intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ năng giải quyết mẫu thuẫn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:23

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kỹ năng giải quyết mẫu thuẫn" được biên soạn nhằm cung cấp cho người học những nội dung kiến thức như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa và nguyên nhân của mâu thuẫn; cách phân loại mâu thuẫn và các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn; các chiến lược, phương pháp và các bước giải quyết mâu thuẫn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng giải quyết mẫu thuẫn

  1. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
  2. MỤC TIÊU * Kiến thức 1. Trình bày được khái niệm, vai trò, ý nghĩa và nguyên nhân của mâu thuẫn. (CĐR 6) 2. Trình bày được cách phân loại mâu thuẫn và các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn. (CĐR 6) 3. Trình bày được các chiến lược, phương pháp và các bước giải quyết mâu thuẫn. (CĐR 6)
  3. MỤC TIÊU * Kỹ năng 4. Giải quyết được một số mâu thuẫn trong công tác điều hành chăm sóc người bệnh trên tình huống cụ thể tại lớp. (CĐR 6) * Năng lực tự chủ và trách nhiệm 5. Thể hiện được tính chủ động trong học tập, tìm kiếm và sử dụng thông tin, tài liệu để giải quyết một số mâu thuẫn trong tình huống cụ thể trên lớp. (CĐR 9)
  4. Mâu thuẫn là … ... Mâu thuẫn là tình trạng mà trong đó mục tiêu, cảm xúc, quan điểm hoặc hành động của một bên (cá nhân hoặc nhóm) can thiệp hoặc cản trở bên kia (cá nhân hoặc nhóm) dẫn đến hoạt động của các bên kém hiệu quả. ... một quá trình trong đó một bên nhận ra quyền lợi của mình bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác.
  5. THẢO LUẬN NHÓM 1. Các mâu thuẫn trong nghề Điều dưỡng tại các cơ sở y tế hiện nay?
  6. Vai trò của mâu thuẫn Có nhiều quan niệm về vai trò của mâu thuẫn • Thứ nhất: cho rằng mâu thuẫn là xấu, là tiêu cực, tạo nên stress, bất tín, nghi ngờ, giảm hiệu suất, giảm cam kết và giảm sự gắn kết, tăng sự chống đối thay đổi, do đó cần phải tránh • Thứ hai: cho rằng mâu thuẫn là tiêu cực và không thể tránh được. Thông qua hệ thống các quy tắc, luật lệ, người quản lý- lãnh đạo tổ chức có kế hoạch việc phát triển các chiến lược, chiến thuật mang tính năng động, linh hoạt tùy thuộc vào nguyên nhân và cá biệt từng trường hợp. • Thứ ba: cho rằng mâu thuẫn là tự nhiên, xuất phát từ sự tương tác giữa các cá nhân hoặc giữa các cá nhân với các yếu tố
  7. Một tổ chức, đơn vị khi có mâu thuẫn, tùy mức độ mâu thuẫn mà dẫn đến: • Mất kiểm soát trong tổ chức, giảm năng suất lao động và gây thù hằn cá nhân gia tăng. Vì vậy, nếu như mâu thuẫn có chiều hướng tăng trong đơn vị thì nhà quản lý phải dành thời gian, năng lượng để giải quyết mâu thuẫn. • Mất đi sự phối hợp, niềm tin của các cá nhân trong đơn vị, tổ chức khi mâu thuẫn dẫn đến cao trào và sự giận dữ có xu hướng tập trung lên cá nhân. Lúc này tổ chức, đơn vị có thể bị tàn phá vì mâu thuẫn không được giải quyết.
  8. Các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn • Mâu thuẫn là kết quả của sự phụ thuộc lẫn nhau • Mâu thuẫn do bất đồng lợi ích • Mẫu thuẫn do giao tiếp, tính cách cá nhân
  9. Nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn • Mâu thuẫn có thể là cơ sở của những hệ quả tích cực nhất định • Khích lệ sự thay đổi tạo nên ý tưởng mới và sự sáng tạo. • Làm cho các tổ chức trở nên năng động hơn, thật hơn, các cá nhân cũng có cảm giác sống thật hơn chứ không phải là 'đóng kịch'. • Tăng cường sự gắn kết của cá nhân với tổ chức: cảm giác "vào cuộc", cảm giác cần đấu tranh cho quan điểm của mình chứ không phải là cảm giác thấy nhạt nhẽo, buồn tẻ, một chiều. • Giúp cá nhân và nhóm học được cách đề cao sự khác biệt, đặc thù. • Giúp tạo nên dấu ấn cá nhân, nhóm.
  10. • Mâu thuẫn có thể là cơ sở dẫn đến hệ lụy tiêu cực Khi mâu thuẫn ở mức độ không kiểm soát nổi, phát triển nhanh, với tần suất lớn, hệ lụy của nó rất lớn và tiêu cực như: • Đe dọa sự bình ổn của tổ chức, dẫn đến gây bè phái trong cùng một đơn vị. • Dẫn đến sự xao nhãng, lệch trọng tâm công tác. Thay vì chú trọng vào các nhiệm vụ trọng tâm thì tổ chức bị phát triển thiên lệch vào các "quan hệ" và tổn thất nguồn lực cho việc tìm kiếm các biện pháp hòa giải các vấn đề mang tính cá nhân, cảm tính chứ không phải là để cải thiện các vấn đề gắn với thực thi nói chung. • Làm cho không khí làm việc ngột ngạt, căng thẳng, thậm chí thù địch. • Phá vỡ sự gắn kết tổng thể, tạo thành các nhóm đối lập nhau. • Giảm năng suất lao động vì mối quan hệ đồng nghiệp ngột ngạt, nghi kỵ, cảnh giác nhau.
  11. PHÂN LOẠI MÂU THUẪN • 4.1. Phân loại theo bộ phận • Giữa cá nhân lãnh đạo và nhân viên. • Giữa cá nhân các nhân viên. • Mâu thuẫn nội tại của nhân viên • Mâu thuẫn nhóm • 4.2. Phân loại theo tính chất • Mâu thuẫn có lợi: Mâu thuẫn có lợi trong một đơn vị khi nó xuất phát từ những bất đồng về năng lực. Khi có quá ít mâu thuẫn cũng là bất lợi vì người ta trở nên tự mãn. Khi đó sẽ có rất ít hoặc chẳng có chút sáng tạo nào. • Mâu thuẫn có hại: Theo các chuyên gia, mâu thuẫn có hại là về tình cảm và liên quan đến việc không hợp nhau nhưng mang tính tàn phá. Ðây là bản chất dẫn tới nhiều khả năng thất bại khi giải quyết các mâu thuẫn này.
  12. Nhận diện mâu thuẫn 5.1. Mâu thuẫn cá nhân 5.2. Mâu thuẫn do các vấn đề • Nhóm các yếu tố về tổ chức và tổ chức lao động • Tổ chức không có chiến lược • Sự không tương thích giữa trách nhiệm và quyền hạn • Phân công công việc không hợp lý • Thiếu tính minh bạch và sự tham gia trong tổ chức lao động • Thiếu hệ thống quy trình, thủ tục làm việc • Đánh giá không thực chất, không dựa vào kết quả thực thi •
  13. • Nhóm các yếu tố về cá nhân và liên cá nhân • Sự đối lập về tính cách cá nhân • Sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng • Sự thiếu hiểu biết hoặc không tôn trọng đúng mức • Sự khác biệt về nguồn gốc cá nhân • Sự khác biệt về năng lực công tác và cách thức hành động • Nhân vật thứ ba
  14. • Nhóm các yếu tố liên quan đến các nhà quản lý • Ra quyết định không hợp lý • Mâu thuẫn về quyền lợi và cách tiếp cận đối với công việc • Thiếu năng lực • Định kiến cá nhân • Thiếu bản lĩnh, tranh công, đổ lỗi • Tính cách cá nhân
  15. Phong cách giải quyết mâu thuẫn Quan tâm nhiều đến mình Cạnh tranh Hợp tác Quan tâm Thoả Quan tâm ít đến nhiều đến người khác thiệp người khác Lảng tránh Nhượng bộ Quan tâm ít đến mình 23
  16. Tại sao phải giải quyết xung đột? Xung đột sẽ không tự mất đi Xung đột có thể tạo xung đột lớn hơn Xung đột có thể đem lại lợi ích Xung đột là một hiện tượng tự nhiên 17
  17. Các chiến lược giải quyết mâu thuẫn • Chiến lược thắng – thua Chiến lược thắng - thua là chiến lược tạo cho người nào đó chịu thua. Chiến lược này thường được dùng khi có mâu thuẫn xảy ra, khi các bên không tự giải quyết được mâu thuẫn và gây rắc rối cho đơn vị, tổ chức, cơ quan. • Chiến lược thua – thua Chiến lược này được tìm thấy trong khi mâu thuẫn xảy ra và có thỏa hiệp thực hiện do những người liên quan đến mâu thuẫn, mỗi bên phải đầu hàng cái mà họ muốn. Chiến lược thua - thua được sử dụng khi cần một giải pháp nhanh. Trong trường hợp này thường là nhà quản lý phải thấy
  18. • Chiến lược thắng – thắng • Chiến lược thắng - thắng chỉ ra vấn đề gốc rễ tạo ra mâu thuẫn. Việc thực thi chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn và linh động của người trung gian. • Bí quyết chính là tập trung xác định vấn đề mà mọi người có thể chấp nhận. Việc tìm ra giải pháp thắng - thắng đòi hỏi lòng tin và khả năng lắng nghe. • Các bên không thể tranh đua và tập trung vào việc thắng. Cả hai bên thắng - thua và thua - thua tạo cho các bên liên quan một mối quan hệ không tốt đẹp lắm nên chiến lược thắng - thắng thường được trình bày theo khía cạnh làm cho chiếc bánh lớn hơn và sau đó, lát bánh cho mỗi người sẽ lớn hơn.
  19. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
  20. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn • Tự xem lại mình • Hãy tỏ thái độ bình tĩnh • Đừng cố giành phần thắng • Cố gắng hiểu quan điểm của người khác • Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ tập trung vào mâu thuẫn hiện tại • Cố gắng bình tĩnh, mỉm cười, khôi hài có thể làm dịu mọi tình huống khi giải quyết một vấn đề • ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2