intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

Chia sẻ: Angle Angel | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:41

757
lượt xem
327
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu của con người. Với các nhà quản trị thì giao tiếp lại càng quan trọng. = Cần phải có khả năng giao tiếp tốt.Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp Thực hành các kỹ năng giao tiếp Giúp sinh viên trở thành các nhà quản trị có kỹ năng giao tiếp tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

  1. GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH PGS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC GIAO TIẾP KINH DOANH • Ý nghĩa của môn học • Mục đích nghiên cứu • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu • Kết cấu của môn học
  3. Ý nghĩa của môn học Giao tiếp là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu của con người. Với các nhà quản trị thì giao tiếp lại càng quan trọng. => Cần phải có khả năng giao tiếp tốt.
  4. Mục đích nghiên cứu • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giao tiếp • Thực hành các kỹ năng giao tiếp • Giúp sinh viên trở thành các nhà quản trị có kỹ năng giao tiếp tốt.
  5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ: Nghe, viết, nói, thuyết trình.
  6.   ương pháp nghiên cứu Ph • Nghe giảng • Nghiên cứu tài liệu • Làm việc theo đội nhóm • Thuyết trình • Ngiên cứu và xử lý các tình huống giao tiếp
  7. Phương pháp đánh giá • 40% điểm do kết quả làm việc trên lớp (tham gia thuyết trình, thảo luận, xử lý các tình huống, viết bài,…) quyết định. • 60% điểm do bài thi cuối khóa quyết định.
  8. Kết cấu của môn học • Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giao tiếp • Chương 2: Các nguyên tắc trong giao tiếp • Chương 3: Kỹ năng nghe hiểu • Chương 4: Kỹ năng thuyết trình • Chương 5: Kỹ năng viết • Chương 6: Giao tiếp phi ngôn ngữ.
  9. Tài liệu tham khảo 1. Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống NXB Thống kê, 2006 1. Đoàn Thị Hồng Vân Đàm phán trong kinh doanh quốc tế NXB Thống kê, 2005 3. Ghauri, P.N Usunier, J.C (1996) International Business Negotiations. 1. Fisher.R,. Ury, W. (1991) Getting to Yes.
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO TIẾP • Khái niệm giao tiếp • Tầm quan trọng của giao tiếp trong kinh doanh và trong cuộc sống. • Các phương tiện giao tiếp. • Các loại hình giao tiếp. • Quá trình giao tiếp.
  11. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp Giao tiếp là gì?
  12. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) – Giao tiếp là sự trao đổi thông tin. – Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác. – Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó. – Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ, – Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác. – Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một việc gì đó,…
  13. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác.
  14. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và tri giác (xem Nghệ thuật giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, TS Thái Trí Dũng, Tr.6, 7 và Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong thương mại, TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Phương Trung, tr.136).
  15. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi. Giao tiếp cũng có thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin. Như vậy, giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gửi nó đi với hy vọng người nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp đó. (Xem Giao tiếp trong kinh doanh, TS. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, tr.9).
  16. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động. (Theo các tác giả của bộ sách “Học để thành công - học để làm giàu” của Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MDDF)
  17. 1. Bàn về khái niệm giao tiếp (tt) Còn theo chúng tôi Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
  18. 2. Tầm quan trọng của giao tiếp Nhóm chức năng xã hội: - Thông tin, tổ chức - Chức năng điều khiển - Phối hợp hành động - Động viên, kích thích. Nhóm chức năng tâm lý: - Tạo lập mối quan hệ - Cân bằng cảm xúc - Phát triển nhân cách.
  19. 2. Tầm quan trọng của giao tiếp (tt) • Với những chức năng vừa được trình bày ở trên, giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh. • Nhà học giả người Mỹ, Kinixti đã từng nói: “Sự thành công của một người chỉ có mười lăm phần trăm dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn tám mươi lăm phần trăm phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người ấy.”
  20. 2. Tầm quan trọng của giao tiếp (tt) Và kết quả điều tra độc giả của Tạp chí Kinh doanh Havard được thực hiện gần đây cũng đưa ra những con số rất đáng lưu ý, như: – 100% số người được hỏi đều cho rằng: giao tiếp (trao đổi thông tin) có vai trò đặc biệt quan trọng. – Trong các lĩnh vực mua bán và xúc tiến thương mại - đầu tư, thì trao đổi thông tin bằng miệng (giao tiếp nhờ kỹ năng nói) được xếp vị trí cao nhất trong số 15 kỹ năng quan trọng, cần thiết phải có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0