intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

Chia sẻ: Le Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

129
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1427 giữa lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của Việt Nam và đạo quân viện binh nhà Minh. Quân Lam Sơn đã giành được chiến thắng quyết định. Bối cảnh Tháng 11 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. 5 vạn quân Minh bị diệt, hơn 1 vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối.[1] Bản thân Vương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang

  1. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1427 giữa lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của Việt Nam và đạo quân viện binh nhà Minh. Quân Lam Sơn đã giành được chiến thắng quyết định. Bối cảnh Tháng 11 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. 5 vạn quân Minh bị diệt, hơn 1 vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối.[1] Bản thân Vương Thông bị thương.[2] Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan. Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hoà để rút toàn quân về. Lê Lợi đã bằng lòng cho, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông[3]: Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương[4] bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống đục thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được.[5]
  2. Vương Thông nghe vậy hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa, nhưng bề trong sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Tuyên Đức nhà Minh. Lực lượng Trước nguy cơ hoàn toàn thất bại, và để cứu đạo quân Vương Thông (王通) đang bị vây hãm ở Đông Quan, đầu năm 1427 nhà Minh đã quyết định phái sang Việt Nam hai đạo quân viện lớn, một đạo do Liễu Thăng (柳升) chỉ huy, một đạo do Mộc Thạnh (沐晟) chỉ huy.[6] Lực lượng quân Minh theo Đại Việt sử ký toàn thư lên đến 15 vạn quân, trong đó đạo của Liễu Thăng gồm 10 vạn, đạo của Mộc Thạnh gồm 5 vạn. Theo Lam Sơn thực lục, thì quân cứu viện đông tới 20 vạn. Trong khi đó, theo Minh sử, cánh quân của Liễu Thăng chỉ gồm 7 vạn. Cả 2 viên tướng Liễu Thăng và Mộc Thạnh đều đã có kinh nghiệm chinh chiến ở ViệtNamtrước đây. Ngoài ra còn có Lương Minh là viên tướng thiện chiến, Lý Khánh và Hoàng Phúc là 2 viên quan cấp thượng thư làm tham mưu cho Liễu Thăng. Tháng 6 năm 1427, nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang cứu Vương Thông, Lê Lợi sai Lê Sát và Trần Nguyên Hãn trở lại đánh gấp thành Xương Giang, phải hạ cho được thành này trước khi Liễu Thăng và Mộc Thạnh kéo sang. Sau 3 tháng công phá, ngày 28 tháng 9 năm 1427, quân Lam Sơn hạ được thành. Hạ được thành, quân Lam Sơn làm chủ dinh lũy cuối cùng của quân Minh ở phía Bắc Đông Quan, làm chủ hoàn toàn chiến trường dự kiến tác chiến trên hướng chủ yếu.
  3. Chủ trương của quân Lam Sơn là tập trung chủ lực tiêu diệt cánh quân Liễu Thăng trước, kiềm chế, ngăn chặn cánh quân Mộc Thạch bằng lực lượng thứ yếu để tạo điều kiện tiêu diệt ở bước tiếp theo. Đồng thời, nghĩa quân dùng một lực lượng tiếp tục vây hãm quân Vương Thông, không cho quân của ông hợp quân với các cánh viện binh. Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Đinh Liệt, Lê Thụ, Lê Lỗng, Phạm Văn Liêu đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 100 ngựa và 5 voi chiến tiến lên bố trí mai phục sẵn ở ải Chi Lăng. Lê Lý, Lê Văn An đem 3 vạn quân lên tiếp ứng và chuẩn bị sẵn một trận mai phục ở Cần Trạm phía dưới Chi Lăng. Trần Nguyên Hãn được lệnh gấp rút biến thành Xương Giang thành một pháo đài án ngữ đường tiến quân của đối phương về Đông Quan và sẵn sàng phối hợp với các lực lượng đơn vị khác bao vây tiêu diệt số quân Minh còn lại.[7] Trận Chi Lăng Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh. Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào ViệtNam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên tiến lên trước, Lê Sát
