TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN<br />
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN<br />
<br />
CAO TẤN BÌNH<br />
<br />
BÀI GIẢNG KINH TẾ LƢỢNG<br />
<br />
Quy Nhơn, 9/2017<br />
1<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
<br />
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ LƢỢNG<br />
<br />
1.1 Giới thiệu về môn học kinh tế lƣợng<br />
Kinh tế lượng có tên tiếng Anh là Econometrics, do nhà kinh tế học người Na uy A. K<br />
Ragnar Frisch sử dụng lần đầu tiên vào khoảng 1930.<br />
Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong<br />
thực tế, là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê toán học và máy vi tính<br />
nhằm định lượng các mối quan hệ kinh tế, dự báo khả năng phát triển của hiện tượng<br />
kinh tế và phân tích các chính sách kinh tế.<br />
Nền tảng của kinh tế lượng:<br />
Lý thuyết kinh tế: Nêu lên bản chất các mối quan hệ kinh tế dưới dạng định tính.<br />
Chẳng hạn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả, sản lượng và số lượng công<br />
nhân, thu nhập và chi tiêu, năng suất cây trồng và lượng phân bón, doanh thu và<br />
chi phí quảng cáo, giá nhà và hướng nhà, sự chi tiêu và sự giàu có,…<br />
Mô hình toán kinh tế: Sử dụng công cụ toán học để mô hình hóa lý thuyết kinh tế<br />
dưới dạng mô hình toán học, chưa quan tâm đến việc kiểm chứng xem liệu những<br />
mô hình toán học này có đúng đắn về mặt thực nghiệm hay không.<br />
Thống kê: Có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý số liệu, và những số<br />
liệu sơ cấp ban đầu này không thể thiếu cho một nhà kinh tế lượng.<br />
Mục đích của kinh tế lượng<br />
Thiết lập mô hình toán học để nêu ra các giả thiết cũng như các giả định về mối<br />
quan hệ giữa các biến số kinh tế với nhau.<br />
Thực hiện việc ước lượng tham số để xem xét mức độ ảnh hưởng giữa các biến số.<br />
Kiểm định giả thuyết.<br />
Đưa ra dự báo và mô phỏng hiện tượng kinh tế.<br />
Đề xuất giải pháp, chính sách dựa trên kết quả của được phân tích từ mô hình kinh<br />
tế lượng.<br />
1.2 Phƣơng pháp luận nghiên cứu của kinh tế lƣợng<br />
Nêu vấn đề nghiên cứu và các giả thuyết: Nghiên cứu quan hệ giữa thu nhập và<br />
tiêu dùng, mức lãi suất thay đổi và cầu về tiền, năng suất lao động với vốn, lao<br />
động và khoa học công nghệ,…<br />
Thiết lập mô hình: Dựa vào lý thuyết kinh tế để định dạng các mô hình cụ thể cho<br />
các bài toán cụ thể. Chẳng hạn, người ta có thể sử dụng hàm tuyến tính để mô tả<br />
mối quan hệ giữa thu nhập Y và tiêu dùng X như sau:<br />
2<br />
<br />
Y X<br />
<br />
Tuy nhiên trong thực tế, với cùng một mức thu nhập thì chi tiêu tiêu dùng có thể<br />
khác nhau. Do vậy mô hình toán học thuần túy như trên chưa phản ánh được tình<br />
huống kinh tế này. Mô hình kinh tế lượng được đề xuất một cách hợp lý với nhiễu<br />
ngẫu nhiên U như sau:<br />
Y X U<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu: Quan tâm đến số liệu của mẫu và số liệu của tổng thể.<br />
Ước lượng các tham số của mô hình: Sử dụng các phương pháp như phương pháp<br />
bình phương tối thiểu OLS (Ordinary Least Squares), phương pháp ước lượng<br />
hàm hợp lý tối đa MLE (Maximum Likelihood Estimation),… Chẳng hạn, phương<br />
trình mô tả quan hệ giữa tiêu dùng Y và thu nhập X từ chuỗi số liệu của Mỹ giai<br />
đoạn 1982-1996 bằng phương pháp OLS là:<br />
Y 184.078 0.706408 X<br />
<br />
Nhìn vào kết quả hồi quy này, ta thấy xu hướng tiêu dùng cận biên của nền kinh tế<br />
Mỹ giai đoạn 1982-1996 là 2 0.706408 .<br />
Kiểm định mô hình: Mục đích của kiểm định là kiểm chứng lại mô hình hoặc lý<br />
thuyết kinh tế. Theo ví dụ trên, ta có trị số về xu hướng tiêu dùng cận biên là<br />
<br />
2 0.706408 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế của Keynes về Thu nhập-Tiêu<br />
dùng. Tuy nhiên, ta cũng cần xác định thêm giá trị này có thỏa mãn 0 2 1 với<br />
ý nghĩa thống kê hay không.<br />
Dự báo và sử dụng mô hình để quyết định chính sách: Dựa vào kết quả của mô<br />
hình trên, có thể dự báo tác động của chính sách kinh tế. Ngoài ra, kết quả hồi quy<br />
này có thể giúp ích cho Chính phủ trong việc phân tích chính sách đầu tư, chính<br />
sách thuế (giảm thuế -> tăng thu nhập khả dụng -> tăng tiêu dùng -> tăng tổng<br />
cầu).<br />
1.3 Số liệu cho nghiên cứu kinh tế lƣợng<br />
Có ba dạng dữ liệu kinh tế có bản: Dữ liệu theo thời gian (Time Series Data), dữ liệu theo<br />
không gian (dữ liệu chéo) (Cross Data) và dữ liệu hỗn hợp (dữ liệu bảng) (Panel Data).<br />
Nguồn số liệu:<br />
Các cơ quan nhà nước: Tổng cục thống kê, Uỷ ban Nhân dân thành phố,…<br />
Các cơ quan quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), Qũy tiền tệ thế giới (IMF),…<br />
3<br />
<br />
Các cơ quan và tổ chức tư nhân.<br />
Wedsite.<br />
1.4 Chất lƣợng của số liệu<br />
Chất lượng của số liệu kinh tế-xã hội thường không tốt bởi các nguyên nhân sau đây:<br />
Bỏ sót số liệu.<br />
Sai sót về kỹ thuật thu thập thông tin (bảng câu hỏi không phù hợp, nội dung câu<br />
hỏi không chính xác,…).<br />
Nhầm lẫn khi quan sát, ghi nhận thông tin.<br />
Sai số do dụng cụ đo lường.<br />
Sai số khi chọn mẫu không có tính đại diện cao.<br />
Mức độ tổng hợp và bảo mật của số liệu sử dụng.<br />
Đối tượng cung cấp thông tin thiếu trung thực, không đầy đủ hoặc từ chối trả lời.<br />
1.5 Vai trò của máy vi tính và phần mềm chuyên dụng<br />
Hầu hết các bài toán trong kinh tế lượng liên quan đến việc xử lý một khối lượng số liệu<br />
rất lớn, do đó cần đến sự trợ giúp của máy vi tính và các chương trình hỗ trợ tính toán,<br />
chẳng hạn như: Excel, EVIEWS, SPSS, STATA, R,…<br />
<br />
4<br />
<br />
Chƣơng 2<br />
<br />
MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH HAI BIẾN<br />
<br />
2.1 Mô hình và một số khái niệm<br />
2.1.1 Mô hình hồi quy<br />
Mô hình hồi quy tuyến tính hai biến:<br />
Y 1 2 X U<br />
<br />
(2.1.1)<br />
<br />
Y: Biến phụ thuộc hay biến được giải thích (explained variable)<br />
X: Biến độc lập hay biến giải thích (explanatory variable)<br />
U: Sai số ngẫu nhiên, giả thiết E (U | X ) 0<br />
<br />
<br />
1 , 2 : Các hằng số<br />
<br />
2.1.2 Hàm hồi quy tổng thể<br />
Khi E (U | X ) 0 , từ (2.1.1) ta có<br />
E (Y | X ) 1 2 X<br />
<br />
(2.1.2)<br />
<br />
Phương trình (2.1.2) được gọi là hàm hồi quy tổng thể PRF (Population Regression<br />
Function).<br />
<br />
<br />
1 : Hệ số chặn, bằng giá trị trung bình của biến Y khi X = 0.<br />
<br />
<br />
<br />
2 : Hệ số góc, thể hiện quan hệ giữa X và E (Y | X ) .<br />
<br />
2 0 : Khi X tăng (giảm) một đơn vị thì E (Y | X ) tăng (giảm) 2 đơn vị.<br />
<br />
2 0 : Khi X tăng (giảm) một đơn vị thì E (Y | X ) giảm (tăng) 2 đơn vị.<br />
2.1.3 Hàm hồi quy mẫu<br />
Để phản ánh hàm hồi quy tổng thể cho tổng thể, cần xây dựng hàm hồi quy mẫu trên<br />
mẫu. Nếu hàm hồi quy tổng thể mô tả xu thế biến động về mặt trung bình của biến phụ<br />
thuộc theo biến độc lập trong tổng thể, thì hàm hàm hồi quy mẫu là hàm số mô tả xu thế<br />
biến động đó nhưng trong mẫu. Vì hàm hồi quy mẫu dùng để phản ánh cho hàm hồi quy<br />
tổng thể nên phải có dạng giống hàm hồi quy tổng thể.<br />
Giả sử ( X i , Yi ), i 1, n là mẫu ngẫu nhiên kích thước n của ( X , Y ) . Khi đó ta có biểu diễn<br />
dưới đây được gọi là hàm hồi quy mẫu SRF (Sample Regression Function)<br />
<br />
Y 1 2 X<br />
<br />
(2.1.3)<br />
5<br />
<br />