intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm Tiến trình văn học: Chủ nghĩa hiện sinh

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

69
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày về thuyết hiện sinh; chủ nghĩa hiện sinh thế giới; sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam; các trường phái hiện sinh; tác gia tiêu biểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm Tiến trình văn học: Chủ nghĩa hiện sinh

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN _ _ _ _ __ _ _ _ _ BÀI TẬP NHÓM 6 HỌC PHẦN : TIẾN TRÌNH VĂN HỌC ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA HIỆN SINH Giảng viên Sinh viên thực hiện: Huế, 20/ 01/ 2021
  2. A.THUYẾT HIỆN SINH I. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH THẾ GIỚI 1. Khái niệm. Thuật ngữ  “Existentialism”(Chủ  nghĩa hiện sinh), có gốc từ  “Existence”có  nghĩa là sự  tồn tại hay hiện hữu, nhưng không phải là sự  tồn tại của các sự  vật, hiện tượng vật lý hay sự  tồn tại của sinh vật mà là sự  tồn tại của con  người.  2. Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở  Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với hai   đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889­1976) và Karl Jasper (1883 ­ 1969), sau   đó lan nhanh sang Pháp tạo nên các tên tuổi như Jean Paul Sartre (1905­1980),   Garbie Marcel (1889 ­1978), Albert Camus (1913­1960), Merleau  Ponty (1908­ 1961).  Ban đầu, chủ  nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh triết lý sống  tự  nhiên, tự  tại, tự  do bằng các hình thức tiểu thuyết, truyện, kịch, thi ca,   nhật ký, tiểu luận, v.v... Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số  người chấp nhận và lý luận hóa, trừu tượng hóa trở  thành một trường phái  triết học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng xã hội tất yếu phù hợp với  xu hướng phát triển tâm lý thời đại chống lại bản thể luận và nhận thức luận  trong siêu  hình  học  truyền thống, theo  đó các  triết gia  mải mê  tìm kiếm  nguồn gốc vũ trụ, lý giải quá trình nhận thức mà bỏ  quên thân phận và kiếp  sống con người, không lý giải mối quan hệ phụ thuộc giữa cá nhân và xã hội,   giữa tự  do và tất yếu. Tuy khoa học kỹ  thuật có mặt để  giảm nhẹ  sức lao   động, nhưng rồi chẳng mấy chốc máy móc đã ép con người theo guồng quay   và trở  thành nô lệ  của nó. Trong cuộc sống hiện đại, để  tồn tại con người  nhiều lúc phải tự đánh mất mình, bị đổi ngôi từ “nhân vị” thành “đại từ”, từ  “chủ thể” thành “đối tượng”, từ “tôi” thành “nó”. Chung quy là buộc phải tha   hóa đúng như nhận định của triết gia Nitschez: “Con người đã chết”. Chủ nghĩa hiện sinh đồng thời là sự đáp trả tư tưởng tư biện trừu tượng triết  học Hegel trong quá trình đi tìm các khái niệm phổ  biến mà không quan tâm 
  3. đến đời sống hiện thực của con người và chủ  nghĩa lãng mạn trong văn học  cổ điển đã lý tưởng hóa tình yêu và cuộc sống, dẫn dắt con người ngày càng   xa rời hiện thực. Triết học truyền thống quá lý thuyết, chủ  nghĩa lãng mạn  văn học cổ điển lún sâu miêu tả những chuyện tình lâm ly bi tráng, trong khi   đó con người sống càng ngày càng tự  do và thực dụng, giao tiếp giữa người  và người trở nên cởi mở, thẳng thắn, đời sống con người đòi hỏi mọi vấn đề  phải cụ thể hơn, sát thực hơn, dấn thân hay “hiện sinh hơn”. 3. Những tiền đề lý luận của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh không phải là sản phẩm nhất thời của thời hiện đại mà  có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Quan niệm về đời người và thân phận con   người đã manh nha trong triết lý Phật giáo khi Đức Phật Thích Ca đắc đạo,  đứng giữa trời đất, chỉ tay nói: “Thiên thượng, Địa hạ, duy Ngã độc tôn”. “Tứ  diệu đế”, tức bốn chân lý tối cao mà Đức Phật “ngộ” ra trong   những  năm  tháng tu  hành khổ luyện đã phản ánh chân thành cụ thể đời sống con người   và nỗi khổ của nó ­ đó là một cuộc hành trình tuân theo luật nhân quả “Sinh ­   Lão ­ Bệnh ­ Tử” và “Luân hồi, Nghiệp báo”. Triết lý nhân sinh Phật giáo đã  đặt ra tình huống có vấn đề về con người, mà cốt lõi là làm gì và làm như thế  nào để  giải thoát con người khỏi “tam độc” (Tham, Sân, Si) đưa con người   đến tự do, sống ung dung tự tại trong thế giới đầy vật dục và biến động. Ở  phương Tây cổ  đại, triết gia Socrate với   luận điểm “con người hãy tự  nhận thức chính mình”  đã mở đầu giai đoạn nhận thức con người. Theo ông,  mọi tư tưởng và hoạt động phải làm gia tăng ý nghĩa của tồn tại con người,   bởi vì, đối với con người vấn đề không phải là sống mà là sống tốt, sống có  ích cho xã hội. Cái chết của ông là một đề  tài và nguồn cảm hứng bất tận   của triết học và văn học nghệ thuật chứng minh cho sự bi đát của một kiếp   người khao khát làm điều thiện, nhưng bị tha nhân lên án, kết tội và bức tử. Xét về  phương diện văn học, Kinh thánh (The Bible) của Đạo Ky tô là một  tiểu thuyết miêu tả  đời sống nhân quần buổi khai thiên lập địa. Hình tượng  Adam và Eva đại diện cho hai giới sống mù lòa, cô đơn buồn tủi đành phải ăn   trái cấm để  được sáng mắt, sáng lòng trên vườn địa đàng báo hiệu một lịch  sử  đau buồn và phạm tội của nhân loại. Abraham được miêu tả  như  một vị  anh hùng sẵn sàng hiến tế đứa con trai yêu dấu cho Thiên chúa, hành vi “bất  
  4. đắc dĩ” này phản ánh mâu thuẫn giằng xé nội tâm trong sự lựa chọn của con   người giữa một bên là tình cảm, bên kia là lý tưởng cao thượng. Đầu thời trung đại, Thánh Augustin đã tuyên bố: ''Hãy đi sâu vào bản thân,   chân lý nằm trong nội tâm con người''. Bằng luận điểm đó, ông đã đi sâu phân  tích thế giới nội tâm để  qua đó khám phá nguồn gốc bất an và lo âu của con  người. Tác phẩm  Xưng tội (Confession) của ông đã lý giải về  nguồn gốc   thần thánh của con người, về  đời sống tâm linh phức tạp của nó, về  mối  quan hệ  giữa người và thần, theo đó Chúa đã sáng tạo và chi phối đời sống  con người, do vậy để đền đáp công ơn này, mỗi người cần phải dấn thân vào  đời sống, phải yêu thương nhau, vì cái ác, sự đau khổ chỉ xuất hiện khi thiếu   vắng tình yêu thương, khi con người hành động theo ý chí tự do nên bị sa ngã. Đến thời khai sáng, triết gia người Pháp ­ Pascal trong tác phẩm Các suy  tư (Pensses) đã phát biểu rằng, “con người chỉ  là một cây sậy yếu  ớt trong  mọi tạo vật, nhưng là một cây sậy biết tư  duy”. Qua việc đề  cập đến tư  tưởng tôn giáo và triết học, Pascal đã miêu tả sinh động việc nhân loại ngập  chìm trong cảnh bao la vô tận của vũ trụ. Theo ông, “tất cả  phẩm giá con  người là  ở  tư  tưởng”, nhưng còn một cái quan trọng hơn, cao hơn cả  tư  tưởng là con tim., bởi vì “con tim có lý lẽ  riêng của nó mà lý trí không biết   được”. Có thể nói, quan niệm của Pascal mở đầu cho một khuynh hướng mới   về  nghiên cứu thân phận con người ­ phát hiện tính mâu thuẫn trong giá trị  người ­ một giá trị  vừa cao thượng vừa thấp hèn, nhỏ  mọn. “Con người ­  Pascal viết ­  một vật mới lạ! Một quái vật, một sự  hỗn mang, một sự  mâu  thuẫn, một điều kỳ  diệu! Là quan tòa xét xử  muôn loài và đồng thời là một   con giun đất đần độn; là kho chân lý, và là bể  chứa sự  hoang mang và sai  lầm; là niềm kiêu hãnh và là căn bã của vũ trụ”. Bước sang thời cận đại, văn hào Nga Dostoievsky ­ trong các tác phẩm văn  học của mình, đặc biệt là trong  tiểu thuyết Tội ác và sự trừng phạt  đã miêu  tả trạng thái tâm lý của các nhân vật dựa trên luận đề xuất phát: “Nếu không  có thượng Đế, thì mọi điều đều có thể làm”. Luận đề này tuy đặt ra một tình  huống giả định, nhưng thực tế đã khẳng định vai trò của thần học và tôn giáo  trong việc củng cố  đạo đức con người, phản ánh tính mâu thuẫn trong suy   nghĩ và hành động của con người, đặt nền móng cho việc   nghiên cứu đời  sống tâm lý. Khi trích dẫn luận đề  này, triết gia hiện sinh người Pháp Paul  Sactre cho rằng, “đây chính là điểm xuất phát của chủ nghĩa hiện sinh”.
  5. Chủ nghĩa hiện sinh hiện đại trực tiếp dựa trên quan niệm về con người của   triết gia Đan Mạch ­ Kỉerkegaard (1813­1855), ông đã sớm nhìn thấy tính chất  tư  biện của Hegel khi triết gia này tìm cách thâu tóm mọi thực tại vào trong  hệ thống triết học của mình và trong quá trình luận giải thế giới ông đã đánh  mất yếu tố quan trọng là tồn tại người. Trong khi đó đây lại là điều cốt yếu  của triết học, vì tồn tại trước hết phải là tồn tại của một cá thể người, sống,   khát vọng, lựa chọn và dấn thân.Thuyết hiện sinh của Kierkegaard có thể tóm   lược trong quan niệm cho rằng, “mọi con   người phải được hiểu như  là sở  hữu bản chất cốt yếu là người”. Nhìn chung, sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh như một liệu pháp tâm lý giải   tỏa những  ức chế  của đời sống xã hội đã bị  giam hãm một thời gian dài, bị  cầm tù bởi những cấm kỵ của chế độ phong kiến, lên án thói đạo đức giả và   sự  tha hóa con người trong xã hội biến động về  khoa học công nghệ, mong  ước cứu vớt con người trước thảm họa chiến tranh, đưa con người trở  về  ngôi vị làm người chân chính.  4. Quan niệm hiện sinh về con người và thân phận con người  Triết lý của chủ nghĩa hiện sinh xoay quanh chủ đề con người, trọng tâm là  bản tính, thân phận, thế giới nội tâm, quan hệ  giữa con người và hoàn cảnh   sống.  Quan hệ giữa tồn tại và bản chất của con người.  Theo chủ nghĩa hiện sinh,  tồn tại của con người có trước bản chất của nó. Định nghĩa con người là  không thể, bởi con người không là gì khác ngoài sự  hiện hữu hay hiện diện   (của thể xác). Paul Sartre cho rằng, “con người trước hết phải hiện hữu, gặp   gỡ  nhau, xuất hiện ra trong thế giới đã, rồi theo đó tự  định nghĩa mình. Con   người, nếu không thể định nghĩa được, chính là vì trước hết nó là hư  vô. Nó  chỉ tồn tại sau đó, và sẽ là tồn tại như những gì nó sẽ tự tạo nên... Con người  không chỉ tồn tại như  nó được quan niệm, mà còn tồn tại như  nó muốn thể  hiện... Con người không là gì khác ngoài những gì mà nó tự  tạo nên. Đó là  nguyên tắc đầu tiên của thuyết hiện sinh. Đó cũng là điều mà người ta gọi  là tính chủ thể... con người có một phẩm giá cao hơn hòn đá hay cái bàn... con   người trước hết là một dự phóng (project) đang sống về mặt chủ thể, thay vì   là một thứ rêu, một thứ nấm mốc hay một búp súp lơ... con người trước hết  sẽ là những gì mà nó dự định tồn tại” .Như vậy, con người là tồn tại tối cao,  
  6. vượt lên trên mọi tồn tại khác của vũ trụ. Tồn tại người có trước, sau đó mới  hình thành bản chất người. Bản chất người hiện diện trong mọi cá thể riêng  biệt, thể  hiện qua hành động và tính cách của nó, không có bản chất người  chung chung, trừu tượng. Con người là một cá thể chịu trách nhiệm trước cộng đồng. Khi đã hiện hữu  hay có mặt  ở đời, con người phải dấn thân vào cuộc sống, suy nghĩ và hành  động để  bộc lộ  thái độ  sống của mình. Tuy nhiên, không phải mỗi cá nhân  sống theo cách riêng của mình, mà phải hòa nhập vào cuộc sống chung cộng   đồng. Do vậy, “nếu đúng là tồn tại đi trước bản chất, thì con người chịu   trách nhiệm về  những gì nó đang tồn tại. Bước đi đầu tiên của thuyết hiện  sinh là...  lên con người toàn bộ trách nhiệm về sự hiện hữu của mình, nhưng  không phải về  cái cá nhân chật hẹp mà chịu trách nhiệm cho tất cả  mọi  người”. Con người là một tồn tại có lý trí, lý trí giúp con người tổ chức cuộc  sống, từ  mô hình gia đình, đến cộng đồng và toàn nhân loại. “Trách nhiệm  của chúng ta lớn lao hơn nhiều so với những gì mà chúng ta có thể nghĩ đến,  vì nó liên quan đến toàn thể nhân loại... Tôi chịu trách nhiệm với chính mình  và với mọi người, và tôi đã sáng tạo ra một hình ảnh nào đó về con người mà  tôi đã lựa chọn, khi chọn lấy chính tôi, tôi chọn con người”  Con người là một thực thể  tự  do và không có gì khác ngoài đời sống của  chính mình. Con người cũng là một tồn tại, nhưng tồn tại người khác tồn tại  vật ở chỗ, con người có lý trí, nên nó ít bị chi phối bởi quy luật tất yếu mà có   tự do ­ tự do lựa chọn, tự do hành động. Jasper cho rằng, “chỉ mình con người  có lịch sử, nghĩa là không sống bằng di sản sinh lý như loài vật mà còn sống  bằng cả  di sản tinh thần. Nên đời sống con người không trôi dạt theo tự  nhiên mà phải được hướng dẫn bằng tự  do” .Triết gia Paul Sactre khẳng   định: “Không có thuyết tất định, con người là tự  do, con người được tự  do...   và không có một bản tính con người nào khác để tôi có thể đặt nền tảng trên  đó” . Tuy nhiên, vì con người sống trong xã hội, nên tự  do hiểu theo nghĩa hiện  sinh không phải là tự do tùy tiện mà tự do trong khuôn khổ tôn trọng sự tự do   của người khác, bởi vì “trong khi muốn tự  do, chúng ta phát hiện ra rằng tự  do của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào tự do của những người khác, và tự  do của những người khác phụ thuộc vào tự do của chúng ta” .Phụ thuộc hay   thông cảm lẫn nhau giữa người và người là điều làm các nhà hiện sinh trăn 
  7. trở, bởi theo họ thân phận làm người là phải vậy, cho nên “ta tự  do  là khi ta  công nhận ta phải phục tùng một số  yêu sách. Thỏa mãn những yêu sách ấy  hay không là tùy ở quyền ta định đoạt. Nghĩa là chúng ta không thể phủ nhận   rằng: chúng ta phải quyết định và mỗi khi quyết định là quyết định về  chính   mình. Nói tóm lại, chúng ta là những con người có trách nhiệm” . Con người là một sinh vật tồn tại trong những giới hạn nhất  định, muốn  vượt qua những giới hạn đó thì cần phải dấn thân. “Thân phận con người bị  giam hãm trong những hoàn cảnh cố định... như chết, đau khổ, chiến đấu, lệ  thuộc những cảnh ngộ  bất ngờ, luẩn quẩn trong những xiềng xích của tội  lỗi,... tức là những hoàn cảnh bất khả vượt và bất khả di dịch”  Như đã nói, bản chất con người nằm trong hành động của nó, nên “con người  không là gì khác ngoài dự  phóng của mình, nó chỉ  tồn tại trong giới hạn có  hiện thực hóa bản thân, vì vậy con người không là gì khác ngoài toàn bộ các  hành vi của mình, không có gì khác ngoài đời sống của nó” .“Một người tự  dấn thân vào cuộc sống, vẽ  nên gương mặt của mình, và không có gì ngoài  gương mặt  ấy cả... một con người không có gì khác ngoài một loạt những  công việc mà họ đảm nhiệm. Con người là tổng số, tổ chức toàn bộ các quan  hệ cấu thành những công việc ấy”   Quan hệ  giữa con người và người khác (Tha nhân) là nguyên nhân của tha  hóa và tâm lý lo âu. bản tính, con người là một thực thể tự do, nhưng do tội  tổ  tông truyền kiếp, con người luôn bị  trói buộc vào hoàn cảnh sống, bị  lệ  thuộc vào xã hội và những người lân cận gọi là “người khác” hay tha nhân  (Autre, Another). Tha nhân có từ  thời khởi thuỷ loài người, khi Adam không  thể  sống một mình, Chúa đành phải tạo nên “người khác” là Eva. Từ  đó  Adam đành phải sống cùng Eva và mãi mãi vẫn thế, vì con người không thể  sống cô độc. Tha nhân là niềm vui đồng thời là nỗi buồn của mỗi cá thể, là  người tranh chấp, dẫm chân lên địa vị của ta. “Để  có sự  hiểu biết đúng thật  về mình, tôi cần phải thông qua người khác. Người khác là cần thiết cho sự  hiện hữu của tôi về  chính mình. Trong những điều kiện  ấy, tự  cõi lòng, khi  tôi phát hiện ra chính mình thì đồng thời tôi phát hiện ra người khác, như  là  một hữu thể tự do được đặt đối diện tôi, suy nghĩ về tôi và chỉ muốn ủng hộ  hoặc chống đối tôi”. Hậu quả  khi tiếp xúc với tha nhân là làm cho mỗi người trở  nên xa lạ  với  chính mình hay bị  “tha hóa” (Degeneration), tức sống khác với bản tính thật 
  8. của mình. Tha hóa có nguồn gốc từ sự tôn thờ một mẫu người lý tưởng, một   vị  thánh nào đó làm cho người ta tự  cuộn tròn mình lại mà không dám hành   động. Tha hóa đồng thời là tự  đánh mất nhân cách, tự  biến mình thành một   cái máy (con rối) vô hồn hành động theo tư  tưởng chỉ  đạo của người khác,   của tập đoàn khác mà không thể nào dứt ra được. Do   tha   hóa   là   làm   khác   mình   nên   tạo   nên   trong   mỗi   con   người sự   lo  âu (Angoisse, Worry). Lo âu thể  hiện trách nhiệm của con người trước thân   phận của mình và đồng loại. “Vì mang thân phận làm người là đương nhiên  chúng ta sống trong dục vọng, trong lo  âu và bó buộc chúng ta phải cảm  nghiệm những gì thuộc thế sự, bằng nước mắt cũng như bằng nụ cười” .Lo   âu sớm muộn sẽ dẫn con người đến tuyệt vọng (Desespoir) và tiếp sau đó là  những hành động liều lĩnh. Và lẽ  dĩ nhiên chỉ  có cái chết (The death) mới  chấm dứt được lo âu. Nhưng cái chết lẽ  dĩ nhiên sẽ  chấm dứt sự  hiện hữu  của con người. Bởi vậy, khi còn sống con người cần phải dấn thân, tức phải   sống hết mình, không mặc cảm với quá khứ, không toan tính chuyện tương  lai, chỉ sống cho hiện tại. “Chúng ta càng có quyền hy vọng vào tương lai nếu   ta càng dấn thân vào hiện tại, nghĩa là nếu ta biết tìm chân lý và những tiêu   chuẩn giá trị trong thân phận con người” . Từ logic trên chủ  nghĩa hiện sinh   kết luận: Con người sống trong trần gian như những kẻ bị bỏ r ơi, nh ững k ẻ  lưu đày. Hiện diện trong cuộc đời mà con người không biết mình sẽ  đi đâu,  về  đâu. Việc con người sinh ra  ở đời giống như  bị  ném vào hoàn cảnh “bất  đắc dĩ”, đành phải sống và hành động. Bởi vậy, chủ nghĩa hiện sinh nêu cao  khẩu hiệu: ''Con người hãy tự  cứu lấy chính  mình''. Vì không ai có thể cứu  vớt được con người ngoài bản thân nó.  II. Sự hình thành chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam Ở Việt Nam, một cách tự  phát, chủ  nghĩa hiện sinh đã manh nha trong Cung  oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khi ông miêu tả thân phận của những  thiếu nữ  được tuyển vào cung Vua phủ  chúa chờ  ngày ân ái. Thông qua đó,  tác   giả   nói   lên   thân   phận   “bèo   dạt   mây   trôi”   của   kiếp   làm   người   nói   chung: “Thảo nào khi mới chôn nhau / Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra/  Khóc vì nỗi thiết tha sự  thế/ Ai bày trò bãi bể  nương dâu/ Trắng răng đến  thuở  bạc đầu...Trăm năm còn có gì đâu ­ Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh   rì” . Tiếp theo Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là  một thi phẩm phản ánh đời sống “hồng nhan bạc phận” của nàng Kiều với  
  9. những tiếng kêu xé lòng đứt ruột: “Trăm năm trong cõi người ta/ Những điều  trông thấy mà đau đớn lòng...Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh  cũng là lời chung” . Mười lăm năm sống lưu lạc của nàng Kiều là một bản  cáo trạng lên án chế  độ  phong kiến đương thời, một chế  độ  “nhất nam viết  hữu, thập nữ viết vô”, coi thường thân phận của người phụ nữ, xem họ thân   phận họ như những hạt mưa rơi. Từ phương Tây, chủ nghĩa hiện sinh theo gót chân quân xâm lược Pháp   đến  Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, hiện diện trên thi đàn như thơ say   của Vũ Hồng Chương, thơ mới, phản ánh tình yêu hiện đại của các thi sĩ tiền   chiến, đặc biệt là thơ  Xuân Diệu.  Ở  miền Nam, dưới thời tạm chiếm, chủ  nghĩa hiện sinh đã trở  thành mốt sống của thanh niên đô thị. Tư  tưởng hiện   sinh phản ánh trong hàng loạt các tác phẩm văn học, điển hình là các tác   phẩm của Duyên Anh, Nguyễn Thị  Hoàng, Thanh Tâm Tuyền, v.v... đã nói  lên tinh thần lo âu, tuyệt vọng, nổi loạn, phản kháng của tầng lớp thanh niên   “sống giữa hai làn đạn”.Trên một khía cạnh nào đó có thể nói chủ nghĩa hiện  sinh ở miền nam Việt Nam trước giải phóng đã góp tiếng nói phản kháng sự  xâm lược của Mỹ như phong trào “dậy mà đi” phản ánh sự dấn thân của tuổi  trẻ trong công cuộc giải phóng đất nước. Sau   công   cuộc   đổi   mới   do   Đảng   Cộng   Sản   Việt   Nam   khởi   xướng,   với   phương châm “cởi trói cho văn học nghệ  thuật”, chủ  nghĩa hiện sinh có cơ  hội thể hiện nguyên hình trên diễn đàn văn học với các gương mặt tiêu biểu  như: Nguyễn Quang Lập (Một nửa đời đen ­ trắng, Đời cát), Nguyễn Minh   Châu (Phiên chợ Giát), Phạm Thị Hoài (Thiên sứ, Mê lộ, Man nương), Dương   Thu Hương (Bên kia bờ   ảo vọng, Những thiên đường mù), Bảo Ninh (Nỗi   buồn chiến tranh), Nguyễn Huy Thiệp (Phẩm tiết, Vàng lửa, Tướng về hưu,  Thương nhớ   đồng  ơi...), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng), Dương Hướng (Bến   không chồng), Nguyễn Thị  Ngọc Tư  (Cánh đồng bất tận), Đỗ  Hoàng Diệu   (Bóng đè, Vu quy...), v.v... Các tác phẩm văn học này đã góp thêm tiếng nói đa   dạng cho việc đổi mới của văn học nước nhà, phản ánh  một góc buồn tủi,  cô đơn của cuộc sống, phơi bày thế  giới nội tâm giằng xé của con người  trong một thời đại đầy lo âu, mâu thuẫn và biến động từng ngày của khoa  học công nghệ. Thực ra chủ nghĩa hiện sinh trong văn học là sự nối tiếp của   chủ  nghĩa hiện thực phê phán nhưng với tinh thần tự  nhiên, “vô tư”, thẳng  thắn và cay nhiệt hơn, nếu không nói là đôi khi có ác ý muốn “hạ  bệ những  thần tượng”, đưa thần tượng (Idol) và những lý tưởng chính trị  ­ xã hội trở 
  10. về  cuộc sống đời thường, đúng như  nghĩa câu cách ngôn mà Karl Marx yêu  thích “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi”. III.CÁC TRƯỜNG PHÁI HIỆN SINH Hiện sinh hữu thần Hiện sinh vô thần Kier kegaard Niet zsche ­ Có tính chất xây dựng ­ Đã phá truyền thống và cả tôn giáo ­ Tin tưởng vào Thiên Chúa giáo ­ Chứa đựng nhiều phủ định tính đến mức  đôi khi được gọi là hư vô chủ nghĩa ­ Đại diện: J. Sartre ( hiện sinh chủ  nghĩa)   ­   Đại   diện:   Jaspers   (   Triết   học   về   hiện   M. Heidegger ( triết học hiện hữu) sinh) và Marcel ( Tân phái So crate) Những ý tưởng hiện sinh không phải bắt đầu từ  các triết gia như  Sartre  hay Heidegger mà lại khởi nguồn từ  hai ông tổ  đối nghịch nhau về  thế  giới  quan: Nietzsche vô thần và Soren Kierkegaard hữu thần.  Trong Zarathustra đã   nói như thế, Nietzsche tuyên bố “Chúa đã chết. Chúa chết vì lòng thương xót  con người" . Bản thân những nhà hiện sinh như  Sartre, Camus và Beauvoir  cũng đều là những nhà vô thần, phủ nhận sự tồn tại của Chúa. Nhưng lý do  tại sao họ lại phủ nhận sự tồn tại của Chúa? Chúng ta sẽ  bàn trong một bài   viết khác. Còn ở đây, với lời tuyên bố hùng hồn của Nietzsche, liệu Chúa đã  thực sự Chết hay là...may mắn thay, chúng ta vẫn còn một người ngược dòng   quan niệm của Nietzsche: Søren Kierkegaard (1813­ 1855) ­ ông tổ  của chủ  nghĩa hiện sinh đã biến Kito giáo thành một trong những nguyên tắc tư tưởng  cốt lõi của mình. B. TÁC GIA TIÊU BIỂU I. TÁC GIẢ JEAN PAUL SARTRE Jean Paul Sartre tên thực là Jean­Paul Charles Aymard Sartre (21/6/1905 –   15/4/1980). Là con của ông Jean­Baptiste Sartre, một vị  sĩ quan Hải Quân và  bà Anne là người gốc Đức miền Alsace.Cha ông qua đời khi ông mới mười  lăm tháng tuổi, mẹ đưa về ở với ông bà ngoại ở ngoại ô Paris,  chín năm sau  thì mẹ ông tái giá. Học hết bậc trung học, ông vào trường cao đẳng Sư phạm  Paris, tốt nghiệp bằng triết học hạng tối  ưu năm 1929. Ông được bổ  nhiệm 
  11. đi dạy triết học tại trường trung học các tỉnh rồi về  Paris. Ông đi du lịch  nhiều nước châu Âu và vùng Cận Đông. Từ  năm 1933 đến năm 1934, ông thôi nghề dạy học và chuyên viết văn   và nghiên cứu triết học. Ông sang Đức và học thêm triết với các triết gia Đức  lão thành như  Husserl  và Heidegeer. Tác phẩm nổi tiếng  đầu tiên là tiểu   thuyết  Buồn nôn  (1938) và tuyển tập truyện ngắn  Bức tường  (1939)được  đánh giá là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý, giúp Sartre trở  thành một trong những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kì này.   Thế chiến thứ II bùng nổ năm 1939. Sartre nhập ngũ với chức danh binh  nhì và bị  phát xít Đức bắt làm tù binh. Trong tù ông soạn kịch để  các bạn tù  trình diễn cho nhau xem. Năm 1941, sau khi được thả ông tham gia phong trào   kháng chiến và viết cho tờ báo bí mật. Trong những năm Pháp bị chiếm đóng,  ông đã cho trình diễn hai vở kịch đặc sắc: Những con ruồi với nội dung phê  phán chế  độ  phát xít hà khắc và vở  Không lối thoát viết về số  phận cô đơn  của con người. Sau chiến tranh, ông viết văn và làm báo. Ông cưới vợ, cô Ximono de  Boovoa, sau này cũng là một nhà văn hiện sinh. Ông sáng lập tạp chí  Thời   hiện đạinăm 1945 và từ  đó cùng với nhà văn khác như  Albert Camus, Meclo  Poongty gây dựng phong trào hiện sinh ở Pháp. Từ   năm   1945   đến   năm   1949,   ông   đã   viết   nhiều   tác   phẩm   lớn   như:  Những con đường tự  do, tiểu thuyết gồm có ba phần: tuổi lí tính, triển hạn,  cái chết trong tâm hồn ; những vở kịch:  Chết không mai táng, Những bàn tay   bẩn, Ác quỷ hay thiên thần,… Năm 1943, ông viết một tác phẩm thuần túy triết học: Thực thể  và hư   vô. Ông quan niệm lí thuyết hiện sinh thể  hiện những giá trị  nhân văn mới  của thời đại trong bài thuyết trình vào ngày 29/11/1945:L’existentialisme est   un humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) – cuốn sách khiến   chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Những tác phẩm văn học  đã cụ thể hóa nhận thức triết lí hiện sinh của ông.
  12. Ông được biết đến cùng với người bạn đời (cũng là học trò) của mình là  Simone de Beauvoir, văn chương và triết học đặc sắc của hai người có tác  động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.  Về chính trị, ông đứng về phía tả và những lực lượng tiến bộ. Năm 1964  Sartre đượcViện Hàn lâm Thụy Điểnquyết định trao giải Nobel nhưng ông từ  chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế  xã hội  ảnh  hưởng đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến. Tóm lại, ông là nhà văn,là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ  thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, cũng là một trong những nhân vật có  ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế  kỷ  XX và chủ  nghĩa Marx. Các  tác phẩm phong phú cùng những hoạt động sôi nổi trong cuộc đời ông đã có   một tác động sâu rộng trong đời sống xã hội Pháp thập niên 1950 – 1960,   khiến ông trở thành thần tượng của thanh niên Pháp một thời. II. TÁC PHẨM “BUỒN NÔN” 1. Giới thiệu Tác phẩm  La Nausée  (Buồn nôn, 1938) là một trong những tác phẩm  đáng chú ý nhất của Jean Paul Sartre. Tác phẩm được viết dưới hình thức   một cuốn nhật kí của nhân vật chính trong truyện tên Antoine Roquentin:  “Điều tốt nhất là ghi lại những biến cố  trong từng ngày một. Tạo giữ  một   cuốn nhật kí để  nhìn thấy rõ  ở  đấy. Đừng để  vượt thoát những sắc thái,   những sự kiện nhỏ nhặt, ngay cả khi chúng không có vẻ gì cả, và nhất là xếp   hạng chúng”. Roquentin là một thanh niên trí thức đơn độc chẳng hề  bị ràng   buộc bởi bạn bè, gia đình và ngay cả  với công việc. Chàng sống một mình,   hoàn toàn một mình, ngoại trừ  chàng có biết đến bà chủ  quán  “Rendez­vous  des Cheminots” (Nơi hẹn các nhân viên đường sắt) Francoise, anh chàng Tự  Học  ở  thư  viện thành phố,…Trong truyện này, điều chủ  yếu không phải là  cốt truyện hành động của nhân vật mà là những phản  ứng của Roquentin  trước mọi hiện tượng của cuộc sống. Câu chuyện có vẻ  như  là một chuỗi tự  sự  tiêu cực và buồn chán, chứa  đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư  về tồn tại, hư vô.Mặc dù có một  số ý kiến cho rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình thức   tiểu thuyết, nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ nhận. 
  13. 2. Tóm tắt Dựa trên ba phần mà tác giả đã chia một cách có dụng ý, có thể tóm tắt   tác phẩm như sau: Phần 1: Lời thưa trước của người xuất bản (trang 9)        Đây là lời dẫn dắt cho toàn bộ  nội dung phía sau. Người xuất bản  nhấn mạnh những tập vở này đã được tìm thấy trong các giấy tờ của Antone   Roquentin   (nhân   vật   chính   trong   tác   phẩm).   Người   xuất   bản   cũng   chỉ   ra   những trang viết này được viết vào khoảng đầu tháng Giêng, 1932 sau khi  Antone Roquentin đi du lịch  ở  Trung Âu, Băc Phi và Viễn Đông và đã đến  định cư  tại Bouville 3 năm để  hoàn thành công trình nghiên cứu lịch sử  về  hầu tước De Rollebon. Phần 2: Tờ rời không ngày tháng (trang 12 – 15)    Roquentin muốn ghi lại những biến cố từng ngày một. Anh cảm thấy   mình đã sợ  hãi nhưng không biết mình sợ  gì. Anh không nghĩ là mình điên  nhưng lại nghĩ đó là một cơn khủng hoảng thoáng qua của bệnh điên khi anh   không dám ném hòn sỏi trên mặt biển như lũ trẻ. Phần 3: Nhật kí (trang 17 ­ 438) Nhật kí ghi chép các sự kiện và tâm trạng của Roquentin trong 22 ngày. Antone Roquentin giới thiệu mình là một người sống một mình, hoàn  toàn một mình, chẳng bao giờ nói với ai, không cho gì và cũng không nhận gì.  Hàng ngày, ông ăn ở các quán quen và làm việc tại thư viện và nếu muốn thì   ngủ với một cô chủ quán cà phê Francois ở gần đó. Công việc của ông ở Bouville là để tìm kiếm các tư liệu về bá tước De   Rollebon – một người có bộ mặt xấu xí nhưng lại được rất nhiều cô gái yêu   thích. Nhưng sau khi làm đến chương VII thì ông lại từ bỏ, bởi vì “tôi mà đã  không có đủ  sức giữ  lại quá khứ  của tôi, thì tôi có thể  nào hy vọng cứu vớt  quá khứ của người khác”. Trong những lần vào thư viên để tìm kiếm tư liệu viết đề tài nghiên cứu  chàng quen với Ogier.P, thường được gọi là “chàng Tự  Học”   ­ ông này có  tính kỉ luật cao, đã và dành hàng trăm giờ đọc tại thư viện tất cả các đầu sách  
  14. theo chữ  cái ABC. Ông thường nói với Roquentin và tâm sự  với chàng rằng   ông là cả một xã hội. Có một thời gian ông yêu và sống cùng một cô gái Anh tên là Anny,  nhưng giữa họ  xảy ra cãi vã và chàng bỏ  đi luôn, sau bốn năm gặp lại, lúc  Anny ghé qua Paris, và muốn gặp lại chàng, nhưng chàng cảm thấy nàng đã   già và tình cảm cũng phai nhạt, những khoảnh khắc tuyệt vời không còn nữa.   Anny tiếp tục đi du lịch với một người đàn ông Đức, đang chung sống với  nàng. Trong suốt thời gian này, có một thứ  luôn theo và ám ảnh Roquentin đó  chính là những cơn Buồn Nôn. Nó xuất hiện ở bất cứ đâu trong suy nghĩ của  ông và càng ngày nó càng trở nên mạnh mẽ: Buồn Nôn khi sắp ném hòn cuội,   Buồn Nôn với dự án nghiên cứu của mình, với chàngTự Học, những kỉ niệm  của ông về  Anny, ngay cả  bàn tay của mình và vẻ  đẹp của thiên nhiên,…   ông quyết định từ bỏ tất cả để đi đến Ba Lê khi nhận ra mình đang sống thừa   giống Anny. Những ngày cuối cùng  ở  Bouville, ông đã bắt đầu quan tâm tới mọi  người xung quanh, đặc biệt là khi chứng kiến chàng Tự  Học bị  đánh. Và  chính bản nhạc với những giai điệu nối tiếp nhau trong quán Rendez­vous des  Cheminots đã kết thúc cuốn nhật kí với sự tự chấp nhận bản thân, nhận ra ý  nghĩa thực của cuộc sống, và sự thay đổi trong suy nghĩ theo hướng tích cực   của Roquentin. III. NHÂN VẬT TIÊU BIỂU 1. HƯ  VÔ VÀ SỰ  LÝ GIẢI HƯ  VÔ QUA NHÂN VẬT ROQUENTIN.  NGUỒN GỐC CẢM GIÁC CÔ ĐƠN CỦA NHÂN VẬT ROQUENTIN  1.1 Định nghĩa “hư vô”: Theo quan niệm triết học, “hư  vô” có nghĩa là “không, chẳng có gì hết,  thiệt như giả, giả như thiệt, thấy đó rồi mất đó”, còn trong tác phẩm, để định  nghĩa đầy đủ được từ này cần phải nắm được hoàn cảnh xuất hiện của nó. Nhưng với Roquentin, “hư  vô” còn là một sự  bắt đầu của mọi vật, mọi  thứ “xuất lộ ra từ hư vô, dần dà trưởng thành, rồi bừng nở”.
  15. Như  vậy, chúng ta có thể hình dung rằng, “hư  vô” là một thế  giới không  nhìn thấy,  ở đó muôn loài được sinh ra, dưới muôn hình vạn trạng, mỗi loài   hiện hữu, tồn tại và mục đích cuối cùng cũng là trở  về  với nơi sinh ra nó –  cõi hư vô, cũng giống như quan niệm của con người “cát bụi lại trở về với   cát bụi”. 1.2 Sự lý giải hư vô qua nhân vật Roquentin:  Hư  vô nằm sau tồn tại:  Thông qua nhân vật Roquentin, chúng tôi  hiểu rằng, hư vô nằm sau tồn tại nghĩa là đằng sau sự hiện hữu của  môn loài là cái chết, là một thế  giới hư  vô. Mọi thứ, kể  cả  con   người luôn phải đối diện với cái chết, từ  hư  vô lại trở  về  với hư  vô, chính vì thế  con người cảm thấy tuyệt vọng “Người ta cảm   thấy rằng mỗi một khoảnh khắc đều tan biến vào hư  vô và không  nên nhọc công níu giữ nó lại”.  Hư  vô là một dạng của tồn tại :  có nghĩa là con người vẫn đang  hiện hữu ngay cả khi ở trong hư vô. Lúc này hư vô không còn là cái   đáng sợ  nữa. Sartre đã phát biểu “tôi chỉ  hiện hữu khi tôi sẽ  không   hiện hữu nữa”, chết không có nghĩa là hết, mà trong thế giới hư vô  đó, con người mới ý thức được bản chất của chính mình. Qua nhân vật Roquentin, chúng ta ý thức được rằng, con người khi sinh   ra – lớn lên – chết đi đều nằm trong một vòng tuần hoàn, ai cũng phải trải   qua quy luật đó, chính cái quy luật này khiến cho người ta cảm thấy cuộc đời  thật phi lí và con người cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn trong cuộc sống. Con   người luôn phải đối diện với cái chết, đó là cõi hư  vô, chính vì vậy con   người cảm thấy bất lực, không lối thoát. Nhưng Roquentin cũng cho ta thấy  được rằng, “hư vô cũng là tồn tại”, nghĩa là con người sẽ ý thức được chặng   đường làm người của mình trong cõi hư vô đó. Camus là người đề  cao chủ  nghĩa hiện sinh phi lí, ông xem cuộc đời là   phi lí, song cái phi lí này không phải để kêu gọi con người vào cõi hư vô, mà  nó chính là lời mời gọi con người can đảm nhận lãnh trách nhiệm  ở  đời. 
  16. Cuộc đời đã phi lí thì con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống   hết mình trong sự thụ cảm phi lí đó.  Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, con người được sinh ra để đến cõi  chết, tất cả rồi phải chết, nhưng hành trình trở về cõi hư vô đó không phải là  một hành trình đơn giản, bởi chặng đường đó có quá nhiều điều khiến con   người thấy cô đơn và sợ hãi, chính điều đó nên Camus đã khẳng định “Cuộc   đời là phi lí”. Tuy nhiên, cái cốt lõi  ở  đây là gì? Khi trước mắt mình là một  cõi hư vô, là cái chết, con người sẽ thấy thật tuyệt vọng, nhưng  tuyệt vọng  không phải là buông xuôi, ngược lại, con người phải can đảm, phải biết làm  nên chính mình, và khi đã trở  về  với hư  vô, con người mới thấy rằng mình  đang hiện hữu, lúc đó con người mới thấy được lý do tồn tại của chính mình. 1.3.   NGUỒN   GỐC   CẢM   GIÁC   CÔ   ĐƠN   CỦA   NHÂN   VẬT  ROQUENTIN Cảm giác sự cô đơn của Roquentin bắt nguồn từ sự tự ý thức  của chính nhân vật: Roquentin cho rằng con người luôn phải đối mặt với cảm giác cô đơn,   trống rỗng, sự vô nghĩa...nếu khi con người vượt được qua những cảm giác   ấy thì sẽ được hạnh phúc. Roquentin luôn cảm thấy mình trống rỗng, có lúc lại không hiểu về  những việc mình đã làm “Tôi chịu không thể hiểu tại sao lại có mặt ở Đông   Dương. Tôi đã làm gì ở đấy? Tại sao tôi đã nói chuyện với những người kia ?   Tại sao tôi đã ăn mặc trang phục kì cục như vậy”  (Trang 21). Sự trống rỗng  trong cảm nhận của Roquentin có lẽ  xuất phát từ  chính cuộc sống của anh   ta:“Tôi, tôisống một mình, hoàn toàn một mình. Tôi chẳng bao giờ nói với ai;   tôi không nhận gì, cũng không cho gì.” (trang 23). Ta thấy rằng chính anh ta  đã chọn cho mình một cách sống thu mình và khép kín với tất cả mọi người  xung quanh.Và chính cách sống đó đã tác động đến những hành động của  Roquentin với mọi người xung quanh. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến cảm giác cô đơn của nhân vật Roquentin  là do anh ta thích sự  tự  do, thích làm việc theo ý mình và cho rằng nếu   không được như vậy thì mình không còn tự do nữa: Roquentin bộc bạch rằng:  “Tôi thích nhặt những hạt dẻ, những mảnh   vụn cũ kĩ, nhất là những mảnh giấy. Tôi khoái chết được khi cầm nó lên, khi  
  17. nắm lấy nó trong tay , chỉ  thiếu điều tôi sắp đưa nó lên miệng như  những   đứa trẻ thường làm.”(trang 31), “Tôi đã khoái chết vì được sờ đến đống bột   mềm mát lăn tròn dưới những ngón tay tôi thành những cục nhỏ  màu xám.”   (trang 32).Có vẻ như sở thích của Roquentin là những thứ quái lạ, bẩn thỉu và  chính anh ta cũng ý thức được những điều đó và anh ta cảm thấy “ Đó là một   nỗi kinh tởm dịu nhẹ  . “ một thứ  Buồn nôn nơi bàn tay” (trang 33). Anh ta  thực hiện tất cả những sở thích đó với chỉ một mình anh ta. Không những sở  thích quái lạ,  Roquentin cũng có những điều ghét kì  quặc. Roquentin không thích mặt trời. Anh ta cho rằng những ngày có ánh  nắng mặt trời là những ngày vô nghĩa đối với anh ta, anh ta không làm được  gì cả. Anh ta cảm thấy khó chịu và chỉ  giam mình trong phòng chờ  màn đêm  buông xuống. Anh ta còn ghét cả màu sắc, đặc biệt là ghét màu xanh da trời   và có lần anh ta cảm thấy Buồn Nôn vì màu sắc này. Cùng với hư vô, nỗi cô đơn trong tâm trạng của con người là hai yếu tố  cốt lõi trong quan niệm triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre. Tất cả những   vấn đề  Sartređặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người,cụ thể là: Hữu thể  là một thảm kịch, là phi lý, là hư  vô; con ngườiluôn cô đơn và cái chết  luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để  nhập cuộc  tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính  cuộc hiện sinh lại làm con người tha hóa vì tha nhân. Có thể lí giải nỗi cô độc của AntoineRoquentin bằng triết học của chủ  nghĩa Hiện sinh:Chủ nghĩa hiện sinh đề cao con người trong sự tự do cắt đứt  với mọi quan hệ xã hội. Con người trong chủ nghĩa hiện sinh là “con người  hiện sinh độc đáo”, nghĩa là con người cô độc trong xã hội. Chính vì vậy mà  Antoine luôn luôn thấy cô độc, và chính chàng đã khẳng định: “Tôi cô độc   trong con đường trắng viền quanh những khu vườn này. Cô độcvà tựdo”. Nhìn chung, Roquentin trong Buồn nônlà một thân phận trầm thống của  xã hội cũng như  chính bản thân của tác giả. Suy cho cùng thì nỗi cô đơn ấy  cũng không hẳn là tiêu cực, nó tồn tại như  một nhân tố  khách quan tất yếu  trong bản thân mỗi con người, trốn chạy hay đối điện, đó là cách mà mỗi  người lựa chọn. Roquentin đã bắt đầu đứng trên lập trường của một con   người tự thân nhìn nhận chính mình, trải nghiệm cảm giác cô đơn vốn có để  nhận ra mình và sự tồn tại của mình trên đời.
  18. 2. NHÂN VẬT HẦU TƯỚC DE ROLLEBON: 2.1 Sự xuất hiện của nhân vật hầu tước de Rollebon và những chi   tiết trong tác phẩm: Nhân vật hầu tước De Rollebon  xuất hiện trong tác phẩm  Buồn nôn  không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống có cảm xúc và hành động.Ông  chính là người mà Antoine Roquentin vô cùng ngưỡng mộ,  vì vậy Antoine  Roquentin đã đến trọ tại một khách sạn nhỏ trong thị xã Bouville để sưu tầm  tài liệu về cuộc sống của bá tước De Rollebon, một nhà phiêu lưu ít ai biết   tới   của   thế   kỷ   XVIII.   Và   nhân   vật   này   là   cảm   hứng     để   cho   Antoine  Roquentin viết một cuốn sách lịch sử. Nói về  De Rollebon, trong tác phẩm chỉ  đề  cập đến hai điểm sau: thứ  nhất, ông là con người xấu xí nhưng ông lại được lòng của nhiều người phụ  nữ:“Ông được tất cả  mệnh phụ  trong triều yêu thương, không phải bằng   cách làm trò hề  như kiểu Voisenon, con người xấu xí như  khỉ, mà bằng một   áp lực kì lạ như nam châm”; thứ hai, Tcherkoff cho rằng chính De Rollebon là  kẻ  đã nhận nhiệm vụ  thúc đẩy từng cá nhân các người dự  mưu trong cuộc   ám sát hoàng đế Paul đệ I, nhưng Roquentin đã chối bỏ và không tin vào điều  này, đó cũng là dấu hỏi mà anh ta luôn băn khoăn bấy lâu. Như  vậy, ta thấy  sự góp mặt của viên hầu tước De Rollebon trong Buồn nôn không được chú ý  nhiều đến thân thế, hành động hay tính cách, De Rollebon xuất hiện phản   chiếu qua khối óc và những suy nghĩ của Roquentin, dường như ông ta là một   thế  giới bí  ẩn, mờ  mịt mà Roquentin thuộc trong đó để  chiêm nghiệm, đánh  giá về một con người. 2.2 Vai trò của hầu tước de Rollebon trong tác phẩm: Con người này đã để  lại trong suy nghĩ của Antoine Roquentin những   trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Ban đầu là sức hút quyến rũ “ ông có  vẻ  quyến rũ tôi mãnh liệt và ngay tức khắc, căn cứ  trên dòng chữ  nhỏ  nhắt   đó, tôi yêu ông xiết bao”, sau có lúc lại tỏ ra buồn nản, chán ghét “nhưng bây   giờ  con người  ấy làm tôi buồn nản”, có khi cảm thấy chán ngấy như  trong  một cảm giác kinh tởm, ngay cả đến giấc ngủ  cũng bị  ám ảnh  “dường như  tôi thấy khuôn mặt mình hay cảm nghiệm thân thể  mình, bằng một thứ  cảm   giác nặng nề  và có tính cách cơ  thể. Nhưng còn những người khác, như  
  19. Rollebon chẳng hạn. Khuôn mặt ông có được ngủ yên khi nhìn trong mắt kính   hay không”. Và từ đó những cơn buồn nôn bắt đầu kéo đến. Qua đó, ta có thể  thấy rằng, quá trình nghiên cứu của nhân vật Roquentin về nhân vật Rollebon   là khởi đầu cho những cảm giác khác thường trong chàng: cảm giác Buồn   Nôn. Dường như Antonie Roquentin chứa đựng những mâu thuẫn về sự hiện   sinh của vị  hầu tước này, có lúc chàng coi De Rollebon là một người thú vị,  tốt bụng, đơn giản và ngây thơ , là tượng trưng cho sự biện chứng duy nhất   trong cuộc đời anh ta, song anh ta cũng cảm thấy mệt mỏi vì ông hầu tước,  ghê tởm con người  ấy: “Tôi không viết tiếp tác phẩm của mình về Rollebon   nữa, thế là hết, tôi chẳng thể nào viết được nữa”. Và cũng vì một lí do chính  đáng hơn: “Tôi mà đã không có sức giữ lại quá khứ của tôi , thì tôi có thể nào   hi vọng cứu vớt quá khứ của người khác”. Mặc dù đã ngừng nghiên cứu về Rollebon nhưng những hình ảnh về ông  cũng không dễ  dàng mất đi trong đầu Roquentin, bởi lẽ hình ảnh đó đã hiện  hữu trong chàng từ  rất lâu giống như  một cá thể  sống hiện hữu trong chính   con người chàng. Có thể  nói sự  nghiệp nghiên cứu về  hầu tước Rollebon là   niềm đam mê lớn của chàng, chính vì vậy khi quyết định từ bỏ thì niềm đam  mê  ấy cũng đã kết thúc. Điều đó cho ta thấy được rằng, với Roquentin, hầu  tước Rollebon là người phối ngẫu, là người cần đến ông để  cảm nghiệm   hiện thể  của mình. Và  ở  một khía cạnh nào đó, ông hầu tước chính là động  lực để  chàng tồn tại, khi quyết định không viết tiếp về  hầu tước, chàng   dường như thấy mất phương hướng của cuộc sống. Rollebon   chính   là   một   hiện   thể   để   biểu   tượng   ra   với   cuộc   đời  Roquentin, chính Rollebon đã hiện thể trong Roquentin và làm cho Roquentin   sống một cuộc sống với những trải nghiệm khác nhau mà chính đôi khi bản   thân chàng cũng không hiểu: “Tôi chẳng còn nhận ra tôi hiện hữu nữa, tôi đã   chẳng hiện hữu trong tôi, nhưng là trong chính ông ta, chính vì ông ta mà tôi   ăn uống, vì ông ta mà tôi hô hấp, một cử  chỉ  của tôi đều mang chứa một ý   nghĩa bên ngoài, như thế đấy đối diện với chính tôi trong con người ông ta…   Ở bên kia mặt giấy, tôi nhìn thấy viên hầu tước, người đã kêu đòi cử chỉ này   nọ, người mà cử chỉ đó đã nối dài, củng cố cho sự hiện hữu của ông ta. Tôi   chỉ là phương tiện để ông ta sống, ông ta là lí do hiện hữu của tôi…”
  20. Trong tác phẩm, viên hầu tước là một cá thể  sống và đôi khi còn chi   phối cả chủ thể, cá thể đó cũng mang những đặc điểm tâm lý và gây ra cảm  giác   khó   chịu­   cảm   giác   buồn   nôn   cho   chủ   thể   hiện   hữu   mà   mỗi   lần   Roquentin nghĩ tới viên hầu tước thì cảm giác Buồn Nônđó lại càng rõ ràng  hơn.  Hầu   tước   Rollebon   trong   tác   phẩm   đóng  vai   trò   như   là   một   sự   thể  nghiệm   một   cuộc   sống   khác,   một   con   người   khác   nữa   tồn   tại   trong   con  người, bởi sự  trải nghiệm là quá trình vừa khám phá thế  giới vừa khám phá  bản than, khám phá ra lí do tồn tại của con người là…không có lý do gì hết  cũng như  chính hầu tước Rollebon vậy, không có một đáp án chính xác nào  về cuộc đời thật của ông, cũng như Buồn Nôn như là một biểu tượng về bản   năng, về  sự  phi lí của việc con người tồn tại bằng một lí do nào đấy, mà  thực ra không có lí do nào cho sự tồn tại cả. 3. Ý NGHĨA TÁC PHẨM Cái hay của tác phẩm có lẽ là, tác giả đã biến truyện thành một lí thuyết  sâu xa, với một hình thức trình diễn mới lạ, một trạng thái tâm linh đa dạng,   tác giả  đã làm người đọc kinh ngạc về  triết thuyết hiện sinh. Truyện cũng   chẳng phải tự  truyện và chẳng phải là hồi kí mà là một dạng tiểu thuyết  nhật kí, lần giở những trang nhật kí của nhân vật, ta bóc trần được những lí  lẽ  mà ít nhiều qua đó, ta thấy được tính nhân bản của nó, từ  đó có một cái   nhìn hiện sinh của một bản thể tự tại, mà đôi lúc xảy ra trong đời làm người,   vốn mang thân phận xót xa và đau khổ. Câu chuyện trong Buồn Nôn có vẻ  như  là một chuỗi tự  sự  tiêu cực và  buồn chán, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô. Sartre đã dùng phương pháp hiện tượng học để  chứng minh rằng đời  sống của con người thì không có mục đích. Nhân vật chính trong tác phẩm đã  phát hiện ra nhiều sự ghê tởm của thế giới xung quanh. Anh ta và sự cô đơn  của anh ta đã dẫn đến nhiều kinh nghiệm về buồn nôn tâm lí. Dần dần anh ta  nhận thức được rằng con người là một hiện tượng ngẫu nhiên, không có ý  nghĩa và không có giá trị  gì cả, không cần thiết và không có cả  lí do để  tồn  tại. Trong sự  nhập cuộc của mình, con người hiện sinh đã cố  gắng đưa ra  một giải thoát cho tâm tư, bằng sự  thể  hiện vào trạng thái hiện sinh tuyệt  đối. Nhưng trên thực tế, con người hiện sinh vẫn chỉ là con người hữu hạn,  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0