![](images/graphics/blank.gif)
Cách thức định hướng hành vi khách hàng trong quá trình tiếp thị sản phẩm mới
lượt xem 11
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết Cách thức định hướng hành vi khách hàng trong quá trình tiếp thị sản phẩm mới trình bày khái niệm kháng cự và những nguyên nhân dẫn đến sự kháng cự của khách hàng; Cách thức định hướng hành vi tiến tới sự đồng thuận của khách hàng trong quá trình phát triển và đổi mới sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách thức định hướng hành vi khách hàng trong quá trình tiếp thị sản phẩm mới
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 CÁCH THỨC ĐỊNH HƯỚNG HÀNH VI KHÁCH HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP THỊ SẢN PHẨM MỚI Nguyễn Ngọc Mỹ Tiên Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP. HCM 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM Email: tiennnm@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Làm thế nào để nhà tiếp thị thấu hiểu hành vi người tiêu dùng để loại bỏ sự kháng cự về mặt tâm lý trước khi họ chấp nhận chọn lựa, ra quyết định cuối cùng và tiến hành giao dịch sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường là một trong những vấn đề then chốt để tác giả thực hiện bài báo này. Để có được sự thành công của quá trình đổi mới phụ thuộc rất lớn vào khả năng của nhà quản lý tiếp thị trong việc dự báo được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm đó. Qua đó, tác giả khái quát các nguyên nhân gây ra tâm lý kháng cự, trong đó có một số nguyên nhân cụ thể rơi vào lợi ích và đặc tính của sản phẩm mà khách hàng chưa nhận diện được. Một trong những phương thức nhằm giảm thiểu sự kháng cự của khách hàng khi tiếp cận với những sản phẩm mới là dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường và tận dụng lợi thế của truyền thông và mạng xã hội. Trong thời đại thương mại điện tử, lợi thế của phương tiện truyền thông, các ứng dụng, internet, các công nghệ phát triển theo AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ định vị theo đối tượng và nhà tiếp thị dựa vào đó tạo ra nhóm sản phẩm mới tương thích nhu cầu của họ là cách tốt nhất để tối thiểu sự kháng cự. Từ khoá: Hành vi, khách hàng, tiếp thị, sản phẩm mới, tâm lý kháng cự, đồng thuận. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và thị trường thay đổi liên tục buộc doanh nghiệp phải nâng cấp và đổi mới sản phẩm. Đó là một quá trình tất yếu để được tồn tại trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, dù sản phẩm đó là hàng hoá hữu hình hay vô hình. Có thể thấy sự đa dạng từ các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu như những hàng hoá thông thường cho đến những sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, xe hơi hay những hàng hoá có thương hiệu lớn, thậm chí những phầm mềm hay ngành nghề dịch vụ,… đều cần có những kế hoạch tiếp thị nhằm thể hiện sự hiện hữu của nó và doanh nghiệp phải lên kế hoạch định vị sản phẩm đó trong tâm trí khách hàng. Thải bỏ sản phẩm cũ và đổi mới sản phẩm là một trong những phương pháp nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, họ có thể làm điều đó bằng cách trình bày những cải tiến mới và tất nhiên, cải tiến mới đó phải nhận được sự lưu tâm của khách hàng và họ phải vượt qua được rào cản tâm lý kháng cự đầu tiên vì tâm lý khách hàng luôn có một nỗi sợ nào đó và thậm chí là e ngại rủi ro khi tiêu dùng sản phẩm mới hoàn toàn, có thể liên quan đến chất lượng hay công nghệ cải tiến đột phá mà họ chưa từng được trải nghiệm. Tuy vậy, thực tế người tiêu dùng hiện tại bị chi phối bởi quá nhiều thông tin của truyền thông dẫn đến họ không còn khái niệm trung thành với bất kì thương hiệu nào vì sự truyền tải thông điệp của các sản phẩm hiện quá đa dạng nhưng đôi lúc lại có sự trùng lắp, nhàm chán và khá mờ nhạt. Do đó, tạo dựng nhận thức và nhu cầu của người tiêu dùng để họ gắn kết với doanh nghiệp của mình là vai trò thiết yếu của tiếp thị. Các nhà tiếp thị buộc phải vận dụng tất cả các công cụ và thậm chí là thủ thuật để nắm bắt và tác động vào tâm lý khách hàng, đặc biệt khi doanh nghiệp bắt đầu 222
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 chiến lược đổi mới sản phẩm. Chính vì vậy, cần cụ thể hoá hành vi khách hàng để thấu hiểu được phản ứng của họ đối với việc ra mắt sản phẩm mới, từ đó lên kế hoạch tiếp thị sẽ giúp ích cho việc chấp thuận của cộng đồng trên thị trường. Khi đó, sự xâm nhập thị trường đối với những sản phẩm đột phá, mang tính đổi mới cao có thể tốt hơn. Quá trình đổi mới sản phẩm không phải là một vấn đề mới trong tiếp thị, thậm chí là sự kháng cự về mặt tâm lý của khách hàng đối với sản phẩm mang tính đột phá không phải là điều mà các nhà tiếp thị chưa đề cập đến. Tuy nhiên, những kháng cự mạnh yếu trong từng tình huống và cách thức để giải quyết tương ứng với các tình huống kháng cự như thế nào, cùng với cách tiếp cận hành vi khách hàng, đặc biệt dưới góc độ tâm lý thì không quá phổ biến dù rằng đây chính là điều mà các nhà quản lý tiếp thị thật sự cần. Do vậy, trong bài này tác giả gói gọn một số nguyên nhân dẫn đến sự kháng cự của khách hàng và phương thức tiếp thị tương ứng để định hướng hành vi khách hàng với nỗ lực giảm sự khiên cưỡng trong quá trình chấp nhận sản phẩm mới. Điều này lần lượt được làm rõ trong các phần sau. 2. KHÁI NIỆM KHÁNG CỰ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁNG CỰ CỦA KHÁCH HÀNG Doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới thường phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan vừa phải tạo ra những sản phẩm hoàn hảo cùng với việc duy trì sự đổi mới liên tục. Phương thức đổi mới hiệu quả không phải tác động sâu nhất đến sự nhận thức cũng không phải là kiến thức và chưa hẳn sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, về thương hiệu mà ở đây, cần nhất chính là những gì họ tin tưởng. Vì vậy, phải dựa trên nền tảng trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm thì mới có thể thoả mãn nhu cầu thực sự của họ. Trong nghiên cứu của I. D Makarento (2005) (người theo thuyết cơ chế) có đề cập rằng “lực kháng cự đối với sự đổi mới được định hình không chỉ trong nền kinh tế truyền thống mà còn trong hầu hết các dạng thể được thiết lập trong xã hội”. Nhằm khắc phục sự kháng cự của khách hàng đối với đổi mới có và để có được sự thành công của quá trình đổi mới phụ thuộc rất lớn vào khả năng của nhà quản lý tiếp thị trong việc dự báo được phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm đó. Nhà tiếp thị phải tương tác với khách hàng bằng cách chuyển biến sự kháng cự tâm lý ban đầu của họ thành sự sẵn lòng muốn có, thậm chí là khao khát sở hữu thứ gì đó. Để được như vậy nhà tiếp thị phải hướng khách hàng dần dần bỏ qua các ngưỡng trở ngại trước đó và tham gia vào thoả thuận mới. Vậy kháng cự là gì? Tâm lý kháng cự của khách hàng xảy ra khi nào? Kháng theo nghĩa tiếng Việt là chống lại, không tuân theo. Cự là sự cự tuyệt, từ chối, gạt đi, không chấp nhận. Như vậy có thể hiểu sự kháng cự thể hiện sự chối bỏ, không chấp nhận tuân theo điều gì đó hay nói nôm na là tránh để bị ảnh hưởng bởi thứ gì đó tác động vào chủ thể. Ví dụ sự kháng cự bởi thị trường (market resistance) biểu thị việc chưa chấp nhận của thị trường đó. Sự kháng cự là một hiện tượng diễn ra phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, có thể trong nội tại bản thân hoặc giữa các cá nhân với nhau. Đó có thể do sự mâu thuẫn giữa ý chí và đam mê, giữa ước muốn và rào cản, giữa tha thứ và hận thù, sự gian dối và sự thật, giữa cảm xúc và lý trí, giữa cái cũ và cái mới,… Kháng cự chỉ xảy ra khi con người chưa nhận thức được đầy đủ điều mình mong muốn, khi đó có ranh giới cân nhắc giữa lý tính và cảm tính. Ở đây tác giả dùng thuật ngữ “ngưỡng kháng cự” vì nó phù hợp hơn với từ kháng cự thông thường. Ví von như Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu “dùng dằng nửa ở nửa về”, nên đi hay ở? Trạng thái tâm lý chờ đợi điều gì mà quyết định ở lại hay không? Hay một ví dụ khác như trong một 223
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 tổ chức, nhà lãnh đạo có tầm nhìn luôn là những người phải luôn sẵn sàng để đón nhận sự thay đổi, chính vì lẽ đó mà quản trị sự thay đổi trở thành một đề tài khá phổ biến hiện nay, điển hình như doanh nghiệp ra quyết định sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn mới và buộc tất cả phải thực hiện theo, sự kháng cự lúc này có thể sẽ xảy ra khi con người không thấy được lợi ích và cá nhân thường coi trọng lợi ích của bản thân hơn lợi ích của tổ chức. Họ sợ những điều không rõ ràng và không biết phản ứng như thế nào với sự không chắn chắn. Khi đó vai trò của nhà lãnh đạo phải dẫn đầu trong việc định hướng lợi ích của cả tập thể để tất cả có thể cùng tham gia vào quá trình thay đổi. Kháng cự là một thuật ngữ thường được dùng trong thị trường chứng khoán, với tiếp thị thì không quá phổ biến. Tuy nhiên, thị trường tiêu dùng cũng vậy, khi thị trường ra sản phẩm mới hoặc định vị lại thương hiệu thường sẽ nhận được sự kiêng dè từ khách hàng bởi có thể chất lượng, kỹ thuật hay đặc tính, chuẩn mực nào đó đã thay đổi và không chắc rằng liệu sự thay đổi có đạt được sự kì vọng của họ không?. Trong nghiên cứu của Rogers Everett M. (1983) và cộng sự cho rằng có 5 đặc tính của sản phẩm ảnh hưởng đến phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm mới. Đó là: lợi thế tương đối của sản phẩm, khả năng tương thích của sản phẩm, sự phức tạp của sản phẩm, khả năng có thể dùng thử sản phẩm và cuối cùng đặc thù của sản phẩm đó là gì. Roger (1983) diễn giải cụ thể như sau: - Có lợi thế tương đối (Relative advantage) là khả năng của sản phẩm mới thoả mãn nhu cầu khách hàng tố hơn trong việc so sánh với những sản phẩm khác tồn tại hiện thời trong thị trường. Ví dụ như cùng là điện thoại nhưng điện thoại di động có lợi thế tương tác tốt hơn so với điện thoại bàn truyền thống, hoặc trong tiếp thị khi mua sản phẩm với công năng như nhau thì tiếp thị dùng chiến thuật mua 1 tặng 2 sẽ có lợi thế hơn sản phẩm không được tặng thêm. - Khả năng tương thích thể hiện qua mức độ tương thích của sản phẩm mới với nhu cầu và giá trị của khách hàng tiềm năng, trải nghiệm thực tế của họ và thậm chí với những sản phẩm hiện hữu trên thị trường. Chẳng hạn như Window và Mac OS, Window có khả năng tương thích tốt hơn với nhiều sản phẩm công nghệ đa dạng, riêng Mac OS thì chỉ ứng dụng cho dòng sản phẩm của Apple. - Sự phức tạp thể hiện qua sự hiểu biết hay sử dụng sản phẩm của khách hàng, sản phẩm càng phức tạp thì khó có thể nhận được sự đánh giá cao và hấp dẫn được khách hàng. Vì tâm lý khách hàng tồn tại một số nỗi e ngại về sản phẩm phức tạp về mặt kỹ thuật, e ngại sản phẩm lỗi thời, e ngại sự phản ứng của cộng đồng và có thể những thiệt hại vật lý của sản phẩm. Như Window và Mac OS, khi người dùng quen với hệ điều hành Window, để họ chuyển sang Mac OS thì đòi hỏi có một sự e ngại nhất định, hay thậm chí trong hệ thống Window qua nhiều phiên bản, đặc biệt lúc công nghệ chuyển đổi từ Window XP sang Win7 đến nay, những người dùng quen với hệ điều hành cũ có một sự e dè nhất định khi chuyển sang hệ điều hành mới vì cảm thấy phức tạp hơn. - Có thể dùng thử sản phẩm là mức độ sản phẩm có thể được dùng thử trong khoảng thời gian giới hạn. Khả năng thử sản phẩm càng cao thì nó càng dễ dàng cho người tiêu dùng đánh giá và chấp nhận nó. Tuy nhiên, tuỳ loại sản phẩm mà có thể cho dùng thử với các dạng khác nhau, ví dụ phần mềm thường có bản “trial version” - bản dùng thử, sau một thời gian nhất định thì nhà sản xuất chuyển sang đề nghị mua bản quyền để sử dụng sản phẩm dài hạn. - Tính đặc thù (để phân biệt với những sản phẩm khác) là việc trình bày rõ những ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm cho người tiêu dùng tiềm năng của sản phẩm này. Rõ ràng các sản phẩm thực tế dễ xúc tiến hơn những sản phẩm không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được như dịch vụ. Trình bày sản phẩm hàng hoá dịch vụ được đổi mới, cải tiến, đột phá thường phức tạp hơn do một số đặc thù liên quan như: 224
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 a. Dịch vụ là những hàng hoá vô hình, do vậy người tiêu dùng không thể sờ mó, cảm giác hoặc ngửi được chúng. Tất cả những tính đặc thù của dịch cụ được mô tả bằng người bán. Khi giao dịch thường khách hàng mua sự hứa hẹn để thoả mãn nhu cầu của họ. Do đó, mua dịch vụ đổi mới đồng hành với mức độ không chắc chắn và rủi ro cao hơn. b. Dịch vụ này không thể tách rời với người cung cấp dịch vụ và khách hàng, tính đặc thù của nó gây khó khăn cho việc cung cấp và duy trì tiêu chuẩn hóa. c. Dịch vụ không thể được lưu trữ và yêu cầu đồng bộ hóa nhu cầu và cung cấp thị trường. Khi thực hiện giao dịch dịch vụ được đổi mới, rất khó đạt mức cân bằng giữa cung và cầu thực tế trên thị trường. Đó là vì khách hàng là người tham gia vào quá trình nhận dịch vụ, sự tương tác của khách hàng với người cung cấp dịch vụ có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận sự đổi mới. d. Sự bất ổn về chất lượng của dịch vụ đổi mới được giải thích bằng sự hiện diện của “yếu tố con người”, nghĩa là các nhân viên khác nhau cung cấp các dịch vụ khác nhau. Chất lượng của dịch vụ dựa trên thái độ chủ quan của khách hàng, bởi vì các cá nhân khác nhau có thái độ hoàn toàn khác nhau và những kỳ vọng khác nhau liên quan đến đổi mới. Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố con người cần đào tạo kĩ lưỡng nhân viên để họ có thể cung cấp dịch vụ chuẩn mực nhất và để giảm thiểu những yếu tố không chắc chắn, mù mờ của khách hàng đối với sản phẩm cần cung cấp minh chứng về chất lượng và các chỉ báo cần thiết liên quan đến sản phẩm sẽ hữu ích hơn. Điển hình như trong thị trường bất động sản, người tiêu dùng trước năm 2007 chưa thực sự quen với việc mua bán tài sản hình thành trong tương lai, sự e dè nghi ngại khi bỏ ra một số vốn lớn để mua căn hộ và rủi ro họ có thể đối mặt bất kì lúc nào (về thời hạn thi công, chủ đầu tư bỏ trốn, lãi suất vay ngân hàng tăng,…) đến khi sản phẩm được bàn giao cho người mua. Vì lẽ đó, đơn vị chủ đầu tư phối hợp đơn vị kinh doanh tiếp cận với khách hàng để họ dần quen với tài sản này bằng cách làm nhà mẫu, giới thiệu hồ sơ dự án hay bất cứ gì có thể có được bằng hình ảnh mẫu mã cụ thể để tiếp cận khách hàng tốt nhất. Đến thời điểm này, mặc dù vẫn hình thức mua bán đó, rủi ro vẫn như vậy, nhưng người tiêu dùng đã dần quen và mức độ kháng cự với loại hình này dần được giảm xuống bởi khả năng tương tác tiếp cận thông tin của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn thông qua các ứng dụng xã hội và truyền thông. Cần lưu ý rằng mỗi đặc tính của sản phẩm, được mô tả ở trên (lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, sự dễ dàng trong thử nghiệm và tính đặc thù) tác động rất lớn đến sự chấp nhận của người tiêu dùng (Natalia Chukhray, 2012). Một sản phẩm có lợi ích tương thích, được phát triển phù hợp với nhu cầu và giá trị hiện đại thì có thể dễ dàng được sử dụng trong điều kiện hiện tại và nếu nó dễ hiểu thì sẽ dễ bán hơn so với sản phẩm không nổi bật. Sự kháng cự của khách hàng cũng dựa trên tính đặc thù được nêu trên và từ đó nhà tiếp thị phải định rõ được hàng hoá của mình nằm ở nhóm nào để từ đó có cách thức định hướng hành vi cho phù hợp và điều này được mô tả cụ thể hơn trong phần sau. 3. CÁCH THỨC ĐỊNH HƢỚNG HÀNH VI TIẾN TỚI SỰ ĐỒNG THUẬN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI SẢN PHẨM Sự kháng cự với sự đổi mới phụ thuộc rất nhiều vào mức độ rủi ro mà người tiêu dùng gặp phải khi mua và sử dụng một sản phẩm mới. Do đó, nhiệm vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia giới thiệu sản phẩm đổi mới ra thị trường là phải tối thiểu hóa rủi ro. Điều này được giảm thiểu chỉ khi khả năng cạnh tranh của nhà cung ứng và mức độ khuếch tán sản phẩm đổi mới của họ cao hơn trên thị trường, tuy nhiên cạnh tranh không nên dừng lại ở cuộc chiến giá cả vì sẽ làm người tiêu dùng nhạy cảm với giá hơn. Khi đó, nhà cung ứng phải thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào danh tiếng, uy tín của thương hiệu, của doanh nghiệp. Danh tiếng tốt sẽ giúp sản phẩm dễ được 225
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 chào đón hơn trong quá trình ra quyết định mua hàng. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa các nguồn truyền thông tương đối quan trọng trong quá trình quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, thường thì chi phí R&D luôn là một phần tất yếu trong quá trình đổi mới sản phẩm vì nó sẽ giúp ích trong việc xác định chiến lược phù hợp để định vị sản phẩm trên thị trường. Chiến lược tiếp thị nào được sử dụng trong quá trình kháng cự? Vấn đề này thường rất khó để có công thức chung cho mọi sản phẩm. Tuy nhiên, có thể mô phỏng các chiến lược tiếp thị để vượt qua ngưỡng kháng cự như Bảng 1. Bảng 1. Chiến lược tiếp thị vượt qua sự kháng cự của khách hàng. Loại kháng cự Các hợp phần chiến lược tiếp thị Sản phẩm Truyền thông Giá Bán hàng Về chức năng: Phát triển hướng sửa Chính sách phát rào cản khi sử đổi tiềm năng và cải triển thị trường và dụng các sản thiện sản phẩm mới tính thích ứng của phẩm mới cung ứng dịch vụ sản phẩm với nhu thích hợp. cầu người tiêu dùng tại điểm bán hàng. Về kinh tế: rào Cải thiện phần trình Nhấn mạnh vào Sử dụng chiến cản về giá bày của sả phẩm truyền thông về sự lược giá giới (đổi mới và phát tương quan giữa thiệu chủ động triển); cải thiện định giá và chất lượng. với thị trường, vị sản phẩm. chào giảm giá bằng bán sản phẩm có giá cách cắt giảm chi trị cộng thêm ở cùng phí sản xuất và mức giá. bán hàng. Rào cản về rủi ro Sử dụng chính sách Sử dụng quảng của thương hiệu nổi cáo thông tin và tiếng; giới thiệu các giải thích. giấy chứng nhận chất lượng; bằng cấp sản phấm và bảo hành sản phẩm. Rào cản về tâm Thông báo khách Sử dụng đại lý bán lý cổ điển hàng về cách nhận hàng và đại lý công biết sản phẩm. nghiệp (industrial agents). Rào cản về hình Sử dụng hiệu quả Nhấn mạnh truyền ảnh chính sách thương thông tương quan hiệu. về quan điểm chất lượng kèm thương hiệu. Nguồn: Chukhray N., 2001. Ngoài ra, trong xu thế hiện nay thường kích cầu tiêu dùng tăng lên bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng các khoản giá trị cộng thêm hay các dịch vụ mới miễn phí, đó là đặc quyền của khách hàng khi được hưởng những ưu đãi của công ty. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đóng vai trò chủ đạo trong tương tác với khách hàng và giúp gia tăng cảm tình và sự trung thành của khách hàng; có khả năng bổ sung và thu hút khách hàng mới; góp phần thiết lập thương hiệu tốt hơn. 226
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Có rất nhiều cách để ứng dụng thành công theo phương thức này, chẳng hạn như dựa trên những blogger hay influencer (người gây ảnh hưởng) thông qua các mạng xã hội (facebook, youtube, instagram,...). Trong thời đại E-commerce (thương mại điện tử) lợi thế của phương tiện truyền thông thông qua internet sẽ góp phần định hình các nhóm khách hàng cùng sở thích, họ có thể giao tiếp thông qua các kênh với những mục đích như nhau và theo đó, influencer sẽ có tác động phần nào đến quyết định mua hay không mua sản phẩm. Đó chỉ là một phương thức trong số nhiều cách thực hiện và thực sự điều này chỉ có thể thực hiện tốt khi thấu hiểu tâm lý hành vi khách hàng. Trong mọi kế hoạch liên quan đến tiếp thị cần khẳng định điều đầu tiên là phải thấu hiểu khách hàng chứ không phải đợi khách hàng hiểu biết thương hiệu hay sản phẩm của mình. “Muốn có khách hàng có “Brand Loyalty” thì thương hiệu cần phải có “Brand Status” nghĩa là luôn hành xử để có một vị thế xứng đáng với sự trung thành của khách hàng”1. Thực tế thị trường hiện tại quá nhiều thông tin truyền thông và doanh nghiệp thường có nhiều chiêu trò để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp hay sản phẩm. Tuy vậy người tiêu dùng hiện nay đủ thông minh để tiếp cận với các thông tin chứng minh doanh nghiệp thực sự có nhất quán với giá trị chuẩn mực họ tạo ra hay chỉ là sự mị dân tạm thời theo kiểu quảng cáo “bốc phét ăn tiền”. Người tiêu dùng hiện nay không còn thụ động tiếp nhận thông tin theo kiểu doanh nghiệp sử dụng sức mạnh truyền thông lan truyền từ trên xuống mà thông qua mạng xã hội, người tiêu dùng tương tác tích cực với thương hiệu, họ chọn lựa sản phẩm và dịch vụ được thiết kế tuỳ biến riêng theo sở thích của bản thân, tức ở đây giải pháp được thiết kế riêng theo chính trải nghiệm mà khác hàng cung cấp. Điều này được thực hiện khi các doanh nghiệp thảo luận với khách hàng để họ cảm thấy mình là người duy nhất và có vai trò ảnh hưởng đến thương hiệu và sẽ gắn kết với thương hiệu. Doanh nghiệp nỗ lực để khách hàng trung thành, gắn kết với thương hiệu nhưng cần phải nắm cốt lõi vấn đề là sự trung thành ấy chỉ trong điều kiện thương hiệu phải trung thành với những gì đã có trong tâm tưởng của khách hàng về thương hiệu ấy. Khi đó, vai trò thấu hiểu khách hàng là tiền đề cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Chính vì vậy gần đây, những vấn đề được đề cập đến nhiều nhất như công nghệ big data, tiếp thị trong thời đại 4.0 hay dữ liệu người dùng… là một trong những điều thu hút nhà tiếp thị nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh nói chung để nghiên cứu nhu cầu khách hàng tốt hơn. Trong nhiều năm nay, mọi khách hàng có điện thoại thông minh đều là nguồn dữ liệu thống kê tốt nhất, các thông tin GPS, lượt thích, tìm kiếm, mua hàng, lượt xem và nhiều thứ khác cho phép các nhà bán lẻ biết rõ nhu cầu, sở thích hay nói chung là những khía cạnh liên quan đến vấn đề tâm lý khách hàng. Trong đó điện thoại đi động và các ứng dụng kèm theo là một trong những cách để tương tác và có được thông tin tốt nhất về hành vi mua hàng của người dùng. Theo báo cáo “hành vi người dùng điện thoại thông minh” của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam (quý 4, 2017), tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh (smartphone) so với người dùng điện thoại phổ thông (feature phone) trong năm 2017 là 84 %, con số này cao hơn năm 2016 là 6 %. Đây là một trong những lợi thế giúp nhà cung ứng có thể tương tác tốt với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra theo chiều hướng phát triển của công nghệ, có rất nhiều cách để thu hút khách hàng tương tác với thương hiệu. Một ví dụ của Alibaba vào tháng 2 năm 2018, Alibaba hợp tác với một trung tâm mua sắm ở Trung Quốc InTime để đưa ra một tấm gương trong nhà vệ sinh, khách hàng có thể trải nghiệm cảm giác trang điểm ảo, họ nhìn vào tấm gương và chạm vào để chọn các sản phẩm trang điểm, nếu họ thích sản phẩm đó, họ có thể mua hàng tại một cái máy bán hàng tự động liền kề sử dụng mã code QR liên kết trên điện thoại. Hay gần đây nhất vào tháng 3 năm 2018, IKEA Place là một ứng dụng từ điện thoại giúp người mua hàng có thể xếp đặt và xem các sản phẩm được 1 Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2006, Dấu ấn thương hiệu: tài sản và giá trị, tập II - hồn, nhân cách, bản sắc, Nhà xuất bản Trẻ, trang 225. 227
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 cung cấp dạng kỹ thuật số tại nhà của họ. Ứng dụng được cập nhật bao gồm tìm kiếm hiển thị ảo để người dùng có thể hướng ống kính vào vị trí xếp đặt các món hàng tại nhà và tìm kiếm sản phẩm tương tự. Một trường hợp khác đặc biệt hơn là vào tháng 4 năm 2018, những cánh cửa màn hình phẳng có khả năng tương tác được đặt trong dãy số 4 của khu tàu điện ngầm ở Sao Paulo2. Đặc điểm cánh của này có thể phát hiện được số hành khách đứng trước nó cũng như nhận diện được biểu hiện qua gương mặt để ước tính độ tuổi, giới tính và tâm trạng của hành khách. Sử dụng thông tin này giúp các quảng cáo được định vị theo đối tượng và có thể hiển thị ra tương ứng cho các hành khách đó. Đó là ba trong số nhiều ứng dụng công nghệ phổ biến hiện nay cực kì thân thiện với người dùng và giúp doanh số bán hàng tăng lên đáng kể bởi quy trình khá đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ góp phần định hình lại triển vọng về khách hàng. Đây là những cơ hội nhưng cũng là những thách thức đối với bất kì doanh nghiệp hay ngành hàng nào. Song thực tế phải thừa nhận một điều nắm bắt tâm lý hành vi khách hàng là một điều cực kì khó vì khách hàng thay đổi quyết định liên tục theo trạng thái tâm lý, việc mua hàng còn tuỳ vào thời gian hay địa điểm mua hàng. Do vậy, sự thay đổi lòng vòng từ phân khúc này, sản phẩm này sang phân khúc khác, sản phẩm khác có thể xảy ra theo từng lúc, từng nơi và thậm chí có thể xảy ra trong cùng một ngày3. Xâm nhập thị trường đã khó, giữ được thị phần trên thị trường càng khó hơn khi có quá nhiều sự cạnh tranh. Doanh nghiệp nào tương tác tốt và thấu hiểu hành vi khách hàng cùng với tìm kiếm sự đổi mới liên tục nhưng phải dựa trên nền tảng nghiên cứu để đạt ngưỡng đồng thuận của khách hàng thông qua một số vấn đề được đề cập ở trên thì doanh nghiệp đó sẽ thống lĩnh thị trường. 4. KẾT LUẬN Sự kháng cự lúc xảy ra khi con người không thấy được lợi ích của sản phẩm mang tính đổi mới hay phát triển đột phá. Họ sợ những điều không rõ ràng và không biết phản ứng như thế nào với sự không chắn chắn. Lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, khả năng dùng thử và tính đặc thù tác động rất lớn đến sự chấp nhận của người tiêu dùng. Nhà tiếp thị phải định rõ được hàng hoá của mình nằm ở nhóm nào để từ đó có cách thức định hướng hành vi cho phù hợp. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đóng vai trò chủ đạo trong tương tác với khách hàng. Trong thời đại thương mại điện tử, lợi thế của phương tiện truyền thông, các ứng dụng, internet, các công nghệ phát triển theo AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ góp phần định hình các nhóm khách hàng, ví dụ như ước tính độ tuổi, giới tính và tâm trạng,…. Sau đó, sử dụng thông tin này giúp các quảng cáo được định vị theo đối tượng và có thể hiển thị ra tương ứng cho các khách hàng để thu hút được sự quan tâm của họ. Thấu hiểu và định hướng hành vi khách hàng là một vấn đề không phải dễ dàng nhưng đòi hỏi nhà tiếp thị phải thực hiện để định vị thương hiệu và tồn tại trên thị trường đa dạng hiện nay. Chỉ có thể làm được điều này khi doanh nghiệp hiểu rõ và nắm bắt được nhu cầu khách hàng và đặc biệt dưới góc độ tâm lý, qua khảo sát người dùng, nhận diện được họ để từ đó lên kế hoạch tương tác với các nhóm khách hàng mục tiêu nhằm giảm sự kháng cự của họ và tất nhiên phải theo từng phân khúc sản phẩm trên thị trường. 2 Xu hướng tiếp thị, truy cập từ website https://trendwatching.com/quarterly/2018-05/the-future-of-retail/ truy cập ngày 24/5/2018 3 Capgemini Consulting & ESSEC, 2016, Hyper-personalization vs. Segmentation: Has Big Data made customer segmentation redundant?, ESSEC Business School and Capgemini Consulting. 228
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Capgemini Consulting & ESSEC - Hyper-personalization vs. segmentation: Has Big Data made customer segmentation redundant? ESSEC Business School and Capgemini Consulting, 2016. 2. Natalia Chukhray, Patora R. - Іnnovatsii i logіstika tovarіv: Monografіya, Vidavnitstvo Natsіonalnogo Unіversitetu, Lvivska Polіtehnіka, Lviv, 2001, p. 164. 3. Natalia Chukhray - Marketing Strategies for Overcoming Consumer Resistance to Innovations, Konsumpcja i Rozwój journal, 2012, p.g 71-84, ISSN 2083-6929. 4. Makarenko І. D. - Problemy іnnovatsіynoi polіtyki Ukrainy v umovach reformuvannya ekonomіki, “Ekonomіst”, № 4, 2005, p. 40-42. 5. Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Dấu ấn thương hiệu: tài sản và giá trị, tập II - hồn, nhân cách, bản sắc, Nhà xuất bản Trẻ, 2006, trang 225. 6. Rogers Everett M. - Diffusion of Innovations, NY: Free Press., 1983. Nguồn từ website: Nielsen Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu thị trường về “hành vi người dùng điện thoại thông minh” truy cập từ http://www.nielsen.com/vn/vi/insights/2017/nielsen-smartphone-insights- 2017.html vào ngày 24/5/2018. Xu hướng tiếp thị, truy cập từ http://trendwatching.com/quarterly/2018-05/the-future-of-retail/ vào ngày 24/5/2018. CUSTOMER-ORIENTED APPROACH IN MARKETING NEW PRODUCT Nguyen Ngoc My Tien Real Estate Department - Land Administration Faculty, Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment 236B Le Van Sy Street, Ward 1, Tan Binh district, Ho Chi Minh City, Vietnam Email: tiennnm@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Understanding consumer behavior and trying to eliminate their psychological resistance before they make the final decision to buy a brand-new product or renewable product is the big problem that marketers must deal with. The success of the innovation process depends largely on the ability of the marketing manager in predicting the customer response to that product. In this article, the causes of resistance psychology are presented such as the interests and characteristics of products that customers have not identified. One of the ways to minimize customer resistance to a brand-new product or renewable product is based on market research and maketers must know how to take advantage of social media. In the era of e-commerce, the advantage of media, mobile-applications, Internet and artificial intelligence technologies can position the groups of customers and marketers rely on it to create products compatible to their needs. That is the best way to minimize resistance. Keywords: Behavior, customer, marketing, new product, psychological resistance, consensus. 229
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Brand Strategy - Chiến lược thương hiệu
5 p |
348 |
143
-
Bài giảng môn học Hành vi khách hàng - ĐH Tôn Đức Thắng
140 p |
281 |
60
-
Níu chân khách hàng bằng cách hiểu họ sâu sắc
5 p |
130 |
33
-
Chương 6: Phân tích cạnh tranh (Khoa Quản trị Kinh Doanh - Đại học Kinh tế)
38 p |
136 |
32
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 12 - TS. Hồ Thiện Thông Minh
21 p |
170 |
28
-
Bài giảng về Quản trị học: Chương 9
31 p |
193 |
23
-
5 cách “giết chết” kế hoạch marketing
7 p |
121 |
21
-
Hành vi khách hàng và lý thuyết cơ bản
26 p |
237 |
21
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 4 - ĐH Công Nghệ Đồng Nai
26 p |
242 |
20
-
Năm cách “giết chết” kế hoạch tiếp thị
8 p |
92 |
8
-
“Cơ hội trục lợi” chỉ có thể nhất thời đạt được
6 p |
88 |
6
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 5 – ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
11 p |
62 |
6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng nước khoáng Vĩnh Hảo của khách hàng tại thành phố Bạc Liêu
11 p |
16 |
6
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Bích
16 p |
26 |
6
-
Ứng dụng công cụ SPSS và FSQCA trong phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến hành vi tiêu dùng bền vững đối với thực phẩm của giới trẻ hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p |
56 |
5
-
Hành vi tiêu dùng bền vững các sản phẩm thời trang tại Việt Nam
11 p |
63 |
1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương
14 p |
17 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)