Báo cáo đề tài:" Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang"
lượt xem 132
download
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Quốc Vượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài:" Công tác tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Qúy, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang"
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Lời cảm ơn! Để hoàn thành để tài nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lí văn hóa, trường Đai h ọc văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Th ục Quyên - giảng viên trường đại học Vă hóa Hà Nội. Trong suốt quá trình th ực hi ện đ ề tài em luôn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô, giúp em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Vũ Thị Kiều 1 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật MỤC LỤC Chương 3...........................................................................................................32 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ,...................... 32 HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG........................................ 32 PHỤ LỤC.......................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 51 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. 1. Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một hiện tượng có tính ch ất t ổng h ợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, di ễn x ướng dân gian và văn nghệ dân gian. Bên cạnh đó, Giáo s ư Trần Qu ốc V ượng trong Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm thì “ Lễ hội còn là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hóa”. Ngày nay, lễ hội đang được tổ chức ngày càng nhiều để đáp ứng những đòi hỏi trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Việc tham dự các lễ hội truyền thống là nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân nhằm thỏa mãn khát vọng hướng về cội nguồn, đáp ứng nhu c ầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đ ồng, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa. Lễ hội truyền thống tồn tại đến hôm nay đều là kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài. Quá trình ti ếp bi ến ấy khiến cho lễ hội luôn mang dáng vẻ của thời đại mà vẫn không mất đi diện mạo ban đầu, cái cấu trúc hai mảng lễ và hội của nó. 2 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Hiện nay, người dân đã có khả năng và điều kiện làm ch ủ b ản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần thánh chuyển hóa dần nh ường ch ỗ cho những tình cảm thiêng liêng nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và bi ết ơn tổ tiên, tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành c ảm h ứng ch ủ đạo của lễ hội truyền thống. Vì vậy, chức năng tín ngưỡng c ủa l ễ h ội có phần giảm thiểu, chức năng vui chơi, giải trí của phần hội được tăng lên. Các trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca, dân vũ được khai thác thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức và quản lý đã phù h ợp với truy ền thống văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa ph ương cũng nh ư gi ữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt nh ững vấn đ ề phát sinh trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần ph ải nghiên c ứu, tìm hi ểu về công tác tổ chức và quản lý lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho di sản văn hóa Việt Nam trong thời hiện nay. Bản thân tôi là một người con được sinh ra và lớn lên trên m ảnh đ ất Tuyên Quang – một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc của Tổ quốc với b ề dày lịch sử và có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Hơn nữa, tôi là m ột ng ười h ọc t ập – nghiên cứu về văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống ở địa phương mình là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên cơ sở những lý do trên tôi quyết định ch ọn đề tài “ Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huy ện S ơn Dương, tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. 2.1. 3 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu. 2.2. Lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn D ương, t ỉnh Tuyên Quang từ năm 1945 đến nay. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3. Nghiên cứu lễ hội đình làng Như Xuyên nhằm cung cấp một số thông tin về cơ sở ra đời, quá trình hình thành, nh ững đặc đi ểm cũng nh ư tìm ra những giá trị tiêu biểu và thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hôi. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp nghiên cứu. 4. Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Quan sát - Phỏng vấn - Nghiên cứu tài liệu - Phân tích Đóng góp của đề tài (ý nghĩa thực tiễn). 5. Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu, dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử trong lễ hội nói riêng. Đồng thời, làm phong phú và đa d ạng thêm cho kho tàng tư liệu văn hóa dân tộc về các lễ hội. Các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu qu ả công tác tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian tới. 4 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Cấu trúc của đề tài. 6. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và quản lý l ễ h ội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống 1.1. 1.1.1. Khái niệm lễ hội truyền thống Lễ hội là một từ ghép và có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo từ nguyên, lễ hội là sự kết hợp của hai từ Hán – Việt là lễ và h ội. Do đó, lễ hội gồm hai phần là lễ và hội. Theo Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển thì lễ là “cách bày tỏ kính ý hoặc đồ vật để bày tỏ kính ý”. 5 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì cho rằng: “Lễ hội là hệ thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết ch ỗ này đ ến ch ỗ khác, mỗi vùng có lễ hội của riêng mình. Lễ h ội có phần l ễ và ph ần h ội: Phần lễ mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc s ống của mình. Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú. Xét v ề ngu ồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông nghiệp”. Bên cạnh lễ, hội có nghĩa là cuộc vui được tổ chức cho đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt. GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử hay m ột v ị th ần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong l ễ h ội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp”. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam có nhi ều cách trình bày định nghĩa lễ hội như trong Từ điển bách khoa Việt Nam (2005) có viết: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện, còn hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc s ống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho t ừng cá nhân, h ạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy t ụ ni ềm m ơ ước chung vào bốn chữ “Nhân khang, vật thịnh”. 6 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Trong cuốn Văn hóa học xuất bản năm 1997, Đoàn Văn Chúc còn cho rằng: “Lễ (cuộc lễ) là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã h ội, hay t ự nhiên, t ư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hiện theo nghi đi ển rộng lớn, mức độ rộng lớn, tùy thuộc cấp nhóm xã hội có nhiệm vụ cử hành, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ. Hội là cuộc vui ch ơi b ằng vô s ố hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cu ộc lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nh ằm diễn đạt s ự ph ấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ. Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh và Frank Proscha đưa ra định nghĩa “L ễ h ội là m ột ho ạt đ ộng kỷ niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã h ội thông qua hành lễ, diễn xướng , nghi lễ và trò chơi truyền thống”. Như vậy, lễ hội là hoạt động của một tập th ể người liên quan đ ến tín ngưỡng và tôn giáo. Lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và h ội k ết h ợp gi ữa tín ngưỡng và vui chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương... để thông qua đó, con người có thể bày tỏ niềm mong ước của mình vào các vị thần linh trên trời. Đồng thời, thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trước đây, con người chưa có đủ khả năng chinh phục, chế ngự và làm chủ thiên nhiên cũng như làm chủ xã hội nên bị bất lực và chi ph ối b ởi nh ững thiên tai bất trắc, may rủi hay bất công do thiên nhiên hay con ng ười gây nên. Vì thế, thần linh là nơi họ đặt niềm tin vào đó như: th ần linh trời đ ất, th ần linh núi sông... Vậy nên, xưa kia có nhiều làng xã đã xây dựng đình, mi ếu... để thờ các vị thần linh tại địa phương và thường tổ chức lễ hội tại những nơi đó, nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần linh đã ban cho người dân 7 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật nơi đó sức khỏe, mùa màng bội thu, vật nuôi sinh sôi phát tri ển. H ơn th ế n ữa, họ còn cầu mong các vị thần tiếp tục che chở, bảo vệ và ban phúc lành may mắn, thịnh vượng cho họ. Các lễ hội truyền thống th ể hiện rõ nhất đi ều này. Trong lễ hội truyền thống có sự tác động và ảnh h ưởng c ủa y ếu t ố tôn giáo, tín ngưỡng. Tôn giáo thông qua lễ hội làm ph ương tiện phô trương thanh th ế, ngược lại lễ hội thông qua tôn giáo, tín ngưỡng để thần linh hóa trần tục. Liên quan đến khái niệm “Lễ hội truyền thống” còn có khái niệm “Lễ hội cổ truyền” dùng với nghĩa gần như tương đương với nhau. Truyền th ống hay cổ truyền thật ra chỉ là hai thuật ngữ Hán – Việt dùng để nói về cùng một đối tượng. Lễ hội truyền thống là một bộ phận những giá trị tốt đẹp trong lễ hội cổ truyền của dân tộc được các thế hệ sau nối tiếp các thế hệ trước tái tạo và khẳng định để bảo tồn và phát huy theo hướng tích cực trong đời s ống xã hội. Như vậy, lễ hội truyền thống được coi như là một thành tố quan trọng cấu thành nên hình thái sinh hoạt văn hóa lịch s ử tương ứng với nh ững mô hình xã hội được tổ chức theo những giai đoạn l ịch sử khác nhau. Trong Hán – Việt Từ điển bách khoa, Đào Duy Anh đã định nghĩa truyền thống nh ư sau: “Thống gồm có nghĩa là mối tỏ, đường mối, đầu gốc; còn truyền là trao lại, trao cho và chúng luôn đi liền với nhau mang ý nghĩa “Đời nọ truy ền xuống đời kia”. Ngoài “Lễ hội truyền thống” và “Lễ hội cổ truyền” còn có “Lễ hội dân gian” là lễ hội trong đời sống văn hóa tinh th ần của các xã h ội truy ền th ống. Xã hội truyền thống có thể hiểu là những tập hợp người được tổ chức bởi các đơn vị “cộng đồng”, dựa trên ưu thế của tính chất “cộng đồng”. Hơn nữa, xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ l ạc, liên minh b ộ l ạc, các xã hội truyền thống là các cộng đồng thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc, các xã hội tiền công nghiệp tồn tại trước khi hình thành những dân tộc quốc gia. Từ đó có thể thấy, “Lễ hội truyền thống”, “Lễ hội cổ truyền” hay “Lễ hội dân 8 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật gian” là đồng nhất với nhau nói về lễ hội trong sinh hoạt văn hóa tinh th ần của người dân xưa và nay. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lễ hội truyền thống, tùy thuộc vào các tác giả tiếp cận ở khía cạnh nào theo phương thức nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng lễ hội truyền thống là hình thái văn hóa có tính chất hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất. Lễ h ội truy ền th ống là m ột hệ thống hành vi nghi thức biểu đạt thế ứng xử của cộng đồng h ướng tới một đối tượng thần linh nhất định và những hoạt động văn hóa để minh h ọa cho các hành vi nghi lễ. Lễ càng thiêng thì h ội càng đông, h ội càng đông thì l ễ càng thiêng. Mặc dù vậy, khi đứng ở góc độ quản lý văn hóa để tiếp cận và tìm hiểu về lễ hội thì tất cả các y ếu tố của l ễ h ội s ẽ đ ược quan tâm đ ể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truy ền th ống dân gian của dân tộc, đồng thời tái sáng tạo những giá trị văn hóa bác học dựa trên nh ững yếu tố dân gian. Có thể nói quản lý văn hóa quan tâm đ ến vi ệc b ảo t ồn, phát huy và khai thác những vốn văn hóa truyền thống cùng v ới s ự tái sáng t ạo đ ể làm nên những lễ hội truyền thống mang đúng nghĩa của nó, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của mọi người dân. Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ph ổ bi ến của cộng đồng cư dân nông nghiệp nước ta. Tính nguyên h ợp của l ễ hội th ể hiện ở chỗ lễ hội vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần linh, v ừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh th ần gắn bó trực ti ếp với hoạt động sản xuất vật chất. Như vậy, có thể hiểu: Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo phương thức dân gian, được hình thành trong các hình thái văn hóa lịch sử, được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách như một phong tục tập quán. 1.1.2. Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống 9 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người mu ốn t ồn t ại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, từ m ột nhóm nh ỏ đến phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và đều phải th ừa nhận, chịu một sự quản lý nào đó. Như vậy, quản lý là một khái ni ệm đ ược s ử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh t ế, luật h ọc, đi ều khi ển học... Vì thế, các nhà nghiên cứu ở từng lĩnh vực đã đ ưa ra nh ững quan ni ệm khác nhau về quản lý. Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, chăm nom công việc. Ngoài ra còn có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý: - Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được nh ững m ục tiêu chung. - Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. - Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua vi ệc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác. - Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng, họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. - Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - nxb Đà Nẵng năm 2002) thì quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động hoặc trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. - Theo điều khiển học thì: Quản lý là sự điều khiển, định h ướng, ch ỉ đạo một hệ thống hay một quá trình căn cứ vào những quy luật, đ ịnh lu ật hay nguyên tắc, luật định tương ứng để cho quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước. 10 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Như vậy, một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý theo Mai Hữu Luân trong cuốn Lý luận quản lý hành chính nhà nước (2003) nh ư sau: “Quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức của ch ủ th ể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi c ủa con người nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục đích nhất định”. Hay “Quản lý là sự tác động của chủ th ể lên đối t ượng qu ản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nh ằm th ực hi ện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước đều làm chức năng quản lý nhà nước. Bằng chính sách và pháp luật Nhà n ước trao cho các tổ chức hoặc cá nhân để họ thay mặt Nhà n ước ti ến hành ho ạt đ ộng quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực hành pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Vi ệt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực hiện các quy ền c ơ b ản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa như: quyền học tập, sáng t ạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo tín ng ưỡng... Nhà n ước có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát tri ển và th ỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội. Ở Trung ương, các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về văn hóa là Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chính Phủ thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật trên c ả n ước. Thi hành các bi ện pháp để bảo tồn và phát triển văn hóa, chống các hiện tượng, hành vi truy ền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, các hủ tục mê tín d ị đoan. Chính Phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình các dự án, pháp lệnh về tổ chức 11 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật hoạt động và quản lý văn hóa, quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa. Ban hành các nghị định, chế tài quản lý, quy ết đ ịnh các chính sách, đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài v ề vi ệc t ổ ch ức ho ạt đ ộng phát triển văn hóa. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính pháp ch ế nhà nước ở các đ ịa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ở địa phương mình theo quy định của pháp luật. Các Sở Văn hóa, Th ể thao và Du l ịch tr ực thu ộc tỉnh, thành phố, các Phòng Văn hóa Thông tin cấp huy ện, các Ban Văn hóa các xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn giúp Ủy ban nhân dân các cấp quản lý văn hóa ở địa phương mình. Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật v ề văn hóa. Chính sách pháp luật về văn hóa được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát tri ển chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính sách v ề văn hóa, để quản lý văn hóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp lu ật v ề văn hóa nhằm phát huy tác dụng của văn hóa đối với vi ệc hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, ch ế ước nh ững ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Quản lý văn hóa bằng pháp luật là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với vi ệc banh hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Quản lý l ễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong ngành văn hóa. Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: “Quản lý lễ hội là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ h ội truy ền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa c ủa l ễ h ội 12 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh t ế, xã h ội c ủa từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung”. Tác giả Phạm Thanh Quy lại cho rằng: “Quản lý l ễ h ội bao g ồm qu ản lý nhà nước và những hình thức quản lý khác đối với các hoạt động l ễ h ội. Quản lý lễ hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển được hiểu là sự tổ chức, huy động các nguồn lực. Nói cách khác thì quản lý l ễ h ội nh ằm các m ục tiêu lợi ích công cộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc xu hướng phát triển đất nước”. Tóm lại, quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ h ội truyền thống nói riêng được hiểu là quá trình sử dụng các công cụ quản lý: chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của l ễ h ội b ằng các phương thức tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, ch ế tài c ủa Nhà nước đã ban hành. Quản lý lễ hội là một quá trình thực hiện bốn công đoạn: xác định nội dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổng kết, đúc k ết kinh nghiệm. Cơ sở pháp lý của việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lễ h ội truyền thống là dựa trên hệ thống các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật pháp và văn bản mang tính pháp quy nêu trên đã thể hiện rõ mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ h ội truy ền th ống là duy trì và thực hiện nghiêm minh các điều khoản đã được ghi trong lu ật và các văn b ản pháp quy – nghị định – chế tài, các văn bản liên quan. Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ch ịu trách nhiệm cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động lễ hội. Đồng th ời, ph ối h ợp cùng các cơ quan chức năng như: công an, quản lý thị trường, môi trường giao thông, y tế... xử lý sai phạm trong lễ hội. Việc chịu trách nhiệm quản lý nhà 13 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật nước nói chung thuộc chính quyền sở tại, nhưng được phân chia trách nhi ệm cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy từng vụ vi ệc mà có những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm giải quyết. Lễ hội truyền thống đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huy ện 1.2. Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Quá trình hình thành lễ hội đình làng Như Xuyên 1.2.1. - Sự tích của hội: Theo lời kể của bà Trần Thị Chi – Tổ trưởng Tổ Văn ngh ệ xã Đồng Quý và ông Lý Ngọc Hội – Bí Thư chi bộ thôn Như Xuyên, xã Đ ồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: Cách đây khoảng h ơn 100 năm có m ột nhóm người di cư từ phía Bắc Trung Quốc đến vùng đất này để khai hoang lập nghiệp và định cư ở đây. Lúc đó, vùng đất này vẫn ch ỉ là vùng đ ất bỏ hoang. Sau đó, khi có sự quản lý của nhà nước đối với vùng đất này thì nó được gọi là Như Xuyên thuộc xã Đồng Quý, huyện sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình khai hoang lập nghiệp họ đã gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống không mấy thuận lợi, mùa màng liên tục bị thất thu, vật nuôi hay bị dịch bệnh. Tại nơi đây, trên một khu đất bằng phẳng có đến bốn cây Đa to lớn nhưng lại có một cây mọc ngược rất kỳ quái, nh ững người dân ở đây cho rằng có thần linh ở vùng đất này, nếu muốn định cư và lập nghiệp được thì phải lập đền thờ thần linh. Do đó, họ đã bàn nhau và th ống nh ất l ập đình th ờ thần linh tại khu vực bốn cây Đa vào năm 1938 và tổ chức rước ba vị vua là Lịch Sơn, U Sơn, Út Sơn từ Đền Hùng (Phú Thọ) về thờ. Từ đó, cuộc sống của những người dân nơi đây luôn gặp may mắn, con người mạnh kh ỏe, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển. Để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, hàng năm, họ tổ chức dâng lễ vật lên để cúng tạ ơn các vị thần linh và cầu mong cho nhân khang, vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. - Không gian của hội: 14 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Quần thể di tích của hội gồm có khu vực đình làng với một mái đình và bốn cây đa cổ thụ nhưng hiện nay chỉ còn hai cây. Đây là khu v ực c ử hành lễ tạ ơn các vị thần linh và cầu mong đạt được ước vọng c ủa ng ười dân; Cách đình khoảng 100m lên phía trên là một cái hồ lớn nằm uốn lượn giữa hai dãy núi cao đồ sộ. Khu vực này để tổ chức phần hội sau khi tiến hành xong phần lễ. Đình làng nằm ngay dưới chân dòng nước ch ảy của h ồ t ạo thành một hệ thống nối liền nhau rất đẹp. Đến đây du khách được thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh nơi đình làng và hòa mình vào t ất c ả các trò chơi dân gian tại khu vực hồ và xung quanh hồ nh ư: Du thuy ền trên h ồ, đi b ộ quanh hồ ngắm cảnh núi non hung vĩ, leo núi thưởng th ức nh ững đ ặc s ản thiên nhiên nơi đây như chuối rừng, sung, sẹ mo....từ trên đỉnh núi còn có dòng nước chảy róc rách tạo thành một dòng suối giữa núi chảy xuống hồ, du khách có thể men theo dòng nước để ngồi nghỉ trên những tảng đá bằng phẳng và to lớn rồi vui đùa trong nước, tận hưởng bóng mát của những cây cổ thụ và tắm mình vào sự trong xanh và mát lạnh của dòng nước. Nơi đây thật sự là một điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên và thích khám phá. Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Như Xuyên 1.2.2. Quá trình phát triển của lễ hội đình làng Nh ư Xuyên gắn l ền v ới s ự hình thành và phát triển của đình làng và được chia làm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn từ năm 1938 – 1945: - Đây là thời kỳ đình làng mới được xây dựng và khá phát triển với những đồ vật bằng đồng, sơn son thiếp vàng, những đồ vật được trạm trổ trông như “Rồng múa, phượng bay”... bên ngoài đình là bốn cây đa cổ th ụ đã tồn tại hàng nghìn năm còn nguyên vẹn. Từ khi đình được xây dựng xong thì hàng năm người dân tổ chức đầy đủ bốn lần cúng lễ vào các ngày: Mùng 06 tháng giêng, 13/5, 14/7, 6/12 tính theo âm lịch nh ưng ch ỉ có d ịp mùng 06 tháng 15 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật giêng là tổ chức thành lễ hội lớn còn những ngày kia v ẫn dâng l ễ v ật cúng t ế như ngày mùng 06 tháng giêng song không tổ ch ức hội vui chơi mà ch ỉ làm l ễ cúng tế. Nhìn chung lễ hội giai đoạn này rất phát triển và giữ nguyên được tính nguyên sơ của nó. Giai đoạn từ năm 1945 – 1988: - Đây là thời kỳ có chiến tranh và nạn đói năm 1945 làm cho những người dân phải sơ tán, đời sống của họ gặp nhiều khó khăn và không có kh ả năng duy trì việc tổ chức lễ hội hàng năm nữa, đình cũng bị xuống cấp do không được trùng tu. Mặc dù bị chiến tranh song mái đình không hề bị bom đạn và những đồ vật trong đình còn nguyên vẹn, đình chỉ bị xuống cấp do bị nắng mưa lâu ngày mà không có ai trông nom, tu sửa. Trong su ốt m ột th ời gian dài, lễ hội đình làng Như xuyên không được tổ chức và mái đình gần nh ư b ị m ục nát và bỏ hoang. Vì vậy, lễ hội đình làng Như Xuyên có sự đ ứt gãy trong quá trình phát triển. - Giai đoạn từ năm 1988 đến nay: Trong giai đoạn này là thời kỳ khôi phục và tạo dựng l ại đình và l ễ h ội đình làng Như Xuyên. Tuy nhiên, ngôi đình không còn nguyên sơ như trước nữa, do bỏ hoang nhiều năm nên đình gần như là không còn, đ ồ v ật th ờ cúng trong đình bị mất hết; Bốn cây đa cổ thụ nay chỉ còn lại hai cây, m ột ph ần do thời tiết và do già cỗi, một phần do những người dân gần đó không có hiểu biết nên đã chặt bán để kiếm lời. Chính những khó khăn trong cuộc sống đã làm một số những người dân thiếu hiểu biết làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Suốt thời gian này, đình làng và lễ hội hầu như vẫn chưa được phục dựng lại, dù có được khôi phục lại chỉ 1- 2 năm l ại không tổ chức được nữa. Bởi vì, chính quyền địa phương không quan tâm cùng người dân tổ chức mà tất cả chỉ là do những người dân trong làng tự tổ chức. Nhưng cuộc sống của những người dân làng Như Xuyên lại rơi vào tình trạng khó khăn, mùa màng liên tục bị mất mùa, hầu như không thuận lợi. Do đó, đ ến 16 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật năm 2008, họ đã tổ chức khôi phục lại đình và phục dựng lại lễ hội theo nghi lễ xưa kia. Từ đó, cuộc sống của họ được bình yên, ấm no, h ạnh phúc và thuận lợi. Hiện nay, lễ hội vẫn tồn tại và được tổ chưc hàng năm thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài xã tham gia. Nội dung và ý nghĩa của lễ hội đình làng Như Xuyên 1.2.3. 1.2.3.1. Nội dung lễ hội đình làng Như Xuyên Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng giống như những lễ hội truyền thống khác gồm hai phần là lễ và hội, mang những nét đặc trưng của các lễ hội truyền thống của cư dân Bắc Bộ. Giống như những lễ hội ở các vùng khác Lễ hội đình làng Như Xuyên gắn liền với các di tích l ịch s ử - văn hóa là ngôi đình làng và tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ thành hoàng. Hàng năm vào mùng 06 Tết âm lịch, lễ hội đình làng Như Xuyên lại được tổ chức trong không khí tưng bừng, nô nức của mọi nguời dân nơi đây. Thông qua phần lễ được tổ chức tại đình làng với các nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn kính của nhân dân với các vị Vương tổ của người Cao Lan, v ới Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng t ươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no ấm . Để tỏ lòng biết ơn các vị thần linh những người dân nơi đây dâng lễ vật cúng tế gồm có: lợn, gà, xôi, oản, hoa quả.... Phần hội được tổ chức tại sân đình, trên bờ và dưới mặt nước h ồ Nh ư Xuyên với các tiết mục diễn xướng dân gian: múa trống sành, tra mộ nương, giã cốm và các tiết mụ hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan, các trò chơi dân gian: tung còn, đua thuyền, chọi gà, vật truyền thống, bịt mắt đánh trống, đu xà, bắn nỏ, … nghĩa và giá trị của lễ hội đình làng Như Xuyên 1.2.3.2.Ý Trong lễ hội truyền thống cuộc sống thường ngày của con người được tái hiện dưới hình thức các trò diễn. Dường như, các vị thần linh, các bậc siêu 17 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật nhiên luôn tồn tại trong đời sống và sẽ trở về trong ti ềm th ức c ủa con ng ười vào những dịp lễ hội, khiến cho lễ hội được tồn tại với nh ững lễ nghi ít nhiều có tính chất huyền ảo, sức cảm hóa của không gian và th ời gian thiêng được nhân lên gấp bội. Hội là dịp để mọi người được hóa thân, nhập cuộc và tham gia sáng tạo cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa nghệ thuật mang tính chất dân gian kết hợp với những yếu tố hiện đại. Do đó, l ễ h ội đình làng Như Xuyên cũng góp phần tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến đời sống tâm linh, đến việc hun đúc tâm hồn tính cách con người Việt Nam. Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng như những lễ hội truy ền thống khác là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ lâu đã có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ nh ững ph ẩm ch ất cao đ ẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; nh ững người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ thú ác; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc... Lễ hội đình làng Nh ư Xuyên là s ự ki ện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng, dân tộc. Lễ hội còn là dịp con người được trở về với nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội đình làng Như Xuyên với các nghi lễ tâm linh, th ể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với các vị Vương tổ của ng ười Cao Lan, v ới Thành Hoàng làng và các vị thần, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, ấm no và hạnh phúc. 18 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Bên cạnh đó, lễ hội đình làng Như Xuyên thể hiện được sức m ạnh cộng đồng làng xã, địa phương và rộng hơn là quốc gia dân tộc. Họ th ờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua gian khó, giành cu ộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân khi tham gia lễ hội; Là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các th ế h ệ sau bi ết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truy ền th ống quý báu c ủa dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò ch ơi đua tài, giải trí... Lễ hội đình làng Như Xuyên cũng là dịp con người được giải t ỏa, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đ ỡ, ch ở che v ượt qua những thử thách của cuộc sống. 19 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
- Đề tài nghiên cứu khoa học Khoa: Quản lý Văn hóa – Nghệ thuật Chương 2 CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG NHƯ XUYÊN, XÃ ĐỒNG QUÝ, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Thực trạng công tác tổ chức lễ hội đình làng Nh ư Xuyên, xã Đ ồng 2.1. Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 2.1.1. Công tác chuẩn bị Thành lập Ban tổ chức: - Ban tổ chức lễ hội đình làng Như Xuyên được thành lập theo cơ cấu thành phần quy định tại Chương II, Điều 13 trong Quy ch ế t ổ ch ức l ễ h ội năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể nh ư sau: Ông Hoàng Văn Thiên – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đ ồng Quý làm Trưởng Ban tổ chức, Ông Sầm Văn Thịnh – Trưởng Ban Văn hóa xã Đồng Quý làm Phó Trưởng Ban tổ chức và 12 đồng chí là Trưởng các ban ngành, đoàn thể trong xã là ủy viên Ban tổ chức. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động l ễ hội theo đúng chương trình đã báo cáo và xin phép, đảm bảo an ninh, trật t ự, an toàn, tổ chức dịch vụ ăn nghỉ chu đáo, bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ h ội; Đồng thời, có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với Ủy ban nhân dân xã Đồng Quý và Phòng Văn hóa Thông tin huy ện S ơn Dương sau khi lễ hội kết thúc. Ban tổ chức có con dấu riêng. Dưới Ban tổ chức thành lập bộ phận Thường trực để giải quyết những công việc cụ thể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc lễ hội và các tiểu ban chuyên môn g ồm ti ểu ban chuyên môn; Tiểu ban cơ sở vật chất – tài chính - h ậu c ần; Ti ểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khánh tiết – lễ tân; Tiểu ban an ninh tr ật t ự và an toàn 20 SV: Vũ Thị Kiều Lớp: LT – QLVH2B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài "Công ty Unilever Việt Nam"
37 p | 2881 | 975
-
Báo cáo đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ và thiết bị y tế T& C"
107 p | 221 | 74
-
Chuyên đề thực tập: Báo cáo thuế tại Công Ty TNHH Thành An
47 p | 333 | 69
-
Báo cáo đề tài: Mô hình hệ thống điều khiển tự động và xây dựng bộ điều khiển PIC
18 p | 248 | 52
-
Báo cáo đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định Mức độ ô nhiễm môi trường của các nguồn phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên - ThS. Nguyễn Văn Nam
125 p | 188 | 44
-
Báo cáo đề tài:" Công việc kế toán tại tổng công ty may Nhà Bè "
83 p | 178 | 32
-
Báo cáo đề tài: Công nghệ Backup Bacula
21 p | 127 | 25
-
Báo cáo đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và vải mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 167 | 24
-
Báo cáo đề tài: Công nghệ lên men Gluconic acid
25 p | 138 | 23
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu chiết tách cao neem từ lá cây neem Ấn Độ bằng các hệ dung môi khác nhau và bước đầu nghiên cứu ứng dụng trong thuốc bảo vệ thực vật
96 p | 80 | 18
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS)
50 p | 124 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 28 | 18
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo tập tại Công ty Dịch vụ hàng không Sân bay Nội Bài
25 p | 120 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán độc lập
141 p | 38 | 13
-
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng qui định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và qui định quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc
47 p | 108 | 10
-
Báo cáo đề tài: Tìm hiểu nạn cướp biển và công tác phòng chống
81 p | 145 | 9
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
152 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức báo cáo KTQT tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh thép Nhân Luật
102 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn