TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT<br />
KHOA SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO TIỂU LUẬN<br />
<br />
PHÂN RÃ HẠT NHÂN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Môn Học: CẤU TRÚC HẠT NHÂN<br />
Giảng Viên: TS. PHÙ CHÍ HÒA<br />
Thực Hiện: PHẠM VĂN ĐẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lâm Đồng, tháng 6/2014<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
CHƯƠNG I: PHÂN RÃ ALPHA ................................................................... 2<br />
I.1 Khái niệm về phân rã alpha ................................................................... 2<br />
I.2 Đặc trưng của phân rã alpha .................................................................. 2<br />
I.2.1 Thời gian bán rã của hạt nhân trước phản ứng .................................... 2<br />
I.2.2 Năng lượng trong phân rã alpha ......................................................... 3<br />
I.2.3 Quãng chạy của hạt alpha ................................................................... 4<br />
I.2.4 Phổ năng lượng .................................................................................. 4<br />
I.3 Cơ chế phân rã alpha ............................................................................. 6<br />
CHƯƠNG II: PHÂN RÃ BETA .................................................................... 8<br />
II.1 Khái niệm về phân rã beta .................................................................... 8<br />
II.2 Các loại phân rã beta ............................................................................ 8<br />
II.3 Đặc trưng trong phân rã beta .............................................................. 11<br />
II.3.1 Phổ năng lượng của beta ................................................................. 11<br />
II.3.2 Các quy tắt chọn lọc trong phân rã beta........................................... 12<br />
II.3 Các tính chất cơ bản của phân rã beta ................................................ 12<br />
CHƯƠNG III: PHÂN RÃ GAMMA ............................................................ 14<br />
III.1 Khái niệm về dịch chuyển gamma và bản chất bức xạ gamma .......... 14<br />
III.2 Đặc trưng của dịch chuyển gamma ................................................... 14<br />
III.2.1 Thời gian sống của hạt nhân phát gamma ...................................... 14<br />
III.2.2 Năng lượng và phổ của bức xạ gamma .......................................... 15<br />
III.2.3 Độ đa cực của lượng tử gamma ..................................................... 15<br />
III.2.3 Các trạng thái isomer ..................................................................... 16<br />
III.3 Quá trình biến hoán nội .................................................................... 16<br />
III.4 Hiện tượng biến hoán tạo cặp ........................................................... 17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 18<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Hiện tượng phóng xạ là quá trình hạt nhân tự động phát ra những hạt để<br />
trở thành hạt nhân khác hoặc thay đổi trạng thái của nó. Hạt nhân chịu sự phóng<br />
xạ gọi là hạt nhân phóng xạ, các tia phát ra gọi là các tia phóng xạ. Hiện tượng<br />
phóng xạ được quan sát đầu tiên bởi nhà khoa học Pháp, Henri Becquerel vào<br />
năm 1896.<br />
Một hạt nhân phóng xạ được đặc trưng bởi: Loại phóng xạ, năng lượng,<br />
chu kỳ bán rã, spin. Một hạt nhân không phóng xạ gọi là hạt nhân bền. Các hạt<br />
nhân phóng xạ tồn tại cùng với hạt nhân bền trong vỏ quả đất, hoặc do con<br />
người tạo nên qua việc thực hiện các phản ứng hạt nhân, hoặc do các tia vũ trụ<br />
bắn phá vào các hạt nhân bền trong khí quyển, hoặc do các vụ nổ nguyên tử…<br />
Hiện tượng phóng xạ là một quá trình thống kê. Các hạt nhân như nhau<br />
nhưng chúng sẽ phóng xạ tại những thời điểm khác nhau. Hiện tượng phóng xạ<br />
xảy ra bên trong hạt nhân, không phụ thuộc vào tác nhân lý hóa bên ngoài.<br />
Chuyên đề này được viết trên cơ sở tổng hợp các kiến thức cơ bản về các tia bức<br />
xạ α, β, γ trong các sách và giáo trình vật lý hạt nhân liên quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
CHƯƠNG I: PHÂN RÃ ALPHA<br />
<br />
I.1 Khái niệm về phân rã alpha<br />
<br />
Là hiện tượng hạt nhân (ZXA) tự động phát ra alpha (2He4) và trở thành hạt<br />
nhân con (Z-2YA-4)<br />
A<br />
ZX → 2He4 + Z-2YA-4 (1.1)<br />
Điều kiện để X phân rã α<br />
- Khối lượng MX > mα + MY<br />
- Năng lượng liên kết Eb = [mα + MY – MX]c2 < 0<br />
Năng lượng phân rã Eα = |Eb| = Kα + KY<br />
<br />
I.2 Đặc trưng của phân rã alpha<br />
<br />
I.2.1 Thời gian bán rã của hạt nhân trước phản ứng<br />
<br />
Thời gian bán rã của các hạt nhân phân rã alpha thay đổi trong một dải rất<br />
rộng. Chẳng hạn 82Pb204 T1/2 = 1,4.107năm, 86Rn125 T1/2 = 10-6s. Thời gian bán rã<br />
T1/2 được xác định trực tiếp nhờ phép đo độ suy giảm hoạt độ theo thời gian hoặc<br />
được xác định theo số phân rã trong một đơn vị thời gian hay từ quy luật cân<br />
bằng thế kỉ.<br />
Tính chất quan trọng nhất của các hạt nhân phân rã alpha là sự phụ thuộc<br />
rất mạnh của thời gian bán rã vào năng lượng Eα bay ra. Sự phụ thuộc của T1/2<br />
vào E tuân theo định luật Geiger – Nuttall như sau:<br />
D<br />
T1/ 2 C (1.2)<br />
E<br />
<br />
Trong đó C và D là các hằng số không phụ thuộc vào số khối A mà chỉ phụ<br />
thuộc vào điện tích Z.<br />
Định luật Geiger – Nuttall còn được biểu diễn mối liên hệ giữa quãng<br />
chạy R của hạt alpha và hằng số phân rã λ của hạt nhân phát alpha.<br />
lg R A. lg B (1.3)<br />
<br />
2<br />
Định luật Geiger – Nuttall áp dụng rất tốt cho các hạt nhân chẵn – chẵn.<br />
<br />
I.2.2 Năng lượng trong phân rã alpha<br />
<br />
Khi so sánh năng lượng phân rã alpha Eα giữa các đồng vị trong cùng một<br />
nguyên tố thì thấy năng lượng Eα giảm khi A tăng. Hiện tượng này đúng khi A <<br />
209 và A > 215. Với A ∊ (209, 215) thì ngược lại. Nhờ tính chất này ta có thể<br />
tiên đoán được năng lượng phân rã alpha đối với các đồng vị chưa biết của cùng<br />
một nguyên tố cho trước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.1: Năng lượng phân rã alpha phụ thuộc theo số khối A của các đồng vị<br />
Năng lượng hạt alpha có thể xác định bằng phổ kế từ hay buồng ion hóa.<br />
Bộ phận chính của phổ kế từ là nam châm điện tập trung các hạt alpha năng<br />
lượng khác nhau ở các vị trí khác nhau. Một bản rất mỏng vật liệu hoạt tính<br />
alpha là nguồn phát alpha còn detector ghi hạt alpha là các tấm phim ảnh hoặc<br />
ống đếm alpha. Độ phân giải năng lượng của phổ kế từ rất cao, có thể đạt đến 5<br />
keV.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Hình 1.2: Phổ kế từ đo alpha<br />
Buồng ion hóa làm việc theo nguyên tắc hạt ion hóa môi trường khí và<br />
sinh ra tín hiệu điện. Tín hiệu này được ghi nhận nhờ một máy phân tích biên độ<br />
nhiều kênh. Khả năng phân giải năng lượng của buồng ion hóa vào khoảng 25<br />
keV, kém hơn phổ kế từ.<br />
<br />
I.2.3 Quãng chạy của hạt alpha<br />
<br />
Quãng chạy của hạt alpha được xác định bằng buồng bọt Wilson hay nhũ<br />
tương ảnh.<br />
Nhờ phép đo năng lượng và quãng chạy, người ta xác định được hệ thức<br />
giữa năng lượng và quãng chạy. Công thức liên hệ quãng chạy của hạt alpha<br />
trong không khí (tính theo cm) và năng lượng của nó (MeV) trong miền năng<br />
lượng 4 – 9 MeV hay quãng chạy trong không khí 3 – 7 cm như sau:<br />
Rkk 0,318 E 3 / 2 (1.4)<br />
Biết quãng chạy của α trong không khí ta có thể suy ra được Rα trong các<br />
môi trường. Ví dụ:<br />
R Al kk AAl<br />
. 6,2.10 4 (1.5)<br />
R kk Al Akk<br />
<br />
I.2.4 Phổ năng lượng<br />
<br />
Có hai loại phổ vạch:<br />
Loại 1: Các phổ gồm có vài vạch, năng lượng chênh lệch nhau cỡ 0,1<br />
MeV, cường độ vạch lớn hơn nhau một chút và cường độ giảm khi năng lượng<br />
Eα giảm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.3: Minh họa phổ vạch của α (loại 1)<br />
4<br />
Loại 2: loại phổ gồm một nhóm α cường độ rất mạnh gọi là vạch cơ bản<br />
và vài nhóm α cường độ rất yếu (nhỏ hơn vạch cơ bản nhiều bậc).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.4: Minh họa phổ vạch của α (loại 2)<br />
<br />
Giải thích sự tồn tại của hai loại vạch phổ<br />
<br />
Đối với trường hợp loại 1, người ta xem hạt nhân mẹ ở trạng thái cơ bản,<br />
khi phân rã thì hạt nhân con ở trạng thái kích thích. Cường độ vạch phổ tuân<br />
238<br />
theo quy tắc khoảng, ví dụ hạt nhân 92U : E2: E4: E6 = 43: 100: 164, do đó<br />
cường độ giảm khi Eα giảm.<br />
Chuyển dời chỉ có thể xảy ra giữa các trạng thái momen quỹ đạo giống<br />
nhau của nucleon lẻ trong hạt nhân mẹ và hạt nhân con:<br />
U233: 5/2+ → 5/2+: Th229<br />
Các trạng thái khác do có sự chênh lệch momen quỹ đạo càng lớn, dịch<br />
chuyển càng khó.<br />
Đối với phổ loại 2, người ta giả thiết hạt nhân mẹ ở trạng thái kích thích<br />
khi phân rã về hạt nhân con ở trạng thái cơ bản. Số hạt nhân phân rã alpha của<br />
nhóm cơ bản là do đa số hạt nhân phân rã gamma quyết định. Ở một mức kích<br />
thích của hạt nhân mẹ có hai quá trình phân rã alpha và gamma cạnh tranh nhau.<br />
Do hằng số phân rã của quá trình phân rã gamma lớn nên phân rã từ trạng thái<br />
kích thích về trạng thái cơ bản là lớn nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
I.3 Cơ chế phân rã alpha<br />
<br />
Trong cơ chế phân rã alpha cần tính đến ba yếu tố là trường thế coulomb<br />
quanh hạt nhân, lực ly tâm và cấu trúc hạt nhân.<br />
- Trường thế Coulomb và hiệu ứng đường ngầm<br />
<br />
Để giải thích sự phụ thuộc rất mạnh của thời gian bán rã T1/2 của hạt nhân<br />
vào năng lượng hạt alpha, người ta xem xét cơ chế để hạt alpha thoát ra khỏi hạt<br />
nhân. Giả thiết gần đúng nhất là coi hạt alpha hình thành và tồn tại trong hạt<br />
nhân trước khi thoát ra khỏi hạt nhân. Hạt alpha mang điện tích dương +2e nên<br />
ngoài lưc tương tác hạt nhân, nó còn chịu tác dụng của lực Coulomb.<br />
Chiều cao bờ thế Coulomb tại r = R = 10-12 cm và với Z = 100 là:<br />
2Ze 2<br />
U rao 30MeV (1.6)<br />
r<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.5: Thế tương tác hạt nhân và thế Coulomb đối với hạt<br />
alpha (hình a) và bờ thế hình chữ nhật dùng để tính toán (hình b)<br />
Như đã trình bày ở trên, hạt alpha phân rã từ các hạt nhân nặng có năng<br />
lượng từ 4 – 9 MeV, tức nhỏ hơn chiều cao rào thế. Theo cơ học cổ điển thì hạt<br />
alpha không thể vượt qua rào thế để ra ngoài, tức là không thể xảy ra quá trình<br />
phân rã alpha. Tuy nhiên trong thế giới vi mô, theo cơ học lượng tử, hạt alpha có<br />
thể truyền qua rào thế Coulomb theo cơ chế đường ngầm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
- Vai trò của bờ thế ly tâm<br />
Nếu hạt alpha bay ra với momen quỹ đạo l 0 thì nó phải vượt qua bờ thế<br />
ly tâm bổ xung ngoài thế Coulomb:<br />
2l l 1<br />
U lt (1.7)<br />
2mr 2<br />
1<br />
Bờ thế ly tâm này không lớn do nó giảm theo hàm trong lúc bờ thế Coulomb<br />
r2<br />
1<br />
giảm chậm hơn theo hàm , nhưng do độ thay đổi này còn chia cho hằng số<br />
r<br />
Planck trong hàm số mũ nên nó làm tang đáng kể thời gian bán rã của hạt alpha.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
CHƯƠNG II: PHÂN RÃ BETA<br />
<br />
II.1 Khái niệm về phân rã beta<br />
<br />
Phân rã beta là hiện tượng biến đổi tự nhiên một hạt nhân này thành hạt<br />
nhân khác với cùng số khối lượng nhưng điện tích thay đổi một đơn vị kèm theo<br />
việc phát ra một electron, một positron hay chiếm một electron của võ nguyên<br />
tử. Có ba loại phân rã beta là phân rã β-, β+ và chiếm electron quỹ đạo.<br />
<br />
II.2 Các loại phân rã beta<br />
<br />
Gồm ba loại:<br />
Phân rã β-<br />
Là hạt electron (e) với khối lượng m = 9,1.10-31 kg, điện tích bằng điện<br />
19<br />
tích electron e 1,6.10 .<br />
N<br />
Phân rã beta xảy ra khi hạt nhân phóng xạ thừa neutron. Tức là tỉ số Z quá<br />
<br />
cao hơn đường cong bền của hạt nhân. Khi phân rã beta, hạt nhân ban đầu zXA<br />
chuyển thành hạt nhân z+1YA và phát ra hạt electron cùng phản hạt neutrino ν.<br />
<br />
<br />
z X A z 1 Y<br />
A<br />
e v (2.1)<br />
Với neutrino là hạt trung hòa về điện tích và khối lượng bé không đáng<br />
1<br />
kể, spin bằng . Quá trình phân rã beta là quá trình phân rã neutron thừa trong<br />
2<br />
hạt nhân để biến thành proton.<br />
<br />
<br />
n p e v (2.2)<br />
Phân rã β- thỏa mãn quan hệ khối lượng như sau:<br />
M ( Z , A) M ( Z 1, A) me (2.3)<br />
Trong đó M(Z,A), M(Z+1,A) và me là khối lượng hạt nhân zXA, z+1Y<br />
A<br />
và<br />
khối lượng electron. Tuy nhiên trong thực tế người ta không đo khối lượng hạt<br />
<br />
8<br />
nhân mà đo khối lượng nguyên tử, do đó thay khối lượng các hạt nhân trên<br />
thành khối lượng nguyên tử trước phân rã Mi và sau phân rã Mf như sau:<br />
M i M ( Z , A) Zme và M f M ( Z 1, A) ( Z 1) me (2.4)<br />
Khi đó điều kiện phân rã β- thành: Mi > Mf<br />
<br />
Phân rã β+<br />
<br />
Là hạt positron có khối lượng bằng khối lượng electron song có điện tích<br />
N<br />
dương 1e . Phân rã positron xảy ra khi hạt nhân có tỉ số quá thấp và phân rã<br />
Z<br />
alpha không xảy ra do không thỏa mãn điều kiện về năng lượng theo công thức<br />
M m M c m 2 me Q (2.5)<br />
Khi phân rã positron, hạt nhân ban đầu X chuyển thành hạt nhân Y, phát<br />
ra hạt positron và hạt neutrino:<br />
<br />
<br />
z X<br />
A<br />
z 1 Y<br />
A<br />
e v (2.6)<br />
Quá trình phân rã là kết quả của phân rã proton thừa trong hạt nhân để<br />
biến thành neutron theo sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
p n e v (2.7)<br />
Khác với electron, hạt positron không tồn tại lâu trong tự nhiên. Positron<br />
gặp electron trong nguyên tử và hai hạt hủy nhau cho ra hai tia gamma có năng<br />
lượng bằng nhau là 0,511 Mev .<br />
Đối với phân rã β+ thì điều kiện về khối lượng hạt nhân là:<br />
M ( Z , A) M ( Z 1, A) me (2.8)<br />
Còn điều kiện với khối lượng nguyên tử là: Mi > Mf + 2me<br />
M i M ( Z , A) Zme và M f M ( Z 1, A) ( Z 1)me (2.9)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Chiếm electron quỹ đạo<br />
<br />
Một nguyên tử thiếu neutron muốn chuyển về trạng thái bền bằng cách phát<br />
hạt positron thì khối lượng của nó phải lớn hơn khối lượng hạt nhân con ít nhất<br />
là hai lần khối lượng electron. Nếu điều kiện này không thỏa mãn thì sự thiếu<br />
hụt electron phải khắc phục bằng quá trình chiếm electron quỹ đạo, hay còn gọi<br />
là chiếm K.<br />
c .e<br />
e z X A z 1 Y<br />
A<br />
v (2.10)<br />
Trong quá trình này một trong các electron ngoài hạt nhân bị hạt nhân<br />
chiếm và kết hợp với proton bên trong để tạo nên neutron theo phản ứng sau:<br />
c .e<br />
e p nv (2.11)<br />
Ký hiệu “c.e” trên mũi tên trong các quá trình (2.10) và (2.11) là ký hiệu<br />
quá trình chiếm electron. Do electron lớp K trong nguyên tử có quỹ đạo thấp<br />
nhất nên xác suất để hạt nhân bắt nó là cao nhất so với các electron ở lớp khác.<br />
Vì vậy quá trình chiếm electron thường xảy ra đối với electron ở lớp K và còn<br />
được gọi là quá trình chiếm K. Quá trình chiếm electron giống quá trình phân rã<br />
positron ở chỗ số nguyên tử hạt nhân con thấp hơn 1 đơn vị so với hạt nhân mẹ,<br />
trong khi số khối của hai hạt đó giống nhau.<br />
Đối với quá trình chiếm electron thì điều kiện về khối lượng hạt nhân là:<br />
M ( Z , A) me M ( Z 1, A) (2.12)<br />
Còn điều kiện với khối lượng nguyên tử là: Mi > Mf<br />
M i M ( Z , A) Zme và M f M ( Z 1, A) ( Z 1)me (2.13)<br />
<br />
Để nhận biết các nguyên tố phát β- hoặc β+ hay đó là những nguyên tố<br />
bền. Ta có thể dựa vào tỉ số giữa điện tích Z và số neutron N<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Hình 2.1: Biểu đồ phân bố hạt nhân theo số proton và neutron<br />
<br />
Dựa vào hình trên ta có thể giải thích là:<br />
N<br />
Nếu Z = 1 đó là các hạt nhân bền;<br />
N +<br />
Z > 1 đó là các hạt nhân phân rã β ;<br />
N<br />
< 1 đó là các hạt nhân phân rã β- .<br />
Z<br />
<br />
II.3 Đặc trưng trong phân rã beta<br />
<br />
II.3.1 Phổ năng lượng của beta<br />
<br />
Khác với phân rã alpha, trong phân rã beta có hai hạt bay ra là electron và<br />
phản neutrino. Do đó phân bố năng lượng trong phân rã beta không phải chỉ<br />
quan tâm đến năng lượng tổng cộng mà cả phân bố năng lượng giữa hai hạt bay<br />
ra. Ở đây bỏ qua năng lượng giật lùi rất bé của hạt nhân con. Do tính chất thống<br />
kê của quá trình phân rã nên sự phân chia năng lượng electron và phản neutrino<br />
trong một phân rã là ngẫu nhiên, và năng lượng electron có thể có giá trị bất kỳ<br />
từ 0 đến năng lượng cực đại khả dĩ Emax. Tuy nhiên với một số lớn phân rã beta<br />
<br />
11<br />
thì phân bố năng lượng của electron không phải là ngẫu nhiên mà có dạng xác<br />
định. Phân bố năng lượng này gọi là phổ electron của phân rã beta.<br />
Khác với phổ alpha là phổ vạch, tất cả các hạt alpha trong cùng mỗi nhóm<br />
có năng lượng như nhau. Trong khi phổ beta là liên tục có dạng như hình vẽ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2.2: Phổ năng lượng electron trong phân<br />
rã beta của đồng vị phóng xạ P32<br />
<br />
II.3.2 Các quy tắt chọn lọc trong phân rã beta<br />
<br />
Sự dịch chuyển giữa các trạng thái hạt nhân kèm theo phân rã beta tuân<br />
theo một số quy tắc lựa chọn. Dịch chuyển beta được cho phép hay bị cấm là do<br />
spin và độ chẵn lẻ của các hạt nhân mẹ và con.<br />
Ta gọi spin và độ chẵn lẻ của các hạt nhân mẹ và con là Ji, πi và Jf, πf thì<br />
điều kiện để dịch chuyển cho phép là:<br />
J J f J i 0, 1; f i 0<br />
Điều kiện để dịch chuyển bị cấm bội 1 là:<br />
J J f J i 0, 1, 2 ; f i 0<br />
<br />
II.3 Các tính chất cơ bản của phân rã beta<br />
<br />
- Lực tương tác: Đặc điểm chính của các phân rã beta là chúng không được<br />
gây ra bởi lực hạt nhân và lực điện từ mà bởi lực tương tác yếu với cường<br />
độ nhỏ hơn lực hạt nhân 14 bậc.<br />
<br />
12<br />
- Bản chất của quá trình phân rã: Khác với quá trình phân rã alpha, quá<br />
trình phân rã beta xảy ra bên trong hạt nucleon, như neutron thành proton<br />
hay proton thành neutron.<br />
<br />
- Nguồn gốc của các hạt bay ra từ phân rã beta: Câu hỏi đặt ra là electron,<br />
neutron, và các hạt khác bay ra trong phân rã beta có tồn tại trong hạt<br />
nhân trước khi phân rã beta không? Theo quan điểm của lý thuyết hạt<br />
nhân hiện nay, các hạt này sinh ra trong quá trình phân rã do sự tương tác<br />
của các hạt cơ bản.<br />
<br />
- Dải các nguyên tố phân rã beta: Dải các nguyên tố phân rã beta là rất<br />
rộng từ hạt neutron tự do đến nguyên tố nặng.<br />
<br />
- Năng lượng giải phóng khi phân rã beta: Năng lượng khi giải phóng khi<br />
phân rã beta biến thiên từ 0,02 Mev đến 13,4 Mev.<br />
<br />
3 3 <br />
Ví dụ: 1 H 1 H e v 0,02 MeV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3B<br />
12<br />
6C<br />
12<br />
e v 13,4 MeV<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
CHƯƠNG III: PHÂN RÃ GAMMA<br />
<br />
III.1 Khái niệm về dịch chuyển gamma và bản chất bức xạ gamma<br />
<br />
Cả hai phân rã alpha và beta thường kèm theo dịch chuyển gamma, vì sau<br />
khi phân rã alpha và beta hạt nhân phóng xạ mẹ biến thành hạt nhân con thường<br />
nằm ở trạng thái kích thích. Vậy dịch chuyển gamma là hiện tượng hạt nhân con<br />
chuyển từ trạng thái kích thích có năng lượng cao xuống trạng thái kích thích có<br />
năng lượng thấp hoặc trạng thái cơ bản bằng cách phát ra bức xạ điện từ gọi là<br />
bức xạ gamma.<br />
Bức xạ tia X đặc trưng là do sự dịch chuyển giữa các lớp electron bên<br />
trong nguyên tử, còn bức xạ gamma có nguồn gốc hạt nhân sinh ra do bức xạ<br />
gamma dịch chuyển giữa các mức năng lượng. Bức xạ gamma là do tương tác<br />
của các nucleon riêng biệt bên trong hạt nhân với trường điện từ. Một nucleon tự<br />
do cô lập không thể bức xạ hay hấp thụ bức xạ gamma. Bên trong hạt nhân<br />
nucleon có thể bức xạ gamma hoặc hấp thụ gamma do nó truyền động lượng cho<br />
một nucleon khác bên trong hạt nhân. Cạnh tranh với quá trình bức xạ gamma là<br />
quá trình biến hoán nội và biến hoán tạo cặp.<br />
<br />
III.2 Đặc trưng của dịch chuyển gamma<br />
<br />
III.2.1 Thời gian sống của hạt nhân phát gamma<br />
<br />
Thời gian sống trung bình của các hạt nhân phát gamma nhỏ hơn nhiều so<br />
với thời gian sống của các hạt nhân phân rã beta và alpha do cường độ tương tác<br />
điện từ 3 bậc yếu hơn cường độ tương tác hạt nhân. Cũng như các loại phân rã<br />
khác, thời gian sống của các hạt nhân phát gamma phụ thuộc vào độ chênh lệch<br />
về spin và tính chẵn lẽ của các trạng thái đầu và cuối.<br />
Từ lý thuyết bức xạ điện từ, thời gian bán rã của hạt nhân bức xạ gamma<br />
phục thuộc vào độ đa cực L và độ dài bước sóng như sau:<br />
Đối với dịch chuyển đa cực điện:<br />
14<br />
2L<br />
1 1R<br />
~ (3.1)<br />
T1/2 <br />
Đối với dịch chuyển đa cực từ:<br />
2 L 1<br />
1 1R<br />
~ (3.2)<br />
T1/2 <br />
Thời gian bán rã T1/2 càng lớn khi độ đa cực L càng cao, tức là các dịch<br />
chuyển với độ đa cực cao bị cấm mạnh hơn các dịch chuyển với độ đa cực thấp.<br />
Dịch chuyển lưỡng cực điện được cho phép nhiều nhất. Sau đó là dịch chuyển tứ<br />
cực điện và dịch chuyển lưỡng cực từ.<br />
<br />
III.2.2 Năng lượng và phổ của bức xạ gamma<br />
<br />
Năng lượng của bức xạ gamma bằng hiệu số các mức năng lượng đầu và<br />
cuối của mỗi dịch chuyển gamma. Như vậy phổ năng lượng của bức xạ gamma<br />
là phổ gián đoạn. Năng lượng ΔE, động lượng p, tần số f và bước sóng của nó<br />
được xác định như đối với các bức xạ điện từ khác, tức là:<br />
h c<br />
ΔE h.f; p ;f (3.3)<br />
<br />
III.2.3 Độ đa cực của lượng tử gamma<br />
<br />
Do photon không có khối lượng nên ta không sử dụng khái niệm momen<br />
quỹ đạo mà dung khái niệm đa cực đối với nó. Độ đa cực L của photon được xác<br />
định theo spin trạng thái đầu Ji và spin trạng thái cuối Jf của hạt nhân như sau:<br />
<br />
Ji Jf L Ji Jf (3.4)<br />
L=1 gọi là bức xạ lưỡng cực<br />
L=2 gọi là bức xạ tứ cực<br />
Bức xạ gamma được chia thành hai loại là bức xạ điện (E) và bức xạ từ (M). Số<br />
chẵn lẻ đối với hai loại bức xạ này được xác định như sau:<br />
<br />
Bức xạ điện: E 1L (3.5)<br />
<br />
<br />
15<br />
Bức xạ từ: M 1L 1 (3.6)<br />
Định luật bảo toàn chẵn lẻ đối với bức xạ điện từ là:<br />
i L<br />
1 (3.7)<br />
f<br />
Định luật bảo toàn chẵn lẻ đối với bức xạ từ là:<br />
i L 1<br />
1 (3.8)<br />
f<br />
III.2.3 Các trạng thái isomer<br />
<br />
Có một số dịch chuyển từ các mức năng lượng thấp nhưng mức độ cấm<br />
rất lớn nên các hạt nhân có thời gian bán rã khá lớn. Các trạng thái sống lâu như<br />
vậy gọi là isomer.<br />
Từ (3.1) và (3.2) ta thấy mức isomer phải thỏa mãn hai điều kiện là spin<br />
khác rõ rệt với spin của mức dưới nó và có mức năng lượng kích thích thấp. Như<br />
thế các trạng thái isomer sẽ tồn tại ở hạt nhân có các mức vỏ rất gần nhau về<br />
năng lượng nhưng rất xa nhau về spin. Ví dụ đồng vị 49In115 thiếu một proton để<br />
làm đầy vỏ với Z=50, nghĩa là có một “lỗ trống” proton. Ở trạng thái cơ bản, lỗ<br />
trống này nằm ở trạng thái 1g9/2 còn mức kích thích ở trạng thái 2p1/2.<br />
Từ đó thấy rằng các hạt nhân đảo isomer nằm ngay trước các số magic 50,<br />
82, 126 theo cả Z và N. Đối với các hạt nhân này, trạng thái isomer đều là mức<br />
kích thích đầu tiên của hạt nhân.<br />
<br />
III.3 Quá trình biến hoán nội<br />
<br />
Hạt nhân ở trạng thái kích thích có thể chuyển về trạng thái cơ bản không<br />
chỉ bằng cách phóng ra lượng tử gamma mà còn bằng cách truyền năng lượng<br />
cho một electron của vỏ nguyên tử. Nếu năng lượng truyền này lớn hơn năng<br />
lượng liên kết εlk của electron trong nguyên tử thì electron bị đánh bật ra khỏi<br />
nguyên tử. Quá trình này được gọi là biến hoán nội.<br />
<br />
<br />
16<br />
Như vậy quá trình biến hoán nội là quá trình tương tác trực tiếp của hạt<br />
nhân với electron trong vỏ nguyên tử, chủ yếu là các lớp vỏ K và L.<br />
<br />
III.4 Hiện tượng biến hoán tạo cặp<br />
<br />
Trong trạng thái dịch chuyển 0 – 0 giữa trạng thái kích thích thứ nhất có<br />
năng lượng lớn hơn nhiều so với 1.022 MeV (2m0c2) dịch chuyển gamma bị<br />
cấm. Khi đó trạng thái kích thích được giải phóng bằng cách biến hoán tạo cặp.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
19<br />
9 F 11H 10<br />
20<br />
Ne 24 He 168O<br />
16<br />
Hạt nhân 8 O tạo thành ở trạng thái kích thích cao. Khi hạt nhân<br />
16<br />
8 O được tạo thành ở trạng thái kích thích thứ nhất có năng lượng cao 6MeV,<br />
spin và chẵn lẽ là 0+. Dịch chuyển từ trạng thái thứ nhất 0+ về trạng thái cơ bản<br />
có 0+ bị cấm. Khi đó năng lượng kích thích được giải phóng bằng cách phát ra<br />
electron và position (1,022 MeV).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Ngô Quang Huy, Cơ sở vật lý hạt nhân<br />
[2] Phù Chí Hòa, Giáo trình cấu trúc hạt nhân<br />
[3] Đào Tiến Khoa, Vật lý hạt nhân hiện đại, Hà Nội, 2010<br />
[4] http://360.thuvienvatly.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />