Bài thuyết trình: Chỉ tiêu GDP và GNI của quốc gia
lượt xem 6
download
Nội dung bài thuyết trình trình bày chỉ tiêu GDP, phương pháp giá trị gia tăng và công thức GNI. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài thuyết trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thuyết trình: Chỉ tiêu GDP và GNI của quốc gia
- BÀI THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CHỈ TIÊU GDP VÀ GNI CỦA QUỐC GIA THÀNH VIÊN : 1 TẠ NHẬT LINH 2 LÊ BẢO THIỆN AN 3 NGUYỄN QUỐC HUY 4 NGUYỄN TẤN PHÁT 5 NGUYỄN PHI LONG
- • I.Định nghĩa GDP . • 1. GDP là gì ? • GDP là tổng sản phẩm trong nước (viết tắt theo tên tiếng Anh là Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời kì nhất định, thường là một năm.
- GDP thước đo kinh tế mỗi quốc gia
- 2. công thức GDP : a/ phương pháp chi tiêu • Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X - M). • Y = C + I + G + (X – M)
- Chú giải : • Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
- b/ Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí • Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội • GDP=W+R+i+Pr+Ti+De • Trong đó • W là tiền lương • R là tiền cho thuê tài sản • i là tiền lãi • Pr là lợi nhuận
- C/ Phương pháp giá trị gia tăng • Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP • VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất • Giá trị gia tăng của một ngành (GO) G O =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
- • Trong đó: • VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành • n là số lượng doanh nghiệp trong ngành • Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP • GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)Trong đó: • GOj là giá trị gia tăng của ngành j • m là số ngành trong nền kinh tế • Lưu ý là kết quả tính GDP sẽ là như nhau với cả ba cách trên. Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn ở Mỹ GDP được tính toán bởi Cục phân tích kinh tế .
- II . ĐỊNH NGHĨA GNI • 1. GNI LÀ GÍ ? • GNI là tổng thu nhập quốc gia (viết tắt theo tên tiếng Anh là Gross National Income) là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một quốc gia, ở một thời điểm nhất định, thường là một năm.
- 2. CÔNG THỨC GNI . • a/ Theo giá thực tế . GNI (Thu nhập quốc gia) = GDP (Tổng sản phẩm trong nước) + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra+ Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài
- Trong đó: – Chênh lệch (thuần) giữ thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài là phần còn lại giữa các khoản thu nhập về tiền lương và tiền công lao động (bằng tiền hay hiện vật) và các khoản thu nhập khác mang tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động Việt Nam thường trú ở nước ngoài nhận được từ các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất khôngthường trú (nước ngoài) – (trừ đi) phần chi về thù lao lao động của các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất thường trú của Việt Nam chi trả cho công nhân và người lao động nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- • – Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả chonước ngoài là phần còn lại của thu nhập sở hữu do đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam nhận được từ nước ngoài (từ đơn vị và dân cư không thường trú) – (trừ đi) thu nhậpsở hữu của đơn vị và dân cư không thường trú Việt Nam. Thu nhập hay chi trả sở hữu bao gồm các khoản sau: • + Thu nhập hoặc chi trả về lợi tức đầu tư trực tiếp với nước ngoài; • + Thu nhập hoặc chi trả lợi tức đầu tư vào giấy tờ có giá như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và công cụ tài chính khác. • + Thu nhập hoặc chi trả lợi tức về cho thuê, mướn, quyền
- b/ Gía so sánh • Thu nhập quốc gia (GNI) theo giá so sánh = GNI theo giá thực tếnăm báo cáo / Chỉsố giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh • Phân tổ chủ yếu: Tính theo thu nhập quốc gia gộp và thuần và trên phạm vi quốc gia (Thu nhập quốc gia thuần là thu nhập quốc gia gộp đã loại trừ khấu hao tài sản cố định).
- III. ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA GDP VÀ GNI . •1. ĐIỂM GIỐNG . • Là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian,thường là một năm 2. KHÁC NHAU . • Giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng Phương pháp tính toán cho GDP :+Phương pháp lợi tức : dựa vào tổng số kiếm được của mọi người dân trong một năm ,được tính bằng cách cộng số tiền lương thuế của các nhân viên
- • + phương pháp tiêu xài đặt căn bản trên sự tiêu xài của tất cả người dân ấy, nó gồm tất cả số tiền tiêu thụ , đầu tư , tiền chi tiêu của chính quyền , và hiệu số giữa xuất cảng và nhập cảng.+ phương pháp chi tiêu : là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong một quốc gia đó chi mua các hàng hoá cuối cùng .+ phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí : là tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage) ,tiền lãi ( interest ), lợi nhuận ( profit ) và tiền thuê ( rent )
- • Thu nhập quốc dân bao gồm : chi tiêu cá nhân tổng đầu tư của dân cư ,chi tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế ),và tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản : tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu .- Chỉ tiêu đo thực lực của một quốc gia Thu nhập quốc dân tương tự như Tổng sản lượng quốc gia – GNP, chỉ khác biệt ở chổ GNP không trừ đi thuế gián thu. Ví dụ : Lợi nhuận của một công ty Mỹ hoạt động tại Anh sẽ được tính vào GNI của Mỹ và GDP của Anh.
- IV. GDP được định nghĩa là tất cả những gì được tạo ra trong kinh tế trong một giai đoạn nhất định. Hãy cho biết tại sao một số thứ không được cộng vào? • Vì GDP là tổng sản phẩm trong nước (viết tắt theo tên tiếng Anh là Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ không phải cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời kì nhất định, thường là một năm thì không được cộng vào GDP quốc gia do việc đo lường chúng quá khó khăn như các sản phẩm tự sản tự tiêu trong các hộ gia đình ( ví dụ: như rau quả trong vườn nhà hay các dịch vụ nhỏ và giật là tại gia đình ). GDP cũng không tính tới một số sản phẩm lưu thông bất hợp pháp hay thuộc kinh tế ngầm như ma túy.
- Hết !
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các câu hỏi lý thuyết môn Kinh tế vĩ mô
20 p | 2740 | 1197
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô Trường Đại Học Nông Lâm
60 p | 1510 | 427
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2 - TS. Phan Nữ Thanh Thủy
42 p | 100 | 13
-
Bài thuyết trình Kinh tế vi mô - Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia
47 p | 74 | 7
-
Bài thuyết trình Kinh tế vĩ mô - Đo lường sản phẩm quốc gia
36 p | 136 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Lý thuyết và thảo luận chính sách: Bài 2 - Đỗ Thiên Anh Tuấn
23 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 2
20 p | 35 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn