Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
<br />
BÀI 6: MÔ HÌNH TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU<br />
Nội dung<br />
<br />
• Xây dựng các mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
trong ngắn hạn và dài hạn dưới dạng phương<br />
trình và đồ thị<br />
• Phân tích và đánh giá được các cú sốc của tổng<br />
cung và tổng cẩu trong ngắn hạn và dài hạn<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
• Giúp học viên phân tích và đánh giá<br />
được các cú sốc của tổng cung và tổng<br />
cầu trong ngắn hạn và dài hạn; xem xét<br />
tác động của nó như thế nào đến sản<br />
lượng, giá cả, việc làm của nền kinh tế.<br />
Giúp học viên hiểu rõ mối quan hệ giữa<br />
mô hình IS - LM và mô hình tổng cầu,<br />
tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn<br />
<br />
• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo<br />
để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích<br />
nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài<br />
liệu được cung cấp cho chương này để học tập<br />
tốt hơn<br />
• Học viên phải hiểu được kiến thức nền tảng đã<br />
được học ở các bài trước thì mới có thể hiểu sâu<br />
được bài 6<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
• 6 tiết học<br />
<br />
151<br />
<br />
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
<br />
Hiện nay, phần lớn các nhà kinh tế đều dựa vào mô hình tổng cầu và tổng cung để phân tích<br />
các tác động của các chính sách vĩ mô đến sản lượng, giá cả, công ăn việc làm, v.v… của<br />
nền kinh tế. Hiểu mô hình và biết cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của<br />
các cú sốc và chính sách của Chính phủ là rất quan trọng đối với các nhà kinh tế.<br />
6.1.<br />
<br />
Sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn<br />
<br />
Để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn,<br />
phần lớn các nhà Kinh tế Vĩ mô đều dựa trên giả thiết là<br />
giá cả không hoàn toàn linh hoạt. Thực tế cho thấy giá<br />
một số hàng hóa hoàn toàn cứng nhắc: Chúng không hề<br />
phản ứng trước bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu.<br />
Có nhiều chứng cứ cho thấy giá cả không linh hoạt lắm<br />
trong ngắn hạn. Các nhà hàng không thay đổi giá các món<br />
ăn trong ngày: Không tăng giá vào buổi trưa khi đông<br />
Phân tích biến động kinh tế trong<br />
khách và giảm giá vào giữa chiều khi vắng khách. Các<br />
ngắn hạn<br />
nhà hàng in sẵn các thực đơn trong đó giá các món ăn<br />
được xác định trước. Hợp đồng lao động quy định trước tiền lương cho tháng hay năm. Do<br />
đó, mô hình về nền kinh tế trong ngắn hạn dựa trên giả thiết giá cả cứng nhắc.<br />
6.2.<br />
<br />
Tổng cầu của nền kinh tế (AD)<br />
<br />
Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước (GDP) mà các<br />
tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Trong một nền kinh tế mở,<br />
tổng cầu bao gồm bốn nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ: Tiêu dùng của các hộ gia đình<br />
(C), đầu tư của các doanh nghiệp (I), mua hàng của chính phủ (G), và xuất khẩu ròng (NX).<br />
AD=C+I+G+NX<br />
<br />
Trong đó, xuất khẩu ròng (NX) chính là chênh lệch giữa lượng hàng sản xuất trong nước và<br />
bán ở nước ngoài – xuất khẩu (X), và lượng hàng sản xuất ở nước ngoài và được bán ở<br />
trong nước – nhập khẩu (IM).<br />
Đường tổng cầu cho biết tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ được mua tại những mức giá<br />
khác nhau. Nói cách khác, đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa lượng tổng cầu và mức<br />
giá. Hình 6.1 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là giảm mức giá chung<br />
của nền kinh tế, ví dụ như từ P1 xuống P2, có xu hướng làm cho tổng lượng cầu về hàng hóa<br />
và dịch vụ tăng, như từ Y1 lên Y2.<br />
Mức giá (P)<br />
<br />
P1<br />
<br />
A<br />
B<br />
<br />
P2<br />
<br />
AD<br />
0<br />
<br />
Y1<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Lượng cầu<br />
hàng hoá (Y)<br />
<br />
Hình 6.1. Đường tổng cầu<br />
152<br />
<br />
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
<br />
Hình 6.1 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là giảm mức giá chung của<br />
nền kinh tế, ví dụ như từ P1 xuống P2, có xu hướng làm cho tổng lượng cầu về hàng hóa và<br />
dịch vụ tăng, như từ Y1 lên Y2.<br />
Để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống, chúng ta xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi<br />
mức giá đối với tiêu dùng, đầu tư, và xuất khẩu ròng. Chúng ta bỏ qua ảnh hưởng đến mua<br />
sắm của Chính phủ vì chi tiêu Chính phủ được coi là biến chính sách, do Chính phủ kiểm<br />
soát, tùy thuộc vào mục tiêu của điều tiết vĩ mô.<br />
Việc cắt giảm mức giá sẽ làm tăng tiêu dùng, đầu tư, và xuất khẩu ròng vì các lý do sau:<br />
• Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng Pigou.<br />
Với mức giá thấp hơn, lượng tiền mà các hộ gia đình đang nắm giữ trở nên có giá trị hơn.<br />
Các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn và chi tiêu nhiều hơn, làm tăng tiêu dùng.<br />
• Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng Keynes.<br />
Với mức giá thấp hơn, các hộ gia đình cần giữ ít tiền<br />
hơn để mua lượng hàng hóa như cũ. Họ cho vay một<br />
phần số tiền thừa, làm cho lãi suất giảm và có tác dụng<br />
kích thích đầu tư.<br />
• Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái.<br />
Việc giảm giá trong nước làm cho hàng hóa Việt Nam<br />
trở nên rẻ một cách tương đối so với hàng ngoại. Điều<br />
này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập<br />
khẩu và làm tăng thành phần xuất khẩu ròng trong<br />
tổng cầu.<br />
<br />
Tổng cầu của nền kinh tế<br />
<br />
Cả ba hiệu ứng này đều hàm ý rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối<br />
lượng hàng hóa và dịch vụ được mua. Nói cách khác, đường tổng cầu dốc xuống. Sự trượt<br />
dọc trên một đường tổng cầu được gọi là di chuyển. Khi một sự kiện làm thay đổi lượng<br />
tổng cầu tại mỗi mức giá cho trước, thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển.<br />
6.2.1.<br />
<br />
Xây dựng đường tổng cầu dựa trên mô hình IS – LM<br />
<br />
Đường tổng cầu trong mô hình Cổ điển được thiết lập trên cơ sở lý thuyết số lượng tiền tệ.<br />
Nó biểu thị mối quan hệ giữa mức cầu về sản lượng thực tế Y và mức giá P, được xác định<br />
bởi phương trình:<br />
<br />
Y=<br />
Trong đó:<br />
<br />
M.V<br />
P<br />
<br />
M là khối lượng tiền tệ danh nghĩa.<br />
V là tốc độ lưu thông của thu nhập.<br />
<br />
So với lý thuyết số lượng, mô hình IS – LM là một mô hình phức tạp hơn về tổng cầu. Nhìn<br />
chung, mô hình IS – LM cho phép cả chính sách tài chính và tiền tệ đều có một vai trò trong<br />
việc xác định tổng cầu, mặc dù những trường hợp đặc biệt của mô hình IS – LM cũng tạo ra<br />
những trường hợp đặc biệt của đường tổng cầu, trong đó, tùy từng trường hợp đặc biệt, mà<br />
chính sách tài chính hoặc chính sách tiền tệ không có tác dụng làm thay đổi mức tổng cầu.<br />
Đường tổng cầu được rút ra từ mô hình IS – LM cho thấy mối quan hệ giữa mức tổng cầu<br />
thực tế và mức giá.<br />
Chúng ta có thể thiết lập đường tổng cầu như sau:<br />
153<br />
<br />
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
LM(P0)<br />
<br />
Mức lãi<br />
suất (r)<br />
<br />
LM(P1)<br />
LM(P2)<br />
<br />
r0<br />
(I)<br />
<br />
r1<br />
<br />
A<br />
<br />
r2<br />
B<br />
AD<br />
0<br />
<br />
Y0<br />
<br />
Y1<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Sản lượng (Y)<br />
<br />
Mức giá (P)<br />
(I)<br />
<br />
P0<br />
P1<br />
P2<br />
0<br />
<br />
AD<br />
Y0<br />
<br />
Y1<br />
<br />
Y2<br />
<br />
Sản lượng (Y)<br />
<br />
Hình 6.2. Đường tổng cầu. (i) IS – LM. (ii) AD<br />
<br />
Khi mức giá thấp hơn, ví dụ bằng P1, khối lượng tiền tệ thực tế lớn hơn, làm cho lãi suất<br />
giảm xuống (r1) và mức thu nhập cao hơn (Y1). Đồ thị 6.2 (ii) ghi các điểm phản ánh mức<br />
giá tương ứng với các mức thu nhập được tạo ra trong phần (i), nhờ việc xác định các giao<br />
điểm của đường LM và IS.<br />
Chúng ta đã chỉ ra rằng, đường LM dịch chuyển khi có những thay đổi trong cung ứng tiền<br />
tệ thực tế. Cho đến nay, những thay đổi này là do sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ danh<br />
nghĩa gây ra, vì giá cả được cố định ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi<br />
trong mức giá cũng làm thay đổi cung ứng tiền tệ thực tế và làm dịch chuyển đường LM,<br />
cho dù khối lượng tiền tệ danh nghĩa vẫn như cũ. Khi mức giá tăng lên, khối lượng tiền tệ<br />
thực tế giảm và đường LM dịch chuyển sang trái. Hình 6.2 minh họa cho lập luận này. Ba<br />
đường LM trong phần (I) đều được vẽ cho cùng một khối lượng tiền tệ danh nghĩa, nhưng<br />
với mức giá khác nhau là P0, P1 và P2. Vị trí của đường IS không phụ thuộc vào mức giá,<br />
bởi vì như chúng ta đã thấy, các yếu tố quy định mối liên hệ IS đều là những biến số thực tế,<br />
không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của giá cả.<br />
Vị trí của đường LM trong phần (I) rõ ràng phụ thuộc vào mức giá. Mức giá càng cao,<br />
đường LM càng dịch chuyển về phía trái, bởi vậy lãi suất càng cao và mức thu nhập thực tế<br />
càng thấp. Chúng ta có thể khẳng định điều này khi quan sát giao điểm của các đường LM<br />
với đường IS và KM là r0 và Y0. Khi mức giá thấp hơn, ví dụ bằng P1, khối lượng tiền tệ<br />
thực tế lớn hơn, làm cho lãi suất giảm xuống tới mức r1 và mức thu nhập tăng lên mức Y1.<br />
Hình 6.2 (II) ghi các điểm phản ánh mức giá tương ứng với các mức thu nhập được tạo ra<br />
trong phần (I), nhờ việc xác định các giao điểm của đường LM và IS. Đường tổng cầu AD<br />
cho thấy rằng, đối với một đường IS và khối lượng tiền tệ danh nghĩa cho trước, khi có một<br />
mức giá nhất định, ví dụ P0, mức tổng cầu do mô hình IS – LM tạo ra cũng là một giá trị<br />
nhất định, ví dụ như Y0.<br />
Mô hình IS – LM còn được dùng để xác định lãi suất, ví dụ như lãi suất r0 trong trường hợp<br />
P0 và Y0. Chú ý rằng, trong khi chúng ta diễn giải đường tổng cầu Cổ điển bằng cách nói<br />
154<br />
<br />
Bài 6: Mô hình tổng cung và tổng cầu<br />
<br />
“nếu giá cả là P0 tổng cầu sẽ bằng Y0”, mà không cần nhắc đến đường tổng cung, thì đường<br />
tổng cầu của Keynes hay đường tổng cầu được thiết lập trên cơ sở mô hình IS – LM phải<br />
được diễn giải một cách chặt chẽ bằng cách nói rằng, “nếu giá cả là P0 và tổng cung là Y0,<br />
tổng cầu sẽ bằng Y0”. Việc nhắc tới đường tổng cung là rất cần thiết, bởi vì đường AD của<br />
Keynes phụ thuộc vào giao điểm của IS và LM, trong đó, đường IS biểu thị trạng thái cân<br />
bằng của thị trường hàng hóa. Đương nhiên, chúng ta không thể nói nếu giá cả là P0, tổng<br />
cung sẽ chỉ bằng Y0 mà không cần biết tới đường tổng cung. Phần sau đây sẽ chỉ ra cách<br />
thức phát huy ảnh hưởng đối với đường tổng cầu của chính sách tài chính và tiền tệ, trước<br />
khi hoàn chỉnh mô hình theo cách này.<br />
6.2.2.<br />
<br />
Chính sách tài khóa và đường tổng cầu<br />
<br />
Hình dạng và vị trí của đường AD phụ thuộc vào những yếu tố làm cơ sở cho đường IS và<br />
LM. Bởi vậy, bất cứ sự thay đổi nào trong các yếu tố tác động tới đường IS và LM cũng ảnh<br />
hưởng tới đường AD. Ví dụ, bất kỳ sự gia tăng nào trong mức chi tiêu thực tế của Chính<br />
phủ được tài trợ bằng trái phiếu mà làm dịch chuyển đường IS về phía phải, thì cũng làm<br />
cho đường AD dịch chuyển về phía phải (hình 6.3).<br />
Mức<br />
lãi suất<br />
<br />
LM(P0)<br />
IS’<br />
<br />
LM(P1)<br />
<br />
IS<br />
(I)<br />
<br />
Y0<br />
<br />
,<br />
Y0<br />
<br />
Y1<br />
<br />
,<br />
Y1 Sản lượng (Y)<br />
<br />
Mức<br />
giá (P)<br />
<br />
(II)<br />
P0<br />
P1<br />
0<br />
<br />
Y0<br />
<br />
,<br />
Y0 Y 1<br />
<br />
,<br />
Y1<br />
<br />
AD’<br />
AD<br />
Sản lượng (Y)<br />
<br />
Hình 6.3. Chính sách tài khóa và đường AD: (I) IS – LM. (II) AD<br />
<br />
Tác động của chính sách tài khoá mở rộng là làm tăng tổng cầu, khi đó đường IS dịch<br />
chuyển từ IS → IS’, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD → AD’.<br />
Hình 6.3 vẽ hai đường IS là IS và IS’, trong đó mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài<br />
trợ bằng trái phiếu cao hơn trong trường hợp của đường IS. Cách vẽ đường AD cho thấy,<br />
đường AD’ tương ứng với IS nằm đâu đó ở phía phải của một đường IS nào đó. Chúng ta có<br />
thể hiểu được điều này bằng trực giác: Mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài trợ bằng<br />
trái phiếu càng cao, mức tổng cầu thực tế cũng càng cao tại mọi mức giá.<br />
6.2.3.<br />
<br />
Chính sách tiền tệ và đường tổng cầu<br />
<br />
Tương tự như vậy, sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ danh nghĩa – điều làm cho đường<br />
LM dịch chuyển về phía phải đối với mọi mức giá – cũng làm cho đường AD dịch chuyển<br />
về phía phải.<br />
155<br />
<br />