intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

70
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" nhằm tìm hiểu về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư – ngòi bút có sức hút và ảnh hưởng quan trọng trên văn đàn Việt Nam đương đại, người viết kỳ vọng đề tài sẽ là một mảng nhỏ góp phần làm hoàn thiện bức tranh về văn học Việt Nam giai đoạn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

  1. TRƯỜNGĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài ĐẶC ĐIỂM THI PHÁPTRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ Giảng viên hướng dẫn: TS. HÀ THANH VÂN Sinh viên thực hiện: PHẠM TRÚC MAI Lớp: D11NV02 Khóa: 2011 – 2015 Hệ: Chính quy Bình Dương, tháng 5/2015
  2. LỜI CẢM ƠN Sáu tháng trôi qua, cuối cùng em cũng đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp theo đúng yêu cầu và thời gian quy định. Có được thành quả này ngoài sự nỗ lực cố gắng của riêng bản thân em còn phải kể đến sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, của thầy côtrường Đại học Thủ Dầu Một và tất cả bạn bè. Trước tiên, em xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến các thầy cô của trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và của khoa Ngữ Văn nói riêng.Cám ơn thầy cô đã hết lòng dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt thời gian qua. Nhờ vào những kiến thức đã tích lũy trong suốt bốn năm đại học mà em có được nền tảng vững vàng để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tình yêu nghề, sự cống hiến tận tụy của thầy cô chính là động lực giúp em vững tin hơn với con đường mà mình đã chọn. Sau nữa, em xin cám ơn Cô Hà Thanh Vân, giảng viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận. Được học Cô qua ba học phần, được Cô hướng dẫn hai đề tài nghiên cứu khoa học và bây giờ là khóa luận tốt nghiệp, em đã học được ở Cô rất nhiều điều bổ ích. Đó là tác phong làm việc cẩn thận, nghiêm túc; tinh thần làm việc hăng say, không ngại gian khó; ý thức tìm kiếm những vấn đề mới trong học tập, nghiên cứu. Sự quan tâmvà hướng dẫn tận tình của Cô đã gợi mở cho em rất nhiều điều bổ íchtrong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin chân thành cám ơn ba mẹ và gia đình, những người đã dành cho em tình yêu thương vô bờ bến. Sự hy sinh của ba mẹ giúp em ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình để từ đó có động lực phấn đấu học tập, nghiên cứu. Cám ơn Cô Hoàng Thị Thùy Dương, Cô Trần Thị Sáu – giáo viên chủ nhiệm lớp và các bạn trong chi đoàn D11NV02. Tình yêu thương của hai cô và các bạn đã tiếp thêm cho em sức mạnh để vượt qua những thử thách của việc học, của cuộc sống. Cám ơn thầy cô trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và góp ý cho khóa luận của em.Nhận xét của thầy cô sẽ là kinh nghiệm quý báu cho em trong việc nghiên cứu sau này. Thay lời tạm biệt, em xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô; chúc thầy cô luôn hoàn thành tốt công tác được giao và có thêm nhiều cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp trồng người thiêng liêng, cao quý. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên
  4. BẢN NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I. THÔNG TIN CHUNG Tên đề tài: ................................................................................................................ Sinh viên thực hiện: ................................................................................................... Lớp: .......................................................................................................................... Giảng viên hướng dẫn: ............................................................................................. Đơn vị: ...................................................................................................................... II. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: ......................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2. Phương pháp, kỹ năng, tài liệu: ..................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3. Bố cục và hình thức trình bày: ...................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 4. Tinh thần làm việc, tiến độ thực hiện: .......................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..................................................................................................................................
  5. III. KẾT LUẬN 1. Kết luận và kiến nghị (nếu có): ....................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2. Điểm khóa luận: Bằng số: ············· Bằng chữ: 3. Đề nghị: Được bảo vệ Không được bảo vệ Bình Dương, ngày tháng năm 2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do thực hiện đề tài.......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 13 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 13 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 14 7. Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ THI PHÁP HỌC 1.1. Những nét chính về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư .......................................................... 17 1.1.1. Nguyễn Ngọc Tư và hành trình sáng tác ........................................................... 17 1.1.2. Nguyễn Ngọc Tư với những sáng tác truyện ngắn ............................................ 21 1.2. Những vấn đề chung của thi pháp học ....................................................................... 24 1.2.1. Khái niệm thi pháp và thi pháp học .................................................................. 24 1.2.2. Tiến trình phát triển và các trường phái, khuynh hướng của thi pháp học.......... 25 1.2.2.1. Thi pháp học cổ điển (thi pháp học truyền thống) ............................... 25 1.2.2.2. Thi pháp học hiện đại ......................................................................... 26 1.2.2.3. Thi pháp học ở Việt Nam .................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THI PHÁP KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư......................................... 33 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ..................................................................... 33 2.1.2. Các kiểu không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư................ 34 2.1.2.1. Không gian sông nước ........................................................................ 34 2.1.2.2. Không gian cánh đồng........................................................................ 37 2.1.2.3. Không gian sân khấu .......................................................................... 39 2.1.2.4. Không gian con đường ....................................................................... 40 2.1.2.5. Các kiểu không gian khác ................................................................... 42
  7. 2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ...................................... 45 2.2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ...................................................................... 45 2.2.2. Các kiểu thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ................ 46 2.2.2.1. Thời gian ghi nhận .......................................................................... 46 2.2.2.2. Thời gian tâm lý .............................................................................. 50 CHƯƠNG 3: THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 3.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học .......................................................... 57 3.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ........................................... 57 3.2.1. Kiểu dạng nhân vậttheo tính chất nghề nghiệp ............................................... 57 3.2.1.1. Nhân vật làm ruộng, làm vườn......................................................... 58 3.2.1.2. Nhân vật sống kiếp thương hồ......................................................... 59 3.2.1.3. Nhân vật làm nghề xướng ca .......................................................... 60 3.2.1.4. Nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng............................................. 64 3.2.1.5. Nhân vật loài vật ........................................................................... 66 3.2.1.6. Nhân vật trí thức............................................................................ 68 3.2.1.7. Nhân vật làm các nghề khác ........................................................... 69 3.2.2. Kiểu dạng nhân vật theo cách tạo tình huống truyện ...................................... 70 3.2.2.1. Nhân vật bị hiểu lầm........................................................................ 70 3.2.2.2. Nhân vật bị phụ tình, có duyên tình lỡ làng...................................... 71 3.2.2.3. Nhân vật có tình cảm thầm lặng, nỗi niềm riêng, hoài niệm ............ 75 3.2.2.4. Nhân vật sống vì người khác........................................................... 78 3.2.2.5. Nhân vật bị tha hóa ......................................................................... 79 3.2.2.6. Nhân vật sinh ra trong gia đình đổ vỡ............................................. 83 3.2.2.7. Nhân vật khao khát được nhìn nhận................................................ 85 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ....................... 88 3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình ............................................................... 88 3.3.1.1. Khắc họa diện mạo nhân vật thông qua khuôn mặt .......................... 88 3.3.1.2. Khắc họa diện mạo nhân vật thông qua ánh mắt............................. 89 3.3.1.3. Khắc họa diện mạo nhân vật thông qua dáng vẻ bề ngoài ............... 91
  8. 3.3.2. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật ......................................................................... 93 3.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................... 93 3.3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm............................................................ 94 3.3.3. Xây dựng nhân vật qua điểm nhìn trần thuật .................................................. 95 CHƯƠNG 4: THI PHÁP NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 4.1. Thi pháp ngôn từ ................................................................................................... 97 4.1.1. Khái niệm thi pháp ngôn từ ........................................................................... 97 4.1.2. Đặc điểm thi pháp ngôn từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ................... 98 4.1.2.1. Ngôn từ đậm chất Nam Bộ ............................................................... 98 4.1.2.2. Cách diễn đạt mộc mạc, giản dị ..................................................... 101 4.2. Thi pháp giọng điệu.............................................................................................. 103 4.2.1. Vấn đề giọng điệu trong văn bản nghệ thuật ................................................ 103 4.2.2. Đặc điểm thi pháp giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .............. 104 4.2.2.1. Giọng thủ thỉ, tâm tình................................................................... 104 4.2.2.2. Giọng hài hước, dí dỏm ................................................................. 106 4.2.2.3. Giọng triết lý, suy tư ...................................................................... 107 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 116
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam đương đại. Sáng tác của chị đa dạng về thể loại: tạp văn, thơ, tiểu thuyết mà đặc biệt là truyện ngắn. Mặc dù đang trên đường định hình phong cách nhưng truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã xác lập cho mình một vị trí nhất định trong nền văn học Việt Nam cũng như trong lòng độc giả. Thành công trong thể loại truyện ngắn của chị được đánh dấu qua những giải thưởng quan trọng: - Giải I Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II - tác phẩm Ngọn đèn không tắt - năm 2000. - Giải B Hội Nhà văn Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt - năm 2001. - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006 và Giải thưởng Văn học Asean 2008 với tác phẩm Cánh đồng bất tận. Nhìn lại chặng đường phát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư là một “hiện tượng” và hơn thế nữa là một “hiện tượng đặc biệt”. Hiếm có nhà văn nào trong những bước chập chững vào nghề đã sớm định hình được phong cách sáng tác và giọng văn rất riêng như chị. Từ sau Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Giang... đến Nguyễn Ngọc Tư, văn học Nam Bộ mới có bước chuyển mình rõ rệt. Và chị không những trở thành hiện tượng của văn học nước nhà mà còn được nhiều độc giả ngoài nước biết đến. Ở thời điểm hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư đã có cho riêng mình một số lượng truyện ngắn khá lớn. Những công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư và các sáng tác của chị ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này góp phần khẳng định tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của Nguyễn Ngọc Tư đối với văn đàn Việt Nam. Thời điểm này cũng là lúc văn học đương đại có nhiều ảnh hưởng và phát triển mạnh mẽ trong đời sống. Và Nguyễn Ngọc Tư - với phong cách rất riêng của mình, được coi là “đặc sản Nam Bộ” đã điểm tô cho văn họcViệt Nam đương đại những nét
  10. 2 mới, đầy sáng tạo. Chính vì vậy, thiết nghĩ tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư là việc làm quan trọng và có ý nghĩa đối với công tác phê bình và nghiên cứu văn học. Thời gian gần đây, thi pháp học đã và đang trở thành xu hướng tiếp cận tác phẩm được giới phê bình, nghiên cứu văn học ứng dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả. Thi pháp học dần chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc nghiên cứu, phê bình văn học với hệ thống lý luận vững chắc, khoa học, đạt hiệu quả ứng dụng cao. Xuất phát từ thi pháp học để tìm hiểu, phân tích tác phẩm là hướng nghiên cứu biện chứng vì kết hợp được tính khoa học và nghệ thuật, tư tưởng và thẩm mỹ, nội dung và hình thức của tác phẩm trong quá trình nghiên cứu. Song song đó, mỗi tác phẩm văn học đều mang những đặc điểm thi pháp riêng. Đặc điểm thi pháp của tác phẩm văn học không những chịu sự ảnh hưởng của thể loại, bút pháp, hiện thực, lịch sử, văn hóa… mà còn được quy chiếu bởi tư tưởng thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật, tài năng, mỹ cảm, … của tác giả. Tiếp cận văn học theo hướng thi pháp học là hướng tiếp cận khách quan, đem đến cái nhìn toàn diện về tài năng, đóng góp nghệ thuật của nhà văn; giá trị của tác phẩm. Xuất phát từ sự cảm mến, khâm phục, sau là mong muốn đóng góp cái nhìn của mình về những sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần vào công tác tìm hiểu về văn hóa cũng như ngôn ngữ Nam Bộ mà người viết quyết định chọn đề tài Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua khóa luận tốt nghiệp này, người viết hy vọng sẽ đem đến một cái nhìn bao quát, tổng hợp về các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư; những đóng góp của chị cho nền văn học Việt Nam cũng như nét riêng đã làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư thông qua đặc điểm thi pháp trong các truyện ngắn của chị. Khóa luận này sẽ là dấu nối, tiếp bước những nhận định, đánh giá đã có trước đây với một diện mạo mới, tư cách mới.
  11. 3 Đặc biệt, đề tài này càng có ý nghĩa khi Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, đang trên đường định hình, khẳng định phong cách; sự nghiệp sáng tác của chị sẽ còn có nhiều thay đổi, nhiều bước đi mới. Đề tài nghiên cứu sẽ là một trong những điểm khởi đầu cho các công trình nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của chị sau này. Thực hiện thành công đề tài sẽ góp phần đưa các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đến gần hơn với đông đảo bạn đọc. Bên cạnh đó, người viết cũng hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào công tác tìm hiểu, nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975. Đây là giai đoạn văn học mới, tiềm tàng nhiều vấn đề cần được làm rõ, tuy vậy hiện nay tài liệu nghiên cứu về giai đoạn này còn rất hạn chế. Với cách tiếp cận theo hướng thi pháp học, tìm hiểu về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư – ngòi bút có sức hút và ảnh hưởng quan trọng trên văn đàn Việt Nam đương đại, người viết kỳ vọng đề tài sẽ là một mảng nhỏ góp phần làm hoàn thiện bức tranh về văn học Việt Nam giai đoạn này. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư đã có cho riêng mình một số lượng sáng tác không nhỏ trong khoảng thời gian tương đối ngắn (so với sự nghiệp của một nhà văn). Song song đó, đã có nhiều bài phỏng vấn, bài báo tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư và các sáng tác của chị được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể kể đến các bài viết như: Dạ Ngân (2004) - Văn nghệ trẻ (số 15), “Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”.Minh Phương (2004) - Nhân dân (ngày 31/5), “Đọc sách: Nước chảy mây trôi - Tập truyện ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc Tư”. Minh Thi (2004) - Lao động (ngày 11/4), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng”. Hoàng Thiên Nga (2005) - Văn nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”. Thảo Vy (2005) - Tạp chí Văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận”. Trần Phỏng Diều (2006) - Văn nghệ quân đội (647), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Đặng Anh Đào (2006) - Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận”. Bùi Việt Thắng (2006) - Nghiên cứu văn học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận”. Trần Văn Sỹ
  12. 4 (2006) - Văn nghệ trẻ (15) “Bức tranh quê buồn tím ngắt”. Nguyễn Tý (2006) - Công an Tp. Hồ Chí Minh (ngày 7/2),“Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút kỳ lạ”. Đăng Vũ (2006) - Nhà văn (12), “Cổ tích trên cánh đồng bất tận”. Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu văn học (2), “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”. Phạm Thùy Dương (2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác Đỗ Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư”. v.v… Các bài viết có nội dung sâu sắc với những ý kiến, nhận định, đánh giá hữu ích, thiết thực về các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã được GS. TS Trần Hữu Dũng tập hợp và chia sẻ trên trang web Viet- Studies http://www.viet-studies. Qua các bài viết, bài phê bình trên trang web này, người đọc phần nào hiểu về con người và phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đầu tiên có thể kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản miền Nam của chính GS.TS. Trần Hữu Dũng. GS.TS. Trần Hữu Dũng đã có những nhận định xác đáng về cả nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Bên cạnh việc ngợi ca, dành cho Nguyễn Ngọc Tư những lời khen về lối viết văn mang đậm hơi thở Nam Bộ, GS.TS. Trần Hữu Dũng cũng nhắc nhở chị về nguy cơ tiềm tàng đi vào “con đường mòn” trong sáng tác: “Phần nào, sự chuyên biệt của Nguyễn Ngọc Tư vào những loại truyện này có thể làm người đọc lo ngại. Chẳng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những mối tình không trọn, những ký sự đồng quê? Quả là Nguyễn Ngọc Tư có tài thiên phú, cô viết rất nhanh, rất khỏe (trong vòng ba năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cái đáng lo là ở chỗ đó. Người ta bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện của cô. Chúng na ná như nhau, và dù rằng mỗi truyện vẫn đáng đọc, vẫn cho người đọc những giờ phút thú vị, nhưng sao ấy, chúng không còn để lại những ấn tượng sâu đậm của những truyện mấy năm đầu. Đến lúc nào đó, nhà văn không chỉ thể chỉ sử dụng cái thiên bẩm của mình. Nhà văn phải đổ mồ hôi, xót con mắt, lã ngón tay (hay cho độc giả cảm
  13. 5 tưởng ấy). Sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên con đường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư[49]. Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư - một nhà văn trẻ Nam Bộ trên trang web Văn nghệ đồng bằng sông Cửu Long, Huỳnh Công Tín đã đưa ra nhận định: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ của chị”[57]. Lí giải cho lối viết văn còn đơn giản, vấn đề đưa ra còn nhỏ nhặt, chưa mang tính khái quát cao của Nguyễn Ngọc Tư, Huỳnh Công Tín căn cứ vào mảnh đất nơi chị sinh ra, lớn lên; nơi ươm mầm cho tư tưởng của chị để đưa ra nhận định. Theo Huỳnh Công Tín, Cà Mau - nơi Nguyễn Ngọc Tư trưởng thành còn là vùng đất xa xôi, hẻo lánh vậy nên khó tránh khỏi lối viết của chị còn đơn sơ, mộc mạc. Ông cũng cho rằng cần có cái nhìn thiện cảm hơn đối với phong cách sáng tác của chị, ủng hộ chị trên những bước đường tiếp theo. Ông nói cái đáng quý nhất trong thơ văn của Nguyễn Ngọc Tư chính là chất Nam Bộ đặc sệt, tiêu biểu cho con người và văn hóa của cả một vùng đất. Bùi Công Thuấn với bài viết Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi… đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Theo Bùi Công Thuấn: “Nguyễn Ngọc Tư đã đi từ những chuyện tình yêu lứa đôi lãng mạn đến những vấn đề xã hội gay gắt, đã viết những truyện đầy ắp những cảnh, những người của đồng nước Nam Bộ đến kiểu truyện tư tưởng; và từ việc khai thác vốn sống đã trải nghiệm đến kiểu sáng tác truyện hư cấu (fiction) cần nhiều đến tài năng. Nói một cách khác, Nguyễn Ngọc Tư đang đi về phía nghệ thuật hiện đại, đang chuyển từ cách viết thiên phú (cách viết bản năng) sang cách viết của một ý thức sáng tạo có chiều sâu nhân bản”[56]. Nhận xét về chất Nam Bộ trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong bài Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Trọng Bình cho rằng văn hóa và làng quê Nam Bộ là tiền đề, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư: “Như vậy, có thể nói do được sống và lớn
  14. 6 lên trên mảnh đất Nam Bộ, những nét tính cách trong văn hóa ứng xử cũng như ngôn ngữ của cha ông đã ăn sâu vào tiềm thức của Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế khi sáng tác, những nét văn hóa “rặt Nam Bộ” ấy đã đi vào trang viết của chị một cách tự nhiên như một điều tất yếu không thể nào khác được”[45].Qua các truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện sâu sắc ý thức trân trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc trên nhiều phương diện mà trước hết đó là sự khẳng định và niềm tự hào của chị về những phẩm chất và giá trị văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau nữa, Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp cận hiện thực đời sống với thái độ ngợi ca và trân trọng những giá trị văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người dân thôn quê. Nguyễn Ngọc Tư đến với nghề văn rất tình cờ và rất duyên. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được dấu ấn riêng cho mình: “Khi đọc Ngọn đèn không tắt, tôi nhận ra một Nguyễn Ngọc Tư khác. Tài hoa, từng trải, đầy trách nhiệm, đau đáu thế thái nhân tình. Nhưng cái làm nên Nguyễn Ngọc Tư còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết lập cho riêng mình một hệ thống ngôn ngữ đặc chất Nam Bộ nhưng không rị mọ ăn theo mà tung tẩy thăng hoa trong từng ngữ cảnh cụ thể”[51].Đến Cánh đồng bất tận, tác phẩm gây tranh cãi gay gắt trên văn đàn, Văn Công Hùng viết: “Truyện dài Cánh đồng bất tận cho ta thấy một Nguyễn Ngọc Tư khác, từng trải, đau đớn, xót xa… một Nguyễn Ngọc Tư tài hoa và chín chắn, tài hoa khốc liệt” [51]. Ngôn ngữ trong các sáng tác của chị:“thể hiện rất rõ những phẩm chất về văn hóa, xã hội và con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách cụ thể và sinh động” [41].Nguyễn Trọng Bình đã chỉ ra rằng bao trùm trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hệ thống từ địa phương được sử dụng hết sức tự nhiên và đa dạng. Tùy từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà Nguyễn Ngọc Tư có những lớp từ riêng biệt. Bên cạnh đó, hệ thống từ thể hiện đặc trưng địa hình và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng được chị sử dụng nhuần nhị. Nguyễn Ngọc Tư đã sáng tạo và biến
  15. 7 ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ văn học nhờ đó mà các tác phẩm của chị dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm. Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chất Nam Bộ còn được biểu hiện qua thị hiếu thẩm mỹ của tác giả. Theo Th.S Trần Phỏng Diều:“... thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân, hình tượng con sông đưa mình uốn khúc, chở nặng tình người. Ba hình tượng này đã thật sự là vùng thẩm mỹ của Nguyễn Ngọc Tư, nếu viết chệchđi hướng này, rất có thể tác phẩm của chị sẽ kém hay đi” [47]. Th.S Trần Phỏng Diều đã có những nhận xét xác đáng về từng hình tượng thẩm mỹ trong bài viết Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.Theo thạc sĩ, người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận hẩm hiu; tình duyên dang dở, không trọn vẹn; cuộc sống kém ổn định. Nguyễn Ngọc Tư cũng từng chia sẻ rằng: “Tôi không mê cải lương. Tôi chỉ thích thú với nghiệp của người nghệ sĩ. Họ có thể sống nhiều cuộc đời, nhiều vai diễn khác nhau. Còn tôi, hình dáng buồn cười, thô mộc, quê mùa, không trau chuốt. Hai mươi bảy tuổi vẫn yêu, vẫn tin rằng cuộc đời nầy màu hồng (mà tới một cái tuổi nào sẽ thấy nó đen thui) nên vẫn thích viết về những người tốt. Có điều những người đó sẽ không sung sướng vì tôi nghĩ tốt mà được đền đáp thì người đời rủ nhau đi sống tốt hết rồi”[38]. Bên cạnh đó, đã có một số bài viết tiếp cận các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thi pháp. Trong bài viết Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Trọng Bình chia sẻ: “Qua khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy nếu xem giọng điệu như một yếu tố nhằm thể hiện nội dung và chủ đề của tác phẩm thì giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là giọng buồn nhưng không chán chường, ủ dột. Còn xem như giọng điệu từ góc nhìn nhằm thể hiện thái độ, quan điểm của tác giả trong quá trình trần thuật, thì giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là giọng điềm nhiên, trầm tĩnh. Tất cả những vấn đề này,
  16. 8 ở góc độ nào đó chính là những nét riêng, độc đáo góp phần tạo nên phong cách của Nguyễn Ngọc Tư ở thể loại truyện ngắn”[44]. Cùng tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở góc nhìn của thi pháp giọng điệu nhưng Nguyễn Thị Hoa trong bài viết Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận có cách phân chia khác:“Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rất đa dạng, có giọng khắc khoải, xót thương; có giọng hóm hỉnh; có giọng trữ tình, sâu lắng…”[50].Điểm chung trong hai bài viết đó là cả Nguyễn Trọng Bình và Nguyễn Thị Hoa đều cho rằng giọng điệu chính là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách trần thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tạo nên thành công cho các sáng tác của chị. Trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới nhân vật có tính cách, số phận riêng khá độc đáo; góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức hút của các tác phẩm: “Quả thật, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong tác phẩm” [48].Trần Thị Dung cho rằng: “Do đó, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận sẽ góp phần giúp chúng ta đánh giá đúng những sáng tạo của chị trong truyện ngắn”[48].Trong bài viết Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận,Trần Thị Dung với những dẫn chứng cụ thể, xác đáng đã chỉ rõ trong các sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã dụng công khắc họa thế giới nhân vật bằng nhiều biện pháp như tạo tình huống truyện; miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm của nhân vật; xây dựng nhân vật qua những lời đối thoại để qua đó có thể dễ dàng chuyển tải những ý đồ nghệ thuật sâu xa. Trong bài viết Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người,Nguyễn Trọng Bình đã khảo sát và đưa ra sơ đồ sau để người đọc có thể dễ dàng hình dung quan niệm nghệ thuật về con người trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư:
