Bài giảng Thực vật học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài giảng Thực vật học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp cho học viên các kiến thức về hình thái thực vật gồm cơ quan dinh dưỡng, sinh sản ở thực vật và sự xen kẽ thế hệ; phân loại thực vật: phương pháp phân loại thực vật đơn vị phân loại và cách gọi tên, sơ bộ phân loại giới thực vật, phân loại lớp thực vật hai lá mầm;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thực vật học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
- BÀI GIẢNG THỰC VẬT HỌC
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Nguyễn Bá – Hình Thái Học Thực Vật. NXB Giáo dục – Hà Nội 2006. 2. Katherine Esau – Giải Phẫu Thực Vật, tập 1&2. NXBKH&KT 1980. 3. Hoàng Thị Sản – Hình Thái Giải Phẫu Thực Vật. NXB Giáo dục – Hà Nội 1999. 4. Nguyễn Tiến Bân Cẩm Nang Tra Cứu Và Nhận Biết Các Họ Thực Vật Hạt Kín ở Việt Nam. NXBNN Hà Nội 1997. 5. Đỗ Tất Lợi Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. NXBKHKT Hà Nội 1976. Đã có tái bản năm 2003. 6. Dương Đức Tiến,Võ Văn Chi Phân Loại Thực Vật Bậc Thấp. NXBĐHTHCN Hà Nội 1978. 7. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến Phân Loại Thực Vật Bậc Cao. NXBĐHTHCN Hà Nội 1978. 8. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy Hệ Thống Học Thực Vật. Trường ĐHKHTN Hà Nội 1998. 9. Võ Văn Chi – Từ Điển Thực Vật Học. NXBKHKT – Hà Nội 1982.
- HỌC PHẦN I: HÌNH THÁI THỰC VẬT CHƯƠNG I CƠ QUAN DINH DƯỠNG Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật 1 và 2 lá mầm Thực vật 2 lá mầm. Lá mầm chiếm phần lớn trong hạt gồm hai phiến vai trò dự trữ, tích luỹ các chất dinh dưỡng cho cây non phát triển. Lá mầm – cơ quan phân hoá nhất: + Biểu bì + Mô dẫn sơ cấp. + Nhu mô cơ bản. Thực vật 1 lá mầm. Lá mầm là một phiến mỏng nằm sát vào mô dự trũ (nội nhũ). Vai trò là cơ quan hút: tiết ra các men giúp hoà tan các chất dự trữ để hấp thụ nuôi cây mầm phát triển. Sự khác nhau giữa 1 lá mầm và 2 lá mầm (xem phần phân loại thuc vật): CẤU TẠO CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1. Rễ 1.1. Khái niệm và chức năng của rễ. Cơ quan dưới đất hấp thụ nước & khoáng; Bám giữ vào giá thể & dự trữ. 1.2. Hình thái và biến thái. Phân biệt các loại rễ: Hệ rễ: Hệ rễ cọc , hệ rễ chùm. Loại rễ : Rễ chính, rễ bên và rễ phụ Hình thái chung. Rễ có khả năng phân nhánh tạo diện tích bề mặt bên ngoài lớn. Một rễ có thể phân biệt 3 miền: + Miền sinh trưởng. Chủ yếu là hoạt động của mô phân sinh sơ cấp và kéo dài rễ. + Miền miền hấp thụ. Mang chức năng chính của rễ là hút nước và khoáng.
- + Miền phân hoá. Thực vật 1lá mầm ít thay đổi. Thực vật 2lá mầm có sự hình thành mô phân sinh thứ cấp. Sự biến thái. Rễ chống; Rễ bám; Rễ hô hấp; Rễ giác mút; Rễ củ,… 1.3. Cấu tạo giải phẫu. Cấu tạo sơ cấp. Cấu tạo giải phẫu miền sinh trưởng. Gồm: Chóp rễ; Đỉnh sinh trưởng và phần kéo dài. a). Chóp rễ: Tế bào sống, vách mỏng, hình thuôn dài, liên kết yếu. Tế bào luôn đổi mới (khi chết hoá nhầy bảo vệ rễ & làm mềm phân tử đất giúp rễ đâm sâu). b). Đỉnh sinh trưởng (mô phân sinh sơ cấp): Phía trên chóp rễ tế bào xếp từng lớp: + Tầng sinh bì: Tế bào đồng đều, phân chia hướng xuyên tâm hình thành biểu bì. + Tầng sinh vỏ: Phân chia mọi hướng hình thành vỏ sơ cấp. + Tầng sinh trụ = tiền tượng tầng (tế bào dạng hơi dài theo trụ) phân chia ra bó dẫn sơ cấp. c). Phần kéo dài. Sự phân chia tế bào ít, chủ yếu tăng kích thước, bắt đầu có sự phân hoá chức năng. Cấu tạo miền hấp thụ (miền lông hút). Gồm 3 phần: mô bì, vỏ sơ cấp và trung trụ. a) Biểu bì: Chức năng đặc biệt là hấp thụ nên lông hút phát triển mạnh về số lượng. Có 1 lớp tế bào: nhu mô sống, vách mỏng. Tế bào kéo dài lông hút (lông đơn bào): số lượng phụ thuộc vào môi trường, tồn tại 23 ngày. b) Vỏ sơ cấp: Gồm có ngoại bì, nhu mô vỏ và vòng nội bì. Ngoại bì: 1 hoặc nhiều lớp tế bào dưới biểu bì, hoá bần. Thực vật 1 lá mầm hoá bần mạnh.Thực vật 2 lá mầm chỉ ở một số cây thảo. Nhu mô vỏ: chiếm thiết diện lớn của rễ. Chức năng vừa dự trữ nước và khoáng, vừa dẫn truyền hướng xuyên tâm vào bó gỗ. Nội bì:
- + Tế bào được chuyên hoá cả về chức năng và cấu tạo. + Giai đoạn phôi có tính phân sinh + Vách xuyên tâm tế bào nội bì hoá bần hình thành đai Caspary ở nội bì thực vật 2 lá mầm + Một số thực vật 2 lá mầm và đa số thực vật 1 lá mầm thêm vách tiếp tuyến trong của tế bào nội bì hóa bần tạo thành đai Caspary hình chữ U. Tế bào đối diện đỉnh bó gỗ, có vách tiếp tuyến không hoá bần gọi là tế bào hút. c)Trung trụ: Gồm trụ bì, bó dẫn , tia ruột và nhu mô ruột. Trụ bì: + Sát dưới nội bì, thường có kích thước nhỏ hơn nội bì, có một hoặc vài lớp tế bào. + Tiềm năng phân sinh: có thể hình thành rễ bên và chồi phụ. Bó dẫn: + Bó dẫn sơ cấp: có kiểu bó dẫn xen kẽ (hay bó dẫn thiếu). + Gỗ: Gỗ phân hoá hướng tâm. Các mạch gỗ xếp thành tia, số lượng tuỳ theo loài. (Vd: Củ cải, cà rốt có 2 tia; bí ngô có 3, 4, 5 tia). Ở thực vật 2 lá mầm các mạch gỗ phân bố cả trung tâm của rễ tạo bó gỗ hình sao đặc. + Libe: Các bó libe xen kẽ giữa các đỉnh bó gỗ, phân hoá giống gỗ. Nhu mô ruột: Chiếm thiết diện lớn ở thực vật 1 lá mầm. Ở thực vật 2 lá mầm hầu như không có. * Rễ bên: Nguồn gốc từ trụ bì (nội sinh) và phát triển đối diện với tia gỗ. Chức năng hút nước và chất khoáng. Bám vào giá thể, dự trữ. Cấu tạo miền trưởng thành Cây một lá mầm: Lông hút rụng, cấu tạo sơ cấp vẫn tồn tại. Ngoại bì hoá bần mạnh (chức năng bảo vệ). Vách tiếp tuyến tế bào nội bì hoá bần dày, trụ bì cũng hoá bần. Cây hai lá mầm : Ở một độ tuổi rễ (1 rễ), có thể vài ngày đến 10 ngày tượng tầng bắt đầu được hình thành từ trụ bì và nhu mô, ban đầu có dạng lượn sóng. Cấu tạo thứ cấp. Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm do hình thành tượng tầng. Đa số cây một lá mầm rễ không có cấu tạo thứ cấp, chỉ một vài cây như huyết dụ. Tượng tầng hình thành và hoạt động sinh ra bó dẫn thứ cấp.
- Bó dẫn thứ cấp dạng chồng chất hở. Mô bì thứ cấp (chu bì) hình thành sau sinh trưởng của bó dẫn thứ cấp do hoạt động của tầng sinh bầnlục bì. Cấu tạo chung. Gồm 2 phần: Vỏ và trụ Vỏ: Tuỳ thuộc loài, vị trí có thể có chu bì mỏng hoặc dày. Trụ: Gồm các bó dẫn chồng chất hở. Trong bó libe có các mạch rây phát triển mạnh, sợi kém phát triển. Trong bó gỗ có nhiều mạch lớn, gỗ phân hoá li tâm. Giữa các bó dẫn có khoảng tia ruột tương đối lớn và giảm dần theo tuổi của rễ. Các đỉnh bó gỗ sơ cấp nằm giữa các tia ruột. Số bó dẫn thứ cấp bằng số bó dẫn sơ cấp. Cây Hai lá mầm Dạng cây thảo: Nhu mô phát triển mạnh. Sự hoá gỗ kém. + Các tia ruột chia bó dẫn dọc trục thành từng phần. + Mạch và sợi phát triển yếu. Dạng thân gỗ: bó dẫn phát triển mạnh . Trong rễ sự hoá gỗ ở các tế bào ít hơn thân. Một số loài mạch ở rễ lớn hơn ở thân. 1.4. Rễ nấm và nốt rễ 1.4.1. Rễ nấm: Rễ sống cộng sinh với nấm (gồm 2 loại) Rễ nấm ngoài: Nấm bao ngoài rễ dẫn đến lông rễ rụng. Nấm có chức năng hút nước. Rễ nấm trong: Nấm phát triển vào trong của rễ, phía ngoài tạo thành bao không rõ rệt. 1.4.2. Nốt rễ Sống cộng sinh giữa rễ và vi khuẩn Rhizobium. Vi khuẩn kích thích rễ phân chia mạnh hình thành các nốt, trong đó vi khuẩn cư trú hấp thụ nitơ tự do tạo đất giàu khoáng nitơ. 1. 5. Cấu tạo một số rễ củ. Rễ phát triển thành rễ dự trữ Cà rốt: tầng sinh bần hoạt động yếu chu bì mỏng. Sự phình to của củ do hoạt động của tượng tầng sinh ra bó dẫn thứ cấp, trong đó tỉ lệ libe và gỗ có thiết diện tương đương. Củ sắn: tầng sinh bần hoạt động chu bì (thụ bì đối với sắn lâu năm). Libe thứ cấp là lớp vỏ mỏng, không có sợi, chứa hợp chất cyanua (chất độc). Sự phình to của củ chủ yếu là gỗ thứ cấp. Gỗ sơ cấp ở giữa hoá sợi nên có lõi xơ cứng. Củ khoai lang: ngoài tượng tầng chính, còn có tượng tầng phụ hình thành từ nhu mô gỗ thứ cấp. Tượng tầng phụ có rất nhiều quanh các mạch gỗ hoặc nhóm mạch gỗ, sinh ra chủ yếu là nhu mô. Tạo xơ khi củ già, chủ yếu từ gỗ thứ cấp từ tượng tầng chính.
- Củ cải đường: tượng tầng phụ đầu tiên sinh ra từ nhu mô gỗ, Tượng tầng phụ đầu tiên phân hoá CHO các tượng phụ 1,2,3 nhưng bản thân vẫn giữ nguyên tính năng phân chia. Tượng tầng phụ sinh các bó mạch và mô mềm và đẩy tượng tầng phụ đầu tiên ra ngoài. Càng nhiều tượng tầng phụ củ càng to. 2. THÂN 2.1. Định nghĩa và chức năng . Là cơ quan trục nối giữa rễ và lá với chức năng chống đỡ, dẫn truyền. 2.2. Hình thái và biến thái thân 2.2.1.Các thành phần của thân Đỉnh thân (chồi): Gồm có đỉnh sinh trưởng và mầm lá. Gióng (lóng, đốt). Mấu : tiếp điểm giữa thân và cuống lá. 2.2.2. Dạng chồi Chồi là phần đỉnh mầm của tổ hợp thân và lá hoặc hoa hoặc cả hai. Chồi mầm phát triển thành thân chính. Chồi có thể phát triển ngầm dưới đất (thân rễ, củ, hành, thân hành), trong nước, trên đất, leo hoặc bò. Theo chức năng Chồi dinh dưỡng: Sẽ phát triển thành các cành bên. Thân chính và các cành bên đều mang chồi ngọn và sự sinh trưởng được tiến hành ở đỉnh ngọn (sinh trưởng hướng trọng lực âm), có khi sinh trưởng theo hướng nằm ngang như ở các thân bò. Chồi sinh sản : Là mầm của hoa hay cụm hoa. Phân loại chồi theo vị trí Chồi ngọn : chồi đầu tận cùng của thân, cành. Chồi đảm bảo cho sự sinh trưởng của thân. Chồi nách: phát triển từ u thứ cấp của chồi ngọn, mọc ở nách lá. Chồi nách là sự phân nhánh của thân, có thể có hai, ba hoặc nhiều hơn. Chồi phụ (chồi bất định): trên mọi cơ quan. Theo thời gian Chồi ngủ: chồi nách ở trạng thái nghỉ không thời hạn, không phát triển. Đặc biệt có những chồi ngủ nằm trong thân cây có gỗ phát triển và che phủ sâu trong đó, các chồi đó chỉ phát triển khi phần thân trên đó bị chặt hoặc gẫy. Có thể chồi dinh dưỡng hoặc sinh sản.
- Chồi đông: Trong mùa đông chồi ngọn và chồi nách ở trạng thái nghỉ kéo dài. Những chồi này thường được che chở bởi những vẩy cứng, phía trong có những lông tiết các chất nhựa để giảm bớt sự thoát hơi nước, chống lạnh và mọi tác động. Chồi đông có thể chồi dinh dưỡng hoặc chồi sinh sản. 2.3. Dạng thân. Sự phân nhánh của chồi (sự phân cành). Lưỡng phân. 2 loại : lưỡng phân đều và lưỡng phân lệch. Thường gặp ở nhóm thực vật bậc thấp như tảo, nấm, địa y. Đơn phân (đơn trục). Trục chính phát triển thường xuyên bởi mô phân sinh đỉnh ngọn, thường có kích thước lớn nhất. Các cành bên thường phát triển từ chồi nách và cũng phát triển theo kiểu đơn phân có kích thước thường nhỏ dần theo cấp. Kiểu này thường ở các cây gỗ lớn như sồi, dẻ, chò… Hợp trục. Trục chính sớm ngừng phát triển, chồi nách cạnh đỉnh phát triển thành thay thế chồi ngọn, còn trục chính nghiêng sang một bên. Chồi bên phát triển thẳng đứng như là tiếp tục sự phát triển của thân chính. Cành bên này đến lượt nó lại đình chỉ sự sinh trưởng ngọn và dưới đỉnh sinh trưởng của nó bắt đầu phát triển một chồi bên mới khác để tiếp tục lặp lại theo cách đó, cứ như vậy tạo thành một trục. Hợp trục là kiểu phân nhánh thường gặp ở các loại cây bụi, các cây thảo như cà chua, khoai tây hoặc họ Trầu không. Phân loại cây cỏ: Theo sự hoá gỗ của thân, sự phân nhánh và thời gian sống. Ta có thể phân ra các nhóm cây: Cây gỗ: Là dạng thân gỗ. thân chính phát triển mạnh, cành bên phát triển phân cấp thường tạo vòmtán. Sống lâu năm(có thể hàng chục, hàng trăm năm). Cây gỗ nhỏ: cao dưới 15m (bưởi , ổi….). Cây gỗ vừa: cao từ 1525m ( dẻ, ngọc lan…). Cây gỗ lớn : cao trên 25m (chò chỉ, chò nâu….). Cây bụi: Là dạng thân gỗ, nhưng thân chính kém phát triển, sự phân cành sớm sát gốc không tạo vòm tán. Cao không quá 46m. Có thể sống nhiều năm. Cây bụi nhỏ: có thân hoá gỗ một phần ở gốc (xương xông, cỏ lào…). Cây thảo (cây cỏ): thân hoá gỗ ít, thân mềm. Có thể phân cành mạnh hoặc ít, nhiều cây dạng hợp trục. Tuổi đời sống 1 năm, 2 năm hay nhiều năm (rau cải, bí, rau húng….). Là những cây thường có phần trên mặt đất chết vào cuối thời kì dinh dưỡng. Phân loại thân theo mặt cắt ngang
- Thân hình trụ (cau, dừa…). Thân hình tròn (hành, tỏi…). Thân hình dẹp (xương rồng bà). Thân hình cầu (xương rồng cầu gai). Thân hình có góc: có 3 góc(họ Cói),4 góc (họ Hoa môi). Thân có gờ (xương rồng, họ Hoa tán) Phân loại theo vị trí không gian Thân leo (sắn dây, nho…). Thân rủ (liễu, phong lan…). Thân nổi (rau dút, bèo tấm…). Thân ngầm (riềng, chuối…). Thân bò (khoai lang, rau má…). Thân thẳng (cau, bạch dương…). Thân chìm (cây rau nghể, rong đuôi chồn, đuôi chó) Biến thái của thân. Thân củ. Là loại thân ngắn thích nghi với chức năng dự trữ (củ su hào, khoai tây). Thân mọng nước với chức năng dữ trữ nước ( sống trong điều kiện khô). Dạng tua cuốn. Có cấu tạo giống thân leo. (VD. Bầu bí) Dạng gai. Thân hoá gỗ mạnh. Tế bào đá phát triển. (VD. Chanh, Bưởi, Bồ kết). Thân, cành hình lá. Kiêm chức năng quang hợp (Cây quỳnh, thanh long, càng cua). Thân rễ. Là thân ngầm dưới đất trông giống rễ (họ Gừng, họ Chuối hoa). 2. 3. Cấu tạo giải phẫu thân 2.3.1. Cấu tạo giải phẫu thân cây hai lá mầm Cấu tạo thân sơ cấp Gồm : Mô bì sơ cấp, vỏ sơ cấp và trung trụ. Mô bì sơ cấp: Là lớp tế bào biểu bì, thường dài dọc theo trục của thân. Vách ngoài tế bào có thể hoá cutin. Biểu bì có thể kéo dài thành lông, gai (lông đơn bào hay đa bào). Xen kẽ có một số khí khổng. Vỏ sơ cấp: mô dày, nhu mô vỏ và nội bì. + Mô dày (hậu mô): thành dãy, đám hoặc thành vòng. Tế bào có chứa lục lạp. Thiết diện có kích thước tuỳ thuộc loài. Có chức năng nâng đỡ thân, cành còn non.
- + Nhu mô vỏ: Tế bào lớn chứa lục lạp, quang hợp mãnh liệt thay lá khi lá chưa trưởng thành.Có thiết diện mỏng hơn rất nhiều so với nhu mô vỏ ở rễ sơ cấp. + Nội bì: Có thể có 1 lớp tế bào đồng đều, xếp xít. Chứa nhiều tinh bột (không có tính cơ động) gọi là “vòng tinh bột”. Nhiều cây thân cỏ khi chuyển sang sinh sản thì có đai Caspary. Trung trụ: Gồm trụ bì, bó dẫn, ruột và tia ruột. + Trụ bì: Là lớp ngoài cùng, nguồn gốc từ mô phân sinh tiềm năng phân sinh hình thành chồi bên. Sớm phân hoá thành mô cơ và mô mềm hoặc sợi trụ bì. + Bó dẫn: bó mạch, vết lá và khe lá. Bó dẫn: bó dẫn kiểu chồng chất đơn hoặc chồng chất kép là bó dẫn hở. Xylem phân hoá li tâm gồm quản bào, mạch, mô dự trữ. Các bó dẫn xếp thành vòng đồng tâm, giữa các bó dẫn là tia tuỷ. Tuỷ (ruột) : giữa thân là mô mềm(nhu mô ruột), có thể chết sớm, teo đi tạo nên thân rỗng ở giữa. Vết lá là phần nối giữa bó dẫn của thân và lá với nhau. Mỗi lá có thể có 1 hoặc 2 vết lá. Khe lá là trong chồi tại chỗ vết lá đi vào lá gọi là hổng lá. + Tượng tầng và các dẫn xuất chưa phân hoá vùng tượng tầng. Tia ruột: dẫn truyền hướng phóng xạ. Cấu tạo thân thứ cấp Do mô phân sinh thứ cấp hoạt động làm thân cành tăng thiết diện ngang. Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên): Là tầng sinh libegỗ và tầng sinh bầnlục bì. a). Tượng tầng. Được hình thành từ tầng trước phát sinh trong ở cấu tạo sơ cấp, sinh ra bó dẫn thứ cấp. Các tế bào xếp thành tầng, dãy. Tế bào tượng tầng phân chia theo hướng tiếp tuyến & hướng phóng xạ làm tăng thể tích cơ quan trục. Nhưng theo hướng tiếp tuyến là chủ yếu. b). Tầng sinh bần. Nguồn gốc không cố định, có thể từ mô dày hay nhu mô vỏ sơ cấp. Hoạt động sinh ra bần và mô mềm(xem phần mô phân sinh và mô bì). Cấu tạo giải phẫu. a). Cây gỗ và cây bụi. Gồm : vỏ thứ cấp và trụ.
- Vỏ thứ cấp gồm chu bì &libe thứ cấp + Chu bì , thụ bì. Giai đoạn đầu có thể còn vỏ sơ cấp. + Libe thứ cấp: libe thứ cấp xuất hiện đẩy libe sơ cấp bẹp lại, sau đó tiêu biến. + Vỏ thứ cấp có chức năng bảo vệ và dẫn truyền nhựa luyện. Trụ gồm có tượng tầng,gỗ thứ cấp & nhu mô ruột. + Gỗ phân hoá li tâm. Gồm đầy đủ các yếu tố phát triển điển hình . + Gỗ tạo thành vòng liên tục phía trong tượng tầng.+ Tượng tầng hoạt động theo chu kì (mùa của năm). Mỗi năm: gỗ 1 vòng nhạt & 1 vòng sẫm vòng gỗ năm. + Yếu tố dẫn tuỳ loài khác nhau về: kích thước, cấu tạo các bản thủng lỗ, kiểu dày lên của vách tế bào. Mạch có thể xếp thành vòng hoặc nằm rải rác. Quản bào xếp chủ yếu trong gỗ muộn. + Yếu tố cơ học: Sợi gỗ phát triển mạnh. + Yếu tố dữ trữ: Nhu mô gỗ giữ vai trò dự trữ và một phần dẫn truyền theo hướng phóng xạ (tia gỗ). + Phân biệt gỗ giác và lõi. Gỗ giác hay có màu nhạt phía ngoài, gỗ lõi (=gỗ ròng) có màu sẫm hơn ở phía trong (Sồi, Dẻ, Sưa, Trắc,…). Ranh giới thể hiện rất rõ ràng. Sự khác biệt giữa giác và lõi là ở chỗ các mạch của lõi có chứa các thể nút, các chất dầu, các chất gôm và tích luỹ trong các tế bào mô mềm các chất khác nhau, trong đó có chất như tanin, các chất độc đối với vi sinh vật. Vì vậy gỗ lõi có màu sẫm và không dẫn truyền. b). Cây thảo Thân cây thảo đặc trưng bởi mức độ nhu mô hoá lớn. Mô dẫn và mô cơ chiếm vị trí nhỏ hơn Sinh trưởng thứ cấp không phát triển khi cây bắt đầu ra hoa tượng tầng ngừng hoạt động. Kiểu mạch hoàn thiện nhất gồm đốt ngắn, có lỗ đơn. Cây thảo tiến hoá nhất. 2.3.2. Cấu tạo thân cây một lá mầm Đặc điểm chung: Nói chung chỉ có cấu tạo sơ cấp vì thiếu tượng tầng. Một số cây có cấu tạo thứ cấp do có mô phân sinh thứ cấp: huyết dụ, náng, thùa...
- Thân hình thành từ mô phân sinh ngọn và long = Mô phân sinh sơ cấp (xem chương “Mô Thực Vật”). Thân to do tế bào tăng kích thước. Đa số cây chỉ phân biệt vỏ & ruột. Bó dẫn: Bó dẫn chồng chất kín, bao quanh bó dẫn là cương mô. Các bó dẫn xếp lộn xộn trong khối nhu mô ruột. Cấu tạo giải phẫu thân cây một lá mầm. Từ ngoài vào gồm: Mô bì. Lớp tế bào biểu bì vách thường có sự biến đổi hoá học (hoá cutin, hoá sáp..). Biểu bì kéo dài thấm silíc thành gai (phổ biến ở họ Lúa). Mô cơ. Cương mô (sợi vỏ) gồm 23 lớp tế bào. làm thân có vỏ cứng. Nhu mô ruột. Chiếm hầu hết thiết diện thân. Tế bào đa giác nhiều mặt, kích thước rất to ở giữa thân. Bó dẫn: Các bó dẫn kiểu chồng chất kín Số lượng nhiều, xếp rải rác, lộn xộn trong nhu mô ruột, phía ngoài kích thước bó nhỏ hơn phía trong. Mỗi bó có libe hướng ra ngoài, gỗ hướng vào trong. + Libe: chỉ có ống rây và tế bào kèm. + Gỗ: gồm nhu mô gỗ , 2 mạch điểm và 1 mạch xoắn. Khoang khí phía dưới gỗ. Họ Lúa đặc trưng: Mỗi bó đều có cương mô (bó sợi) bao quanh. 3.2.3. Sinh trưởng thứ cấp ở một số cây một lá mầm Một số cây sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh thứ cấp thân sinh trưởng thứ cấp phân tán. Nhưng mô phân sinh này chỉ hoạt động có thời gian giới hạn. Cây long huyết (Dracaena): Vòng mô phân sinh thứ cấp được hình thành từ nhu mô gọi là vòng dày . Cây cau, dừa: Mô phân sinh được hình thành dưới mấu lá và phân chia theo hướng tiếp tuyến sản phẩm là mô mềm. Bộ hành: Tầng phát sinh xất hiện trong mô mềm phía ngoài bó dẫn. Tầng này xuất hiện ở vùng đã kết thúc kéo dài. Các bó dẫn thứ cấp thường được sắp xếp thành dãy xuyên tâm còn bó dẫn sơ cấp thì lộn xộn. 3. LÁ 3.1. Định nghĩa và chức năng của lá Lá là thành phần khí sinh của cây. Chức năng chính là quang hợp, trao đổi khí và thoát hơi nước. Chức năng phụ là cơ quan dự trữ, sinh sản, bảo vệ.... 3. 2. Hình thái và biến thái.
- 3.2.1. Thành phần lá Thành phần một lá: + Cuống hoặc bẹ. Lá không cuống (lá đính gốc). + Phiến: phân biệt gân, mép, đầu, gốc lá, dạng phiến. Phiến có màu xanh. Có thể có lông hoặc gai do biểu bì kéo dài. Hệ gân (chứa bó mạch): Có 2 hệ gân chính: hệ gân hình mạng và hệ gân song song. * Hệ gân hình mạng: Các gân có kích thước lớn bé khác nhau tạo thành hệ gân lông chim, hệ gân chân vịt, hệ gân toả tròn. * Hệ gân song song: các gân có kích thước gần bằng nhau và chạy dọc theo lá. Những gân song song này có thể hợp với nhau ở ngọn lá hoặc hai đầu phiến hoặc mép lá. Gân hình cung thuộc về hệ gân song song. Mép: nguyên, răng cưa, lượn sóng, có thuỳ. Đầu lá: nhọn, tù, nhọn kéo dài, cụt … Gốc lá: nhọn, hình tim, lệch, hình mũi tên, tròn, có tai, hình thận… Dạng phiến: tròn, trứng, mũi mác, hình dải, trứng ngược...Hình thái mỏng, đối xứng hai bên. Có lá có nhiều mặt phẳng đối xứng (lá hình khiên). 3.2.2. Các dạng biến đổi khác của lá Lá kèm: Thường tồn tại từng cặp phía dưới cuống lá chính hoặc có thể biến đổi dạng búp (cây mít, thầu dầu), dạng gai, dạng thìa lìa (họ Lúa), dạng bẹ chìa (họ Rau răm). Lá bắc: lá ở gốc cuống hoa, gốc hoa tự. Có khi dạng vẩy, dạng cánh hoa (hoa giấy), dạng mo (cau, dừa). Lá khác hình – tính khảm của lá. Nhiều dạng lá trên cây (lá gốc, lá ngọn, nongià, lá mầm, lá vẩy). 3.3. Phân loại lá: Dựa theo sự phân nhánh của cuống, số lượng phiến & số tầng rời (vùng rụng) Lá đơn: Có một cuống, một phiến và một tầng rời Phân biệt: Lá đơn nguyên Lá đơn có thuỳ + Lá đơn phân thuỳ (mép lõm đến 1/3 phiến). +Lá đơn chia thuỳ (mép lõm từ 1/3 đến 1/2 phiến).
- + Lá đơn xẻ thuỳ (mép lõm 1/2 phiến). Lá kép: Cuống phân nhánh mang nhiều phiến. Mỗi phiến gọi là lá chét, có tầng rời riêng. Phân biệt : Lá kép hai: lá móng bò. Lá kép ba: lá sắn dây, lá các loại đậu. Lá kép chân vịt (chẻ ngón): lá ngũ gia bì. Lá kép lông chim một lần chẵn: nhãn hương chi Lá kép lông chim một lần chẵn lẻ: lá khế Lá kép lông chim hai lần chẵn: phượng vĩ Lá kép lông chim hai lần lẻ: xoan Lá kép lông chim ba lần: xoan, đinh lăng Cách mọc lá (đính lá trên thân): Mọc cách (bưởi, sắn dây..) Mọc đối (ổi, gioi…) Mọc vòng (trúc đào, hoa sữa…). Biến thái lá Dạng tiêu hoá protein: Cây nắp ấm, rong đuôi chồn. Tua cuốn: lá chét ở đậu Hà lan, lá chét cây ánh hồng Gai: xương rồng. Tay móc: mây. Vẩy: củ going (củ là thân ngầm) 3. 4. Cấu tạo giải phẫu. 3.4.1.Cấu tạo giải phẫu chung (ở thực vật hai lá mầm và một số cây một lá mầm). Cuống lá. Có cấu tạo mô giống như trong thân về cách sắp xếp. Biểu bì: bao quanh cuống có tế bào hình chữ nhật, phủ ngoài là cutin, có lỗ khí hoặc lông. Mô cơ: mô dày nằm dưới biểu bì (2 lá mầm), sợi (1 lá mầm). Mô mềm : dài theo trục cuống, chứa nhiều lục lạp. Giống nhu mô vỏ sơ cấp của thân. Hệ thống dẫn: Các bó dẫn sắp xếp theo kiểu khác nhau. Có thể hình cung liên tục hoặc các bó riêng biệt xếp thành cung đều đặn uốn cong về phía trên của lá. Bó dẫn có gỗ trên, libe dưới; Thường số lượng bó ít, riêng ở thực vật nguyên thuỷ có nhiều hơn. 3.4.2. Phiến lá.
- a). Biểu bì: gồm biểu bì trên và biểu bì dưới theo kiểu lưng bụng. Có thể có lông, gai. + Biểu bì trên: 1 lớp tế bào hoặc có thêm 1, 2 lớp tiếp phía dưới gọi là hạ bì chứa nước (đối với loài chịu hạn); Thường vách ngoài tế bào hoá cutin. Tuỳ theo loài có thể có khí khổng, nhưng ít. + Biểu dưới: có 1 lớp tế bào; có chứa nhiều khí khổng. b). Mô đồng hoá (thịt lá). Trong thịt lá ngoài mô mềm đồng hoá có thể có thể cứng, túi tiết, các tinh thể. Thường tồn tại 2 dạng(dạng không đồng nhất): mô dậu và mô xốp. + Mô dậu: tế bào hình trụ xếp vuông góc và sát với biểu bì trên (mặt bụng), chứa nhiều lục lạp. Số lớp tế bào tuỳ thuộc loài. Một số loài chịu hạn mô dậu có thể còn phân bố cả mặt lưng sát với biểu bì dưới, nhưng thường ít lớp tế bào hơn. + Mô xốp (mô khuyết): dạng tế bào tròn hoặc có thuỳ chứa ít lục lạp. Thường phân bố sát với biểu bì dưới. Giữa chúng nhiều khoảng gian bào lớn thông với khí khổng. Mô xốp thường chiếm thiết diện lớn hơn mô dậu, nhưng với loài chịu hạn thì ngược lại. c). Bó dẫn. Kiểu chồng chất kín. Gỗ: chủ yếu mạch xoắn và quản bào. Phần tận cùng các nhánh thường có từ 12 quản bào ngắn, đầu mút có thể thông với lỗ nước. Xylem trong lá ít chuyên hoá hơn phloem. Libe: thường chuyên hoá hơn gỗ. Phần tận cùng có thể tiêu biến sớm hơn bó gỗ, các yếu tố rây hẹp với những tế bào kèm lớn. Hệ thống dẫn: trong gân chính và phân nhánh chạy vào phần thịt lá tạo nên hệ thống mạng lưới dày đặc trong phiến. + Trong gân chính: hệ thống các bó dẫn thường làm thành cung liên tục được bao quanh bởi lớp tế bào cương mô. Giữa là nhu mô. + Trong gân bên (trong mô đồng hoá): thường là một bó dẫn chìm trong thịt lá có gỗ hướng lên trên, libe dưới. Bao quanh các gân bên bởi một hoặc một số lớp tế bào tạo nên một vòng bao bó mạch. Đối với TV nhóm C 4 vòng tế bào bọc mạch rất phát triển. Cấu tạo giải phẫu lá cây một lá mầm và lá cây họ Lúa. Lá cây TV một lá mầm có hình thái và cấu tạo khác nhau, một số cây giống cây TV hai lá mầm. Một số có cuống và phiến nhưng phần lớn chỉ có bẹ và phiến. Phiến thường hẹp, hệ gân song song. Một số loài có lá hình ống (VD. Allium). Lá cây họ Cói (VD. Carex) cứng do mô cứng phát triển mạnh. Nhiều cây một lá mầm mô cứng phát triển, đó là các sợi
- thường được sử dụng trên thị trường. Những sợi này tổ hợp với bó mạch hoặc thành dải riêng biệt. Lá cây họ Lúa cấu tạo điển hình : bẹ ôm lấy thân với phiến hẹp 3.2.1. Bẹ lá. Có cấu tạo tương ứng với thân. 3.2.2. Phiến lá. a). Biểu bì: Dạng tế bào hẹp, kéo dài theo phiến lá, vách bên lượn sóng. Biểu bì còn có tế bào chứa silic, tế bào bần và có thể có lông. Khí khổng thường tế bào hẹp cùng với các tế bào bên (phụ) trên cả 2 lớp biểu bì & sắp xếp thành hàng song song. + Biểu bì trên: một lớp tế bào, xen kẽ có các nhóm tế bào trương nước (có vai trò trong việc vận động gấp của lá. Có thể có gai silíc. + Biểu bì dưới: có một lớp tế bào với nhiều khí khổng hơn so với biểu bì trên. b). Mô đồng hoá (Thịt lá): + Tế bào dạng đồng nhất. + Dưới biểu bì trên gần gân chính có thể là các đám cương mô. + Mô đồng hoá thường tụ tập quanh bó dẫn. c). Bó dẫn: Các bó kiểu chồng chất kín giống ở thân. Mỗi bó dẫn có thể có đế cương mô đính với cương mô sát biểu bì dưới. Một số bó dẫn kém phát triển, nhưng bao quanh có vòng tế bào nhu mô lớn gọi là vòng tế bào bọc mạch. * Phần gân chính: Bó dẫn ở giữa là lớn nhất, đối xứng hai bên là các bó dẫn lớn nhỏ xếp đối nhau. Có khối nhu mô lớn chứa ít lục lạp . * Phần bó dẫn nằm trong thịt lá. Các bó lớn và vô số bó nhỏ nằm song song. Có những bó lớn kéo dài suốt từ biểu bì trên xuống biểu bì dưới. Đối với TV quang hợp theo chu trình C4, số lượng vòng tế bào bọc mạch rất phát triển. 3.5. Sự rụng lá Gốc cuống có biến đổi tế bào học và sinh hoa vùng này gọi là vùng rụng gồm: lớp tách rời ; lớp bảo vệ. Tại vùng rụng sự phân chia tế bào xảy ra trước đó & có sự biến đổi trong vách, trong tế bào chất:
- +Tế bào lão hoá + Sự hoá gỗ vách tế bào vùng này + Thể nút hình thành trong yếu tố dẫn, rây + Enzym phân huỷ vách tế bào + Mất sự kết dính giữa các phiến giữa + Vách celuloza bị thuỷ phân, yếu tố mạch gỗ gãy Sau sự biến đổi trên thì chỉ cần một luồng gió nhẹ là lá có thể rụng dễ dàng.
- CHƯƠNG II SINH SẢN Ở THỰC VẬT VÀ SỰ XEN KẼ THẾ HỆ I. Các hình thức sinh sản và sự xen kẽ thế hệ. 1. Các hình thức sinh sản. 1.1. Sinh sản dinh dưỡng. Cá thể mới được hình thành trên cơ quan dinh dưỡng. Đặc điểm là: tính chất có giá trị của loài được giữ lại, con cái sinh ra có tính trạng giống hệt mẹ. 1.1.1. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên Một số thực vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp. + Phân đôi thành hai tế bào con (tảo đơn bào) + Nẩy chồi: nấm men (đơn bào) +Đứt đoạn: tảo đa bào Thực vật bậc cao và thực vật có hoa : hình thức đa dạng. + Rễ: cho những chồi phụ từ đó phát triển thành chồi mới, mọc rễ thành cây con sống độc lập. + Thân : đoạn thân hình thành chồi mới, rễ mới cây con. + Lá: từ lá chồi và rễ được hình thành cây con. 1.1.2. Sinh sản dinh dưỡng nhân tạo. Dựa trên tính chất dinh dưỡng tự nhiên mà con người ứng dụng vào chiết cành, giâm cành, ghép chồi, nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào.. 1.2. Sinh sản bằng bào tử. Tế bào chuyên hoá là các bào tử Cấu tạo: đơn bào, vách dày nhiều hoăc ít, không có roi. Nội chất có nhân, ti thể, lạp thể hay tiền lạp thể. Có các chất dự trữ là dầu, protit, tinh bột, đường. Cây thuỷ sinh bào tử có roi. Bào tử được hình thành trong túi bào tử. Gặp điều kiện thuận lợi nầy mầm cho cá thể mới giống hệt mẹ. Nếu không thuận lợi chờ cơ hội tốt sẽ nẩy mầm. 1.3. Sinh sản hữu tính. Tế bào chuyên hoá là các giao tử. Khác với bào tử, mỗi giao tử riêng biệt không hình thành một cá thể mới mà là phải có sự kết hợp 2 giao tử bằng thụ tinh hình thành hợp tử qua một giai đoạn biến đổi phôi cá thể.
- Sinh sản hữu tính có 3 dạng: + Đẳng giao: Giao tử đồng nhất về hình dạng, kích thước, đều chuyển động. + Dị giao: Giao tử phân biệt nhau về kích thước, đều chuyển động. + Noãn giao: Giao tử khác về kích thước, cấu tạo và chức năng, giao tử cái to không chuyển động, giao tử đực bé hơn nhiều mang 2 hoặc nhiều roi, chuyển động được. Giao tử là thể đơn bội, hợp tử là thể lưỡng bội. Qua 3 kiểu sinh sản (sinh sản dinh dưỡng & sinh sản bằng bào tử sinh sản vô tính ) thì sinh sản hữu tính là tiến hoá nhất kiểu sinh sản này kết hợp được tính di truyền cả của bố và mẹ cá thể mới có khả năng tồn tại cao hơn. 2. Sự xen kẽ thế hệ. Bản chất được biến thiên. + Một thế hệ loài lưỡng bội (2n) sinh sản bằng con đường vô tính gọi là thể bào tử. Giai đoạn đó gọi là giai đoạn bào tử thể. + Tiếp đó một thế hệ loài đơn bội (n) sinh sản bằng con đường hữu tính gọi là thể giao tử.Giai đoạn đó gọi là giao tử thể. Theo chiều tiến hoá: bào tử thể dần dần chiếm ưu thế hơn giao tử thể. Ví dụ từ rêu, dương xỉ và thực vật hạt kín. 2.1. Xen kẽ thế hệ ở rêu. Thể giao tử là một nguyên ti (n) nẩy mầm tạo 1 sợi đa bào. Từ trên sợi hình thành cây rêu(n) cũng là thể giao tử có rễ, thân, lá nhưng chưa điển hình. Chỉ là rễ giả. Thể bào tử là dạng thể túi (2n) sống nhờ trên cây rêu cái(n)thể giao tử. Quá trình GTT>BTT. Bào tử nang tb mẹ bào tử (2n) giảm phân bào tử (n) Thể túi (2n) Tinh tử(n) túi tinh cây rêu đực(n) Hợp tử(2n) Nguyên ti (n) Tế bào trứng(n) túi trứng cây rêu cái(n) 2.2. Xen kẽ thế hệ ở dương xỉ. Thể bào tử là cây dương xỉ(2n) có rễ thân lá điển hình, có mạch dẫn, mô hoàn chỉnh. Thể giao tử là một nguyên tản(n) bé nhỏ, mô chưa phân hoá, có chứa diệp lục, có rễ giả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Lá cây)
34 p | 267 | 73
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 1: Tế bào thực vật
29 p | 211 | 48
-
Bài giảng Thực vật: Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm từ thảo dược - PGS.TS. Trần Văn Ơn
141 p | 218 | 40
-
Bài giảng Phân loại học thực vật - Th.S Trương Thị Mỹ Phẩm
143 p | 159 | 24
-
Bài giảng Động vật học - Chương 1: Động vật nguyên sinh
33 p | 192 | 19
-
Bài giảng Động vật học 1 - Lê Mạnh Dũng
56 p | 137 | 18
-
Bài giảng Động vật học - Chương 7: Ngành thân mềm - Mollusca
21 p | 169 | 17
-
Bài giảng Động vật học - Chương 9: Ngành dây sống – Chordata
98 p | 134 | 12
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 6 - Nguyễn Hữu Trí
9 p | 88 | 6
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 9 - Nguyễn Hữu Trí
11 p | 74 | 6
-
Bài giảng Thực hành vi sinh vật học - Đào Hồng Hà
146 p | 46 | 6
-
Bài giảng Sinh lý học thực vật: Chương 1 - TS. Trần Thế Hùng
70 p | 48 | 5
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 8 - Nguyễn Hữu Trí
10 p | 69 | 5
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 7 - Nguyễn Hữu Trí
11 p | 68 | 5
-
Bài giảng Động vật học và phân loại động vật: Chương 4 - Nguyễn Hữu Trí
11 p | 63 | 5
-
Bài giảng Sinh lý học thực vật: Chương 3 - TS. Trần Thế Hùng
78 p | 41 | 4
-
Bài giảng Thực hành Vi sinh vật đại cương (Chương trình POHE)
18 p | 48 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn