intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh thoái hóa khớp ở người già

Chia sẻ: Huongquynh Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh của người già. Nó gây ra đau đơn và những khó chịu cho người già trong sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh thoái hóa khớp ở người già

  1. Bệnh thoái hóa khớp ở người già
  2. Thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh của người già. Nó gây ra đau đơn và những khó chịu cho người già trong sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa khớp (THK) là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn (là phần đệm ở các đầu xương trong ổ khớp) và phần xương dưới sụn. THK thường xảy ra ở tuổi ngoài 40, tiến triển chậm, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị bệnh sẽ dẫn tới tàn phế, chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm chính của bệnh là tổn thương sụn khớp dẫn đến tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của thoái hóa khớp vẫn chưa được xác định một cách rành mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp. Những yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố có thể can thiệp và các yếu tố không thể can thiệp.
  3. Những biểu hiện của thoái hóa khớp - Đau là dấu hiệu chủ yếu, sau đó là sự vướng víu khi vận động. Đau xảy ra bất chợt, khi gắng sức, khi ấn vào hoặc va đập, mức độ từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Những đau đớn này đã làm giảm biên độ hoạt động của khớp, lâu ngày dẫn tới hiện tượng teo cơ và một số bệnh nhân còn gây biến dạng xương. - Thoái hóa ở khớp gót chân, bệnh nhân có cảm giác đau thốn ở gót vào buổi sáng, lúc mới ngủ dậy bước xuống giường, đi những bước đầu tiên, khi đi được vài chục mét cơn đau giảm nhiều rồi hết hẳn, có thể đi đứng bình thường. Sáng hôm sau tình trạng đau lại tái diễn và cứ như vậy ngày càng nặng hơn. - Thoái hóa ở khớp gối, ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng kêu lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau nhiều khi đi lại, vận động, nhất là khi ngồi xổm,
  4. đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật gì để đứng dậy, nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối, cảm giác mỏi thường xuyên ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ ở khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp. - Có thể có các phản ứng viêm như sưng nóng đỏ, hoặc tràn dịch khớp kèm theo các cơn đau dai dẳng suốt ngày đêm. - Cơ thể ít thay đổi, không mệt mỏi chán ăn, không gầy sút. Triệu chứng XQ: Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp, hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp (có thể là nhiều gai), gai xương ở cột sống ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.
  5. Phòng bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên: - Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì. - Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp. - Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh… - Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng. - Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.
  6. - Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2