12 -
  14. Theo phạm vi các bộ phận của quá trình: hao phí lao động được chia ra hao phí lao động toàn doanh nghiệp, hao phí lao động khối sản xuất, hao phí lao động khâu sản xuất, hao phí lao động của công việc, Theo tính chất người lao động: hao phí lao động được chia ra hao phí lao động của công nhân, hao phí lao động của nhân viên chuyên môn nghiệp vụ, hao phí lao động của nhân viên thừa hành, phục vụ. Theo đơn vị đo hao phí lao động: hao phí lao động được chia ra hao phí đo bằng thời gian và hao phí đo bằng tiền lương. Theo đặc điểm cụ thể của hao phí lao động: hao phí lao động được chia ra các loại chi tiết hơn tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn: để thu thập và xử lý những thông tin phục vụ cho mục đích xác định mức sản lượng công việc trong 1 ca thì hao phí thời gian lao động có thể chia ra các loại như sơ đồ ở hình 1.3; còn để xây dựng mức chi phí tiền lương của 1000 đồng doanh thu thì các chi phí tiền lương được chia ra các loại như sơ đồ ở hình 1.4. Chú ý rằng phân loại hao phí lao động để định mức lao động thường được dựa trên sự kết hợp đồng thời một số tiêu thức, nhưng để thống nhất trong sử dụng cần có định nghĩa rõ ràng cho các loại hao phí lao động. Dưới đây là những định nghĩa về các loại hao phí thời gian lao động của công nhân trong 1 ca trên sơ đồ ở hình 1.3. Thời gian làm các bước công việc chuẩn bị và kết thúc: còn được gọi là thời gian chuẩn-kết, được hiểu là thời gian thực hiện những bước công việc có tính chuẩn bị hay kết thúc của 1 ca công tác như: đi từ nơi giao nhiệm vụ đến nơi làm việc, kiểm tra nơi làm việc và máy móc thiết bị để đưa về trạng thái sẵn sàng làm việc, thu dọn dụng cụ nơi làm việc khi kết thúc ca công tác, bàn giao cho công nhân ca sau…Đặc điểm của thời gian chuẩn-kết là xuất hiện vào đầu ca và cuối ca, thời lượng không phụ thuộc vào sản lượng trong ca nhưng cần thiết để bảo đảm quá trình lao động diễn ra bình thường trong suốt ca công tác. Thời gian làm các bước công việc chính: còn được gọi là thời gian chính và được hiểu là thời gian mà người lao động tác động lên đối tượng lao động chính của quá trình lao động được định mức. Đối tượng lao động chính là vật mà sau khi hoàn thành bước công việc sẽ trở thành sản phẩm của công việc. Ví dụ trong công tác xúc đất đá ở mỏ lộ thiên bằng EKG- 8 thì thời gian chính là thời gian công nhân trực tiếp dùng gầu xúc bốc đất đá lên ô tô. Đặc điểm của thời gian chính là có thời lượng tỷ lệ thuận với sản lượng công việc. Thời gian làm các bước công việc phụ: còn được gọi là thời gian phụ và được hiểu là thời gian mà người lao động chỉ tác động vào các đối tượng lao động phụ của quá trình được định mức. Đối tượng lao động - 13 -
  15. phụ là vật mà sau khi hoàn thành bước công việc không trở thành sản phẩm của công việc, nhưng rất cần thiết thường xuyên để thực hiện các bước công việc chính. Trong ví dụ trên thì thời gian phụ là thời gian công nhân dùng gầu xúc gom đất, tạo nền, di chuyển …Đặc điểm của thời gian Hao phí thời gian lao động của công nhân trong 1 ca , người.phút Thời gian lao động không được định mức Thời gian lao động được định mức Thời gian làm các bước công Thời gian làm những việc ngoài việc chuẩn bị và kết thúc nhiệm vụ Thời gian làm Thời gian sửa chữa các bước công việc chính Thời gian ngừng việc bất hợp lý Thời gian làm các bước công việc phụ Do công nhân Thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc sản lượng côngviệc Do tổ chức Thời gian ngừng công nghệ không phụ thuộc sản lượng công việc Do kỹ thuật Thời gian nghỉ tập trung trong ca Thời gian nghỉ xen kẽ trong ca Hình 1.3. Sơ đồ phân loại hao phí lao động của công nhân trong một ca phụ là cũng có thời lượng tỷ lệ thuận với sản lượng công việc như bước công việc chính. Thời gian ngừng công nghệ: là thời gian công nhân ở trạng thái không thể làm việc được giao do quy định của công nghệ sản xuất. Thời gian ngừng công nghệ được chia làm 2 loại: thời gian ngừng công nghệ không phụ thuộc vào sản lượng công việc và thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc vào sản lượng công việc. Thời gian ngừng công nghệ không phụ thuộc sản lượng công việc được ví dụ như thời gian tránh mìn theo biểu đồ sản xuất chung của công trường, phân xưởng; - 14 -
  16. Chi phí tiền lương bình quân năm của 1000 đồng doanh thu , đồng Chi phí tiền lương được định mức Chi phí tiền lương không được định mức Tiền lương trả cho Tiền lương trả cho những ngày nghỉ khối sản xuất chính theo chế độ (chủ nhật,lễ, tết,phép …) Tiền lương trả cho Tiền lương trả từ quỹ đoàn thể khối sản xuất phụ Tiền lương trả từ Tiền lương trả cho quỹ đầu tư phát triển khối sản xuất phục vụ Tiền lương trả từ quỹ phúc lợi và quỹ khác của doanh nghiệp Tiền lương trả cho khối quản lý Tiền lương trả theo sản phẩm hay khoán Tiền lương trả theo thời gian hay hình thức khác Tiền lương chính Hình 1.4. Sơ đồ phân loại các chi phí tiền lương bình quân năm của Tiền lương phụ 1000 đồng doanh thu (phụ cấp) Thời gian ngừng công nghệ phụ thuộc vào sản lượng công việc được ví dụ như: thời gian chờ ở ga tránh (đối với công việc vận tải bằng đường sắt trong hầm lò cũng như trên mặt đất). Thời gian nghỉ tập trung trong ca: là thời gian công nhân được nghỉ giữa ca theo quy định của Bộ luật Lao động (2007): nếu làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất 30 phút; nếu làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút. Thời gian nghỉ xen kẽ trong ca: là thời gian công nhân được nghỉ xen kẽ trong trong ca do công việc nặng nhọc không thể làm liên tục, được tính - 15 -
  17. vào thời gian làm việc với tỷ lệ % cần thiết so với tổng thời gian chính và phụ của công việc được định mức. Thời gian làm những việc ngoài nhiệm vụ: là thời gian làm những việc không có trong quy định theo chức danh của công nhân. Thời gian sửa chữa: là thời gian công nhân tham gia sửa chữa máy hoặc sản phẩm hỏng, không thuộc công việc bình thường được định mức. Thời gian ngừng việc bất hợp lý: là thời gian công nhân ở trạng thái không thể làm việc nhưng do lỗi của công nhân, của tổ chức hay do giới hạn về trình độ kỹ thuật. Thời gian ngừng việc công nhân được ví dụ như: đi muộn, về sớm, làm việc riêng, tự gây ra sự cố không thể làm việc … Thời gian ngừng việc do tổ chức được ví dụ như: họp trong giờ; thiếu việc; những bộ phận khác cung cấp máy móc, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng không tốt và kịp thời , … Thời gian ngừng việc do kỹ thuật được hiểu là thời gian ngừng mang tính ngẫu nhiên, không thể lường trước để loại trừ do hạn chế về trình độ kỹ thuật ví dụ như: máy hỏng bất ngờ, lò bị sập hay bị bục nước … ---ooo0ooo--- - 16 -
  18. Câu hỏi và bài tập chương 1 1. Phân biệt các khái niệm: mức, mức kinh tế-kỹ thuật, mức lao động, định mức lao động. 2. Hãy xếp loại các mức lao động cho trong các ví dụ dưới đây: - mức sản lượng của công nhân khoan xoay cầu là 20 m/người.ca; - mức sản lượng cho công nhân đào lò chuẩn bị trong đá là 0,3 m/người.ca; - mức sản lượng cho công nhân khai thác than trong lò chợ là 15 tấn/người.ca; - mức phục vụ của công nhân điều khiển băng tải là 2 người/ca.máy; - mức thời gian nghỉ xen kẽ cuả công nhân khai thác than lò chợ là 18% của thời gian chính và thời gian phụ. - đơn giá tiền lương của vận tải bằng ô tô BELA3 là 25.000 đồng/tấn.km; - chi phí tiền lương của 1000 đồng doanh thu là 300 đồng; 3. Đổi mức của công nhân khoan xoay cầu trong bài tập trên từ mức sản lượng ra mức thời gian. Nếu mức sản lượng tăng lên 10% thì mức mức thời gian thay đổi bao% 4. Đơn vị nào dưới đây thích hợp nhất để tính mức lao động cho công nhân vận tải đất đá bằng ô tô ở mỏ lộ thiên: b) m3/ xe ; c) tấn/xe.ca; a) tấn/ca; d) tấn.km/người.ca; e) tấn.km/tổ.ca 5. Trình độ hoàn thành mức sẽ thay đổi thế nào khi độ căng của mức tăng 5% còn hệ số năng suất lao động cá biệt giảm 7% ? 6. Ngành than có 5 công ty hoạt động với những điều kiện tương đối giống nhau. Số liệu thống kê cùng một thời kỳ về mức sản lượng áp dụng và hao phí lao động thực tế bình quân của công nhân khai thác than trong lò chợ như bảng sau: Mức sản lượng bình quân, Hao phí lao động thực tế bình Tên công ty tấn/người.ca quân, người.ca/tấn A 12,0 0.0800 B 12,2 0,0815 C 12,3 0,0820 D 12,4 0,0816 E 12,5 0,0825 Hãy xác định độ căng mức lao động, trình độ hoàn thành mức và hệ số năng suất lao động cá biệt của từng công ty. 7. Hãy vẽ sơ đồ phân đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp khai thác than hầm lò. - 17 -
  19. Chương 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 2.1. Định nghĩa và phân loại phương pháp định mức lao động. Phương pháp định mức lao động là tổng thể quan điểm, mô hình, căn cứ, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin…để định mức lao động. Với định nghĩa đó, phương pháp định mức lao động được đặc trưng bởi nhiều tiêu thức, do đó có nhiều cách phân loại tùy theo tiêu thức được lựa chọn. Trong thực tiễn tiêu thức quan trọng nhất thường được dùng để phân loại và cũng để phân biệt các phương pháp định mức lao động là mô hình mức. Đó chính là công thức, đồ thị hay bảng xác định mối quan hệ giữa mức lao động và các chỉ tiêu đưa vào tính toán (dữ liệu). Theo mức độ chi tiết của mô hình mức, các phương pháp định mức lao động được chia ra làm 2 nhóm: Các phương pháp tổng hợp và các phương pháp phân tích. Theo đặc điểm cụ thể hơn của mô hình mức trong mỗi nhóm trên, các phương pháp định mức còn chia ra: phương pháp kinh nghiệm, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp phân tích cấu trúc, phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích tính toán (Hình 2.1) Các phương pháp định mức lao động Các phương pháp tổng hợp Các phương pháp phân tích Phương pháp kinh nghiệm Phương pháp phân tich cấu trúc Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Phương pháp phân tich-tính toán Hình 2.1. Sơ đồ phân loại các phương pháp định mức lao động Dưới đây trình bày thực chất, ưu nhược điểm và lĩnh vực áp dụng của từng phương pháp. - 18 -
  20. 2.2. Các phương pháp tổng hợp. Gọi là các phương pháp tổng hợp vì đặc điểm chung của các phương pháp là không xét chi tiết tới tính hợp lý của cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh cũng như thành phần và mức độ hao phí lao động. Các phương pháp tổng hợp còn được gọi là các phương pháp khái quát, gồm phương pháp kinh nghiệm và phương pháp thống kê tổng hợp. 2.2.1. Phương pháp kinh nghiệm. Trong phương pháp này, mức được xác định không dựa trên một công thức tính toán nào mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân nhân viên quản lý lao động. Mức được xác định như vậy nhanh, nhưng có tính chất chủ quan nên có thể phản ánh những nhân tố tiêu cực vào mức. Đôi khi mức cũng phản ánh được hao phí lao động xã hội cần thiết, nhưng đó chỉ là kết quả ngẫu nhiên, không có tác dụng thuyết phục, không đề ra điều kiện, biện pháp thực hiện mức. Phương pháp sao chép, điều chỉnh không có cơ sở những mức lao động đã cũ hay được lập ra ở nơi khác để áp dụng trong doanh nghiệp cũng là phương pháp kinh nghiệm. Phương pháp kinh nghiệm được áp dụng trong điều kiện chưa thực hiện được phương pháp định mức khác và cần có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. 2.2.2. Phương pháp thống kê tổng hợp. Trong phương pháp này, mức được xác định bằng mô hình bình quân những số liệu thống kê tổng hợp, không loại trừ những thành phần bất hợp lý có thể ẩn chứa trong số liệu. Ví dụ nếu phải xác định mức thời gian hay mức sản lượng của một công việc thì với phương pháp thống kê tổng hợp sẽ có các mô hình sau: m ∑ Hi i =1 t= ; (2.1) m ∑ Ki i =1 m ∑K i 1 i =1 n= = ; (2.2) m t ∑ Hi i =1 Trong đó: t , n – mức thời gian, mức sản lượng của công việc, i = 1, m - chỉ số các mẫu quan sát ( thống kê); Ki - khối lượng sản phẩm đã thực hiện theo mẫu quan sát thứ i; - 19 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0