Các công cụ kỹ thuật
lượt xem 47
download
Đường trung bình là một trong những công cụ phổ biến và dễ sử dụng nhất để phân tích kỹ thuật. Đường trung bình giúp làm phẳng dữ liệu và nhờ đó dễ nhận biết được xu hướng, điều này đặc biệt hữu dụng đối với thị trường biến động. Đường trung bình cũng làm nền tảng cho việc xây dựng nhiều công cụ khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các công cụ kỹ thuật
- CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT i/ Đường trung bình (Moving Average) Đường trung bình là một trong những công cụ phổ biến và dễ sử dụng nhất để phân tích kỹ thuật. Đường trung bình giúp làm phẳng dữ liệu và nhờ đó dễ nhận biết được xu hướng, điều này đặc biệt hữu dụng đối với thị trường biến động. Đường trung bình cũng làm nền tảng cho việc xây dựng nhiều công cụ khác. Có 02 loại đường trung bình phổ biến nhất là SMA (Simple Moving Average, đường trung bình đơn giản) và EMA (Exponential Moving Average, đường trung bình lũy th ừa) Simple Moving Average (SMA) Một đường SMA được tạo thành bằng cách tính giá trung bình của một khoảng thời gian. Đường SMA có thể được tính toán bằng giá cao, thấp hoặc giá mở nhưng hầu hết đường trung bình được tính toán bằng giá đóng. VD : một đường SMA 5-day được tính bằng tổng giá đóng của 5 ngày cuối cùng và chia tổng cho 5. 10+ 11 + 12 + 13 + 14 = 60 (60 / 5) = 12 Việc tính toán được lặp lại cho mỗi vạch giá (price bar) trên đồ thị. Sau đó các điểm trung bình được nối kết lại tạo thành đường uốn khúc đấy chính là đường trung bình. Tiếp tục ví dụ trên, nếu giá đóng của ngày kế tiếp là 15, vậy thì giá mới sẽ được cộng vào và giá cũ nhất sẽ được bỏ ra (giá trị 10). Và giá trị SMA 5-day mới sẽ được tính như sau : 11 + 12 + 13 + 14 +15 = 65 (65 / 5) = 13 Theo 2 ngày cuối cùng, SMA chuyển từ 12 lên 13. Khi những ngày mới được thêm vào, những ngày cũ được bỏ ra và đường trung bình sẽ tiếp tục biến đổi theo thời gian.
- Trong VD trên, ngày 10 là ngày đầu tiên có thể tính một SMA 10-day. Khi tiếp tục tính, ngày mới nhất được thêm vào và ngày cũ nhất được loại ra. SMA 10-day cho ngày 11 được tính bằng cách tính tổng giá từ ngày 2 đến ngày 11 và chia cho 10… Tất cả các đường trung bình là các công cụ báo biểu trễ (lagging indicator) và luôn luôn theo sau giá thật. Giá của Eastman Kodak (EK) đang đi xuống nhưng SMA 10-day nằm trên giá. Nếu giá đang lên thì SMA hầu hết sẽ nằm bên dưới giá. Bởi vì các đường trung bình là những công cụ báo biểu trễ nên chúng được xếp vào loại công cụ báo biểu theo sau xu hướng. Khi giá theo xu hướng thì đường trung bình hoạt động tốt, nhưng không phải lúc nào giá cũng theo xu hướng do đó đường trung bình có thể đưa ra tín hiệu sai lệch. Exponential Moving Average (EMA) Để giảm độ trễ trong đường SMA, người ta thường dùng đường EMA. Đường EMA giảm độ trễ bằng cách áp dụng “mức ảnh hưởng” (weight) nhiều đối với các giá gần so với các giá cũ hơn Cách tính EMA Đường EMA có thể được xác định bằng 20 cách : EMA dựa trên phần trăm (a percent-based EMA, sử dụng tham số là một số phần trăm) và EMA dựa trên thời gian (a period-based EMA, sử dụng tham số là khoảng thời gian).
- Công thức tính một EMA là : EMA(current) = ( (Price(current) - EMA(prev) ) x Multiplier) + EMA(prev) Đối với một EMA dựa trên phần trăm, "Multiplier" bằng tỷ lệ % được chỉ định cho EMA. Đối với EMA dựa trên thời gian, "Multiplier" bằng 2/(1+N) trong đó N là số khoảng thời gian. VD, đối với 10-period EMA thì Multiplier được tính như sau (2 / (Time periods + 1) ) = (2 / (10 + 1) ) = 0.1818 (18.18%) Nghĩa là một 10-period EMA thì tương đương 18.18% EMA. Bảng bên dưới là kết quả tính cho EMA của Eastman Kodak : (C - P) = (57.15 - 59.439) = -2.289 (C - P) x K = -2.289 x .181818 = -0.4162 ( (C - P) x K) + P = -0.4162 + 59.439 = 59.023 Chú ý rằng mỗi một giá đóng trước đó trong chuỗi dữ liệu được sử dụng để tính cho một EMA để tạo đường EMA. Sự ảnh hưởng của dữ liệu cũ giảm theo thời gian nhưng không bao giờ
- mất hoàn toàn. Ảnh hưởng củ dữ liệu cũ giảm nhanh đối với EMA ngắn nhưng không bao giờ hoàn toàn mất đi. SMA so với EMA Sự khác nhau giữa EMA và SMA là rất nhỏ. Trong ví dụ này chỉ sử dụng 20 ngày và sự khác biệt rất nhỏ tuy nhiên vẫn có sự khác biệt. Đường EMA thường gần với giá thực hơn so với đường SMA. Từ ngày 10 đến 20, đường EMA gần giá thực hơn đường SMA (8/11 lần). Sự sai biệt trung bình của đường EMA so với giá thực là 1.52 và đường SMA là 1.69. Điều này nghĩa là đường EMA có 1.52 điểm nằm trên và dưới giá thực và đường SMA có 1.69 điểm nằm trên và dưới giá thực. Khi Kodak ngừng đi xuống và bắt đầu đi ngang đường SMA vẫn giữ hướng xuống. Trong khoảng thời gian này, đường SMA gần giá thực hơn EMA. Đường EMA bắt đầu khựng lại và rời xa giá thực. Điều này là do giá thực bắt đầu khựng lại. Do giá thực khựng lại nên đường SMA tiếp tục giảm và gần chạm giá thực vào ngày 13/12
- So sánh giữa đường EMA 50-day và SMA 50-day của IBM cũng thấy rằng đường EMA theo xu hướng nhanh hơn đường SMA. Các mũi tên xanh đánh dấu khi cổ phiếu bắt đầu một xu hướng mạnh. Do đặt mức ảnh hưởng cao hơn đối với giá gần, đường EMA ảnh hưởng nhanh hơn so với SMA và gần giá thực. Vòng tròn xám thể hiện khi xu hướng bắt đầu chậm lại và thị trường đi ngang. Khi thay đổi xu hướng bắt đầu, đường SMA gần giá thực. Khi đến năm 2001, cả 02 đường trung bình hội tụ. Trước 2001, giá bắt đầu xu hướng lên và EMA nhanh chóng hướng lên theo giá thực và gần với giá thực hơn SMA. Đường nào tốt hơn? Đường trung bình mà bạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào sở thích và cách giao dịch của bạn. Đường SMA hiển nhiên có một độ trễ, đường EMA có thể bắt được đảo chiều nhanh hơn. Một số trader thích sử dụng đường EMA đối với khoảng thời gian ngắn để nắm bắt được các thay đổi nhanh hơn. Nhưng một số trader khác lại thích sử dụng đường SMA trên khoản thời gian dài để xác định thay đổi xu hướng dài hạn. Một số người nghĩa rằng các tín hiệu nhạy hơn và nhanh hơn thì tốt, nhưng điều này không luôn luôn đúng và đây là một điều lưỡng nan trong phân tích kỹ thuật : cân bằng giữa độ nhạy và độ tin cậy. Các tín hiệu có độ nhạy cao thì càng bị sai lầm nhiều. Đối với đường trung bình, đường trung bình ngắn hơn sẽ nhạy hơn và tạo nhiều tín hiệu hơn. Đường EMA nhạy hơn đường SMA và sẽ cho nhiều tín hiệu hơn. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc tín hiệu sai tăng lên. Đường trung bình dài hơn sẽ chậm hơn và tạo ít tín hiệu hơn. Các tín hiệu này sẽ có độ tin cậy cao hơn, nhưng chúng cũng trễ hơn. Mỗi trader có kinh nghiệm sử dụng đường trung bình khác nhau và có cách cân bằng giữa độ nhạy và độ tin cậy riêng. Công cụ theo sau xu hướng Các đường trung bình làm phẳng dữ liệu giúp dễ xác định xu hướng. Bởi vì giá trong quá khứ được sử dụng để tạo ra đường trung bình nên chúng được xem là công cụ trễ hoặc theo sau xu hướng. Đường trung bình sẽ không tiên đoán một thay đổi trong xu hướng, mà theo sau xu hướng hiện tại. Do đó, chúng phù hợp với mục đính xác định xu hướng, không dùng tiên đoán xu hướng. Khi nào sử dụng Bởi vì đường trung bình theo sau xu hướng, chúng làm việc tốt khi cổ phiếu đang có xu hướng và không hiệu quả khi chứng khoán đi ngang. Vì điều này, các trader nên xác định cổ phiếu có xu hướng hay không trước khi quyết định phân tích bằng đường trung bình.
- Giá cổ phiếu có một trong ba xu hướng : xu hướng lên, xu hướng xuống và xu hướng ngang. Xu hướng lên được thiết lập khi giá sau cao hơn giá trước, xXu hướng xuống được thiết lập khi giá sau thấp hơn giá trước, và xu hướng ngang khi cổ phiếu không thể thiết lập xu hướng lên hoặc xuống. Nếu cổ phiếu đang xu hướng ngang, một xu hướng lên bắt đầu khi đường biên trên bị phá vỡ và ngược lại xu hướng xuống hình thành khi đường biên dưới bị phá vỡ. Trong VD của Ford, giá cổ phiếu có thể vừa lên vừa xuống. Các vòng tròn đỏ cho thấy những lúc giá dao động trong một phạm vi hẹp. Thật khó để xác định khi nào một xu hướng sẽ dừng và giá bắt đầu dao động trong một phạm vi hẹp hoặc khi nào giá ngừng dao động trong một phạm vi hẹp và xu hướng sẽ bắt đầu. Chú ý những lúc giá dao động hẹp và những lúc phá vỡ hình thành xu hướng. Đường trung bình làm việc tốt những lúc có xu hướng, nhưng không tốt những lúc dao động trong phạm vi hẹp.Cũng chú ý rằng đường trung bình chậm sau xu hướng : nó luôn luôn nằm bên dưới giá khi xu hướng lên và nằm bên trên giá khi xu hướng xuống. Đường SMA – 50 day được sử dụng trong ví dụ này. Tuy nhiên khoảng thời gian cho đường trung bình là một lựa chọn và tùy thuộc vào tính chất của cổ phiếu cũng như kiểu đầu tư, kiểu giao dịch… Nếu giá dao động lên xuống trong thời gian dài thì đường trung bình không phải là một lựa chọn tốt nhất cho việc phân tích. Đồ thị của Coca-Cola cho thấy cổ phiếu dao động từ 60 đến 40 trong 02 tháng của năm 2001. Trước khi giá đi xuống, giá dao động trên và dưới đường trung bình. Sau đợt giảm, cổ phiếu tiếp tục dao động và không hình thành xu hướng. Cố gắng phân tích dựa vào đường trung bình những lúc này thì không hiệu quả.
- Nhìn qua đồ thị của Time Warner(TWX) cho chúng ta một bức tranh khác. Trên cùng một khoảng thời gian, TWX đã thể hiện khả năng hình thành xu hướng. Có 03 xu hướng rõ ràng. Khi cổ phiếu di chuyển lên bên trên hoặc xuống bên dưới đường SMA – 70 days, nó tiếp tục xu hướng đó trong một khoảng thời gian dài hơn. Mặt khác, giá cổ phiếu Coca-cola cắt qua đường SMA – 70 days rất nhiều lần và tạo ra nhiều tín hiệu giả. Một đường trung bình dài hơn có thể làm việc tốt hơn, đồ thị của TWX đã thể hiện xu hướng tốt hơn. Xác định thông số đường trung bình Khi một cổ phiếu đã thể hiện xu hướng, công việc kế tiếp là chọn lựa một số khoảng thời gian cho đường trung bình và kiểu đường trung bình. Một số khoảng thời gian được sử dụng cho đường trung bình sẽ thay đổi tùy thuộc vào tính chất biến động của cổ phiếu, khuynh hướng và sở thích của cá nhân. Đối với cổ phiếu biến động nhiều thì cần làm phẳng nhiều hơn do đó đường trung bình dài hơn. Không có bộ thời gian chuẩn, nhưng một vài bộ thời gian đươc sử dụng phổ biến như : 21, 50, 89 và 200 days; 10, 30 và 40 week. Các trader ngắn hạn thường tìm tín hiệu xu hướng 2-3 tuần bằng đường trung bình 21 day. Phương pháp thử và sai là phương tiện thông dụng tốt nhất để tìm khoảng thời gian phù hợp. Kiểm tra xem đường trung bình so với giá như thế nào. Nếu giá và đường trung bình cắt nhau quá nhiều thì cần tăng khoảng thời gian của đường trung bình. Nếu đường trung bình phản ánh giá chậm thì cần giảm khoảng thời gian của đường trung bình. Thêm vào đó, bạn có thể muốn thử sử dụng cả 02 đường trung bình SMA và EMA. Đường EMA thường sử dụng tốt nhất cho ngắn hạn vì cần sự đáp ứng nhanh của đường trung bình. Đường SMA làm việc tốt hơn cho dài hạn. Sử dụng đường trung bình Có nhiều công dụng đối với đường trung bình, nhưng 03 công dụng nổi bật là : Nhận biết/xác định xu hướng Nhận biết/xác định các mức hỗ trợ và kháng cự Hệ thống giao dịch Nhận biết/xác định xu hướng Có 03 cách nhận biết xu hướng với đường trung bình : hướng, vị trí và cắt nhau. Kỹ thuật nhận biết xu hướng đầu tiên sử dụng hướng của đường trung bình để xác định xu hướng. Nếu đường trung bình đi lên, xu hướng lên. Nếu đường trung bình đi xuống, xu hướng xuống. Hướng của đường trung bình có thể xác định đơn giản bằng cách nhìn vào đường trung bình trên đồ thị.
- Trong trường hợp của Disney (DIS), đường EMA 100-day được sử dụng để nhận biết xu hướng. Một số điểm đảo chiều quan trọng được khoanh đỏ. Một số tín hiệu tốt được đưa ra nhưng cũng có một số tín hiệu giả và tín hiệu trễ. Khoảng thời gian của đường trung bình sẽ ảnh hưởng đến số tín hiệu và khả năng chậm trễ của tín hiệu. Đường trung bình là một công cụ báo hiệu trễ. Do đó, đường trung bình càng dài thì phản ánh giá càng chậm. Đối với các tín hiệu nhanh có thể sử dụng đường EMA-50 days. Kỹ thuật thứ 2 để nhận biết xu hướng là vị trí giá. Vị trí giá so với đường trung bình có thể được sử dụng để nhận biết hướng cơ bản. Nếu giá bên trên đường trung bình thì xu hướng lên. Nếu giá bên dưới đường trung bình thì xu hướng xuống. Đây là một ví dụ rất dễ hiểu. Xu hướng dài hạn của Cisco (CSCO) được nhận biết bằng vị trí của đường SMA 100-day. Khi giá CSCO bên trên đường SMA thì xu hướng tăng. Khi giá bên dưới SMA thì xu hướng giảm. Tín hiệu mua và bán được tạo khi giá cắt qua đường trung bình. Một tín hiệu bán được tạo vào tháng 8/1999 và một tín hiệu mua sai được tạo vào tháng 7/2000. Cả 02 tín hiệu này đều xảy ra khi xu hướng củ Cisco bắt đầu yếu đi. Kỹ thuật thứ 3 để nhận biết xu hướng là dựa trên vị trí của một đường trung bình ngắn so với một đường trung bình dài. Nếu đường trung bình ngắn bên trên đường trung bình dài thì xu hướng lên. Nếu đường trung bình ngắn bên dưới đường trung bình dài thì xu hướng xuống.
- Đối với Inter-Tel (INTL), đường trung bình 30 và 100 cắt nhau được sử dụng để nhận biết xu hướng. Khi đường trung bình 30 bên trên đường trung bình 100 thì xu hướng lên. Khi đường trung bình 30 bên dưới đường trung bình 100 thì xu hướng xuống. Một biểu đồ vi sai 30/100 được vẽ bên dưới đồ thị giá bằng công cụ Percentage Price Oscillator (PPO) với thông số (30,100,1). Khi vi sai là dương thì xu hướng lên, khi vi sai là âm thì xu hướng xuống. Cũng như tất cả các công cụ theo sau xu hướng, tín hiệu là việc tốt khi giá tạo một xu hướng mạnh, nhưng không hiệu quả khi giá dao động trong phạm vi. Cũng lưu ý rằng tín hiệu có khuynh hướng trễ và sau khi biến động đã bắt đầu.. Một lần nữa, các công cụ theo sau xu hướng sử dụng tốt nhất để nhận biết xu hướng chứ không phải để tiên đoán xu hướng. Các mức hỗ trợ và kháng cự Một công dụng khác của đường trung bình là xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Việc này được thực hiện với một đường trung bình và được dựa trên sự kiện trước đó. Cũng như việc xác định xu hướng, việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua đường trung bình làm việc tốt nhất trong các thị trường có xu hướng rõ. Sau khi tạo thành xu hướng đi lên, giá của Sun Microsystems (SUNW) đã test thành công các mức hỗ trợ của đường trung bình vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Sau lần test đầu tiên, đường trung bình 50-day đã thành công tiếp thêm 4 lần test mức hỗ trợ cho các tháng tiếp theo. Một cú phá vỡ mức hỗ trợ của đường trung bình báo hiệu rằng cổ phiếu có thể chuyển sang dao động trong phạm vi và có thể đảo hướng. Giá phá vỡ đường trung bình vào tháng 4/2000 và đường
- trung bình trở thành mức kháng cự các tháng sau đó. Khi giá cắt đường trung bình vào tháng 6/2000, đường trung bình trở lại làm mức hỗ trợ cho đến tháng 10/2000. Ii/ Đường Bollinger (Bollinger Bands) Giới thiệu Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu. 1. Một đường trung bình ở giữa 2. Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations) 3. Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations) Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng. Tính toán
- Đường ở giữa là một đường SMA 20-day. Đường bên trên là đường SMA 20-day cộng với 2 standard deviation. Đường bên dưới là đường SMA 20-day trừ với 2 standard deviation. Các thông số Giá đóng thường được sử dụng nhất để tính Bollinger Bands. Các biến thể khác cũng có thể được sử dụng bao gồm typical price và weighted price. Typical Price = (high + low + close)/3 • Weighted Price = (high + low + close + close)/4 • Bollinger đề nghị sử dụng đường SMA 20 cho đường ở giữa và 2 standard deviation cho các đường ngoài. Độ dài của đường trung bình và số deviation có thể điều chỉnh cho tốt hơn tùy thuộc vào sở thích cá nhân và đặc tính của cổ phiếu. Phương pháp thử và sai là phương pháp để xác độ dài thích hợp của đường trung bình. Bằng cách quan sát trên đồ thị cũng có thể xác định khoảng thời gian phù hợp cho đường trung bình. Các đường bollinger sẽ bao quanh phần lớn hoạt động biến đổi của giá nhưng không phải là hoàn toàn. Sau khi có biến động đột ngột, việc giá xuyên qua dãy băng là bình thường. Nếu việc giá vượt qua khỏi dãy băng xuất hiện thường xuyên thì đường trung bình cần dài hơn. Nếu già hiếm khi chạm vào 02 đường ngoài của dãy bollinger thì đường trung bình cần ngắn hơn. Một phương pháp chính xác hơn để xác định độ dài của đường trung bình là xem xét đáp ứng với một giá đáy. Khi một đáy (bottom) được tạo thành và một xu hướng xuống đảo chiều, cổ phiếu tạo thành một giá thấp cao hơn giá thấp trước đó. Đường Bollinger Bands được thiết lập thông số phù hợp sẽ đóng vai trò mức hỗ trợ cho mức giá thấp thứ hai. Nếu giá thấp thứ hai vượt qua đường bollinger dưới thì đường trung bình quá ngắn. Nếu giá thấp thứ hai nằm bên trên đường bollinger dưới thì đường trung bình quá dài. Tương tự như vậy, đường bollinger trên đóng vai trò mức kháng cự cho giá tăng.
- Đối với Wal-Mart (WMT), đường SMA 20-day của đường Bollinger Bands hơi dài. Chú ý khoảng trống lớn giữa đường bollinger dưới và giá thấp cao hơn (giá thấp thứ 2) vào tháng 3. Thông qua phương pháp thử và sai, đường SMA 12-day phù hợp hơn. Đối với các khung thời gian chung, Bollinger đề nghị sử dụng đường SMA 10-day cho ngắn hạn, đường SMA 20-day cho trung hạn và đường SMA 50-day cho dài hạn. Sử dụng Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng. Double bottom Buy: một tín hiệu Double Bottom Buy được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.
- AT&T (T) cho chúng ta một ví dụ của một tín hiệu Double Bottom Buy. Cổ phiếu đã vượt qua đường bollinger dưới vào cuối tháng 9 (mũi tên đỏ) và sau đó giữ bên trên tại mức thấp kế tiếp trong tháng 10. Đợt tăng giá tháng 10 vượt qua đường bollinger giữa chứng tỏ xu hướng tăng giá. Double Top Sell: Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa. Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi độ biến động thấp. Starbucks (SBUX) cung cấp một ví dụ về việc dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh. Trong tháng 11, dãy băng tương đối rộng và bắt đầu thu hẹp khoảng 02 tháng sau đó. Vào đầu tháng 01, dãy băng thu hẹp nhất trong khoảng 04 tháng (vùng khoanh đỏ). Sau đó cổ phiếu bùng nổ tăng 10 điểm. Kết luận
- Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính : Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp • Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ. • Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh. Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường bollinger trên và dưới. Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên một nền tảng tương đối. III/ Parabolic SAR Giới thiệu Do Welles Wilder người đã tạo ra các công cụ RSI và DMA phát triển, Parabolic SAR thiết lập “trailing price stops” cho các giao dịch long hoặc short. Cũng như công cụ SAR (viết tắt của Stop And Reversal), Parabolic SAR được dùng phổ biến để xác định các điểm dừng hơn là xác định xu hướng. Wilder khuyến cáo xác định xu hướng trước tiên, sau đó dùng Parabolic SAR để giao dịch theo chiều của xu hướng. Nếu xu hướng lên, mua khi đường Parabolic SAR di chuyển xuống bên dưới giá. Nếu xu hướng xuống, bán khi đường Parabolic SAR di chuyển lên bên trên giá. Tính toán Công thức tính khá phức tạp và chúng ta không đề cập đến. Parabolic SAR là các đường chấm chấm nằm bên dưới giá thiết lập “trailing stop” cho một giao dịch long và là các đường nằm bên trên giá thiết lập “trailing stop” cho một giao dịch short. Tại vị trí bắt đầu của biến động, đường Parabolic SAR sẽ tạo khoảng cách lớn hơn giữa giá vào trailing stop. Khi giá tiếp tục biến động, khoảng trống giữa giá và đường Parabolic SAR sẽ thu hẹp dần, điều này làm cho stop-loss sẽ thu lại khi giá di chuyển. Có 02 biến là : “step” và “maximum step”. Giá trị “step” càng cao thì công cụ sẽ càng nhạy với biến động của giá. Nếu “step” được đặt quá cao thì công cụ sẽ dao động lên /xuống qua giá quá nhiều. Giá trị “maximum step” điều khiển sự điều chỉnh của SAR khi giá biến động. Giá trị “maximum step” càng thấp thì “trailing stop” càng cách xa giá. Wilder khuyến cáo nên đặt “step” = 0.02 và “maximum step” = 0.2. Ví dụ
- Đồ thị của Microsoft (MSFT) cho thấy đường Parabolic SAR có thể đón bắt phần lớn các xu hướng và cho phép trader thu lợi từ các tín hiệu buy/sell. Thông số cài đặt ngầm định theo khuyến cáo của Wilder giảm bớt sự dao động, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn báo hiệu sai (mũi tên đen). Cách sử dụng công cụ này : trader sẽ đóng giao dịch long khi giá chuyển xuống bên dưới đường SAR (mũi tên đỏ) và đóng giao dịch short khi giá chuyển lên bên trên đường SAR (mũi tên xanh). Đường Parabolic SAR hoạt động tốt khi có xu hướng mạnh, và Wilder tự ước lượng khoảng 30% thời gian có xu hướng mạnh. Do đó, người sử dụng phải xác định xu hướng thị trường trước tiên bằng các công cụ khác ví dụ như đường ADX của Wilder. IV/ Average Directional Index – ADX (Chỉ số định hướng trung bình) Giới thiệu J. Welles Wilder đã phát triển đường Average Directional Index (ADX) để đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại. Đây là công cụ quan trọng để xác định thị trường đang có xu hướng hay dao động ngang, bởi vì mỗi công cụ chỉ hữu dụng đối với một dạng thị trường. ADX là một công cụ dao động có giá trị từ 0 đến 100. Mặc dù giá trị từ 0 đến 100 nhưng rất ít khi giá trị của đường ADX vượt qua 60. Giá trị thấp dưới 20 cho biết xu hướng yếu và giá trị cao trên 40 cho biết xu hướng mạnh. Công cụ này không phân loại xu hướng tăng hay giảm, chỉ đơn thuần đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại. Một giá trị trên 40 có thể cho biết một xu hướng tăng mạnh cũng như một xu hướng giảm mạnh. ADX cũng có thể được sử dụng để xác định khả năng thay đổi của thị trường từ xu hướng sang không xu hướng. Khi ADX bắt đầu mạnh lên từ dưới 20 vượt lên trên 20, đó là một báo hiệu thị trường không xu hướng đang kết thúc và một xu hướng đang hình thành.
- Khi đường ADX bắt đầu yếu đi từ trên 40 chuyển xuống dưới 40, đó là một báo hiệu xu hướng hiện tại đang yếu đi và thị trường dao động ngang có thể hình thành. Đường +DI và -DI ADX bắt nguồn từ 02 công cụ khác cũng được phát triển bởi Wilder là đường Positive Directional Indicator (+DI) và đường Negative Directional Indicator (-DI). Trong hình trên công cụ ADX gồm 03 đường Directional Indicator (+DI), Negative Directional Indicator (-DI) và Average Directional Index (ADX). Đường ADX là đường đậm màu đen ít dao động, đường +DI màu xanh và đường –DI màu đỏ. Đường +DI đo lực tăng giá và đường –DI đo lực giảm giá theo một khoảng thời gian. Khoảng thời gian ngầm định là 14, nhưng người sử dụng có thể thay đổi thông số này theo ý mình.
- Dạng thông dụng nhất là các tín hiệu buy/sell được tạo thành khi hai đường +DI và –DI cắt nhau. Một tín hiệu buy xuất hiện khi đường +DI di chuyển lên trên đường – DI và một tín hiệu sell xuất hiện khi đường -DI di chuyển lên trên đường +DI. Nhưng hãy cẩn thận, khi giá một cổ phiếu đang dao động ngang thì hệ thống này có thể đưa ra nhiều tín hiệu giả. Như phần lớn các công cụ kỹ thuật khác, đường +DI và –DI cắt nhau được sử dụng kết hợp với các công cụ khác trong phân tích kỹ thuật. Đường ADX kết hợp +DI với –DI và sau đó làm phẳng dữ liệu bằng giá trị trung bình cho chúng ta một công cụ đo sức mạnh của xu hướng. Bởi vì đường ADX sử dụng cả +DI và –DI nên nó không cho biết chiều xu hướng mà chỉ cho biết độ mạnh của xu hướng. Nói chung, giá trị trên 40 cho biết xu hướng mạnh và dưới 20 cho biết xu hướng yếu. Để bắt được một xu hướng sớm, bạn có thể theo dõi đường ADX vượt qua trên 20. Ngược lại, đường ADX giảm từ trên 40 xuống báo hiệu xu hướng hiện tại đang yếu đi và dao động ngang đang hình thành.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số thuật ngữ cơ bản Phân Tích Kỹ Thuật
59 p | 387 | 220
-
Bài giảng Các công cụ của phân tích kỹ thuật - ThS.Phạm Quốc Việt
23 p | 603 | 204
-
Chứng khoán: Phân tích kỹ thuật có hữu dụng tại Việt Nam? Việc còn ít
5 p | 352 | 185
-
Phân tích kỹ thuật Metastock P1
13 p | 302 | 161
-
Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính
272 p | 212 | 43
-
Phương pháp phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán từ A tới Z: Phần 1
193 p | 104 | 37
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 4 Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
27 p | 314 | 37
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán nâng cao: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thanh Tùng
25 p | 120 | 13
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Bài 2 - GS.TS. Nguyễn Văn Công
25 p | 157 | 11
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính
20 p | 68 | 11
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Bài 2: Các công cụ mô tả hệ thống thông tin kế toán
12 p | 142 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 4 - TS. Lê Văn Luyện
27 p | 113 | 9
-
Giáo trình Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tiền lương (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
100 p | 29 | 5
-
Ứng dụng công nghệ số và phân tích dữ liệu trong lĩnh vực kiểm toán
6 p | 18 | 4
-
Giáo trình Phân tích kỹ thuật: Phần 1 - TS. Nguyễn Lê Cường
108 p | 13 | 4
-
Lược khảo các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công cụ kiểm toán hỗ trợ bằng máy tính tại Việt Nam
14 p | 4 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Phân tích tài chính doanh nghiệp (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
31 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn