Các điều kiện ứng dụng Thương Mại Điện Tử vào hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 280
download
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các điều kiện ứng dụng Thương Mại Điện Tử vào hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp tại Việt Nam
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Mục lục. A. Phần: Mở đầu................................................ I. Dẫn nhập .................................................................................. II. Nội dung đề tài ....................................................................... B. Phần: Nội dung .............................................. I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN ........................... 1. Trên TG ................................................................................. 2. Tại Việt Nam ...................................................................... II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN ...... 1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý ..................................... 2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ (ADSL) ............................... 3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực ................................................ 4. Hạ tầng về thanh toán tự động ........................................ 5. Bảo mật, an toàn ................................................................. 6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ ......................................................... 7. Bảo vệ người tiêu dùng ...................................................... III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN ...................................... C. Phần: Kết luận............................................... D. Tài liệu tham khảo ........................................ 1 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. A. Phần: Mở đầu I. Dẫn nhập E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”) và nó đem lại rất nhiều lợi ích khi được sử dụng: TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và • đối tác TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất • TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. • TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể • thời gian và chí phí giao dịch. TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành • phần tham gia vào quá trình thương mại. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. • Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu trong • việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của bạn. Bạn sẽ không cần phải mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đóa là xây dựng một website có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt các đối thủ cạnh tranh. Một vài những lý do trên khiến cho những ông chủ đang đứng trong lĩnh vực kinh doanh không thể làm ngơ mà không quan tâm đến việc áp dụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là: Hiện nay TMĐT đã đi đến đâu? Ở Việt Nam trong những năm gần đây TMĐT đã được quan tâm đúng mức hay chưa? Các hoạt động TMĐT được áp dụng đã đáp ứng ra sao với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam,..? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về đề tài: “Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam.” Để cùng làm làm sáng tỏ những câu hỏi còn bỏ ngỏ. II. Nội dung đề tài “Các điều kiện ứng dụng Thương mại điện tử vào Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tại Việt nam.”: I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN 1. Trên TG 2. Tại Việt Nam 2 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN 1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý 2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ (ADSL) 3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực 4. Hạ tầng về thanh toán tự động 5. Bảo mật, an toàn 6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ 7. Bảo vệ người tiêu dùng III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN Do hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm cho nên bài viết không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong có sự góp ý của các bạn, và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. B. Phần: Nội dung I. Viêc ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN 1. Trên TG a) TMĐT tại đảo quốc sư tử Cùng với Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, Singapore đã gây được sự chú ý đặc biệt của thế giới về sự phát triển kinh tế của quốc đảo này từ những năm 89 - 90. Cho đến nay, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT - TT, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT). Chưa dừng lại ở đó, đảo quốc Sư Tử vẫn đang nỗ lực không mệt mỏi để trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới. 3 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Không ngừng tin học hóa & chú trọng tới TMĐT Công cuộc tin học hoá ở Singapore bắt đầu từ những năm 80 với khá nhiều dự án như: Dự án Tin học hoá Quốc gia (tin học hóa tất cả các ngành công nghiệp, phát triển CNTT một cách rộng rãi để giúp mọi người dân bước đầu làm quen với CNTT, xây dựng một cơ sở hạ tầng mới) được thực hiện năm 1981; Dự án CNTT Quốc gia năm 1986... Cũng từ cuối những năm 80, Singapore bắt đầu xây dựng mạng lưới truyền thông tốc độ cao trên toàn quốc và cung cấp các dịch vụ ứng dụng máy tính. Năm 1996, Singapore đã đầu tư 82 triệu đô la Mỹ để xây dựng mạng lưới băng thông rộng quốc gia đầu tiên trên thế giới mang tên Singapore One (mạng lưới của mọi người dân). Mạng lưới này đóng vai trò hết sức quan trọng như một dây thần kinh xương sống của quốc đảo, cấu trúc bao gồm 7 tầng: mạng NII và tầng trạm, cung cấp máy tính và quản lý, tầng dịch vụ cơ bản, tầng các dịch vụ công cộng, tầng các dịch vụ ứng dụng, tầng quản lý hệ thống và an ninh, tầng giao diện con người và môi trường. Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt để phát triển TMĐT. Quốc gia này giữ vai trò đặt biệt quan trọng về tài chính, thương mại và truyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Các ngành công nghiệp phát triển truyền thống của Singapore bao gồm truyền thông, thương mại, tài chính, hàng không, đóng tàu - đều là những "nền móng" tốt cho việc phát triển TMĐT. Trong lộ trình thúc đẩy phát triển TMĐT, ngay từ đầu, chính phủ Singapore đã thành lập một ủy ban đặc biệt để hợp pháp hoá phương thức giao dịch điện tử, các công tác hợp tác và hỗ trợ đầy đủ cho các doanh nghiệp với những khả năng sử dụng công nghệ mạng tốc độ cao. Hàng loạt động thái tích cực đã được chính phủ thực thi. Với những điều kiện thuận lợi như trên, TMĐT ở Singapore đã có những bước phát triển vượt bậc. Cả 2 công ty của Mỹ là GE Plastics và Eastman Chemical Company đều bình chọn Singapore là trung tâm TMĐT của Châu Á - Thái Bình Dương năm 2000. Singapore cũng đã trở thành khách hàng của 3 đối tác Ariba, CommerceOne và FreeMarkets. Sự có mặt của những đối tác này đã khuyến khích sự gia tăng các giao dịch B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Hiện tại, gần 80% giao dịch TMĐT ở Singapore là B2B. b) Mỹ - Nơi mà các doanh nghiệp đứng đầu thế giới về ứng dụng TMĐT trong kinh doanh Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2002 người dân chi 45,6 tỷ USD cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng. Riêng quý IV, tổng doanh thu thương mại điện tử tăng 29,3% so với quý trước. Trong 3 tháng cuối năm 2002, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ là 14,33 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Lượng truy cập các địa chỉ bán lẻ, môi giới, dịch vụ trực tuyến và website tình cảm tăng mạnh trong dịp cuối năm vì ngày càng có nhiều người sử dụng máy tính để mua vé máy bay, vé xem phim, quà tặng, hoa, bưu thiếp… Kết quả trên dựa theo khảo sát khoảng 11.000 nhà bán lẻ trực tuyến. * Bí quyết của Wal-Mart Các nhà phân tích kinh tế vẫn thường nói rằng cho dù nền kinh tế Mỹ và thế giới có suy thoái ra sao, thì những nhân viên của Wal-Mart -tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới - chưa bao giờ phải lo lắng về việc mình có bị sa thải hay không do những tác động tiêu cực tới doanh thu và lợi nhuận. Đã từ lâu khi nhắc đến hệ thống cửa hàng bán lẻ ở Mỹ không thể không nhắc đến hai đại gia trong lĩnh vực này đó là Kmart và Wal-mart. Năm 2001, Kmart với hệ thống hàng chục cửa hàng bán lẻ đã tuyên bố phá sản, chỉ còn lại một mình "người khổng lồ" Wal- mart trụ lại.Nhưng trải qua hàng chục năm, Wal-Mart luôn có tốc độ tăng trưởng đều đặn. 4 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Năm 2006, doanh thu của Wal-Mart tăng 15% đạt gần 300 tỷ USD. Wal-Mart Stores Inc. luôn đứng đầu trong bản “Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới” của tạp chí Fortune. Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Thương Mại điện tử được ứng dụng rộng rãi Wal-mart đã chủ động liên kết với các website và tân dụng hệ thống bán hàng trực tuyến phát triển. Wal-Mart tăng cường hệ thống TMĐT bằng việc liên minh với AOL vào năm 2001 để cũng cấp internet đến vùng ngoại ô và nông thông đặc biệt là những vùng chưa có cửa hàng của Wal-Mart. Mục đích của Wal-Mart là thu hút những phân đoạn thị trường mới và giảm tác động đối với các cửa hàng hiện tại. Wal-Mart cũng sử dụng mô hình bán lẻ thích hợp kết hợp giữa TMĐT và TM truyền thống.(Mô hình Click-Mortal: Vừa kinh doanh online vừa kinh doanh offfline) Rất nhiều nhân viên chào hỏi tại Wal-Mart nhớ rõ tên những khách hàng thường xuyên. Wal-Mart.com, một công ty con của Wal-Mart Stores Inc., đã tạo dựng được các mối quan hệ trực tuyến bằng việc khuyến khích mọi người cung cấp cho công ty các địa chỉ email. c) Các công ty ở Châu Âu và Bắc Mỹ sử dụng TMĐT Dưới sự tài trợ của Enterprise General Directorate của liên minh châu Âu (EU), một nghiên cứu về những kinh nghiệm điển hình và các yếu tố tạo thành công cho một website đã được tiến hành và công bố kết quả vào tháng 10/1999. Được bắt đầu vào đầu năm 1999, đợt nghiên cứu này tập hợp thông tin từ khoảng 200.000 website về thương mại. Khoảng 2.129 chủ nhân của các website đã được yêu cầu điền vào bản các câu hỏi liên quan tới việc tổ chức website, chiến lược sử dụng Internet, dự đoán và marketing qua Internet và các thông tin kinh doanh khác. Một số kết quả thu được từ điều tra như sau: * Các công ty của Châu Âu đã bắt đầu nhận ra tiềm năng của TMĐT và có một số bước đi để thực hiện công nghệ TMĐT. Tuy nhiên, các công ty vừa và nhỏ bị bỏ xa so với các công ty lớn. * Website thương mại của Châu Âu có tính chất kinh doanh nhiều hơn (more business driven) trong khi các website tại Bắc Mỹ tập trung vào người tiêu dùng nhiều hơn. * Các website theo hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (business to business) chiếm 61 % các Website kinh doanh tại EU (Liên minh Châu Âu) trong khi đó ở Bắc Mỹ con số này là 43%. * Các website theo hướng doanh nghiệp- người tiêu dùng (business to consumer) chiếm 39% tổng số website của Liên minh Châu Âu (EU) và 57% tại Bắc Mỹ. Về tỷ lệ, có nhiều website ở Bắc Mỹ trong số các websie được điều tra chủ yếu hướng vào đối tượng và người tiêu dùng với phương thức bán hàng trên mạng. Trong khi đó có một tỷ lệ website cao hơn của EU chủ yếu tập trung vào đối tượng và các doanh nghiệp khác để tăng doanh số bán hàng. * Các Website thường được tạo nên để các công ty giới thiệu về mình trên Internet hoặc để làm rõ công ty đó so với các đối thủ cạnh tranh. 5 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. * Các website được xây dựng để với dự kiến phục vụ bốn mục đích và xúc tiến, bán hàng, trao đổi trực tiếp với khách hàng (hầu hết các công ty nhằm vào mục đích này) và trao đổi trong nội bộ công ty (chủ yếu các công ty lớn). * Một số lớn các công ty trả lời cho biết nhiều mục đích đề ra ban đầu khi xây dựng website đã không đạt được, trong đó việc phát triển kinh doanh kiểu mới, đặc biệt dành cho mạng Internet và sự hỗ trợ tương hỗ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà phân phối và nhà cung ứng. * Ngược lại có một số doanh nghiệp đã đạt được kết quả vượt cả mong muốn đặt ra khi xây dựng website. Một số kết quả chính đạt được là thâm nhập thị trường quốc tế, thay đổi được các công cụ liên lạc đang có như quảng cáo qua ấn phẩm và trên truyền hình, cải thiện được việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng được sự quảng bá của nhãn hiệu sản phẩm. Những kết quả này đạt được chỉ với chi phí thấp và số lượng nhân công lao động, thường chỉ có một người chủ trang web phải làm việc đầy đủ thời gian (full- time). Cách lý tưởng nhất và những người ra quyết định của công ty trực tiếp làm chủ điều hành Website. Những người này có thể là tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, giám đốc tiếp thị v.v... • Hơn 85% số website được điều tra ở Bắc Mỹ chỉ sử dụng một ngôn ngữ, trong khi đó 32% website của Châu Âu có sử dụng 2 ngôn ngữ hoặc nhiều hơn. • Gần một nửa số website có số trang web rất ít (dưới 10 trang); hơn một nửa các công ty có website tiến hành cập nhật website tối thiểu một tháng một lần. • Một nửa số công ty sử dụng hình thức khuyến mãi có trả tiền trong khi 8% cho biết họ không thực hiện việc khuyến mãi. • Khoảng 1/3 số website ở Bắc Mỹ chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, trong khi đó chỉ có khoảng 18% số website ở Châu Âu thực hiện điều này. Kết quả điều tra cho thấy ở Châu Âu các site không được sử dụng để bán hàng nhiều như ở Bắc Mỹ. • Khoảng 90% số website thiết kế để làm dịch vụ hoặc hỗ trợ cho khách hàng cho biết họ trả lời các yêu cầu của khách hàng trong vòng chỉ một ngày sau khi tiếp nhận. • Hơn 3/4 chủ nhân website cho biết họ thoả mãn với những kết quả đạt được từ website; trong khi đó 12% cho biết họ chỉ thu được kết quả ít hơn sự mong đợi ban đầu. • Khoảng 2/3 số công ty được hỏi cho biết dã tăng được doanh thu nhờ có website, chủ yếu là do bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cũng 2/3 số công ty cho biết doanh số tăng lên nhờ có website rất khiêm tốn (0-25%); 1/10 số công ty cho biết họ tăng được hơn 50% doanh số bán hàng kể từ khí mở trang Web. Hơn một nửa số công ty được hỏi cho biết đã tiết kiệm được chi phí nhờ có Website, chủ yếu là chi phí về liên lạc viễn thông, thư tín, chi phí văn phòng. 6 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Toàn bộ bản báo cáo điều tra này có thể xem tại địa chỉ http://www.smeguide.gr./index.html. … Hiện tại với sự có mặt của Internet trên phạm vi toàn cầu, đã giúp cho việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên phổ biến, trên đây là một vài những con số và ví dụ cụ thể để minh họa điều này. 2. Tại Việt Nam Theo kết quả điều tra được công bố trong báo cáo thương mại điện tử qua các năm cho thấy gần như 100% các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã kết nối Internet, một tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp khác, trong đó 70% các giao dịch của các doanh nghiệp này được tiến hành qua điện thoại, email hay các công cụ khác trên mạng Internet. Đa phần các doanh nghiệp đều coi Internet là kênh tìm hiểu thông tin thị trường chính và đầu tư khá bài bản cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động kinh doanh của mình. Có thể thấy do tính chất hướng ngoại rất cao của các doanh nghiệp xuất khẩu nên sự tiếp cận thương mại điện tử là nhu cầu thiết yếu nhằm hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cụ thể ở đây do đặc thù của hoạt động xuất khẩu là hướng tới những thị trường bên ngoài lãnh thổ quốc gia, việc ứng dụng Internet giúp cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm và tiến hành giao dịch với đối tác với chi phí thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng rất chú trọng việc xây dựng website, có đến trên 80% doanh nghiệp xuất khẩu đã có website riêng, chưa tính đến các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các website trên các sàn do đơn vị trung gian cung cấp (như Cổng Thương mại điện tử quốc gia tại địa chỉ www.ecvn.com), đây là tỷ lệ khá cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp khác đầu tư xây dựng website. .....................................................Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2008, qua kết quả khảo sát chung các doanh nghiệp trên cả nước, có 99% doanh nghiệp đã kết nối Internet, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007. Tỷ lệ website được cập nhật thường xuyên và có chức năng đặt hàng trực tuyến đều tăng nhanh. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường pháp lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và hạ tầng cho thanh toán điện tử còn chưa thực sự phát triển, chính vì vậy chất lượng thực sự của các giao dịch nói chung hiện nay của các website bán hàng tại Việt Nam là chưa cao, rất nhiều các giao dịch mới chỉ dừng lại ở mức trao đổi thông tin còn việc thanh toán vẫn phải sử dụng các phương thức thông thường. Đây chính là nguyên nhân mà các website thương mại điện tử này chủ yếu nhằm duy trì các khách hàng truyền thống và một thị trường khách hàng tiềm năng nhất định chứ chưa thể thu hút đông đảo khách hàng quốc tế thông qua Internet. 7 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Theo thống kê gần đây, thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhập khẩu của Mỹ có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào Mỹ vẫn tăng cao hơn, do xu hướng dùng hàng giá rẻ của người tiêu dùng Mỹ. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ. Trong những tháng đầu năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng mạnh ở các mặt hàng như: dệt may, giày dép (tăng 24,0%), máy móc thiết bị (tăng 31,2%), đồ điện tử và thiết bị nghe nhìn (tăng 33,1%)...so với cùng kỳ năm 2008. Mặc dù, các mặt hàng này đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Mỹ song vẫn đang chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan… Vì vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp các cơ hội lớn như : thuận lợi hóa thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm chi phí mua bán, dịch vụ; tiết kiệm thời gian; mở rộng thị trường và tạo các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm đối tác dễ dàng. Trong tương lai, các doanh nghiệp cần phải thay đổi quy trình nghiệp vụ, tổ chức quản lý; đầu tư hạ tầng công nghệ; phát triển, đào tạo nguồn nhân lực kế thừa và lựa chọn ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với văn hóa kinh doanh trong việc mở rộng thị trường. *Ứng dụng TMĐT: Câu chuyện từ các làng nghề Đồng ý thành lập trang web, nhưng yêu cầu chỉ giới hạn phạm vi truy cập trong địa bàn tỉnh; tỏ ra bức xúc vì khách hàng tìm thấy số điện thoại trên mạng… đây chỉ là hai trong số những câu chuyện “cười ra nước mắt” trong ứng dụng TMĐT tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Được biết đến là một địa phương có nhiều làng nghề truyền thống: Tranh Đông Hồ; Gốm Phù Lãng; Đồ gỗ Đồng Kỵ, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn đã từng bước ứng dụng thương mại trong việc quảng bá sản phẩm truyền thống ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức về những lợi ích do thương mại điện tử mang lại, đồng thời với thói quen bán hàng theo kiểu truyền thống (họp chợ) đã và đang là những rào cản đáng kể trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong việc mở rộng thị trường những sản phẩm truyền thống. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được hỗ trợ thiết kế website. Tuy nhiên, b ên cạnh khá nhiều doanh nghiệp có nhận thức tốt về ứng dụng triệt để CNTT và TMĐT trong việc sản xuất, kinh doanh thì cũng có một số quan niệm kiểu cũ của một số doanh nghiệp gây khó khăn cho hiệu quả của TMĐT và xúc tiến thương mại. Những người đứng đầu doanh nghiệp chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT. Một số doanh nghiệp làm website chỉ cho có in trên name card, có email riêng nhưng không sử dụng, làm xong website nhưng rồi bỏ đó, không tiếp tục các công việc tiếp theo. 8 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Cùng với đó, một số doanh nghiệp ở xa nên về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được để họ ứng dụng CNTT và phát triển TMĐT trong quá trình sản suất, kinh doanh. Cổng TMĐT Bắc Ninh vẫn chưa có những kế hoạch quảng bá và xúc tiến thương mại chuyên sâu do doanh nghiệp vẫn tự đầu tư, chịu mọi chi phí hoạt động, quảng bá của sàn mà chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các sở ngành và sự quan tâm đến TMĐT của các ban ngành khác. Nếu như các hoạt động công về thương mại như : đấu thầu, đấu giá, mua bán tài sản, thiết bị được đưa lên sàn hoặc sàn được sự ủng hộ để liên kết với các đơn vị lớn bán hàng trên mạng như tour du lịch, bán vé máy bay trực tuyến… thì các doanh nghiệp ở Bắc Ninh sẽ được nhiều thuận lợi và có nhiều cơ hội hơn so với hiện nay. Trong năm 2008, một vấn đề có ảnh hưởng xuyên suốt từ mức độ sẵn sàng, triển khai và hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là nguồn nhân lực thương mại điện tử. Mặc dù buộc phải cắt giảm chi phí đầu tư cho đào tạo, song nhu cầu về cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử vẫn rất cần thiết đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng thương mại điện tử. Điều này phản ánh rõ nhất ở các doanh nghiệp đã xây dựng website, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc triển khai dự án ứng dụng thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã đem đến những tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để doanh nghiệp thực sự ứng dụng được thương mại điện tử thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhất định. Một trong những trở ngại lớn nhất của năm 2008 là hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, bên cạnh đó là vấn đề về Hệ thống thanh toán. Mặc dù từ năm 2007, nhiều giải pháp thanh toán trực tuyến đã được triển khai, việc tích hợp hệ thống này vào website không còn quá khó khăn về mặt công nghệ và kỹ thuật xử lý, mà thực chất trở ngại về thanh toán trực tuyến lại đến từ phía người tiêu dùng. Hệ thống đã sẵn sàng, song người tiêu dùng vẫn chưa có đủ lòng tin và thói quen để áp dụng phương pháp thanh toán mới này. Xem ra, để đưa TMĐT vào các làng nghề truyền thống không phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Qua những thông tin trên ta thấy rằng gần đây Việt nam ta đã nhận rõ thấy vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng của TMĐT trong lĩnh vực Kinh doanh của doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống của Việt nam – nơi được cho là coi trọng và chú trọng vào các mặt hàng thủ công, ít coi trọng ứng dụng sự phát triển của Khoa học công nghệ thì nay ta thấy việc làm kinh doanh bằng TMĐT đã cho ta một cái nhìn mới. Tuy nhiên để TMĐT có thể được coi trọng và nó được đặt đúng vị trí của mình thì đó là cả một quá trình, quá trình đó phải dựa vào sự nhận thức của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền và nhất là của người dân Việt để cải thiện và nâng cao các “Điều kiện cơ bản” cho việc ứng dụng những lợi ích vô cùng lớn từ TMĐT 9 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. II. Các ĐK ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN 1. Hạ tầng cơ sở Kinh tế & Pháp lý Kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,3% năm 2009 Corporate Network là mạng lưới kết nối các nhà lãnh đạo cấp cao của các công ty đa quốc gia hoạt động ở Châu Á thuộc Economist Intelligence Unit (EIU). Ông Justin Wood đã có cuộc chia sẻ với báo giới khi đưa ra con số tăng trưởng 0,3% của Việt Nam. Ông nhìn nhận thế nào về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009? Năm 2009 là năm đầy thách thức đối với Việt Nam. Economist Intelligence Unit dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 0,3%, trong khi mức tăng trưởng năm 2008 là 6%. Kinh tế Việt Nam sẽ ổn định trở lại năm 2010 Chỉ số dự đoán tăng trưởng của Việt Nam ở mức 0,3% mà Tổ chức The Economist đưa ra đã làm nóng Hội nghị Kinh tế đối ngoại VN, diễn ra ngày 17-18.3. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng con số này quá tiêu cực. Nhưng... Chuyên gia Trần Đình Thiên nhấn mạnh: VN không nên thờ ơ trước chỉ số trên, bởi những dự đoán mà The Economist đưa ra thường mang tính cảnh báo cao. Khả năng hồi phục tăng trưởng "Tôi nghĩ dự đoán tăng trưởng 0,3% của The Economist quá tiêu cực và đánh giá thấp nền kinh tế VN. Bất cứ ai nghe về con số này cũng phải giật mình", ông Martin Rama - Quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN nói. Ông cho biết, dự đoán mới nhất của WB về tăng trưởng của VN trong năm 2009 là 5,5%, đã giảm so với con số 6,5% trước đây. Tuy nhiên, ông Rama cho rằng, việc Chính phủ VN đồng ý tham gia đối thoại mở về một bản báo cáo đầy bi quan như trên là một tín hiệu tốt, dù đó là những ý kiến trái chiều. Chia sẻ ý kiến trên, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đánh giá những phỏng đoán của The Economist về kinh tế VN là có vấn đề. Dù xuất khẩu của VN có giảm sút, nhưng phát triển thị trường nội địa lại tốt hơn - điều mà báo cáo này không cập nhật. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, 2009 sẽ là năm vô cùng khó khăn cho nền kinh tế VN. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng sẽ dần phục hồi vào cuối năm. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Chính phủ VN đã chuyển mục tiêu điều khiển nền kinh tế từ ngăn chặn lạm phát sang ngăn chặn suy giảm; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo. Các kết quả cho thấy đã le lói khả năng hồi phục tăng trưởng, dự kiến năm 2010 tình hình kinh tế sẽ bắt đầu ổn định và những khó khăn sẽ cơ bản được giải quyết ở cuối năm 2009. "Hy vọng VN sẽ có được tỉ lệ tăng trưởng 10 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. khả quan trong năm 2009, dù sẽ thấp hơn so với năm trước đó. Chúng tôi rất mong sự hợp tác của các nhà đầu tư sẽ mang lại cho VN sức mạnh để vượt qua khó khăn hiện nay" - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. "Ngân hàng HSBC vẫn giữ nguyên quan điểm rằng VN là thị trường quan trọng trong việc đầu tư vốn. Chúng tôi tin vào triển vọng kinh tế trung và dài hạn của VN và niềm tin này được củng cố hơn khi Chính phủ có các kế hoạch ứng phó kịp thời với những thách thức hiện tại", ông Paul Leech - Giám đốc Khu vực Châu AÁ - Thái Bình Dương của HSBC đáp lại. Bài toán cơ sở hạ tầng... Theo các diễn giả, hai vấn đề lớn nhất cho bài toán phát triển của VN vẫn là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Đại diện HSBC nhận định, cơ sở hạ tầng của VN đang cản trở sự phát triển của đất nước. Hệ thống đường sá, phương tiện và các dự án xây dựng đang chịu sức ép lớn từ sự phát triển nhanh chóng và đang gồng mình để theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. "Cải cách cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực là điều VN phải làm, vì nó là vấn đề sinh tử. Điện và hạ tầng như thế này làm sao tăng trưởng được. Đến chạy bộ còn khó nữa là bay lên" - ông Trần Đình Thiên thẳng thắn. Theo ông, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã bộc lộ những điểm yếu của năng lực cạnh tranh VN. "VN vẫn mới khai thác tài nguyên thô và lao động rẻ tiền, nên cần phải hướng đến tăng giá trị gia tăng của hàng hoá" - ông nói. Chuyên gia kinh tế này còn cho rằng, còn quá sớm để đánh giá hiệu quả gói kích thích kinh tế của VN. "Đừng mong một nền kinh tế sau 2 năm lạm phát cao, nhiều khó khăn lại có phản ứng tích cực ngay với các biện pháp cấp thiết mà Chính phủ đề ra" - ông khuyến cáo. Thương mại điện tử đang chờ luật Nếu tính cả các website có tên miền quốc tế thì tổng số DN có trang web vào cuối năm 2004 đã đạt khoảng 17.500. Tuy nhiên, ứng dụng TMĐT của DN còn ở mức độ sơ khai. Việc ký kết hợp đồng điện tử và thanh toán trực tuyến đang thiếu một môi trường pháp lý. Báo cáo hiện trạng TMĐT 2004 vừa được Bộ Thương mại công bố cho thấy, trong số 303 DN thuộc nhóm ngành sản xuất kinh doanh được khảo sát đã có những đầu tư bước đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). 82,9% DN trên được hỏi cho biết có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập website. Đây là một bước tiến lớn về trình độ tiếp cận CNTT của DN trong năm 2003-2004 so với năm 2002, khi chỉ khoảng 30% DN được kết nối Internet và không đến 10% DN có website riêng. Mới có 16,5% DN triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT Tuy nhiên, kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong các DN cho thấy tỉ trọng chi cho CNTT trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn rất thấp. 63,19% các công ty được khảo sát chi phí dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn 11 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. vị mình và chỉ khoảng 6% số DN cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động thường niên để đầu tư cho CNTT. Phân tích sâu hơn tình hình đầu tư ứng dụng CNTT trong các DN được khảo sát có thể thấy cơ cấu đầu tư hiện vẫn còn mất cân đối với tỉ trọng đầu tư bình quân cho phần cứng là 62% trong khi phần mềm chỉ chiếm 29%, còn lại là đầu tư cho đào tạo. Hiện tượng này phản ánh một thực tế là các DN VN vẫn chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng trưởng mạnh về số lượng website trong những năm tới đồng thời đưa việc ứng dụng TMĐT đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thực tế cho DN thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai trò thiết yếu. Hiện nay mới có 16,5% DN đã xác định hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT cho đơn vị mình. Hành lang pháp lý, phải chờ quá lâu Mặc dù cũng nhận thấy cơ hội cho sự phát triển TMĐT tại VN trong 5 năm tới là rất to lớn nhưng nhiều DN than rằng họ đang mất niềm tin vì phải chờ quá lâu mà hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa thể hoàn thiện. Các DN cho rằng, rất nhiều lần các dự thảo đã được đưa ra lấy ý kiến nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu. Ngoài ra, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh TMĐT trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm 2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức DN nào có thể đầu tư thỏa đáng vào TMĐT. Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Thương mại cũng nhận định các thách thức để phát triển TMĐT rất nặng nề. Vì tại thời điểm xuất phát của giai đoạn này VN vẫn phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Phần lớn các DN mới nghe nói tới TMĐT nhưng chưa biết tới lợi ích các điều kiện tham gia TMĐT, tuyệt đại đa số dân chúng chưa biết tới khái niệm TMĐT, các cơ quan Nhà nước, các ngành các cấp chưa biết tới khái niệm TMĐT, mới có rất ít lãnh đạo DN và các bộ quản lý có kiến thức ban đầu về TMĐT, số công chức Nhà nước biết tới TMĐT rất ít, được đào tạo manh mún từ năm 2000 nhờ sự hỗ trợ của một số dự án song phương và đa phương... Luật Giao dịch điện tử: yêu cầu đầu tiên Điều cần thiết là môi trường pháp lý và chính sách cho hoạt động này lại chưa hình thành như: Luật Giao dịch điện tử, Nghị định chữ ký số, chứng thực điện tử... và nhiều văn bản pháp quy cần thiết khác tới năm 2005 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xây dựng và ban hành. Theo Bộ Thương mại, thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động TMĐT, tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển ban đầu của TMĐT VN (2001-2005) hầu như chưa tồn tại dịch vụ thanh toán điện tử. Các chuyên gia kinh tế nhận định, từ năm 2006 nếu các ngân hàng vẫn chưa cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì sẽ cản trở lớn tới sự phát triển của TMĐT. Theo kế hoạch, dự kiến ngày 1-6 12 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. các đại biểu QH sẽ thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giao dịch điện tử – cơ sở pháp lý quan trọng để TMĐT có thể phát triển. 2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ Tỷ lệ thuê bao ADSL tại Việt Nam còn rất thấp Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì Hội nghị bàn về các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển Internet băng rộng (ADSL) với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ ADSL đã được cung cấp tại Việt Nam từ năm 2004 và đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ phát triển thuê bao băng rộng của Việt Nam tăng 150% trong hai năm 2006 và 2007. Tính đến 12/2007, tổng số thuê bao Internet tại Việt Nam là 18,5 triêụ, chiếm 22% dân số cả nước. Trong số thuê bao này có 1,58% thuê bao băng rộng, tức khoảng 1,41 triệu thuê bao. Mức giá cước ADSL tại Việt Nam hiện đã bằng hoặc thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, con số 1,58% thuê bao băng rộng cho thấy mật độ còn quá thấp. Trong số này, 65% thuê bao băng rộng tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, tạo nên khoảng cách vùng miền lớn. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ ADSL vẫn chưa tốt: tốc độ thực tế thấp hơn so với cam kết của ISP, không ổn định, đặc biệt tại các tỉnh, huyện. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được coi là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tại hội nghị, Phó tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh cho rằng cơ hội để Internet băng rộng phát triển nên theo lộ trình tuần tự, bắt đầu từ kế hoạch trung hạn và tiếp theo mới đến kế hoạch dài hạn. Với vai trò của doanh nghiệp chủ lực “phủ sóng” dịch vụ viễn thông tới các khu vực vùng sâu vùng xa, kế hoạch trung hạn của VNPT là kéo cáp đồng và phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Tiếp theo đó, kế hoạch dài hạn sẽ kéo cáp quang và từng bước cung cấp các dịch vụ không dây như WiFi, WiMax tới người sử dụng. Như thế, doanh nghiệp này vừa đảm bảo được mục tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tới mọi vùng miền, vừa tận dụng được cơ hội triển khai mạng băng rộng; từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ. Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là quan điểm mạnh dạn, quyết liệt để xã hội hóa thị trường băng rộng, tạo bước tiến đột phá cho dịch vụ này. Các doanh nghiệp cần tận dụng được thời cơ, kịp thời ứng dụng công nghệ băng 13 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. rộng phục vụ cho đất nước. “Với vai trò của cơ quan quản lý, Bộ sẽ tạo sân chơi bình đẳng để mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh lành mạnh tại thị trường này. Muốn phát triển, bắt buộc dịch vụ băng rộng cần kết hợp chặt chẽ với dịch vụ nội dung, tạo mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại với nhau, để tạo cung cầu đa dạng hơn”, ông nói. Cũng theo Bộ trưởng, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung xây dựng các chính sách thúc đẩy thị trường Internet băng rộng Việt Nam “cất cánh”. Đối với người dùng Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ một như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ trang web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn. Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng. - Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động… - Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới. - Thứ ba là phim theo yêu cầu (tiếng Anh gọi là movie-on-demand), với băng thông rộng và công nghệ nén và truyền hình ảnh, âm thanh tiên tiến, phim ảnh có thể được truyền qua Internet và bạn có toàn quyền chọn lựa chương trình, tạm dừng hoặc tua đi tua lại tùy thích. Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet của Singapore là SingNet đang cung cấp dịch vụ này với giá khoảng 6.5 USD/tháng (giá khuyến mại cho 12 tháng đầu là 2.5 USD) qua đường ADSL 512Kbps. - Thứ tư là hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL sẽ giúp bạn đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. - Thứ năm là chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới. Với thời gian ping rất thấp, ADSL cho phép các game mạng chạy trơn tru, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn. -Thứ sáu là học qua mạng. Bạn có thể tham dự các khóa học từ xa tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn. 14 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Các công nghệ hỗ trợ TMĐT Kiến trúc ứng dụng client/ server Các ứng dụng trên nền web thường dựa trên kiến trúc 2 lớp là client/ server. Kiến trúc client/server cho phép chia sẻ việc xử lý giữa các máy chủ hay máy trạm khác nhau. Trong đó, người sử dụng sử dụng trình duyệt từ phía máy khách (client), gởi các yêu cầu về thông tin đến máy chủ (server), máy chủ tiếp nhận yêu cầu, xử lý, truy xuất các thông tin cần thiết và gửi kết quả về phía client dưới dạng 1 trang web. Ở mô hình này máy chủ vừa cung cấp các dịch vụ truy xuất web, vừa chứa các dữ liệu cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của máy client, điều này khiến cho dữ liệu trên máy chủ không an toàn. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, người ta đưa ra mô hình 3 lớp, trong đó, lớp server sẽ được tách thành web server (máy chủ xử lý ứng dụng web) và database server (máy chủ quản lý thông tin trong CSDL). Lúc này, máy client sẽ gởi các yêu cầu dịch vụ và nhận các kết quả trả về từ Web server (máy chủ cung cấp dịch vụ web). Webserver sẽ tùy theo yêu cầu của phía client mà kết nối đến Database Server (máy chủ cung cấp dữ liệu) để lấy các dữ liệu tương ứng. Tùy theo các chức năng của ứng dụng web mà người ta có thể chia ra làm nhiều lớp khác nữa, gọi chung là mô hình n lớp. Các ngôn ngữ phát triển ứng dụng web Các ứng dụng web có thể được viết bằng ngôn ngữ HTML (web tĩnh), hoặc kết hợp với các ngôn ngữ lập trình web (gọi là các ngôn ngữ script) để thực hiện các yêu cầu xử lý và truy xuất dữ liệu, để trả về trang web có nội dung thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh (web động). Các ngôn ngữ script có thể là : CGI, Perl, ASP, VBScript (dựa trên ngôn ngữ Visual Basic), PHP (theo cú pháp ngôn ngữ C++), JSP, JavaScript (dựa trên ngôn ngữ Java)… Các script này có thể được quy định chạy phía máy server hoặc client. Tuy nhiên, để sử dụng được các script này server phải được cài đặt và cấu hình phù hợp. Ngoài ra, các công nghệ mới như : Java Bean, Java Applet, Dot Net,… cũng được giới thiệu và sử dụng ngày càng nhiều trong lập trình web để tạo các ứng dụng xử lý ở phía server và trả về trang web cho phía client. 15 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Cơ sở dữ liệu & ứng dụng web Ngày nay, các ứng dụng web đều đòi hỏi kết nối với 1 cơ sở dữ liệu nào đó, để lưu trữ các thông tin cập nhật, cũng như các giao dịch tiến hành trên mạng. Việc kết nối CSDL của tổ chức với website TMĐT càng cần thiết hơn khi hoạt động TMĐT đã đạt đến mức độ phát triển cao, đòi hỏi phải tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, như : hệ thống xử lý đơn hàng, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự, … Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý toàn bộ dữ liệu hoạt động, kinh doanh của tổ chức. Có rất nhiều hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay, như là : Access, Foxpro, SQL Server, MySQL, SyBase, Oracle, DB2… Các hệ QTCSDL này đều hỗ trợ mô hình CSDL quan hệ, đây là 1 mô hình CSDL phổ biến, được phát triển dựa trên cơ sở toán học là đại số quan hệ. Các hệ QTCSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản sau : ♣Tổ chức lưu trữ dữ liệu : dưới dạng 1 bảng, gồm các cột (field) và các dòng (record). Các bảng thường có quan hệ với nhau, trên đó có cài đặt các cơ chế đảm bảo nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. ♣Truy vấn dữ liệu : sử dụng ngôn ngữ SQL là 1 ngôn ngữ theo chuẩn ANSI & ISO để truy vấn dữ liệu 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các HQTCSDL còn có thể có các chức năng sau : ♣Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu. ♣Quản lý bảo mật và cấp phát quyền cho người dùng CSDL ♣Quản lý nhập, xuất và chuyển đổi dữ liệu. ♣Quản lý giao tác & lưu vết cập nhật dữ liệu… Với 1 lượng dữ liệu lớn trong CSDL vận hành (operational database), các doanh nghiệp có thể tập hợp chúng lại thành 1 kho dữ liệu tổ chức (data warehouse). Từ đó, họ có thể sử dụng các công cụ, như : suy luận tình huống (case bases reasoning), khai mỏ dữ liệu (data mining), hoặc xử lý dữ liệu trực tuyến (olap)… để phân tích dữ liệu, tái sử dụng tri thức, hoặc rút trích ra các thông tin quý giá, cần thiết cho việc ra quyết định và cải tiến các hoạt động kinh doanh. XML – chuẩn dữ liệu trên Internet Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - XML (eXtensible Markup Language) là một kỹ thuật phát triển tương tự ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language). Đây là 1 chuẩn mới về dữ liệu trên Internet, giúp cho các ứng dụng dựa trên các hệ quản trị CSDL khác nhau có thể hiểu và nói chuyện được với nhau. Vì việc chuyển đổi dữ liệu được tiến hành qua 1 hệ thống chung (web), việc tương thích không còn là vấn đề lớn. Trong quá khứ, các công ty với các hệ thống quản lý thông tin không tương thích có thể gặp khó khăn khi thực 16 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. hiện các giao dịch. XML, một chuẩn phát triển web, có thể được dùng để cải tiến sự tương thích giữa các hệ thống riêng rẽ, tạo ra các cơ hội cho thị trường mới. Ngày nay, hầu hết các ứng dụng trên web đều hỗ trợ chuẩn XML. Hơn nữa, người ta còn sử dụng XML để biểu diễn ngữ nghĩa của trang web, từ đó giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên internet hiệu quả và chính xác hơn. Chẳng hạn, nhà phát triển XML có thể mã hóa dữ liệu trong một danh mục sản phẩm bằng XML. Mỗi sản phẩm trong danh mục được gán một thẻ mô tả kích thước, màu sắc, giá cả, nhà cung cấp, thời gian chờ ước lượng và chính sách giảm giá. Vì XML có thể được sử dụng với nhiều hệ thống và nền tảng, các công ty có thể cung cấp dữ liệu danh mục của nó trên nhiều địa chỉ trao đổi B2B. Tên sản phẩm, giá cả và các dữ liệu mô tả khác được định dạng tự động để phù hợp với hình thức và cảm nhận về một địa chỉ. 3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử Đan xen những gam màu sáng - tối với những doanh nghiệp nhỏ, khoảng cách giữa quản lý kinh doanh bằng thủ công với bằng công nghệ thông tin hầu như không đáng kể. Nhưng khi kinh doanh phát triển, khối lượng công việc và nhân sự tăng lên, nếu doanh nghiệp không ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) vào quản lý và khai thác giao dịch, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức giám sát, điều tiết kinh doanh bằng thủ công bị quá tải. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính năng của TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã chủ động phát triển kinh doanh qua mạng. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, hiện các giao dịch bằng TMĐT đã trở nên khá phổ biến, những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, nhất là dịch vụ kinh doanh nội dung số. Đặc biệt, loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) rất khởi sắc. 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSI lên tới 81%. Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong năm 2006 tăng lên rõ rệt trên nhiều tiêu chí: Thu hút khách hàng mới, từ 2,9 điểm năm 2005 lên 3,3 điểm (điểm 4 là cao nhất), tăng doanh số từ 1,94 lên 2,25 điểm, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, từ 1,9 lên 2,78 điểm ... Song kết quả điều tra của Bộ Thương mại cũng cho thấy những gam màu sẫm của bức tranh: tỷ lệ doanh nghiệp có Website 31,3%, nhưng tính năng TMĐT trong Website còn chưa hữu hiệu. Chức năng chủ yếu của Website là giới thiệu về doanh nghiệp (98,3%), giới thiệu sản phẩm dịch vụ(62,5%), trong khi chức năng cho phép đặt hàng qua mạng chỉ có 27,4% và đáng lo ngại hơn cả là thanh toán trực tuyến mới đạt 3,2%. Trả lời câu hỏi vì sao việc khai thác kinh doanh qua mạng còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp đều chó là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu và yếu 17 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. về kỹ năng. Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp tự cứu mình Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực một cách chính qui cho TMĐT ở nước ta bắt đầu chưa lâu. Ngày 15/9/2005 chúng ta mới có Quyết định 222/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT, trong đó có dự án đầu tư nguồn nhân lực TMĐT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước đó, một số học viện, trường cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận... ) chưa được qui chuẩn thống nhất. Vì vậy giữa tháng 4/2007 xảy ra chuyện 474 học viên khoá I, hệ "Kỹ thuật viên tin học ứng dụng" của Viện Công nghệ thông tin, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã phản ứng kịch liệt vì đã tốt nghiệp rồi mà nhà trường không thể cấp bằng cho họ được, phải "nhờ" Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cấp bằng hộ. Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc phổ biến hơn cả, được 62% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là gửi nhân viên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8%. Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu. Do đó, khi xây dựng trang Website hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại. Đa dạng giáo viên, giáo trình Từ năm học 2006 - 2007 trở đi mới xuất hiện những hình thức đào tạo một cách bài bản, qui chuẩn. Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng có khoa kinh tế hoặc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc có môn học TMĐT. Thời lượng các môn học ở mức phổ biến là 45 tiết, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I có 90 tiết và Đại học Ngoại thương có 60 tiết. Nhưng cũng còn nhiều trường, nhiều khoa mới đang xây dựng chương trình TMĐT, trong đó có cả những trường thuộc ngành thương mại như Trường Cán bộ Thương mại Trung ương. Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu. Giảng viên TMĐT có nguồn gốc rất khác nhau. Thí dụ, giảng viên của Đại học Thương mại chủ yếu từ chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh chuyển sang, của Đại học Ngoại thương thì chủ yếu tự đào tạo, bồi dưỡng 18 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. của trường và bên ngoài, của Đại học Kinh tế quốc dân: Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngoài ... Vấn đề bất cập nhất hiện nay của đội ngũ giảng viên TMĐT là số giảng viên có kiến thức cơ bản về kinh doanh thì được đào tạo không cơ bản về công nghệ thông tin và ngược lại, có rất ít giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp cả về thương mại lẫn điện tử. Đồng thời do không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu các phần mềm TMĐT hiện đại hỗ trợ cho đào tạo nên các giảng viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Nguồn giáo trình TMĐT cũng chưa được quy chuẩn, chủ yếu từ nước ngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạo TMĐT ở bậc Đại học, sau Đại học do các giảng viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài mang về, chương trình đào tạo của các trường Đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet, sách, tài liệu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam. Tất cả các giáo trình này mới chỉ dừng ở mức cung cấp kiến thức cơ bản, còn chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược TMĐT chưa có nhiều. Đã có đầu mối thống nhất Dự án đào tạo nguồn nhân lực chính quy trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN do Bộ Giáo dục chủ trì theo Quyết định 222/QĐ-TTG về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006 - 2010 đóng một vai trò quan trọng. Ngày 6/11/2006, Bộ GDĐT và Bộ Thương mại đã có cuộc họp chung nhằm thúc đẩy công tác đào tạo TMĐT. Hai Bộ đã thảo luận cụ thể một số công việc nhằm sớm triển khai dự án này như: xây dựng các chương trình khung, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học (Chương trình 322) để khuyến khích học tập TMĐT. Quan trọng hơn cả là 2 Bộ đã thống nhất đầu mối cho hoạt động hợp tác và phát triển dự án là Vụ Đại học và Sau Dại học (Bộ GDĐT) và Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại). Thống nhất đầu mối là bước tiến cơ bản vì từ nay đã có một địa chỉ để tiếp cận, phản hồi và giải quyết những vướng mắc từ các cơ sở đào tạo TMĐT trong cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. 4. Hạ tầng về thanh toán tự động Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ... Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình. 19 QTDN-507401029.
- Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh PD University Nghiệp tại Việt Nam. Chạy đua công nghệ thanh toán điện tử tại Việt Nam Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Thanh toán điện tử vẫn tiếp tục "nóng" tại Banking Vietnam 2008, cho dù chủ đề này đã được đề cập trong 3 kỳ hội thảo thường niên về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng này. Theo ông Bùi Quang Tiên, Trưởng ban Thanh toán - NHNN Việt Nam, với khoảng 15 triệu người sử dụng Internet, gần 50 triệu người sử dụng điện thoại di động hiện nay, rõ ràng Internet banking và Mobile banking sẽ là trào lưu phát triển tiếp theo tương tự như phát triển của thẻ thanh toán. Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking. Phương tiện thanh toán được nhân lên gấp đôi Những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người tiêu dùng sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh trong năm 2008. Đến cuối năm nay, số lượng phương tiện thanh toán điện tử sẽ được đưa vào sử dụng gần gấp đôi so với từ năm 2007 trở về trước. Trong đó, máy rút tiền tự động ATM từ khoảng 4.500 chiếc hiện nay sẽ được đẩy lên 6.889. Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS (Point of Sale) lắp đặt tại điểm bán hàng từ 14.858 chiếc lên 29.215 chiếc. Thẻ thanh toán dự kiến phát hành gần 14 triệu chiếc. Đặc biệt, hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam hiện nay là Smartlink và Banknetvn sẽ kết nối chính thức với nhau từ ngày 23/5. Liên minh thẻ Smartlink do Vietcombank đứng đầu gồm 29 NH thành viên hiện chiếm khoảng 25% thị phần. Banknetvn do 3 NH lớn gồm Agribank, BIDV và Incombank cùng 4 NHTM CP khác thành lập chiến 70% thị phần. Khi liên kết với nhau, Smartlink và Banknetvn tạo thành hệ thống chiếm tới 95% số thẻ và 70% số máy ATM hiện có. Như vậy, người dân gần như không cần quan tâm đến việc mình dùng thẻ của NH nào, mà chỉ cần đến cột ATM là có thể sử dụng được. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm việc thanh toán dễ dàng hơn và đó là cơ sở để người dân "mặn mà" hơn với chiếc thẻ. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy 20 QTDN-507401029.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận " Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa "
27 p | 216 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Ứng dụng Imc vào hệ thống siêu thị Maxi mark
49 p | 240 | 38
-
Báo cáo khoa học: "NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ ỨNG LỰC NGOÀI TĂNG CƯỜNG CÁC CẦU BÊTÔNG DỰ ỨNG LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO GIAO THÔNG"
6 p | 106 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty cổ phần thương mại Hà Phan
121 p | 81 | 19
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam
79 p | 63 | 18
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam
79 p | 76 | 15
-
Ứng dụng thương mại quốc tế và thanh toán ngân hàng trong xuất nhập khẩu hiện nay - 3
27 p | 74 | 12
-
Đề tài: Nghiên cứu enzyme
29 p | 80 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Tính ổn định của một số lớp hệ phương trình vi phân hàm và ứng dụng trong lý thuyết điều khiển
111 p | 78 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện ứng dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
127 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện quy trình vận dụng thẻ điểm cân bằng vào quản trị chiến lược tại công ty cổ phần giáo dục Đại Trường Phát
90 p | 50 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Điều kiện tối ưu và đối ngẫu cho bài toán quy hoạch thương đa mục tiêu không trơn
107 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam
106 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu ứng xử cơ học của vật liệu và kết cấu áo đường mềm dưới tác dụng của tải trọng động trong điều kiện Việt Nam
27 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Điều kiện tối ưu và tính đối ngẫu cho bài toán tối ưu đa mục tiêu không trơn
54 p | 25 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Điều kiện tối ưu và đối ngẫu cho bài toán quy hoạch thương đa mục tiêu
43 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn