intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật hành chính: Bài 8 - ĐH Luật

Chia sẻ: Phong Duong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:152

141
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài giảng giúp các bạn hiểu và phân biệt được vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là tội phạm, xác định được các hình thức, biện pháp trách nhiệm hành chính, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, xác định được trách nhiệm hành chính đối với người chưa thành niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật hành chính: Bài 8 - ĐH Luật

  1. LUẬT HÀNH CHÍNH Khoa Luật Hành chính – Nhà nước 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
  2. Bài 8: VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  3. Mục tiêu bài giảng • Hiểu và phân biệt được vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là tội phạm • Xác định được các hình thức, biện pháp trách nhiệm hành chính, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính • Xác định được trách nhiệm hành chính đối với người chưa thành niên 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  4. Những nội dung chính I. Vi phạm hành chính II. Trách nhiệm hành chính III.   Trách  nhiệm  hành  chính  đối  với  người  chưa thành niên 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  5. Tài liệu tham khảo • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. • Sách tham khảo: Luật Hành chính Việt Nam – Những vấn đề cơ bản, câu hỏi, tình huống và văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Lao động, 2015. 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  6. Văn bản pháp luật 1. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 2. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC 3. Các Nghị định về Xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  7. I. Vi phạm hành chính
  8. 1. Khái niệm Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC.(K 1, Đ 2 Luật XLVPHC 2012 ) Ví dụ: Xem xét quy định sau: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”
  9. 2. Các dấu hiệu của VPHC Ý nghĩa: nhằm nhận diện ban đầu về một vi phạm hành chính. Có 5 dấu hiệu như sau: VPHC là hành vi trái pháp luật Xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật Xử sử ngược lại với yêu cầu của pháp luật Ví dụ: - Hành vi đăng ký khai sinh quá hạn - Hành vi gian lận thuế.
  10. VPHC là hành vi có lỗi VPHC là HV nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi là khách quan và được phản ánh chủ quan bằng quy định pháp luật. Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là cá nhân hoặc tổ chức, có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. VPHC là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  11. • Phân tích dấu hiệu của vi phạm hành chính sau “ Bà Nguyễn Thị A tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” - Hành vi trái pháp luật: tự ý chuyển nhượng, tặng cho…. - Lỗi: tự ý thực hiện khi không có sự cho phép - Tính nguy hiểm cho XH: thể hiện ở việc xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước về đất đai - Chủ thể thực hiện: Bà Nguyễn Thị A - Theo quy định phải bị xử phạt: hành vi trên bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  12. 3. Cấu thành pháp lý của VPHC - Ý nghĩa: xác định tính chất, mức độ vi phạm => là cơ sở xác định mức độ trách nhiệm - Cấu thành vi phạm hành chính là tổng thể những dấu hiệu đặc trưng thể hiện đầy đủ tính xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước của một hành vi vi phạm.
  13. Bao gồm: Mặt khách quan của VPHC; Mặt chủ quan của VPHC; Chủ thể của VPHC; Khách thể của VPHC.
  14. a. Mặt khách quan của VPHC Là tổng thể những dấu hiệu được pháp luật dự liệu trước đặc trưng cho mặt bên ngoài của vi phạm hành chính.
  15. Bao gồm: Hành vi trái pháp luật; Hậu quả do VPHC gây ra; Mối liên hệ nhân quả giữa HV và hậu quả; Thời gian và địa điểm vi phạm; Phương tiện vi phạm…
  16. Hành vi trái pháp luật Là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành mọi VPHC đồng thời là dấu hiệu đầu tiên cần phải xác định. Hành vi VPPLHC phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự không đúng với yêu cầu của các quy định của pháp luật cụ thể. Hành vi: thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động hoặc không hành động Trái pháp luật: làm ngược lại hoặc không đầy đủ yêu cầu của pháp luật (pháp luật nào?) Trái Quy định của ngành LHC; Trái Quy định của các ngành luật khác.
  17. Ví dụ minh họa: • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký kết hôn; 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  18. • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký đất đai lần đầu. • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở. • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  19. • Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. • Phạt tiền 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản để cơ quan cấp phép thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại khi chấm dứt hoạt động; 10/16/18 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
  20. Hậu quả do VPHC gây ra Là những thiệt hại hoặc sự đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định cho các QHXH được pháp luật hành chính hoặc pháp luật chuyên ngành khác bảo vệ. Hậu quả VPHC gồm: Hậu quả gây ra cho xã hội (không gây ra thiệt hại thực tế nhưng làm phá vỡ quan hệ quản lý) => Mọi vi phạm hành chính đều để lại hậu quả cho XH Hậu quả trực tiếp từ hành vi (thiệt hại thực tế): Tùy từng vi phạm hành chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2