intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vườn trái cây Lái Thiêu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Bình Dương. Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của vườn trái cây Lái Thiêu nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản khảo sát với 7 yếu tố gồm tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá du lịch và sự hài lòng của du khách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA ĐIỂM ĐẾN VƯỜN TRÁI CÂY LÁI THIÊU TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Văn Trung1 1. Khoa Công Nghiệp Văn hóa, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Vườn trái cây Lái Thiêu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Bình Dương. Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của vườn trái cây Lái Thiêu nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản khảo sát với 7 yếu tố gồm tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá du lịch và sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 150 du khách, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến vườn trái cây Lái Thiêu là tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá du lịch. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có 3 yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch, tài nguyên DL và dịch vụ du lịch có ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch, còn các yếu tố còn lại chưa đủ cơ sở để kết luận. Kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở quan trọng giúp các nhà quản lí du lịch đưa ra những giải pháp đẩy mạnh thu hút du khách đến với vườn trái cây Lái Thiêu. Từ khóa: khách du lịch, thu hút, vườn trái cây Lái Thiêu, Yếu tố. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn trái cây Lái Thiêu gắn liền với thương hiệu “Măng cụt Lái Thiêu” được Bộ KH & CN Việt Nam chứng nhận năm 2013 thuộc địa bàn các phường Vĩnh Phú, phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh và xã An Sơn (Phòng Kinh tế thành phố Thuận An, 2023). Đây là khu vực nổi tiếng từ lâu về nhiều loại cây ăn trái miền nhiệt đới đặc biệt là măng cụt, sầu riêng, mít tố nữ, chôm chôm, bòn bon. Vườn trái cây Lái Thiêu còn gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo ven sông Sài Gòn và các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn thu hút du khách. Vườn trái cây Lái Thiêu hoạt động khai thác phục vụ nhu cầu tham quan khách du lịch tập trung ở phường Hưng Định hay còn gọi là khu vực Cầu Ngang. Diện tích vườn trái cây thuộc phường Hưng Định năm 2021 có 30.54 ha với măng cụt là cây trồng chính, chiếm 27.7 ha (90.7%). Phường Hưng Định có 4 điểm vườn phục vụ tham quan khách du lịch nổi tiếng bao gồm nhà vườn Hồng Vân; Vườn 99; Bé Hai và Ba Tâm (UBND phường Hưng Định, thành phố Thuận An, 2023). Các vườn có lịch sử hoạt động du lịch khá lâu đời với sự chuyển tiếp hai đến ba thế hệ, kinh doanh theo hộ gia đình. Điều này tạo nên tính truyền thống và đặc trưng hoạt động du lịch riêng của từng vườn trái cây, mang lại ấn tượng sâu sắc cho khách tham quan. Bên cạnh những nét độc đáo trên vườn trái cây Lái Thiêu còn thu hút du khách thông qua ẩm thực đặc trưng, lễ hội hấp dẫn, người dân thân thiện,... Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến vườn trái cây Lái Thiêu còn rất hạn chế. Do vậy, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên điểm đến có tác động đến việc thu hút như tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch và cách thức quảng bá du lịch ở vườn trái cây Lái Thiêu là rất cần thiết nhằm tìm ra vai trò của từng yếu tố đối với thu hút khách du lịch. Thông qua đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nên điểm đến giúp các nhà quản lí có những giải pháp phù hợp tác động vào từng yếu tố cụ thể, tăng lượng khách đến với vườn trái cây Lái Thiêu. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận về khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến Sự hấp dẫn của một điểm đến, theo Hu & Ritchie là sự phản ánh nhận thức, niềm tin và ý kiến của cá nhân về khả năng điểm đến đáp ứng nhu cầu du lịch cụ thể của họ (Hu & Ritchie, 1993). Theo 106
  2. Mayo & Jarvis khái niệm hóa sự hấp dẫn của điểm đến liên quan đến quá trình ra quyết định của khách du lịch và những lợi ích cụ thể mà họ thu được từ việc ghé thăm. Vengesayi (2003) nhấn mạnh thêm rằng sức hấp dẫn của điểm đến bắt nguồn từ sự kết hợp giữa các nguồn lực và nhiều hoạt động sẵn có, bao gồm các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, sự kiện và giải trí liên quan đến du lịch. Những nguồn tài nguyên và sự kết hợp hoạt động này mang đến cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn, tạo thành yếu tố 'kéo' (Vengesayi, 2003). Ngoài ra, Vengesayi đề xuất mô hình TDCA (Tourism Destination Competitiveness and Attractiveness) để phác thảo mối quan hệ giữa các yếu tố cung cấp điểm đến và các yếu tố nhu cầu du lịch. Ritchie và Crouch khẳng định rằng sức hấp dẫn của điểm đến một phần được củng cố bởi khả năng cung cấp các tiện nghi và dịch vụ mà khách du lịch có thể sử dụng khi họ ở đó. Ngược lại, khả năng cạnh tranh của một điểm đến phụ thuộc vào việc cung cấp các tiện nghi và dịch vụ này tốt hơn các điểm đến thay thế (Ritchie & Crouch, 2003). Vì vậy, có thể lập luận rằng một điểm đến đáp ứng được nhu cầu của du khách sẽ có cơ hội được chọn là điểm đến du lịch triển vọng. Những khả năng này phụ thuộc vào đặc điểm của điểm đến và các yếu tố thu hút khách du lịch đến đó (Tasci và nnk, 2007). Tác giả Asuncion Beerli và Josefa D. Martin (2004) cho rằng có 6 yếu tố: (1) Môi trường tự nhiên, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Cơ sở hạ tầng du lịch, (4) Dịch vụ giải trí trí tuệ, (5) Giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, (6) Yếu tố kinh tế chính trị. Trong khi đó Yumi Park & David Njite (2010) điển cứu tại đảo Jeju, Hàn Quốc thì cho thấy có 4 yếu tố thu hút khách du lịch: (1) Môi trường, (2) Sức hút của điểm đến, (3) Giá trị của tiền, (4) Khí hậu. Nghiên cứu của Kozak & cs (2009) kết luận rằng (1) Các yếu tố chất lượng dịch vụ, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Cơ sở vật chất và hoạt động, (4) Sự hấp dẫn của văn hoá, tự nhiên tác động đến khả năng thu hút du khách của nơi đến. Nguyễn Thị Minh Nghĩa kết luận có 2 yếu tố đại diện cho khả năng thu hút du khách nội địa đối với Hội An là (1) Thiên nhiên và khí hậu, (2) Lưu trú và ẩm (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và nnk, 2017)). Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp lý thuyết và thực tiễn thông qua khảo sát định tính và định lượng. Theo Tien-Ming Cheng và cộng sự (2013), trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự gắn kết vị trí lên mối quan hệ giữa sức hấp dẫn điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường đối với du lịch đảo ở Penghu, Đài Loan” cho rằng: (1) trong mối quan hệ giữa sức hấp dẫn điểm đến và sự gắn bó với địa điểm, sức hấp dẫn điểm đến mạnh hơn có liên quan đến mức độ gắn bó với địa điểm cao hơn và yếu tố đóng góp chính là sự nhận diện chứ không phải là sự phụ thuộc vào nguồn lực, cơ sở vật chất; (2) trong mối quan hệ giữa sức hấp dẫn điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường, sức hấp dẫn điểm đến mạnh hơn có liên quan đến hành vi có trách nhiệm với môi trường mạnh hơn đối với môi trường của điểm đến; (3) trong mối quan hệ giữa gắn kết vị trí và hành vi có trách nhiệm với môi trường, gắn kết vị trí cao hơn sẽ tăng cường hành vi có trách nhiệm với môi trường; và (4) sự gắn bó với địa điểm đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa sức hấp dẫn của điểm đến và hành vi có trách nhiệm với môi trường (Tien-Ming Cheng, Homer C. Wu & Lo-Min Huang, 2013). Dựa trên các mô hình nghiên cứu của những nhiều nhà khoa học liên quan đến khả năng thu hút khách của điểm đến và đặc trưng của địa điểm du lịch vườn trái cây Lái Thiêu, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên 7 nhóm yếu tố: tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, quảng bá du lịch và sự hài lòng của du khách. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chính trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích định lượng. Một bản câu hỏi được thiết lập để phỏng vấn khách du lịch với 27 thuộc tính đo lường mức độ hấp dẫn của các điểm đến du lịch. Thực hiện khảo sát 165 khách du lịch được chọn ngẫu nhiên tại các điểm vườn trái cây Lái Thiêu trong thời gian từ 26/2/2024 đến 28/3/2024. Các câu hỏi được thiết kế theo 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của điểm đến với thang đo Likert 5 mức (1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý). Cỡ mẫu tối thiểu 135 (số phiếu thu nhận hợp lệ 150 phiếu trong tổng 165 phiếu phát ra), cỡ mẫu được xác định theo công thức n ≥ m*5, trong đó các nhân tố thành phần là m = 27 (Bollen, 1989; Hair, 2014), đáp ứng yêu cầu về số mẫu theo quy định. Mục đích khảo sát này nhằm trình bày các 107
  3. phát hiện và thảo luận về mức độ hài lòng của khách du lịch về các thuộc tính chung mà họ cho là quan trọng đối với sức hấp dẫn của các điểm đến thông qua kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo đánh giá của khách du lịch được cho là phù hợp; sử dụng mô hình phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng thu hút du khách. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin chung về mẫu điều tra Nghiên cứu thực hiện khảo sát 150 du khách, trong đó có 85 nữ chiếm 56,7%. Du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu chủ yếu dưới 35 tuổi chiếm 63,3%. Hình thức đi du lịch chủ yếu là tự túc chiếm 67,4%. 3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s alpha) các yếu tố ảnh hưởng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên thang đo lường đủ điều kiện, đồng thời giá trị Corrected Item – Total Correlation của các biến quan sát từ 0.3 trở lên là thang đo đảm bảo độ tin cậy. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha cho thấy, nhóm biến nhân lực du lịch < 0.6 và biến A1, B7 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 nên bị loại. Các nhóm yếu tố còn lại hệ số Cronbach’s alpha đều lớn hơn 0.6 và giá trị Corrected Item – Total Correlation của các biến lớn hơn 0.3, do đó thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy (bảng 1). Bảng 1. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha các thang đo Cronbach’s Corrected Item-Total STT Thang đo Biến quan sát (các tiêu chí) alpha Correlation A1- Phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn 0.248 (loại) Tài nguyên 1 0.728 A2- Không khí trong lành, thoáng mát 0.741 du lịch A3- Không có các sự tích, câu chuyện thú vị 0.745 B1- Các lễ hội được tổ chức thu hút đông đảo du 0.708 khách B2- Nhiều dịch vụ giải trí phong phú 0.658 B3- Thiếu không gian trưng bày các sản phẩm đặc 0.653 Dịch vụ du trưng của vườn trái cây 2 0.815 lịch B4- Cơ sở lưu trú tiện nghi, thoải mái 0.713 B5- Ẩm thực đặc trưng, độc đáo 0.440 B6- Thực phẩm bảo đảm an toàn, vệ sinh 0.630 B7- Các loại dịch vụ liên quan (ngân hàng, ý tế…) 0.07 (loại) sẵn có đầy đủ C1- Nhân viên tại điểm đến nhiệt tình, trung thực 0.326 Nhân lực du C2- Thuyết minh viên, hướng dẫn viên chuyên 3 0.544 (loại) 0.404 lịch nghiệp C3- Người dân địa phương cởi mở, thân thiện 0.342 D1- Sản phẩm dịch vụ mang nét đặc trưng riêng 0.554 của địa phương Chất lượng 0.730 D2- Sản phẩm dịch vụ cung cấp đảm bảo chất 4 sản phẩm 0.623 lượng dịch vụ D3- Hàng hoá, đồ lưu niệm độc đáo chưa độc đáo 0.502 D4- Giá sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh 0.414 E1- Giao thông vận tải tốt, thuận tiện di chuyển 0.344 Cơ sở hạ E2- Hạ tầng thông tin liên lạc, công nghệ hiện đại 0.613 5 tầng du lịch 0.707 E3- An ninh trật tự đảm bảo 0.570 du lịch E4- Dịch vụ công cộng đáp ứng đầy đủ 0.508 Quảng bá du F1- Tài liệu hướng dẫn dl rõ ràng 0.780 6 0.781 lịch F2- Thông tin quảng bá dl đa dạng, hiệu quả 0.577 108
  4. F3- Cách thức truyền bá đa dạng, phong phú 0.559 G1- Sẽ giới thiệu địa điểm này cho người thân, bạn Sự hài lòng 0.469 bè 7 của du 0.674 G2- Hài lòng với điểm đến 0.449 khách G3- Sẽ quay trở lại địa điểm này 0.549 Nguồn: số liệu điều tra năm 2024 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) các yếu tố ảnh hưởng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Thông qua đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha đã loại 5 biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần. Phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất nhận được kết quả như sau: Hệ số KMO = 0.761 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, do đó phân tích nhân tố khám phá phù hợp cho dữ liệu điều tra. Kiểm định sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, điều này cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Có 5 nhân tố được trích với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 65.96% (>50%), điều này có nghĩa 65.96% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 5 yếu tố mới được thành lập, bao gồm: (A) Tài nguyên du lịch; (B) Dịch vụ du lịch; (D) Chất lượng dịch vụ du lịch; (E) Cơ sở hạ tầng du lịch; (F) Quảng bá du lịch. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 19 biến quan sát được phân thành 5 nhân tố, trong đó có 18 biến quan sát có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và có 01 biến xấu (B5 có hệ tải < 0,5). Do vậy, nhóm nghiên cứu loại bỏ biến B5 và phân tích nhân tố khám phá lần thứ 2, kết quả như sau: KMO = 0.742; Bartlett’s Test = 0.000; Có 5 nhân tố được trích với tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 67.49%. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 18 biến quan sát được phân thành 5 nhân tố, trong đó 18 biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn biến xấu (bảng 2). Bảng 2. Kết quả phân tích EFA các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu tỉnh Bình Dương Các tiêu chí Hệ số tải nhân tố A B D E F A2- Không khí trong lành, thoáng mát 0.951 A3- Không có các sự tích, câu chuyện thú vị 0.948 B1- Các lễ hội được tổ chức thu hút đông đảo du khách 0.819 B4- Cơ sở lưu trú tiện nghi, thoải mái 0.804 B2- Nhiều dịch vụ giải trí phong phú 0.786 B6- Thực phẩm bảo đảm an toàn, vệ sinh 0.762 B3- Thiếu không gian trưng bày các sản phẩm đặc trưng 0.756 của vườn trái cây D1- Sản phẩm dịch vụ mang nét đặc trưng riêng của địa 0.794 phương D2- Sản phẩm dịch vụ cung cấp đảm bảo chất lượng 0.777 D3- Hàng hoá, đồ lưu niệm độc đáo chưa độc đáo 0.733 D4- Giá sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh D1- Sản phẩm dịch vụ mang nét đặc trưng riêng của địa 0.536 phương E2- Hạ tầng thông tin liên lạc, công nghệ hiện đại 0.828 E3- An ninh trật tự đảm bảo 0.779 E4- Dịch vụ công cộng đáp ứng đầy đủ 0.708 E1- Giao thông vận tải tốt, thuận tiện di chuyển 0.547 F1- Tài liệu hướng dẫn du lịch rõ ràng 0.912 F2- Thông tin quảng bá du lịch đa dạng, hiệu quả 0.794 F3- Cách thức truyền bá đa dạng, phong phú 0.791 Hệ số KMO 0.742 Kiểm định Bartlett Sig. < 0.05 Phương sai trích 67.49% Nguồn: số liệu điều tra năm 2024 109
  5. 3.4. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch đến với vườn trái Lái Thiêu tỉnh Bình Dương, nhóm nghiên cứu đã vận dụng mô hình hồi quy do Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đề xuất, mô hình hồi quy có dạng như sau: KNTHDK = β0 + β1.A + β2.B + β3.D + β4.E + β5.F + ei Trong đó: KNTHDK: khả năng thu hút du khách đến với vườn trái cây Lái Thiêu; β: hệ số chuẩn hóa; A: tài nguyên du lịch; B: dịch vụ du lịch; D: chất lượng dịch vụ du lịch; E: cơ sở hạ tầng du lịch; F: quảng bá du lịch; ei: là các yếu tố ảnh hưởng khác. Bảng 3. ANOVAa phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 28.124 5 5.625 18.670 0.000b Residual 43.384 144 0.301 Total 71.508 149 a. Dependent Variable: F_G; b. Predictors: (Constant), F_F, F_E, F_A, F_B, F_d Nguồn: số liệu điều tra năm 2024 Bảng 4. Model Summaryb phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Durbin-Watson Square Estimate a 1 0.727 0.693 0.672 0.44889 1.770 a. Predictors: (Constant), F_F, F_E, F_A, F_B, F_d; b. Dependent Variable: F_G Nguồn: số liệu điều tra năm 2024 Kết quả phân tích hồi qua cho thấy Sig. của kiểm định F = 0.000 < 0.05, do đó mô hình hồi tuyến tính là phù hợp. Giá trị R2 hiệu chỉnh = 0,672 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 67,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 32,8% là do các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập (thang đo likert) đều nằm trong mức cho phép, tức < 2 (Hair & cộng sự, 2014), cho thấy mô hình hồi quy không bị đa cộng tuyến (các biến độc lập không có tương quan nhau). Kết quả kiểm định hệ số hồi quy cho thấy các biến độc lập A, B, E có Sig. của kiểm định t nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ 3 yếu tố này có sự tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95%. Các biến độc lập còn lại có Sig. của kiểm định t lớn hơn 0.05, chứng tỏ các yếu tố này không có sự tương quan với biến phụ thuộc (bảng 5). Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của du khách khi đến vườn trái cây Lái Thiêu (G) Số mẫu: 150 Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số Kiểm Mức ý Thống kê cộng tuyến chuẩn hoá định nghĩa Biến độc lập B Std. Error Beta (β) Độ chấp nhận VIF t Sig. của biến Hằng số -0.036 0.204 -0.089 0.129 A Tài nguyên DL 0.340 0.052 0.325 4.462 0.000 0.808 1.127 B Dịch vụ DL 0.307 0.071 0.314 4.339 0.000 0.805 1.243 D Chất lượng dịch vụ 0.036 0.082 0.033 0.439 0.661 0.764 1.309 DL E Cơ sở hạ tầng DL 0.470 0.076 0.455 6.204 0.000 0.783 1.278 F Quảng bá DL 0.011 0.052 0.015 0.216 0.829 0.900 1.111 R2 hiệu chỉnh = 0,672 Durbin - Watson = 1,770 Giá trị F = 18,67 Nguồn: số liệu điều tra năm 2024 110
  6. 3.5. Thảo luận Qua kết quả ở bảng 5 cho thấy trong 5 yếu tố được đưa vào phân tích hồi quy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu, đó là: tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng du lịch. Các yếu tố còn lại chưa đủ cơ sở để khẳng định có mối quan hệ tuyến tính với khả năng thu hút khách của địa điểm vườn trái cây Lái Thiêu. Cơ sở hạ tầng du lịch: theo kết quả đánh giá, cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố tác động mạnh nhất đến khả năng thu hút khách đến với vườn trái cây Lái Thiêu. Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực vườn trái cây Lái Thiêu khá hoàn thiện với các tuyến giao thông trọng điểm, đường liên tỉnh, liên huyện kết nối thuận tiện với các điểm du lịch. Du khách ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận dễ dàng di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng đến vườn trái cây Lái Thiêu. Ngoài các tuyến đường bộ, vườn trái cây Lái Thiêu nằm cạnh sông Sài Gòn rất thuận tiện du lịch đường sông. Bên cạnh đó, các lối đi trong vườn thường được bố trí hợp lý, tạo điều kiện cho du khách dễ dàng tiếp cận các khu vực khác nhau của vườn. Nhiều vườn trái cây cung cấp khu vực đậu xe rộng rãi cho du khách, đảm bảo sự tiện lợi trong việc di chuyển và đậu xe. Các khu vực nghỉ ngơi như nhà chòi, ghế đá hoặc lều nghỉ được bố trí trong vườn, tạo điều kiện cho du khách nghỉ ngơi và thư giãn. Các vườn trái cây thường có nhà vệ sinh sạch sẽ, tiện nghi cho du khách sử dụng trong quá trình tham quan. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng tại vườn trái cây Lái Thiêu thường tập trung vào việc đảm bảo sự thoải mái và trải nghiệm tốt cho du khách khi đến tham quan, thưởng thức trái cây tươi ngon. Tài nguyên du lịch: Mặc dù chịu tác động mạnh của quá trình đô thị hóa, tuy nhiên vườn trái cây Lái Thiêu vẫn giữ được sự trong lành của cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn. Du khách đến vườn trái cây Lái Thiêu có thể tham gia các hoạt động hái trái cây trực tiếp tại vườn, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, thưởng thức những loại trái cây tươi ngon như măng cụt, chôm chôm, bòn bon, xoài, nhãn, mít và nhiều loại khác. Các vườn cây ở Lái Thiêu thường có cảnh quan đẹp, mang đến cơ hội cho du khách đi dạo, tham quan và chụp ảnh tại những khu vườn rợp bóng cây và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Tuy nhiên, các vườn trái cây Lái Thiêu nên chú ý đến việc giới thiệu các sự tích liên quan đến các loại trái cây trong vườn hay những câu chuyện thú vị về trong lịch sử hình thành và phát triển của vườn trái cây tại điểm tham quan. Dịch vụ du lịch: Trong những năm gần đây, vườn trái cây Lái Thiêu đã chú trọng đến các dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách như tổ chức lễ hội “Lái Thiêu mà trái chín”, lễ hội này được nhiều người yêu thích bởi những chủ đề độc đáo, các loại cây trái mát lành cùng sự hiếu khách của người dân Nam Bộ. Bên cạnh đó, không khí lễ hội rất dân dã, rộn ràng cũng là điểm thu hút đối với du khách. Các vườn trái cây thường có dịch vụ ăn uống phục vụ các món ăn địa phương và các món ăn được chế biến từ trái cây như gọi gà măng cụt, cá lóc nướng trui, hay mứt trái cây,… Ngoài các hoạt động liên quan đến trái cây, bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như câu cá, dã ngoại tại các khu vực xung quanh vườn, các hoạt động thể thao ngoài trời để có thể tận hưởng trải nghiệm thú vị ở nơi này. 4. KẾT LUẬN Tài nguyên thiên nhiên phong phú của vườn trái cây Lái Thiêu, với những giống trái cây đặc sản như măng cụt, sầu riêng,… đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho điểm đến này. Sự đa dạng và chất lượng cao của các loại trái cây không chỉ làm hài lòng khách du lịch yêu thích trải nghiệm ẩm thực, mà còn mang đến cơ hội tìm hiểu về văn hóa nông nghiệp và phong tục địa phương. Qua phân tích trên cho thấy rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch của điểm đến vườn trái cây Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương chủ yếu xuất phát từ cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, dịch vụ du lịch độc đáo. Không gian thiên nhiên trong lành, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng tại các vườn trái cây Lái Thiêu cũng đóng góp tích cực vào sự hấp dẫn của điểm đến này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp những nhà quản lí du lịch ở địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nâng cao lượng khách thăm quan các vườn trái cây Lái Thiêu. 111
  7. Một số hạn chế của nghiên cứu cần được giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, cách chọn mẫu trong nghiên cứu là chọn mẫu thuận tiện phi sác xuất, điều này làm giảm tính khách quan trong nghiên cứu. Thứ hai, nghiên cứu thực hiện khảo sát trong thời gian ngắn, không phải là mùa cao điểm, vì vậy mùa cao điểm có thể có nhiều khác biệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asuncion Beerli & Josefa D. Martín (2004). Tourists’ characteristics and the perceived image of tourist destinations: a quantitative analysis—a case study of Lanzarote, Spain. Tourism Management, 25, 623– 636. 2. Chin, C. H., & Lo, M. C. (2017). Tourist's perceptions on man-made elements, natural elements and community support on rural tourism destination competitiveness. International Journal of Leisure and Tourism Marketing, 5(3), 227-247. 3. Hair et al. (2014). Multivariate Data Analysis (7th Edition). Pearson Education Limited: Harlow. 4. Hu, Y., and B. J. R. Ritchie. (1993). Measuring destination attractiveness: A contextual approach. Journal of Travel Research, 32(2), 25-34. 5. Mayo, E. J. and Jarvis, L. P. (1981), Psychology of Leisure Travel. Boston: C.B.I. Publishing Co., 191–223. 6. N. T. M. Nghĩa và cs. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5D), 29-39. 7. Phòng Kinh tế thành phố Thuận An (2023). Báo cáo nông nghiệp năm 2021, 2022. 8. Ritchie, J. R. B. and J. I. Crouch (2003) The Competitive Destination – A Sustainable Tourism Perspectives. CABI Publishing, CAB International. 9. Tasci, A. D. A., Cavusgil S. T. and Gartner W. C. (2007), Conceptualization and Operationalization of Destination Image, Journal of Hospitality & Tourism Research, 31, 194. 10. Tien-Ming Cheng, Homer C. Wu & Lo-Min Huang (2013). The influence of place attachment on the relationship between destination attractiveness and environmentally responsible behavior for island tourism in Penghu, Taiwan. Journal of Sustainable Tourism, 21:8, 1166-1187. 11. UBND phường Hưng Định – thành phố Thuận An (2023). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2021, 2022. 12. Vengesayi, S. (2003), Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1–3 December 2003, Monash University, 637–645. 13. Yumi Park & David Njite (2010). Relationship between Destination Image and Tourists’ Future Behavior: Observations from Jeju Island, Korea. Asia Pacific Journal of Tourism Research, 15(1). 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2