Cần thống nhất các quy định về các khoản dự phòng
lượt xem 10
download
Dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian: như vậy, một khoản dự phòng là một khoản nợ nhưng mới là nghĩa vụ nợ tiềm tàng vì chưa chắc chắn về mặt giá trị khoản nợ, giá trị giảm sút lợi ích kinh tế và thời gian sẽ phát sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cần thống nhất các quy định về các khoản dự phòng
- Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng Dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian: như vậy, một khoản dự phòng là một khoản nợ nhưng mới là nghĩa vụ nợ tiềm tàng vì chưa chắc chắn về mặt giá trị khoản nợ, giá trị giảm sút lợi ích kinh tế và thời gian sẽ phát sinh. Khoản dự phòng sẽ được ghi nhận trên Báo cáo tài chính và thường xuyên được xem xét lại giá trị ước tính vào cuối mỗi niên độ kế toán. Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ này chỉ được xác nhận bởi khả năng thường xảy ra hay không của một hoặc nhiều sự kiện
- không chắc chắn trong tương lai mà DN không kiểm soát được. Là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì chưa chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ, giá trị khoản nợ chưa được xác định một cách đáng tin cậy. Nợ tiềm tàng chưa được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán cho đến khi có chứng cứ chắc chắn về các sự kiện sẽ xảy ra. Dưới góc độ kế toán quy định các khoản dự phòng sau: dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi (theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC); dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu DN, dự phòng cho những hợp đồng có rủi ro lớn, dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, dự phòng về chi phí bảo hành công
- trình xây lắp ) theo chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng) Dưới góc độ tài chính theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC, thì có các khoản dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây lắp. Thực tế hiện nay giữa quy định của kế toán và quy định của tài chính về các khoản dự phòng là chưa thống nhất dẫn đến khó khăn cho những người làm công tác kế toán cũng như những đối tượng liên quan, do đó cần phải được xử lý như sau: Thứ nhất, thống nhất cách hiểu về bản chất các khoản dự phòng.
- Về Tài khoản phản ánh các khoản dự phòng và tương tự dự phòng gồm có: + TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. + TK 351 – Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, TK 352 – Dự phòng phải trả, TK 335 – Chi phí phải trả. + TK 415 – Quỹ dự phòng tài chính. Như vậy, ta thấy rằng dự phòng theo quy định hiện nay là việc ghi nhận trước vào chi phí những khoản tổn thất dự kiến có thể xảy ra trong tương lai “là khoản nợ phải trả nhưng chưa chắc chắn được về giá trị và thời gian”
- Trong thực tế các TK này được mở để phản ánh các nội dung đã nêu. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao các khảon dự phòng này có cùng mục đích nhưng cách mã hóa tài khoản lại khác nhau? Cho nên cần thiết phải đưa ra một nguyên tắc mã hóa để dễ nhận biết các khoản dự phòng này hơn. Nguyên tắc đưa ra có thể là các tài khoản phản ánh dự phòng đều có đuôi cuối cùng là 9, và lúc đó sẽ có: TK 129, TK 229, TK 159, TK 139, TK 3X9, TK 4Y9 cho thống nhất. Bên cạnh đó cũng cần xem xét, nếu với cách mã hóa TK phản ánh các khoản dự phòng như hiện tại thì nhóm TK 129, 229, 139, 159 có phải mang tính chất dự phòng phải trả không? Và bản chất nhóm này có khác bản chất nhóm TK 351, 352, 335 không? Thứ hai, thống nhất xử lý các khoản dự phòng giữa quy định của chuẩn mực số 18, Quyết định 15/2006 và Thông tư số
- 13/2006 Xem bảng sau: Theo QĐ 15/2006 Theo Thông tư Tiêu thức và Chuẩn mực số 13/2006 18 Trích lập Khi hoàn Trích lập Khi hoàn lần đầu nhập lần đầu nhập hoặc trích hoặc trích lập bổ lập bổ sung sung thêm thêm 1. Dự Nợ TK Nợ TK Nợ TK Nợ TK
- phòng 635 129, 229 635 129, 229 Đầu tư Có TK Có TK Có TK Có TK tài chính 129, 229 635 129, 229 515 2. Dự Nợ TK Nợ TK Nợ TK Nợ TK phòng 642(6) 139 642(6) 139 phải thu Có TK Có TK Có TK Có TK khó đòi 139 642(6) 139 711 3. Dự Nợ TK Nợ TK Nợ TK Nợ TK phòng 632 159 632 159 Giảm giá Có TK Có TK Có TK Có TK HTK 159 632 159 711 4. Dự Nợ TK Nợ TK Nợ TK Nợ TK phòng 641 352 641 352
- Bảo hành Có TK Có TK Có TK Có TK SP, HH 352 641 352 711 5. Dự Nợ TK Nợ TK Nợ TK Nợ TK phòng 641 352 641 352 bảo hành Có TK Có TK Có TK Có TK Công 352 711 352 711 trình XL 6. Dự Nợ TK Nợ TK phòng trợ 642 351 cấp mất Có TK Có TK việc làm 351 642 7. Dự Nợ TK Nợ TK phòng 642 352
- các Có TK Có TK khoản 352 642 CP tái cơ cấu DN 8. Dự Nợ TK Nợ TK phòng 642 352 các Hợp Có TK Có TK đồng có 352 642 rủi ro lớn 9. Quỹ Nợ TK dự phòng 421 tài chính Có TK 415
- Nhìn vào quy định được phân tích trên, ta thấy Chuẩn mực số 18 và Quyết định số 15/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm các khoản dự phòng tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì ghi giảm chi phí đã trích, trừ trường hợp trích lập dự phòng cho hoạt động tài chính thì khi hòan nhập tính vào chi phí hoạt động tài chính lập. Tuy nhiên, theo như quy định của Thông tư số 13/2006 khi trích lập hoặc trích lập thêm thì tính vào chi phí, còn khi hoàn nhập thì tính vào nhập khác trừ trường hợp dự phòng các khoản đầu tư tài chính thì khi hoàn nhập tính vào doanh thu hoạt động tài chính. Với quy cách xử lý khác nhau này dẫn đến những người làm công tác kế toán không biết nên áp dụng như thế nào. Về việc trích lập lần đầu, trích lập bổ sung thêm đều tính vào chi phí thì cơ bản đã thống nhất giữa hai bên, nhưng về việc hoàn nhập thì khác biệt hòan toàn. Đi sâu về bản chất, ta thấy dù theo
- phương pháp xử lý hòan nhập nào (ghi giảm chi phí hay tăng thu nhập) đều làm cho kết quả trong kỳ tăng lên. Nhưng thực tế vẫn cần phải có sự thống nhất giữa hai quy định này. Thứ ba, số lượng các khoản dự phòng Theo chuẩn mực số 18 và Quyết định 15 bao gồm có 9 khoản dự phòng và mang tính chất dự phòng, nhưng theo Thông tư số 15 chỉ có 05 khoản dự phòng. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu ngoài các khoản dự phòng thống nhất trong quy định giữa hai bên thì các khoản dự phòng còn lại khi trích lập có được xem là chi phí hợp lý không? Và sẽ thực hiện theo cơ chế tài chính nào? Trong các khoản dự phòng đã trích lập nêu trên, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập vào lợi nhuận sau thuế, như vậy có mâu thuẫn với nguyên tắc trích lập dự phòng là tính vào chi phí trước thuế không?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận nhóm về ngân hàng ACB (Phần 3)
7 p | 672 | 309
-
Chế độ kế toán DN theo quy định hiện hành- Những vấn đề cần trao đổi
6 p | 366 | 133
-
BÀI GIẢNG - CHƯƠNG VI - KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ
13 p | 356 | 114
-
Bài tập tham khảo kế toán ngân hàng
26 p | 259 | 46
-
Cần thống nhất quy định về các khoản dự phòng
4 p | 197 | 39
-
Kiến nghị 5 giải pháp khơi thông thị trường bất động sản
3 p | 131 | 24
-
Cơ bản về Quan Hệ Nhà Đầu Tư
4 p | 108 | 9
-
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 p | 81 | 9
-
Thị trường ngoại tệ rơi vào trầm lắng
3 p | 79 | 8
-
Tài sản chuyển dịch: Cần quy định thống nhất
7 p | 85 | 7
-
ENOVARA PLC RAPPORT ANNUEL ET ÉTATS FINANCIERS AUDITÉS Pour l’exercice clos le 31 mars 2010_4
10 p | 86 | 5
-
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2019 kết thúc tại ngày 31/12/2019 - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
47 p | 46 | 5
-
The United States General Accounting Office GAO December 2001 Report to the Secretary of the Senate_part4
10 p | 75 | 4
-
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2019 - Công ty cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ
39 p | 33 | 3
-
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2019 - Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
25 p | 53 | 3
-
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho quý 3 của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 - Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)
45 p | 41 | 2
-
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ quý 1 năm 2019 - Công ty cổ phần PVI
37 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn