intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Xã hội học: Chương 4 - Đặng Hồng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Xã hội học: Chương 4 - Xã hội hóa" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Bản chất con người; Quá trình xã hội hoá; Các quan điểm và các giai đoạn xã hội hoá cá nhân; Bản chất vị trí, vị thế, vai trò xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Xã hội học: Chương 4 - Đặng Hồng Sơn

  1. XÃ HỘI HOÁ Mục đích: Thấy được quá trình biến đổi con người từ một thực thể sinh học thành thực thể xã hội. Chỉ cho các cá nhân biết và chủ động điều chỉnh nhân cách của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nội dung: Bản chất con người Quá trình xã hội hoá Các quan điểm và các giai đoạn xã hội hoá cá nhân. Bản chất vị trí, vị thế, vai trò xã hội 94
  2. 1. Bản chất con người a. Khái niệm con người: Xã hội học quan niệm con người là đơn vị cơ bản cấu thành xã hội, là một đơn vị nhỏ nhất của hệ thống xã hội, là một sinh vật có tư duy, sống theo tổ chức xã hội. b. Bản chất con người: ■ Bản chất sinh học ■ Bản chất xã hội ■ Bản chất tâm linh 95
  3. 1. Bản chất con người c. Bản chất và hành vi: ■ Hai dạng hành vi :hành vi bản năng và hành vi ý thức. ■ Hành vi bản năng (hành vi vô thức) là hành vi sơ đẳng thấp nhất thoả mãn yêu cầu sinh học, đây là hành vi bẩm sinh do bản năng sinh tồn của con người chi phối. ■ Hành vi ý thức (hành vi trí tuệ ) là những hành vi có suy nghĩ, có tính toán trước theo mục đích đặt ra, là hành vi do ý thức của con người chi phối. 96
  4. Sigmund Schlomo Freud •Sinh: 6 tháng 5, 1856 Freiberg in Mähren, Moravia, Áo •Mất: 23 tháng 9, 1939 London, UK •Ngành Thần kinh học Tâm lý trị liệu Phân tâm học • Bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. • Quotation: Most people do not really want freedom, because freedom involves responsibility, and most people are frightened of responsibility. • Tiếp cận hành vi: Id, Ego, Superego • Tài liệu tham khảo: Psychoanalysis: its History, Theory and Practice; Psychoanalysis and Behavior; Dream Psychology; Sigmund Freud, The James A. McCann Company, 1920. 97
  5. 2. Những quan niệm về xã hội hoá Quan niệm thứ nhất: Tính thụ động của các cá nhân. Quan niệm thứ hai: Tính chủ động của các cá nhân. Quan niệm thứ ba: Quan điểm tổng hợp. 98
  6. 2. Những quan niệm về xã hội hoá ■ Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như các khuôn mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội. ■ Quá trình xã hội hóa có hai loại bắt buộc và tự nguyện. 99
  7. 3. Cơ chế xã hội hoá a. Cơ chế định chế b. Cơ chế phi định chế ■ Bắt chước. ■ Lây lan 100
  8. 4. Vai trò của xã hội hoá Tạo ra nhân cách cho các cá nhân Củng cố hoàn thiện nhân cách 101
  9. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ 1. Gia đình ➢Thiết chế gia đình ➢Giáo dục gia đình ➢Tác động hành vi của người lớn với thế hệ trẻ 102
  10. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ 2. Nhà trường ➢Giáo dục tri thức ➢Giáo dục nhân cách ➢Hoạt động của nhà trường là những hoạt động có tổ chức theo những quy định của xã hội 103
  11. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ 3. Các nhóm xã hội ■ Quy chế của nhóm ■ Hành vi đồng lứa ■ Các kinh nghiệm xã hội 104
  12. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ 4. Thông tin đại chúng ■ Định hướng hành động cho các cá nhân ■ Tác động đến tình cảm cá nhân ■ Tạo ra các kinh nghiệm xã hội 105
  13. PHÂN ĐOẠN XÃ HỘI HOÁ 1. Vấn đề phân đoạn xã hội hoá (G.Brim) ■ Người lớn thường thay đổi hành vi của mình ở các quá trình xã hội hoá, trong khi đó trẻ em lại tạo lập và thu nhận lấy các giá trị căn bản. ■ Người lớn có thể phán xét, đánh giá về các giá trị chuẩn mực mà họ cần tuân theo, còn trẻ em thì thông thường chỉ thụ động tiếp nhận. ■ Quá trình xã hội hoá của người lớn đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Bởi vì thông thường những đứa trẻ ngoan tuân theo sự chỉ dẫn của người lớn, còn người lớn sẽ phải suy tính, xem xét cái gì có lợi nhất, cái gì ít thiệt hại nhất thì họ mới làm theo. ■ Quá trình xã hội hoá ở người lớn được thiết kế nhằm giúp cá nhân có thể có được những kỹ năng nhất định, còn xã hội hoá ở trẻ em liên quan nhiều đến các động cơ hành động. 106
  14. PHÂN ĐOẠN XÃ HỘI HOÁ a. Phân đoạn quá trình xã hội hoá của G.Mead (nhà xã hội học Mỹ) Quá trình xã hội hoá trải qua ba giai đoạn là: ■ Bắt chước: Đây là giai đoạn mà con người sao chép hành vi của người khác một cách bị động hoặc chủ động. ■ Đóng vai: Đây là giai đoạn mà con người đã nhận thức được những hành vi tương ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm vi quan sát được. ■ Trò chơi: ở giai đoạn này con người cần phải biết được sự đòi hỏi không phải chỉ một cá nhân nào đó mà là của cả xã hội chung. Giai đoạn này đã giúp cho con người thấy rõ được cái tôi chủ động, cái tôi bị động và cái chúng ta, phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng. 107
  15. PHÂN ĐOẠN XÃ HỘI HOÁ b. Phân đoạn quá trình xã hội hoá của G.Andreeva (nhà xã hội học Nga) Quá trình xã hội hoá chia thành ba giai đoạn: ■ Giai đoạn trước lao động: Bao gồm toàn bộ thời kỳ từ lúc con người được sinh ra cho đến khi họ bắt tay vào lao động. ■ Giai đoạn lao động: Bắt đầu từ khi cá nhân tham gia lao động và kết thúc khi không tham gia lao động (về hưu). Trong giai đoạn này, cá nhân vừa tiếp thu kinh nghiệm xã hội, vừa tích luỹ kinh nghiệm cá nhân, vừa bộc lộ năng lực hành vi trong các hoạt động hàng ngày. ■ Giai đoạn sau lao động: Đó là khi cá nhân kết thúc quá trình lao động của mình, về nghỉ hưu. Xã hội hiện đại ngày nay đã kéo dài tuổi thọ của con người và đồng thời cũng tạo ra các điều kiện phát huy tính tích cực xã hội của người già. Nhiều người già đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các kinh nghiệm xã hội. 108
  16. 1. Vị trí xã hội a. Khái niêm vị trí xã hội: Vị trí xã hội của các cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cấu trúc xã hội, trong hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu và so sánh với vị trí xã hội khác b. Nguồn gốc của vị trí xã hội ➢ Tham gia vào nhiều quan hệ xã hội. ➢ Dựa vào những đặc điểm vốn có của họ như: giới tính, chủng tộc, gia đình, dòng họ, nơi sinh... ➢ Dựa vào những đặc điểm cá nhân nhờ phấn đấu mà có được như: nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân.... c. Hai dạng vị trí xã hội ■ Vị trí xã hội đơn ■ Vị trí xã hội kép 109
  17. 1. Vị trí xã hội d. Biểu hiện của vị trí xã hội ■ Hành vi mong muốn ■ Hành vi không mong muốn e. Ý nghĩa nghiên cứu vị trí xã hội ■ Vị trí xã hội đã chỉ cho các cá nhân biết được mình là ai trong mối quan hệ xã hội cụ thể và phải phát ra hành vi xã hội nào là hợp với chuẩn mực xã hội. ■ Vị trí xã hội còn cho các cá nhân biết được vị trí trong tương lai của mình để chuẩn bị tiếp nhận nó tốt nhất. ■ Vị trí xã hội còn thể hiện tính tôn ty, trật tự trong quan hệ xã hội, thể hiện tính kỷ luật và trật tự xã hội trong quan hệ. 110
  18. 2. Vị thế xã hội a. Khái niệm vị thế xã hội: Vị thế xã hội của mỗi cá nhân chính là địa vị và thứ bậc của cá nhân đó trong cơ cấu tổ chức xã hội, được xã hội thừa nhận ở từng thời kỳ nhất định. Vị thế xã hội khác vị trí xã hội là nó thể hiện thứ bậc của cá nhân trong các mối quan hệ quyền lực xã hội. b. Biểu hiện của vị thế xã hội ■ Quyền lực xã hội là quyền lực của một vị thế xã hội nào đó được xã hội thừa nhận hoặc trao cho cá nhân để thực hiện vai trò của mình trong xã hội. ■ Quyền lợi xã hội là những điều kiện vật chất và tinh thần mà mỗi vị thế xã hội có được từ xã hội như: tiền lương, thu nhập khác, tiền thưởng và các điều kiện ưu tiên về vật chất và tinh thần. ■ Trách nhiệm xã hội là những quy định của xã hội đối với kết quả và hậu quả của việc thực hiện quyền lực xã hội ở mỗi vị thế xã hội nhất định. Đây là cơ chế rằng buộc để giám sát các hoạt động quyền lực trong xã hội để định hướng những hoạt động đó mang lại lợi ích cho xã hội. 111
  19. 2. Vị thế xã hội c. Con đường đi đến các vị thế xã hội d. Cơ chế sắp đặt vị thế xã hội ➢ Cơ chế tiến cử ➢ Cơ chế bầu cử ➢ Cơ chế thi cử 112
  20. 3. Vai trò xã hội a. khái niệm và bản chất ■ Vai trò xã hội là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi cuả xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất định, để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với các vị trí, vị thế đó. b. Biểu hiện của vai trò xã hội ■ Vai trò hình thức (được xã hội xác lập) ■ Vai trò cá nhân (do uy tín cá nhân) ■ Một cá nhân ở vị thế xã hội nào đó thông thường có cả hai vai trò đó. Song thực tế cũng có người chỉ có vai trò hình thức mà không có vai trò cá nhân. Có người thể hiện vai trò rất cao, cống hiến rất nhiều cho tập thể, song có người lại thể hiện vai trò rất thấp làm huỷ hoại hoặc sụp đổ một tập thể. 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0