Bài giảng Thuốc điều trị loạn nhịp tim (46tr)
lượt xem 36
download
Bài giảng "Thuốc điều trị loạn nhịp tim" giới thiệu tới người đọc các kiến thức định nghĩa về bệnh loạn nhịp tim, nguyên nhân gây ra lọan nhịp tim, thuốc điều trị loạn nhịp tim, phân loại thuốc điều trị loạn nhịp tim,... Đây là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa và những ai quan tâm dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thuốc điều trị loạn nhịp tim (46tr)
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Bình thường nút xoang là ổ tạo nhịp chính, chỉ huy nhịp đập của tim theo một tần số nhất định thích ứng với mọi hoạt động sinh lý.
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Lọan nhịp tim Sự thay đổi dãy nối tiếp bình thường (normal sequence) của sự hoạt hóa xung động điện dẫn đến sự co thắt cơ tim. Bất thường về tốc độ , về vị trí từ đó các xung động phát xuất hay về sự dẫn truyền xuyên qua cơ tim. Tiến trình này được kiểm soát bởi những tế bào khởi nhịp ở nút xoang và nút nhĩ- thất, tuy vậy cả tâm nhĩ lẫn tâm thất cũng liên quan.
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Nguyên nhân gây ra lọan nhịp tim - Các tế bào khởi nhịp thất bại thực hiện chức năng thích hợp hay do bởi một sự chẹn dẫn truyền qua nút nhĩ thất. - Xơ vữa mạch, cường giáp hay bệnh phổi lạc nhịp (ectopic) (những tín hiệu điện nổi lên một cách ngẫu nhiên khác với vùng khởi nhịp và sau đó tương tranh với những xung động bình thường). - Thiếu máu cơ tim, sự phóng thích catecholamine co tim dư thừa, dãn cơ tim và ngộ độc glycoside tim … kích thích những ổ lạc nhịp. - Khi xung động điện không tắt sau khi tác động (firing) mà tiếp tục tuần hoàn (circulate) tái kích thích tế bào tim nghỉ ngơi thành khử cực. [hiện tượng ‘vào lại’ (re-entry)]. Kết quả của sự tái kích thích này có thể là một nhịp sớm, đơn lẻ hay các cơn nhịp nhanh tâm thất. Các nhịp ‘vào lại’ thì thường thấy ở xơ vữa mạch vành.
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Lọan nhịp tim - Tim đập nhanh - Tim đập chậm - Bloc nhĩ thất - Rung tim (Rung thất, rung nhĩ)
- Rung tim
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Thuốc điều trị loạn nhịp có thể phân thành 4 loại dựa vào hiệu quả: - trên thế tác động trên tim (cardiac action potential recored from a Purkinje fibre). - trên đặc tính điện sinh lí của tim. Điện thế tác động (action potential) là một chuỗi phối hợp sự chuyển động các ion: - khởi đầu natri đi vào tế bào, - tiếp theo bởi dòng calci đi vào, - và cuối cùng dòng kali đi ra, đưa tế bào trở lại tình trạng nghỉ
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Sinh lý tim bình thường - Phase 0 ( khử cực nhanh) : ion natri nhanh chóng đi vào tế bào, làm cho tế bào bị khử cực - Phase 1 : ‘shift ion’, tạo nên một gradient nồng độ và điện hóa, làm giảm tốc độ của luồng natri đi vào nhưng ưu đãi luồng Cl- đi vào và luồng kali đi ra. - Phase 2: tương đối ‘phẳng’ do bởi chuyển động dòng đi vào chậm của calci, điều này được khơi mào bởi sự chuyển động nhanh đi vào của natri ở phase 0. Trong suốt thời gian này cũng có một Cardiac action potential recored dòng kali đi ra cân bằng với dòng calci đi vào nên from a Purkinje fibre. đưa đến ít hoặc không thay đổi điện thế màng.
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM Sinh lý tim bình thường - Phase 3: sự chậm lại của dòng calci đi vào kèm với dòng kali đi ra. Dòng đi ra liên tục của kali từ tế bào giữ cho điện thế màng đến mức điện thế nghỉ bình thường. Cardiac action potential recored from a Purkinje fibre. - Phase 4: Na+, K+ và bơm ATP-ase giữ các ion ở nồng độ tại chỗ thích hợp .
- THUỐC ĐIỀU TRỊ LỌAN NHỊP TIM PHÂN LOẠI (theo Vaughan Williams) Nhóm I: - Những thuốc gây tê tại chỗ tác động lên màng cơ tim và thần kinh làm chậm sự dẫn truyền bằng cách ức chế phase 0. - Gia tăng ngưỡng kích thích (excitability), gia tăng thời kỳ trơ hiệu quả, giảm vận tốc dẫn truyền và làm giảm khử cực tâm trương ngẫu nhiên trong những tế bào khởi nhịp (pacemakers). Cardiac action potential recored IA: Quinidine, Procainamid, Disopyramid: giảm tối from a Purkinje fibre. đa tốc độ khử cực, gia tăng thời gian điện thế hoạt động IB: Lidocain, phenyltoin, tocainide, mexiletin: giảm tối đa tốc độ khử cực, giảm thời gian điện thế hoạt động. IC: Flecainide, encainide, propafenone, moricizine: giảm tối đa tốc độ khử cực, không thay đổi thời gian điện thế hoạt động.
- QUINIDINE - Được dùng trong loạn nhịp từ 1918 - Alkaloid lấy từ vỏ của cây Cinchona (Rubiacea); hoặc được điều chế từ quinin - Đồng phân hữu triền của quinin Quinine sulfate Quinidine Sulfate Mặc dù tường tự về cấu trúc nhưng quinidine và quinine khác nhau đáng kể về tác dụng trên cơ tim.
- QUINIDINE Quinidine sulfat Cấu trúc: quinidine bao gồm một vòng quinolin và hệ 2 vòng quinuclidine, với một cầu hydroxymethylen nối 2 thành phần này. Quinidine có 2 N basic với N của quinuclidine (pKa=11). Quinidine nó luôn được dùng dưới dạng muối tan trong nước. Các dạng muối bao gồm quinidine sulfat, gluconat, và polygalacturonat.
- Quinidine Bisulfate (BP 2013)_ pH of a 1% w/v solution, 2.6 to 3.6 Freely soluble in water and in ethanol (96%); practically insoluble in ether . (8R,9S)-6’methoxycinchonan-9- ol hydrogen sulfate Quinidine Sulfate (BP 2013) Slightly soluble in water, soluble in boiling water and in ethanol (96 per cent), practically insoluble in acetone. pH 6.0 to 6.8. Bis[(S)-[(2R,4S,5R)-5-ethenyl-1- azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6- methoxyquinolin-4-yl)methanol] sulfate
- Quinidine gluconate Quinidine có thể dùng IV gưới dạng muối gluconat . Tuy vậy việc dùng IV thì hiếm. Muối gluconat được dùng đường tiêm vì tan tốt và ít khả năng kích ứng hơn.
- Quinidine Sulfate (viên nén) Bis[(S)-[(2R,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct- 2-yl](6-methoxyquinolin-4-yl)methanol] sulfate Một tạp chất thông thường trong các bào chế phẩm quinidine là dihydroquinidin (dẫn xuất từ sự khử nhóm vinyl trong nhân quinuclidin tại thành nhóm ethyl) cũng góp phần vào hoạt tính của nó. Mặc dù tương tự quinidine về dược lực học và dược động học , tạp chất này mạnh hơn trong chống loạn nhịp nhưng cũng độc hơn. Do đó hàm lượng tạp chất này có thể đóng góp vào sự thay đổi giữa các bào chế phẩm. Tác dụng phụ thường nhất đi kèm với điều trị bằng quinidine là rối loạn dạ dày ruột, như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Quinidine Sulfate Kiểm nghiệm Định tính - Phổ IR, phổ UV Năng suất quay cực - Sắc ký lớp mỏng - Phản ứng Thaleo-erythroquinin Br OH Br OH HO HO HO N Br N OH N H H H H3CO Br2 HO HO NH4OH O N N N OH OH OH OH HO HO O N NH N H H O HN NH3 N N quinon quinon diimin (xanh) - Tính chất phát huznh quang trong môi trường H2SO4 ở 365 nm. - Phản ứng tạo tủa với AgNO3, tủa tan trong HNO3 loãng. - Phản ứng của ion SO42-
- Quinidine Sulfate Tạp liên quan A. (R)-[(2S,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6-methoxyquinolin-4- yl)methanol (quinine), B. R = CH = CH2, R’ = H: (S)-[(2R,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2- yl] (quinolin-4-yl)methanol (cinchonine), C. R = C2H5, R’ = OCH3: (S)-[(2R,4S,5R)-5-ethyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2- yl](6- methoxyquinolin-4-yl)methanol (dihydroquinidine).
- Quinidine Sulfate Định lượng Định lượng Phương pháp chuẩn độ acid – base trong môi trường khan với dung dịch chuẩn độ là acid percloric.
- Procainamide 4-amino-N-[2-(diethylamino)ethyl]benzamide hydrochloride, - Tác động tương tự quinidine , và tuy vậy procainamide có lẽ hiệu quả ở những bệnh nhân không đáp ứng với quinidine. - Khi dùng IV, procain (thuốc tê) tạo ra tác động chống loạn nhịp nhưng ngắn hạn. Procain lại gây độc tính đáng kể trên CNS, làm giới hạn công dụng của nó. Hơn nữa procain không uống được vì T1/2 ngắn do sự thủy giải hóa học và enzyme (esterase). Thay nhóm ester bằng amide và sản phẩm tạo thành là procainamide hoạt tính, kháng lại cả sự thủy giải ester và hóa học.
- Procainamid hydroclorid Kiểm nghiệm Định tính - Phổ IR, phổ UV - Phản ứng của nhóm amin thơm bậc nhất (diazo hóa, azoic hóa) - Phản ứng định tính ion Cl- Kiểm tinh khiết - pH - Tạp liên quan (sắc ký lớp mỏng) - Kim loại nặng Định lượng - Phép đo nitrit (phương pháp diazo hóa).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thuốc điều trị các rối loạn nhịp tim - TS.BSCC. Trần Văn Đồng
50 p | 274 | 78
-
Bài giảng Thuốc điều trị loạn nhịp tim
22 p | 203 | 43
-
Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 1)
5 p | 185 | 34
-
Bài giảng Chương 11: Thuốc điều trị bệnh tim mạh
45 p | 196 | 24
-
Bài giảng Thuốc chữa thiếu máu - ThS. Đậu Thùy Dương
64 p | 119 | 22
-
Bài giảng Bài 27: Thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa
23 p | 99 | 10
-
Bài giảng Bài 31: Thuốc điều trị rối loạn Lipoprotein máu
8 p | 98 | 9
-
Bài giảng chuyên đề: Dược lý - Thuốc điều trị rối loạn Lipoprotein máu
14 p | 29 | 6
-
Bài giảng Thuốc điều trị bệnh tim mạch
45 p | 18 | 5
-
Bài giảng Thuốc điều trị rối loạn lipoprotein máu - ThS. Mai Phương Thanh
43 p | 42 | 4
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 31: Thuốc điều trị rối loạn Lipoprotein máu
8 p | 40 | 4
-
Bài giảng Thuốc điều trị rối loạn Lipoprotein máu
47 p | 40 | 4
-
Bài giảng Một số điểm cần chú ý trong hướng dẫn điều trị loạn nhịp thất và phòng ngừa đột tử tim 2017
19 p | 59 | 1
-
Bài giảng Thuốc điều trị rối loạn tâm thần
27 p | 11 | 1
-
Bài giảng Sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá an toàn hợp lý - ThS.Ds. Châu Thị Mỹ Ngọc
72 p | 13 | 1
-
Bài giảng Sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn lipid máu - Ts. Nguyễn Như Hồ
100 p | 3 | 0
-
Bài giảng Thuốc chống trầm cảm trong điều trị đau - ThS. BS. Phạm Thị Minh Châu
27 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn