intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm Văn học - Phạm Ngọc Lan

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:92

127
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm Văn học của Phạm Ngọc Lan cung cấp cho các bạn những kiến thức khái quát về thi pháp học (định nghĩa, đối tượng, lịch sử phát triển); thi pháp tác phẩm trữ tình; thi pháp tác phẩm tự sự. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thi pháp học và đọc hiểu tác phẩm Văn học - Phạm Ngọc Lan

  1. THI PHÁP HỌC VÀ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC Phạm Ngọc Lan
  2. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 1. Định nghĩa thi pháp và thi pháp học  Thi pháp là nguyên tắc tổ chức nội tại của tác phẩm hoặc một hệ thống các tác phẩm văn học.  Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tạo ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học.
  3. Thi pháp học
  4. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 2. Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học  Thi pháp học nghiên cứu HÌNH THỨC mang tính nội dung của tác phẩm hoặc hệ thống tác phẩm. Hay nói cách khác, đó là quan niệm nghệ thuật của hình thức.  Hình thức nghệ thuật mang những đặc điểm như sau: - Hình thức có tính hệ thống - Hình thức có tính quan niệm - Hình thức có tính tinh thần
  5. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 3. Các phân ngành của thi pháp học  Thi pháp học lý thuyết nghiên cứu các quy tắc nghiên cứu thi pháp, nghĩa là các mô hình nghệ thuật của tác phẩm và phạm trù hoá hệ thống nghệ thuật của tác phẩm thành các phương diện khác nhau.  Thi pháp học văn học tiến hành miêu tả và nghiên cứu hệ thống các nguyên tắc, các phương tiện, thủ pháp nghệ thuật tạo nên giá trị của các tác phẩm và hiện tượng văn học cụ thể.  Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hoá của các hình thức nghệ thuật, nghiên cứu các phạm trù (thể loại, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ
  6. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 4. Lịch sử phát triển của thi pháp học 4.1. Thi pháp học cổ điển Hy Lạp Aristotle (384-322 B.C.)
  7. POETICS (Aristotle)  Bản chất của nghệ thuật: MÔ PHỎNG (mimesis)  Mục đích của nghệ thuật: THANH LỌC (carthasis)  Các thành phần chính của bi kịch:
  8. I. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP HỌC 4. Lịch sử phát triển của thi pháp học 4.1. Thi pháp học cổ điển Hy Lạp 4.2. Thi pháp học hiện đại phương Tây Chủ nghĩa hình thức Mikhain Bakhtin Chủ nghĩa cấu trúc Phê bình Mới Chủ nghĩa hậu cấu trúc
  9. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) - Là một trường phái phê bình lý luận văn học có ảnh hưởng lớn ở Nga từ 1914 đến 1930, họ cách mạng hoá phê bình văn học bằng cách khẳng định tính cụ thể và tự trị của văn chương và ngôn ngữ văn chương. - Chủ yếu bao gồm hai nhóm phê bình: Hội Ngôn ngữ học Moscow, thành lập khoảng năm 1914-1915, và Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ thi ca (OPOJAZ), thành lập khoảng năm 1914-1916.
  10. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ thi ca (OPOJAZ), thành lập khoảng năm 1914-1916 ở Saint Peterburg. Viktor Shklovsky Boris Eikhenbaum Yuri Tynianov Viktor Vinogradov (1893-1984) (1886 – 1959) (1894 – 1943) (1895 – 1969)
  11. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) Hội Ngôn ngữ học Moscow, thành lập khoảng năm 1914-1915 ở Moscow Roman Jakobson Ossip Brik Boris (1895 – 1982) (1888 – 1945) Tomashevsky (1890 – 1957)
  12. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT:  Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học độc lập và tự trị
  13. Phương pháp của chúng tôi thường được định danh là “phương pháp hình thức luận”. Tôi muốn gọi đó là phương pháp hình thái học, để phân biệt nó với những hướng tiếp cận khác chẳng hạn như phương pháp tâm lý học, xã hội học và những phương pháp tương tự, mà đối tượng nghiên cứu không phải là bản thân tác phẩm mà là điều được phản ánh trong tác phẩm, theo quan niệm của nhà nghiên cứu. Boris Eikhenbaum(1886 – 1959)
  14. Trên nhiều phương diện, việc nghiên cứu truyện cổ tích có thể so sánh với việc nghiên cứu tổ chức hữu cơ trong tự nhiên. Nhà khoa học tự nhiên và nhà văn hoá dân gian đều xử lý các chủng loại và biến thể , và những chủng loại và biến thế này về bản chất là giống nhau. (Hình thái học truyện cổ tích) Vladimir Propp (1895- 1970)
  15. CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC NGA (RUSSIAN FORMALISM) NHỮNG ĐÓNG GÓP LÝ THUYẾT QUAN TRỌNG NHẤT:  Nghiên cứu văn học là một ngành khoa học độc lập và tự trị  Tính văn học – đối tượng của ngành nghiên cứu văn học  những thủ pháp của ngôn ngữ nghệ thuật
  16. Đối tượng của nghiên cứu văn học không phải là toàn thể văn học mà là tính văn học, nghĩa là, cái làm cho một tác phẩm nào đấy trở thành một tác phẩm văn học. Roman Jakobson (1896-1982)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2