intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu chuyện nhân sự hậu M&A

Chia sẻ: Anhtuc_1 Anhtuc_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

164
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những câu chuyện về nhân sự hậu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) gây ồn ào trong thời gian qua xảy ra tại Vinacafe, Sacombank, Descon... có phải do xung đột về cách thức quản lý hay là biểu hiện của "hội chứng người đi xâm chiếm"? Đằng sau cái bắt tay lịch sự luôn tiền ẩn nhiều mâu thuẩn Xung đột về văn hóa và cách thức quản lý Anh P.T.B, một nhân viên kinh doanh của công ty Vinacafe Biên Hòa đã quyết định xin nghỉ việc sau hơn 5 năm gắn bó với công ty...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu chuyện nhân sự hậu M&A

  1. Câu chuyện nhân sự hậu M&A Minh Lý N hững câu chuyện về nhân sự hậu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) gây ồ n ào trong thời gian qua xảy ra tại Vinacafe, Sacombank, D escon... có phải do xung đột về cách thức quản lý hay là biểu hiện của "hội chứng người đi xâm chiếm"? Đằng sau cái bắt tay lịch sự luôn tiền ẩn nhiều mâu thuẩn Xung đột về văn hóa và cách thức quản lý Anh P.T.B, một nhân viên kinh doanh của công ty Vinacafe Biên Hòa đã quyết định xin nghỉ việc sau hơn 5 năm gắn bó với công ty này. N guyên nhân
  2. của việc ra đi này là áp lực công việc quá lớn, kể từ khi Vinacafe về với Masan. Nếu như những năm trước đây, khi chưa bị Masan thâu tóm, công việc của anh B tương đối nhẹ nhàng, chỉ bán hàng mà không bị áp lực doanh số, thì kể từ khi có Masan áp lực này tăng lên gấp bội. Chỉ với một ngôi chợ nhỏ, doanh số từ công ty đặt ra cho anh phải đạt 2 tỉ đồng/tháng. Một con số mà anh chưa bao giờ thực hiện trong gần 5 năm làm việc tại Vinacafe. Chuyện nghỉ việc của bất kỳ một người lao động nào là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào vấn đề có thể thấy rằng, đang có sự xung đột về văn hóa và cách thức quản lý của Vinacafe sau khi M&A. Phương thức quản lý của Masan từ trước đến nay luôn đặt hiệu quả lên hàng đầu. Trong khi đó, với Vinacafe, một công ty mặc dù đ ã cổ phần hòa và đã lên sàn chứng khoán nhưng cách thức làm việc vẫn mang đậm chất "từ từ là chính". Một dự đoán cho lĩnh vực nhân sự tại Vinacafe trong tương lai có thể là, đội ngũ quản lý am hiểu kỹ thuật chế biến cà phê có thể sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, nhưng một sự thanh lọc những bộ phận như kinh doanh, marketing tại Vinacafe là khó tránh khỏi. Câu chuyện nhân sự ở Vinacaphe sau khi M&A chỉ mới dừng lại ở những thay đổi nhỏ, nếu quan sát kỹ ở những thương vụ thâu tóm thù ngịch, những thay đổi nhân sự sau M&A là phức tạp hơn nhiều. Thương vụ Sacombank mới đây là một ví dụ. Chỉ mới sau mấy ngày từ đại hội cổ đông, hàng loạt nhân sự cấp cao của Sacombank đã được thay đổi. Công bố của Sacombank cho biết, kể từ 1/6/2012, ông Phan Huy Khang, hiện là Phó tổng giám đốc, tạm thời giữ chức vụ quyền Tổng giám đốc, thay thế ông Trần Xuân Huy. Trước đó, vào ngày 26/5/2012, tại đại hội đồng cổ đông Sacombank phiên họp thường niên năm 2011, ông Phan Huy Khang cũng được bầu bổ sung làm thành v iên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2011 - 2015.
  3. Ô ng Khang từng là Tổng Giám đốc ngân hàng Phương Nam. Còn ông Trần X uân Huy hiện là Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Bộ phận quan trong khác của Sacombank cũng có sự thay đổi. Theo đó, bà N guyễn Thị Mỹ Hạnh thôi giữ chức Trưởng phòng kế toán kiêm Kế toán trưởng kể từ ngày 1/6/2012. Thay vào đó là ông Huỳnh Thanh Giang. Nhìn vào cơ cấu HĐQT Sacombank cho thấy, phần lớn các thành viên chủ chốt đều đến từ Southem Bank và Eximbank. Những thay đổi này theo dự báo của giới chuyên gia ngân hàng là sẽ còn có nhiều thay đổi trong thời gian tới. "Hội chứng người đi xâm chiếm" Theo tạp chí Business Week, không có một quy tắc chung nào cho M&A nhưng có những cạm bẫy rất phổ biến trong lĩnh vực này. Và nếu quan sát những động thái trên của những kẻ đang thâu tóm Sacombank, họ đang rơi vào cạm bẫy thứ 5 trong 6 cạm bẫy thường mắc phải. Đó là rơi vào "hội chứng người đi xâm chiếm" bằng việc lấn sâu vào lãnh thổ mới và bố trí người của mình ở khắp mọi nơi. Lý giải cho cạm bẫy này, bài báo này viết rằng, một trong những lý do chính cho những người muốn tiến hành M&A đó là để có thêm được nhiều tài năng mới. Đương nhiên, công ty đi thâu tóm sẽ giành những ưu ái cho nhân viên của mình, song để công ty mới được thịnh vượng, những nhân viên quen việc cùng tin thần làm việc thoải mái của họ là điều quan trong nhất. Do vậy, hãy cố gắng tối đa để giữ nguyên cơ cấu nhân sự ổn định. Trong khi đó, cùng với quan điểm này, ong Hubert Knapp, Giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn Tài chính ngân hàng. công ty Ernst & Young Việt Nam cũng cho rằng, lĩnh vực nhân sự là một trong 4 rủi ro chính tiềm tàng hậu M&A ngân hàng. Theo ông Hubert Knapp, đội ngũ nhân sự hai bên khi sáp
  4. nhập với nhau sẽ có vị trí thừa người, có vị trí thiếu. Do đó, ngân hàng cần tính toán kỹ lưỡng từ trước việc cho họ cơ hội khác hay cho họ nghỉ. Sacombank thay đổi nhiều vị trí chủ chốt sau khi bị thâu tóm N ghị quyết của đại hội đồng cổ đông Sacombank vứa qua cũng đưa nhân sự là m ột trong những vấn đề chiến lược cần ổn định trong năm 2012. Cụ thể như phát huy cao nhất vai trò trách nhiệm của cá nhân cùng tin thần chủ động sáng tạo của từng thành viên Ban điều hành, với môi trường thăng tiến rộng mở và các chính sách động lực thỏa đáng. Tuy nhiên, với một loạt những thay đổi này, những kế hoạch này liệu có thành công. "6 tháng sau khi sáp nhập, nếu các ngân hàng không tìm được tiếng nói chung trong vận hành thì nguy cơ thất bại là rất lớn", ong Hubert K napp nhận xét. Vậy hãy chờ xem 6 tháng nữa chuyện gì sẽ xảy ra tiếp ở Sacombank.
  5. Một câu chuyện nhân sự M&A cũng gây ồn ào trong thời gian qua, đó chính là thương vụ Descon. Hơn một năm trước đây, một số thành viên HĐQT cũ của Descon, nổi bật là ông Nguyễn Xuân Bằng, chủ tịch bị phế truất trong phiên họp đại hội cổ đông bất thường được dẫn dắt bởi những người mới được bầu. Tính pháp lý của phiên họp được thừa nhân từ cơ quan quản lý khiến sau đó, sự việc dần trở nên im ắng. Tuy nhiên, những lình xình trong việc chuyển giao quyền lực tại đây đã khiến hoạt động kinh doanh của công ty này đi vào ngưng trệ, bị đ ưa vào diện cảnh báo và cuối cùng là bị Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM buộc phải rời sàn từ ngày 15/11/2011. Sau khi bị hủy niêm yết, những nhân vật chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT của công ty này cũng liên tục thay đổi. Mới đây, theo nghị quyết của HĐQT ngày 27/2/2012, Descon chấp thuận việc từ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty của bà Nghiêm Bách Hương. Thay vào đó, công ty bầu ông Nguyễn Trung Hậu hiện là thành viên HĐQT vào vị trí Chủ tịch. Thừa nhận vấn đề này trên phương tiện truyền thông, ông Trịnh Thanh Huy, Chủ tịch HĐQT BTA, người đứng đầu nhóm tham gia thâu tóm D escon là "một điều mà chúng tôi cần rút kinh nghiệm vì để xảy ra mâu thuẩn khi tham gia vào Descon". Tuy nhien, những điều mà nhóm tham gia thâu tóm này làm được ở Beton 6 có thể khiến các nhà đ ầu tư yên tâm. Descon vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc, nhưng với việc đưa ông Nguyễn Trung Hậu, người đ ã đưa Beton 6, một công ty cũng vừa trải qua quá trình M&A đ i vào hoạt động ổn định, nhà đầu tư có thể kỳ vọng ông sẽ tiếp tục lèo lái đưa Descon đi đúng quỹ đạo. Ông N guyễn Trung Hậu hiện cũng là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Beton 6.
  6. M&A Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ so với hoạt động M&A trên toàn cầu đã có lịch sử trên 50 năm. Do đó, những thương vụ M&A tại Việt Namchac81 cũng khó tránh khỏi những sai lầm mà lịch sử đã xảy ra. Một nghiên cứu gần đây của Ernst & Young cho thấy, 80% các thương vụ M&A đã không mang lại kết quả mong muốn. Trong đó 75% thương vụ hoàn toàn thất bại và nguyên nhân chủ yếu là do không xử lý được các vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề nhân sự. Hãy chờ xem những vấn đề nhân sự sau M&A sẽ tác động thế nào đến những thương vụ M&A tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2