  17. 9 Hết mình về người khác Sống trên đời “thấy thì phải Bao dung, độ lượng làm” Con người hướng thiện Ý thức địa vị và thân phận Sống “thành Thành thật với chính mình thật với con và mọi người tim” Theo Nguyễn Quang Bình, quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư là sự tiếp nối, phát triển một cách vừa tổng hợp, vừa cụ thể quan niệm con người phức hợp của các thế hệ đi trước như Hồ Biểu Chánh (con người đạo nghĩa), Ngô Tất Tố (con người phẩm hạnh), con người nghèo mà không hèn (Nam Cao), ... Trên nền tảng đó, bằng vốn sống, sự trải nghiệm và sáng tạo của bản thân, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra một cách lí giải về con người rất mới mẻ và độc đáo, khơi gợi sự thích thú và tình cảm yêu mến của bạn đọc. Và đây cũng chính là dấu ấn riêng góp phần làm nên phong cách truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đa phần các nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người hiền lành, chất phác và lương thiện: “Qua khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy, ngoài nhân vật Út Vũ trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận là nhân vật có biểu hiện của sự “tha hóa” (chúng tôi tạm gọi là như thế), thì hầu hết các nhân vật còn lại đều là những con người chân chất, hiền lành, không mưu mô, không thủ đoạn, ... Có thể nói, một trong những điều làm cho người đọc có cảm tình với truyện của Nguyễn Ngọc Tư là vì chị đã tái hiện được những nét tính cách “Nam Bộ rặt” trong khi xây dựng hình tượng con người. Nổi bật nhất là những con người chân chất với lối suy nghĩ (cũng có thể gọi là triết lý sống) đơn giản mà sâu sắc: “sống trên đời thấy phải thì làm”. Bên cạnh đó, người đọc cũng bắt gặp
  18. 10 trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư những con người luôn sống “thành thật với con tim” [42]. Những con người đó gắn liền với miệt vườn, sông nước; không gian sông nước trở thành một điểm nhấn quan trọng làm nên phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Thụy Khuê đã nhận xét rằng: “Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng về những truyện ngắn khá hay viết theo lối truyền thống. Chị thường kể lại những nỗi u hoài trầm lặng, sự nhẫn nại chịu đựng cam phận trong tâm hồn người dân quê miền Nam, mà đời sống gắn bó với con kinh, con rạch. Giọng văn và tinh thần sông nước của chị như một truyền thống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, người đã gắn liền hai yếu tố đất và nước, thành ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nước. Tư tưởng này, truyền qua Sơn Nam, đến Nguyễn Ngọc Tư, là thế hệ thứ ba, tuy đã bớt đậm đặc đi, nhưng vẫn đem lại cho người đọc, nhất là người đọc khác miền những cảm xúc mới” [52]. Song song với các bài viết, bài báo đã có một số công trình nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư và các sáng tác của chị như: - Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2006. - Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học, văn hóa, Luận văn Thạc sĩ Văn học của Dương Thị Kim Thoa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2008 - Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận tốt nghiệp của Lương Thúy Hà, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2009. - Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam của Vũ Thị Hải Yến, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  19. 11 Trong điều kiện của mình, người viết đã có cơ hội tiếp cận với luận văn Thạc sĩ Văn học Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thành Ngọc Bảo vào năm 2008 tại Đại học Sư phạm TPHCM. Trong luận văn này, Nguyễn Thành Ngọc Bảo đã nghiên cứu khá đầy đủ về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thông qua cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật và đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Thành Ngọc Bảo đã khảo sát sáu tập truyện ngắn đã được xuất bản của Nguyễn Ngọc Tư, bao gồm: - Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ, 2000. - Biển người mênh mông, Nxb Kim Đồng, 2003. - Giao thừa, Nxb Trẻ, 2003. - Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), Nxb Văn nghệ, 2004. - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa, 2005. - Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2005. Cùng với một số truyện được đăng trên trang web Viet-studies của Trần Hữu Dũng, chưa được xuất bản (tính đến thời điểm luận văn hoàn thành) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu, Một chuyện hẹn hò, Vết chim trời, Núi lở, X- năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi ở lại, Một cây sầu trên đỉnh Puvan. Theo Nguyễn Thành Ngọc Bảo, hai nguồn cảm hứng lớn, chủ đạo, xuyên suốt con đường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư đó là cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ và cảm hứng về con người Nam Bộ: “Đất và người hòa quyện vào nhau thành một, con người đau đớn và hạnh phúc trong sự gắn bó và che chở của mảnh đất quê hương”[40]. Hiện thực Nam Bộ được tái hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, theo tác giả đó chính là cuộc sống thiếu thốn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, …; là môi trường sống đang ngày bị tàn phá nghiêm trọng; là hiện thực xã hội với sự tha hóa, vô trách nhiệm của những người lãnh đạo. Ở mảnh đất này, nỗi đau do chiến tranh gây ra hằn sâu trong tâm tư của người dân dù thời gian đã lùi xa. Con người Nam Bộ hiện lên trong những trang viết là những con người có đời sống vật chất
  20. 12 nghèo nàn nhưng luôn khao khát yêu thương và có tình cảm đẹp đẽ. Qua những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, con người Nam Bộ giàu tình nghĩa được khắc họa đậm nét qua cảnh đời ngang trái, những mối tình câm lặng. Bên cạnh đó, còn có những con người đánh mất đi bản thân mình, bị tha hóa. Theo Nguyễn Thành Ngọc Bảo, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang những đặc điểm nổi bật không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có cốt truyện đơn giản, chi tiết hấp dẫn với cách xây dựng tình huống phong phú, đa dạng, có chiều sâu. Từ tình huống tâm lý, tình huống tượng trưng cho đến tình huống thắt nút đều thể hiện cách nhìn, cách cảm tinh tế của nhà văn, đem đến những ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm. Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ chú trọng miêu tả ngoại hình mà còn dụng công khắc họa tâm lý nhân vật. Bàn về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thành Ngọc Bảo đã chỉ rõ trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng cả người kể chuyện hiển ngôn và người kể chuyện hàm ẩn trong đó người kể chuyện hàm ẩn chiếm ưu thế rõ rệt. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mang đậm màu sắc Nam Bộ thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt. Hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với cách dẫn chuyện hồn nhiên, dường như không có khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả. Xét trên bình diện vĩ mô (giọng điệu chung của toàn tác phẩm), truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư mang một giọng nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu lắng. Xét trên bình diện vi mô, có thể thấy các kiểu giọng điệu sau trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: giọng thủ thỉ, tâm tình; giọng hài hước, tưng tửng; giọng buồn bã, hiu hiu, đượm đượm; giọng triết lý bình dân. Từ những điều đã trình bày có thể thấy, những nhận định, đánh giá về các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư tương đối nhiều. Bên cạnh đó, hướng tiếp cận các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng đa dạng, đó có thể là cái nhìn của một độc giả yêu mến chị, cũng có thể là nhận định của một người trong lĩnh vực nghiên cứu... Tiếp cận theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2