  4. và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh. Trận Cần Trạm Sau khi Liễu Thăng bị chém đầu, chỉ huy quân Minh là Lương Minh . Quân Lam Sơn viết thư khuyên Lương Minh rút quân, nhưng viên tướng này không chịu khuất phục mà vẫn tiếp tục dẫn quân (còn khoảng 9 vạn) về Cần Trạm( nay là thị trấn Kép và các địa phương lân cận). Ngày 15-10, quân Minh đến Cần Trạm. Quân Lam Sơn gồm lực lượng 3 vạn quân của Lê Lý, Lê Văn An cùng với lực lượng 1 vạn quân của Lê Sát và Lưu Nhân Chú từ Chi Lăng rút về đã tổ chức mai phục và tập kích đối phương. Quân Minh bị thiệt hại nặng nề. Chỉ huy Lương Minh chết trận.[7] Trận Phố Cát Sau khi Lương Minh chết, chỉ huy quân Minh là đô đốc Thôi Tụ. Quân Minh vẫn tiếp tục tiến lên. Ngày 18-10, quân Lam Sơn phục binh ở Phố Cát (Xương Lâm huyện Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay), giết 10.000 quân Minh, Lý Khánh phải tự tử. Lực lượng còn lại của nhà Minh dưới sự chỉ huy của Thôi Tụ - Hoàng Phúc . Trận Xương Giang Quân Minh tuy thua nhưng còn đông và mạnh. Thôi Tụ dự tính vào thành Xương Giang[8] làm nơi trú quân để phối hợp với Vương Thông, nhưng khi tiến đến gần Xương Giang mới biết là thành đã bị quân Lam Sơn hạ. Thôi Tụ phải đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang tại nơi nay có thể là xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) và xung quanh, cách thành Xương Giang khoảng 3 km, đắp lũy đất để phòng thủ.[7]
  5. Quân Minh ở đóng quân trong một vị trí mà phíaNamlà thành Xương Giang kiên cố. Phía Tây Bắc, Tây và TâyNamlà sông Thương. Phía ĐôngNamcó sông LụcNam. Phía Bắc, các đơn vị của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lý, Lê Văn An, sau trận Phố Cát tiếp tục bám lưng đối phương. Quân Lam Sơn còn cử các đơn vị thủy quân lên bố trí trên sông Thương và sông LụcNam. Vì quân Minh vẫn còn mạnh, quân Lam Sơn chủ trương không tiến công ngay mà bao vây và gửi thư gọi hàng. Nhưng Thôi Tụ không chịu khuất phục. Có lần Thôi Tụ giả xin hòa, nhưng là để tìm cách vượt qua sông Lục Nam vào thành Chí Linh.[7] Quân Lam Sơn điều thêm Lê Khôi, Nguyễn Xí, Phạm Vấn, Trương Lôi đem 3.000 quân thiết đột (là đội quân xung kích tinh nhuệ nhất) và 4 voi chiến lên Xương Giang. Ngày 3 tháng 11, quân Lam Sơn mới tổng tấn công. Sau một ngày chiến đấu, nghĩa quân đã giành được thắng lợi giòn giã: tiêu diệt 5 vạn địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn 3 vạn quân, bao gồm toàn bộ tướng chỉ huy của họ. Đạo viện binh chủ yếu của nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn. Kết quả Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đạo quân đông tới 10 vạn của quân Minh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Bộ chỉ huy bị chết trận hay bị đối phương bắt gần hết. Trong khi bao vây Xương Giang, quân Lam Sơn đưa tù binh của cánh Liễu Thăng lên báo tin cho Mộc Thanh. Mộc Thạnh vội vàng cho quân rút chạy. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đã truy kích tiêu diệt trên 1 vạn quân Minh, làm tan rã hoàn toàn cánh quân này.[7] Như vậy, toàn bộ lực lượng viện binh của quân Minh đã bị đại bại. Kết quả này là một trong những nhân tố quan trọng khiến Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và không xin phép triều đình Minh đã tự ý rút quân về nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2