intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHỈNH TÂM TUỐCBIN

Chia sẻ: Lê Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

108
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nhiệm vụ chỉnh tâm tuốcbin là làm cho các rôto nằm đúng vị trí tương ứng và bảo đảm cho tâm hình học của các rôto trùng với tâm của các paliê và thân máy. Chỉnh tâm là một điều kiện thiết yếu phải có để cho máy làm việc được an toàn. Chỉnh tâm không đúng và không cẩn thận có thể gây nên nhiều điều phức tạp trong vận hành như tuốcbin bị rung mạnh, trong bộ chèn bị cọ xát, khớp trục làm việc không tốt, paliê bị mòn, v.v… Nếu chỉnh tâm không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHỈNH TÂM TUỐCBIN

  1. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) CHỈNH TÂM TUỐCBIN 1. NHIỆM VỤ CHỈNH TÂM Mục đích của nhiệm vụ chỉnh tâm tuốcbin là làm cho các rôto nằm đúng vị trí tương ứng và bảo đảm cho tâm hình học của các rôto trùng với tâm của các paliê và thân máy. Chỉnh tâm là một điều kiện thiết yếu phải có để cho máy làm việc được an toàn. Chỉnh tâm không đúng và không cẩn thận có thể gây nên nhiều điều phức tạp trong vận hành như tuốcbin bị rung mạnh, trong bộ chèn bị cọ xát, khớp trục làm việc không tốt, paliê bị mòn, v.v… Nếu chỉnh tâm không tốt không thể đưa tuốcbin vào vận hành và có thể phải tháo máy để tiến hành chỉnh tâm lại nhằm khắc phục các khuyết tật phát hiện được. Sự rung động của tuốcbin do chỉnh tâm không đúng có tần số tương ứng với vòng quay của thiết bị và không thể khắc phục được bằng phương pháp cân bằng. Khi lắp thiết bị tuốcbin đã tiến hành chỉnh tâm thân máy, bánh tĩnh và rôto theo nivô, theo dây, theo các phần tiện và theo khớp trục, nhằm bảo đảm cho thân máy, bánh tĩnh và thân paliê nằm đúng vị trí tương ứng với nhau trong các mặt phẳng đứng và ngang. Khi đại tu nếu phát hiện thấy các rôto bị lệch tâm nhiều theo khớp trục và theo phần tiện thì cần tiến hành các thao tác này lại. Chỉnh tâm theo phần tiện để xác định đúng vị trí của các rôto trong phần tiện cho bộ phận chèn của thân máy (tâm của các rôto trùn với tâm của phần tiện), việc chỉnh tâm vậy đảm bảo cho khe hở hướng kính trong bộ chèn và trong phần chuyền hơi được đều. Chỉnh tâm rôto theo khớp trục bảo đảm cho khi tuốcbin làm việc các rôto nằm ở vị trí tương ứng với nhau, tâm của rôto này nối tiếp với tâm của rôto khác và tâm của các rôto hợp thành một đường liên tục đàn hồi được. Khi tiến hành đại tu việc kiểm tra độ chỉnh tâm theo khớp trục là một thao tác bắt buộc, bởi vì trong quá trình vận hành lâu các thân máy, paliê và rôto đã bị xê dịch so với vị trí ban đầu (do cútxinê bị mòn), một số chi tiết bị biến dạng, móng bị lún và do các nguyên nhân khác. Nếu phát hiện thấy vết cọ xát trong các bộ chèn cuối và trung gian và nếu theo khớp trục lệch tâm nhiều thì bắt buộc phải kiểm tra độ trùng tâm của các rôto theo phần tiện cho thân máy và kiểm tra vị trí của các rôto theo nivô. 2. CHỈNH TÂM RÔTO TRONG THÂN TUỐCBIN: Trước khi tiến hành chỉnh tâm rôto trong tuốcbin cần làm một số thao tác sơ bộ sau đây: 1. Kiểm tra độ đảo của các bạc chèn tại những nơi mà sau này ta sẽ tiến hành kiểm tra vị trí của rôto trong phần tiện(gia công) để láp chèn của thân máy. Nếu có độ đảo thì phải lưu ý đến đại lượng và vị trí của nó khi ta xác định vị trí của rôto. 2. Kiểm tra độ đảo của cổ trục ở một vài chỗ dọc theo chiều dài của nó. 3. Tháo vành chèn ra. 4. Lau chùi sạch sẽ bề mặt tiện tại các điểm đo. 5. Kiểm tra độ khít của cútxinê trong phần tiện của các paliê. 6. Kiểm tra xem rôto có bị cọ xát với chèn bánh tĩnh vòng chèn hơi, chèn dầu, v.v.. không GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 1 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  2. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Thông thường người ta chỉnh tâm của các rôto theo phần tiện cho chèn trước và sau. Đối với tuốcbin có vành chèn ghép cứng vào thân máy bằng bulông và không hay tháo ra khỏi thân máy thì không nên tiến hành chỉnh tâm theo phần tiện của thân máy mà theo phần tiện cho chèn. Sau khi chỉnh tâm xong rôto thường được đặt đồng tâm với phần tiện với dung sai cho phép: a – b = 0,0 : 0,01 mm nếu rôto quay theo chiều kim đồng hồ; a – b = 0.0 : - a+b c− = 0,0 : +100mm 0.10mm nếu rôto quay ngược lại; 2 theo mặt phẳng đứng (hình 8-1). Khi chỉnh tâm rôto theo phần tiện của bộ chèn cần chú ý máy điểm sau đây: 1. Đối với những cấu tạo mà khe hở trong Hình 8-1. Vị trí của then đứng có thể làm cho paliê bị xê dịch Rôto trong phần tiện so với thân máy, thì trong quá trình chỉnh của bộ chèn tâm rôto phải chú ý đến sự phân bố của khe hở này.. Hình 8-3. Kiểm tra vị trí của rôto trong phần tiện cho chèn. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 2 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  3. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) 2. Trong các tuốcbin có paliê chắn đỡ liên hợp cần kiểm tra xem cútxinê có bị lật về phía côngxon phần chắn không, bởi vì có thể gây nên sai lệch kết quả đo trong mặt phẳng đứng, nhất là khi có paliê hình cầu. 3. Kiểm tra vị trí của rôto theo một chỗ tiện cho chèn có thể chưa lấy được số liệu chính xác, cho nên cần tiến hành kiểm tra theo tất cả các phần tiện chủ yếu cho chèn trước cũng như chèn sau. 4. Khi chỉnh tâm rôto có thể đã nằm ở vị trí đồn gtâm với phần tiện cho chèn, nhưng chưa trùng tâm với phần tiện cho vành chèn do vành chèn bị cong hoặc bị lệch tâm. 5. Đối với tuốcbin hai thân, song song với việc chỉnh tâm rôto theo phần tiện cho chèn cần tiến hành chỉnh tâm rôto theo các nữa khớp trục. Sau khi tiến hành chỉnh tâm rôto trong thân máy cần kiểm tra khe hở giữa hai bánh tĩnh và bánh động ở một số tầng và so sách kết hợp đo tại hai phía đối nhau (phía trái và phía phải, quay rôto đi 180o ). Kiểm tra như vậy là để xác định độ chính xác của phần tiện cho chèn với phần tiện cho bánh tĩnh trong thân máy. Kiểm tra độ chỉnh tâm của rôto trong thân máy có thể tiến hành theo nhiều phương pháp và sử dụng các dụng cụ sau: 1. Panme đo trong (hình 8-2, a) 2. Khối chì và panme đo trong (hình 8-2, b) 3. Cữ cặp (hình 8-2, c) 4. Cốt đai có chốt (hình 8-2, d) 5. Trục kiểm tra (trục ở hình 8-2) 3. CHỈNH TÂM RÔTO THEO KHỚP TRỤC Mục đích của việc chỉnh tâm theo nửa khớp trục là làm cho các trục của rôto trùng nhau trên các mặt ngang và đứng, sao cho tâm của rôto này sẽ nối tiếp với tâm của rôto khác. Như ta đã biết, khi đặt rôto nằm ngang rôto sẽ bị cong do chịu tác dụng của trọng lượng bản thân vì vậy bề mặt của đầu mút các nửa khớp trục sẽ không song song với nhau. Tuỳ theo cấu tạo và kích thước của rôto tuốcbin độ võng đàn hồi có thể lên tới 0.4mm, còn độ võng của rôto máy phát có khi tới 1,2mm. Nhiệm vụ của chỉnh tâm theo nửa khớp trục là làm cho các nửa khớp trục trùng tâm và các mặt đầu mút của chúng sẽ song song với nhau trong đó các khe hở a và b (hình 8-3) trên bốn vị trí đối nhau theo đường kính tương ứng sẽ bằng nhau. Hình 8-3. Chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục 1) rôto tuốcbin; 2) rôto máy phát Khi chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục thường người ta gọi chỉ số đo a theo chu vi của nửa khớp trục để xác định độ trùng tâm là chỉ số hướng kính, còn chỉ số b giữa các bề GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 3 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  4. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) mặt đầu mút của nửa khớp trục để xác định độ song song thì được gọi là chỉ số hướng trục. Các số liệu chỉnh tâm được ghi theo công thức nêu lên ở hình 8-4, trong đó sẽ ghi các khe hở đo được trong các ô hình chữ nhật. Những khe hở đo theo chu vi thì ghi ở các ô hình chữ nhật bên ngoài; những số liệu đo theo mặt đầu mút thì ghi vào hình chữ nhật bên trong. Hình 8-4. Cách ghi các số liệu khi chỉnh tâm theo khớp trục 1) Mũi rà lắp trên nửa khớp trục của rôto tuốcbin; 2) các số liệu sẽ ghi bắt đầu từ phía hới vào tuốcbin (theo chiều quay của rôto khi tuốcbin làm việc) Bốn ô hình chữ nhật sẽ tương ứng với các vị trí sau đây: ô thứ nhất – tương ứng với dấu của nhà máy chế tạo(có ghi sẵn trên mỗi nửa khớp trục); các ô khác còn lại – tương ứng với vị trí của rôto khi quay đi 90, 180, 270o . Muốn hiệu chỉnh đúng rôto trong trường hợp chỉnh tâm theo phương pháp này phải dịch các đầu rôto nằm trên paliê đỡ theo hướng dọc và ngang bằng cách thay đổi bề dày của các miếng cán dưới các vấu của cútxinê. Trước khi tiến hành chỉnh tâm rôto theo nửa trục cần kiểm tra không được để: 1. Có sự cọ xát của rôto với răng chèn bánh tĩnh, răng chèn hai đầu, cũng như với vành chán hơi chắn dầu khi rôto quay. 2. Có hiện tượng lỏng cútxinê lắp trong phần tiện của thân paliê; 3. Có vết xước và những khuyết tật khác trên các nửa khớp trục tại các vị trí đo khi tiến hành chỉnh tâm. Sau khi đã kiểm tra và khắc phục những sai sót thì tiến hành chỉnh tâm các rôto theo nửa khớp trục. Dụng cụ thường hay dùng là cữ đo và thước lá (hình 8-5) hoặc inđicatơ và panme đo trong (hình 8-6). Cả hai rôto sẽ đặt ở vị trí ban đầu (lấy theo dấu của nhà máy in trên nửa khớp trục hoặc lấy vị trí của chốt an toàn làm chuẩn) và lấy đó làm vị trí “không”. Từ vị trí “không” quay rôto đi 90o , 180o và 270o theo chiều quay của rôto khi làm việc và đo các khe hở a, b (hình 8-3, 8-4). Ở mỗi vị trí của rôto ta ghi a1 và a2 theo vòng tròn (theo hướng kính) và theo mặt đầu mút (theo hướng trục) và ghi kết quả của bốn lần đo tại các điểm nằm đối nhau theo đường kính b1, b2, b3, b4. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 4 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  5. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Hình 8-5. Chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục(khớp trục lò xo) 1) Cử đo; 2) lá đệm chỉnh tâm; 3) thước lá; 4) rôto cao áp; 5) rôto hạ áp Hình 8-6. Chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục Điều đó là cần thiết sau này khi tính toán kết quả chỉnh tâm sẽ loại trừ được độ dịch trục của rôto khi ta quay. Nếu ở điểm dưới b2 không thể đo được thì cũng có thể giới hạn trong ba điểm đo – phía trên và hai bên hông (b1, b3 và b4). Và kích thước của b2 sẽ lấy bằng hiệu số giữa tổng của kích thước hai bên (b3+ b4) và kích thước bên trên b1 tức là b1 = (b3 + b4 ) – b1 . Đối với kích thước theo hướng kính cũng như vậy, trong đó: a2 = (a3 + a4) – a1 Nếu tiến hành đo đúng theo vòng tròn và theo các mặt đầu mút của khớp trục thì phải thoả mãn đẳng thức sau đây: a1 + a2 = a3 + a4 và b1 + b2 = b3 + b4 Khi kiểm tra mà thấy chênh lệch nhiều so với đẳng thức trên (> 0,02mm) thì có thể do những nguyên nhân sau đây: 1. tính sai bề dày của các lá đo; GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 5 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  6. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) 2. ấn thước lá vào các vị trí đo với các lực khác nhau 3. Có vết xước hoặc bề mặt đầu mút của nửa khớp trục không được phẳng. 4. trong quá trình chỉnh tâm bộ phận gá lắp bị hỏng. Trong mọi trường hựop phải phát hiện và khác phục kịp thời các nguyên nhân nói trên và phải tiến hành lại từ đầu. Sau khi chỉnh tâm xong cần tiến hành đo kiểm tra vằng cách quay rôto đi 360o, tức là đem rôto về vị trí ban đầu. Số liệu đo được ở vị trí mới này phải trùng với số liệu đo được ở vị trí “không” ban đầu. Có thể tiến hành phân tích kết quả chỉnh tâm theo nửa khớp trục bằng một trong những phương pháp sau đây (hình 8-7) HÌnh 8-7. Cách ghi khi chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục 1) Kim chỉ thị đặt trên nửa khớp trục của rôto tuốcbin; 2) bắt đầu ghi số liệu từ phía hơi vào tuốcbin. I. Tính trị số trung bình cộng của các lần đo theo mặt đầu mút của khớp trục, tức là: b1I + b1II +b1III + b1IV = b1 4 b2I + b2II +b2III + b2IV = b2 v.v… 4 GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 6 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  7. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Theo phương pháp này độ dịch trục khi quay rôto không ảnh hưởng tới kết quả đo. Kết quả là ta sẽ có các số liệu đo theo chu vi (a1, a2, a3 và a4) và trị số trung bình của các lần đo theo mặt đầu mút (b1, b2, b3 và b4) Với các số liệu này sẽ xác định vị trí của rôto và sự xê dịch cần thiết của các paliê đỡ để làm cho các rôto trùng tâm theo mặt phẳng đứng và ngang. II. Tính trị số b theo chiều ngang: (b I − b2II ) + (b1III − b2III ) bđứng = 1 2 hoặc (b II − b2II ) + (b1IV − b2IV ) bđứng = 1 2 và theo mặt ngang (b3I − b4I ) + (b3III − b4III ) bngang = 2 hoặc (b3II − b4II ) + (b3IV − b4IV ) bngang = 2 Dấu “+” chỉ độ nở của đầu mút các khớp trục theo chiều đứng(phía trên) và theo chiều ngang (phía trái) dấu “-” chỉ độ nở của các nửa khớp trục theo chiều đứng (phía dưới) và theo chiều ngang (phía phải). Hình 8-87 xác định các đại lượng xê dịch cần thiết khi chỉnh tâm các rôto (rrôt II chỉnh tâm với rôto I) ab - đại lượng mất cân tâm hướng kính δb - đại lượng mất cân tâm của bề mặt đầu mút. x1 - đại lượng xê dịch cần thiết của paliê A y1 - đại lượng xê dịch cần thiết của paliê C D - đường kính khớp trục l - Khoảng cách từ khớp trục tới paliê A GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 7 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  8. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) L - khoảng cách từ khớp trục tới paliê C. Nếu chỉnh tâm đúng theo mặt đầu mút của các nửa khớp trục, tức là các mặt phẳng đầu mút của nửa khớp trục song song với nhau, thì bđứng = bngang Tiến hành hiệu chỉnh lúc chỉnh tâm, bằng cách xê dịch paliê của một trong các rôto. Muốn xác định dưới dạng những đại lượng cần biết để xê dịch các paliê ta xét hình 8-8 ÌOEJ ~ ÌOBA vì là những tam giác vuông có các cạnh thẳng góc với nhau: Cho nên EJ AB = OE AO EJ AB = AO. OE Kí hiệu: EJ = δb ; AB = X; OE = D/2 ; AO = 1 Ta có: δ X = 2l. b D Nhưng δb = b1 – b2 = b, trong đó b - hiệu số của các đại lượng đo tại mặt đầu mút theo hướng đứng , cho nên δ X = l. D Ở đây: X - Độ xê dịch của paliê trước cần thiết để chỉnh tâm bề mặt mút khi quay rôto quanh điểm O. ÌOEJ ~ ÌOCF vì đó là nhữung tam giác vuông có các cạnh thẳng góc với nhau: Cho nên: EJ CF = OE OC EJ CF = OC. OE Kí hiệu CF = ; OC = D/2 ta có: δb Y = 2L. D Và thay δb bằng δ , ta có: δ Y = L. D ở đây: Y - độ xê dịch paliê sau, cần thiết cho việc chỉnh tâm bề mặt đầu mút khi quay rôto chung quanh điểm O. Như vậy là muốn khắc phục độ lệch tâm của bề mặt đầu mút theo chiều đứng, cần dịch paliê trước của rôto II lên phía trên một đại lượng bằng X, và dịch paliê sau lên một đại lượng bằng Y, song lúc đó rôto II sẽ cao hơn rôto I một đại lượng bằng ab (vị trí OF). GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 8 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  9. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Để khắc phục độ lệch tâm theo hướng kính cần đem tâm của rôto II trùng với tâm của rôto I, tức là hạ nó xuống một đại lượng bằng ab. Vậy thì độ xê dịch tổng cần thiết của một trong các paliê để đồng thời chỉnh tâm đầu mút và xuyên tâm theo đường kính đứng sẽ là: δ x1 = X – ab = l. - ab D δ y1 = Y – ab = L. - ab D hay là dưới dạng chung: δ x1 = l. ±a D δ y1 = L. ±a D a −a trong đó a = ab = 2 1 2 Các công thức tương tự cũng được dùng để xác định độ xê dịch paliê khi chỉnh tâm theo đường kính ngang. Nếu được các trị sô x1 , y1 là dương có nghĩa là nâng paliê lên và nếu là âm có nghĩa là hạ xuống. Đem thay các trị số a và δ bằng các đại lượng đo được theo hướng kính và đầu mút vào các công thức tính độ xê dịch của paliê, ta các biểu thức để tính độ xê dịch cần thiết theo chiều đứng của paliê như sau: l a2 − a1 xđ = (b1 – b2) ± D 2 (1) L a2 − a1 yđ = (b1 – b3) ± D 2 và độ xê dịch theo chiều ngang là: l a4 − a3 xng = (b3 – b4) ± D 2 (2) L a4 − a3 yđ = (b3 – b4) ± D 2 Nếu điểm quay của rôto được chỉnh tâm không phải là tâm của khớp trục mà là tâm của một trong các paliê (điểm A hoặc điểm C hình 8-8) thì công thức để xác định độ xê dịch của paliê cũng được minh tương tự và có dạng: 1) khi quay rôto quanh điểm A: l a2 − a1 xđ = (b1 – b2) ± D 2 (3) L − l a2 − a1 l yđ = (b1 – b2) ± + (b1 − b2 ) D 2 D GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 9 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  10. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) l a4 − a3 xng = (b3 – b4) ± D 2 (4) L − l a4 − a3 l yđ = (b3 – b4) ± + (b1 − b4 ) D 2 D 2) khi quay rôto quanh điểm C: L − l a2 − a1 L xđ = (b1 – b2) ± − (b1 − b2 ) D 2 D (5) l a2 − a1 yđ = - (b1 – b2) ± D 2 L − l a4 − a3 l xng = (b3 – b4) m − (b3 − b4 ) D 2 D (6) l a4 − a3 yđ = - (b3 – b4) m D 2 l L trong đó (b1 − b2 ) và (b1 − b2 ) là các đại lượng tính đến sự thay đổi độ lệch D D tâm theo hướng kính. Khi tiến hành chỉnh tâm theo mặt đầu mút của khớp trục. Các công thức (1) và (2) tương ứng bằng các công thức (3) và (4) cũng như (5) và (6). Sau mỗi lần xê dịch rôto sẽ lại tiến hành chỉnh tâm theo nửa khớp trục. Thao tác này sẽ tiến hành cho đến lúc kết quả của chỉnh tâm thoả mãn được yêu cầu và sai số chỉnh tâm nằm trong phạm vi cho phép (xem bảng 8-1). bảng 8-1 Sai số cho phép khi chỉnh tâm các rôto theo nửa khớp trục (n = 3000 vg/ph) Theo mặt đầu mút của nửa khớp Theo chu vi của trục nửa khớp trục, vị trí của các Loại khớp trục mm rôto Theo mặt đứng Theo mặt a1 – a2 và b1– b2 ngang b3 –b4 a3 – a4 dẻo + 0.06 ± 0.04 ± 0.08 Hai rôto đặt nửa cứng + 0.05 ± 0.03 ± 0.06 trên bốn paliê cứng + 0.04 ± 0.02 ± 0.03 từ - 0.10 Hai rôto đặt đến – 0.50 tuỳ cứng ± 0.02 ± 0.02 trên ba paliê theo trong lượng của rôto Tuỳ theo cáu tạo của tuốcbin mà ứng dụng ba phương pháp chỉnh tâm rôto theo nửa khớp trục sau đây: 1. Chỉnh tâm rôto với các nửa khớp trục song song, tức là b1 = b2 (hình 8-8) 2. Chỉnh tâm rôto với độ mở các nửa khớp trục ở phía trên, tức là b1 > b2 khoảng 0,04 ÷ 0.10mm . GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 10 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  11. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Cách đặt như thế này được ứng dụng tuốcbin, trong đó mỗi rôto được đặt lên hai paliê. Người ta để độ mở ở phía trên là đã tính đến sự giãn nở của thân paliê trước. Khi tuốcbin làm việc, do sự bức xạ nhiệt của thân máy mà thân paliê bị sấy lên, do đó phía đầu trước trục của rôto bị nâng lên chút ít. Phương pháp chỉnh tâm như trên giữ được các khớp trục song song với nhau khi tuốcbin làm việc. Trong các tuốcbin ngưng hơi, có khoảng cách giữa các vấu tựa khá lớn và thân máy nối tự do với bình ngưng, ta cần chú ý đến tác dụng chân không ở trong bình nhưng vào ống thoát. Do tác dụng đó mà ở trạng thái làm việc cả hai paliê giữa nằm trên ống thoát sẽ bị hạ xuống. Trong trường hợp này khi chỉnh tâm người ta để độ mở phía trên các nửa khớp trục khoảng 0,10 ÷ 0.12mm . 3. Chỉnh tâm rôto với độ mở của các nửa khớp trục ở phía dưới, tức là b1 < b2 khoảng 0,10 ÷ 0.50mm . Phương pháp này ứng dụng cho các tuốcbin có một trong các rôto được đặt lên một paliê đỡ và nối với rôtơ khác bằng khớp trục đứng. Chỉnh tâm như vậy sẽ giảm được lực do trọng lượng của rôto đè lên phía giữa, tức là làm cho sự phân bố trọng tải trên các paliê được đều hơn. Nếu không có sự chỉ dẫn riêng của nhà máy chế tạo thì có thể xác định độ mở phía dưới bằng cách chỉnh tâm các rôto như thường lệ (dùng thêm paliê tạm thời),s ao cho các bề mặt đầu mút của nửa khớp trục song song với nhau. Sau khi chỉnh tâm như vậy sẽ xiết cứng các nửa khớp trục lại. Đem cất paliê tạm thời đi ta sẽ có độ mở ở phía dưới của các nửa khớp trục. Trong một vài trường hợp người ta còn chú ý đến một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc chỉnh tâm như sau: a) Sự giãn nở nhiệt của thân máy b) Sự giãn nở nhiệt không đều của các cột móng đỡ thân tuốcbin khi tuốcbin làm việc. c) Trọng lượng của nắp thânmáy và sự tăng thêm độ cứng của thân máy khi ta xiết nắp với nửa dưới thân máy. d) trọng lượng của nước tuần hoàn và nước ngưng trong bình ngưng (trường hợp nối cứng bình ngưng với ống thoát tuốcbin) Thường người ta hay dùng inđicatơ để chỉnh tâm. Chiều dài của cần để lắp inđicatơ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nửa khớp trục. Khi cùng quay cả hai rôto một vòng ta sẽ ghi chỉ số của inđicatơ ở bốn điểm đối nhau trên vòng tròn. Theo mặt đầu mút khoảng cách giữa các nửa khớp trục sẽ đo bằng panme đo trong tại bốn điển trên từng vị trí của rôto – 0o, 90o, 180o và 270o (hình 8-6). Như vậy là chỉ số của inđơcatơ là số liệu chỉnh tâm theo vòng tròn, số đo được trên panme đo trong là số liệu chỉnh tâm theo mặt đầu mút. Chỉnh tâm bằng inđicatơ và thước lá cũng tiến hành tương tự như vậy. Ở đây chỉ khác là số liệu đo được ở mặt đầu mút không phải bằng panme đo trong mà bằng thướclá. Để tránh sai số do xiết đầu vít quá mạnh, khi chỉnh tâm bằng panme đo trong có gắn đầu micrômét người ta lót giữa panme đo trong và cốt inđicatơ một tờ giấy mỏng, dễ dàng rút ra khi đo khi khe hở. Bộ gá để chỉnh tâm rôto theo các nửa khớp trục kiểu răng khía (khớp cam) được nếu lên ở hình 8-9. Muốn tránh ảnh hưởng của độ di trục khi quay rôto ta nên đặt hai bộ gá đối nhau trên cùng một đường kính. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 11 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  12. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Hình 8-9. Bộ gá để chỉnh tâm các nửa khớp cam Trong một số tuốcbin người ta còn dùng bộ gá như hình 8-10, a GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 12 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  13. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Hình 8-10. Bộ gá để chỉnh tâm các khớp trục Lắp chốt 1 vào một trong các lỗ ở nửa khớp trục của rôto tuốcbin và sau đó dùng bulông hãm xiết chặt bộ gá vào một nửa khớp trục, bulông 3 dùng để chỉnh tâm rôto theo vòng tròn. Khe hở dọc được đo trực tiếp giữa các đầu mút của nửa khớp trục. Để quay rôto trong lúc chỉnh tâm người ta lắp thêm chốt (hình 8-10,b). Một đầu dây cáp sẽ mắc vào cần trục, còn đầu kia - quấn vài lần chung quanh bạc của khớp trục và móc vòng vào chốt (hình 8-10,c). Nếu chỉnh tâm rôto có khớp trục dẻo với khoảng cách giữa các khớp trục 10 ÷ 18mm thì có thể tiến hành đo theo đầu mút các nửa khớp trục bằng: a) panme đo trong đặc biệt có lò xo và đầu micrômét b) Thước lá có thêm miếng đệm chỉnh tâm (hình 8-5). Miếng đệm chỉnh tâm dày khoảng 10 ÷ 15mm tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa các nửa khớp trục, được gia công chính xác và sửa rà cẩn thận. Trong quá trình chỉnh tâm rôto theo các nửa khớp trục phải định kỳ kiểm tra vị trí của rôto theo phần tiện của chèn và theo nivô. Trường hợp thay đổi vị trí của rôto phải xử lý kịp thời, nhưng không được làm ảnh hưởng tới việc chỉnh tâm rôto theo các nửa khớp trục. Các số liệu chỉnh tâm phải ghi vào biên bản, nêu rõ bộ gá đặt trên nửa khớp trục của rôto nào và số liệu gi ở nửa khớp trục nào. 4. CHỈNH TÂM THEO NIVÔ VÀ DÂY Chỉnh tâm thân paliê và thân máy theo nivô và dây là thao tác bắt buộc phải làm khi lắp ráp thiết bị tuốcbin máy phát. Trong một số trường hợp khi sửa chữa người ta phát hiện tháy rằng thân máy và paliê đặt không đúng độ dốc so với đường tâm của các rôto, có thể là do móng lún không đều hoặc khi lắp ráp có sai sót. Trong những trường hợp ấy hoặc là khi tổ hợp tuốcbin đã được vận hành khá lâu (phải sửa lại móng, rà lại các bề mặt đỡ tuốcbin, thay thế các then dẫn, bulông kiểm tra…) người ta phải tiến hành chỉnh tâm theo nivô và dây cho phù hợp với các số liệu khi lắp ráp. Nhiệm vụ của việc chỉnh tâm này là xác định vị trí tương ứng của thân máy và thân paliê theo chiều cao và độ dốc (ngang, đứng, dọc), sao cho trong điều kiện làm việc tâm của các rôto sẽ tạo thành một đường cong đều liên tục và nằm đồng tâm trong phần tiện của thân máy. Khi kiểm tra độ dốc cả thân máy và thân paliê ngoài việc dùng nivô thủy tĩnh người ta còn dùng nivô thăm dò địa chất, thước rà (hình 1-6) và khối lăng trụ (hình 1-7) Trước khi kiểm tra độ chỉnh tâm của thân máy và thân paliê theo nivô nhất thiết phải đảm bảo cho các mặt tựa của thân paliê tiếp xúc tốt với khung móng, khe hở ở hai phía then đứng phải đều, thân paliê phải đồng tâm với thân máy … Kiểm ta độ chỉnh tân theo dây được tiến hành sau khi đã tháo rôto ra ngoài. Dây được căng dọc tâm của tuốcbin máy phát và như vậy nó cũng đặc trưng cho tâm dọc của các rôto. Thường người ta bắt một đầu dây vào phần sau của thân hạ áp qua bộ gá (hình 4- 13), còn đầu kia thì vào bộ gá đặt ở phía paliê trước. Các bộ gá phải đảm bảo cho dây có thể di dịch về bất cứ phía nào. Kiểm ta vị trí của dây trong phần tiện và phần tiện cho paliê bằng panme đo trong (hình 8-11) GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 13 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  14. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Hình 8-11. Kiểm tra độ chỉnh tâm của thân máy theo dây 1) dây; 2) bóng đèn; 3) tờ giấy; 4) phần tiện cho chèn; 5) compa đo trong. Tựa một đầu của compa đo trong vào bề mặt của phần tiện, tại điểm e và d còn đầu kia thì cho tiếp xúc nhẹ với giây sao cho khi quay theo cung mn và m’n’ compa đo trong sẽ xác định đúng vị trí chính giữa dây, tức là a = b. Chú ý không được để cho dây bị rung. Để tiện lợi cho việc quan sát khi đo người ta đặt ở phần tiện cho chèn một bóng đèn điện xách tay 12V, trên có tờ giấy trắng che, tránh làm chói mắt. Cũng có thể dùng bóng đèn này để làm tín hiệu ánh sáng khi compa đo trong tiếp xúc với dây. Sai số lớn nhất cho phép khi chỉnh tâm theo dây (bằng một nửa hiệu số giữa các đại lượng đo được từ tâm phần tiện ở phía phải và trái) tùy theo đường kính của phần tiện có thể giới hạn 0,03 ÷ 0,04mm - đối với phần tiện cho chèn của thân cao áp và 0,05 ÷ 0,1mm - đối với phần tiện cho chèn cuối của thân hạ áp. Sau khi kết thúc việc kiểm tra và dịch chuyển thân paliê và thân máy theo dây (nhưng không được làm lệch độ chỉnh tâm theo nivô trước đó) ta cần lắp các then, gujông kiểm tra và các bulông theo đúng vị trí mới. Tiếp đó sẽ tiến hành kiểm tra độ chỉnh tâm một lần cuối nữa. 5.KIỂM TRA VỊ TRÍ CỦA RÔTO THEO DÂY VÀ THEO CALÍP. Lần lượt đem đặt nivô lên trên cổ trục của rôto và xác định độ dốc của nó. Điều đó cho phép: 1) Xác định được vị trí và độ dốc của các rôto theo nivô. 2) Đánh giá được kết quả chỉnh tâm của rôto theo các nửa khớp trục (khi có các số liệu kiểm tra độ côn của cổ trục) 3) Kiểm tra độ lún không đều của móng trong thời gian vận hành tiếp theo của tuốcbin (theo hướng dọc trục) 4) biết trục bị cong. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 14 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  15. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) So sánh các chỉ số của nivô trên các cổ trục với các chỉ số của nivô đặt dọc trên thân máy (với các số liệu đặt rôto theo phần tiện) ta sẽ đánh giá được độ chính xác của việc đặt than máy và rôto. Khi kiểm tra vị trí của rôto người ta đặt cữ cặp lên mặt bích của thân paliê. Đo khoảng các A giữa cổ trục và cữ cạp (hình 6-3). Đại lượng A sẽ được khắc lên cữ cặp. Vị trí đặt cữ cặp phải được đánh dấu lên mặt bích còn bề mặt tiếp xúc của cữ cặp phải được rà cẩn thận với mặt bích của thân paliê. Thông thường mỗi cữ cặp được dùng cho một cổ trục. So sánh các kết quả đo khe hở A trong các lần đại tu ta có thể biết được sự thay đổi hoặc không thay đổi vị trí của rôto so với thân paliê. 6. CHỈNH TÂM RÔTO CÓ BA PALIÊ. Nhằm mục đích giảm bớt chiều dài của máy, ngày nay, trong các tuốcbin lớn nhiều trục thường được áp dụng rộng rãi cách nối cứng các rôto. Trong trường hợp này bắt buộc phải nối hai rôto với nhau bằng khớp trục cứng. Phần tiện lồi của khớp trục này sẽ nằm lọt vào phần tiện lỏm của nửa khớp trục kia. Như vậy là trong các tuốcbin máy phát này các rôto thực tế sẽ tạo thành một trục nằn trên ba paliê (hình 8-12) Hình 8-12. đặt hai rôto lên ba paliê đỡ. Việc chỉnh tâm của các rôto này có đặc điểm riêng của nó, vì có ảnh hưởng của trọng lượng rôto I tới vị trí của rôto II và tới sự phân phối tải trọng của cả hai rôto lên các paliê. Nếu lấy riêng rôto II thì vị trí của nó chỉ phụ thuộc vào việc đặt paliê 2 và 3 và độ võng đàn hồi của rôto. Sau khi đặt rôto I vào và nối các rôto bằng khớp trục cứng, vị trí của rôto II sẽ thay đổi; tải trọng trên các paliê 2 và 3 cũng thay đổi: tải trọng lên paliê 2 sẽ tăng lên, còn tải trọng lên paliê 3 sẽ giảm xuống. Điều đó sẽ làm cho các rôto làm việc không bình thường. Cho nên khi chỉnh tâm rôto của loại tuốcbin này phải chú ý ảnh hưởng của trọng lượng rôto có một paliê. Muốn vậy người ta để cho đầu mút các nửa khớp trục mở ở phía dưới. Độ mở phụ thuộc vào trọng lượng của cả hai rôto, độ cứng của chúng và khoảng cách giữa các paliê (hiệu số các giá trị đo được của khe hở đầu mút theo đường kính ngang không được quá 0,02 ÷ 0,03mm ). Độ mở của từng loại tuốcbin phải được ghi vào biên bản. Sau khi đã xiết chặt các bulông nối trọng tải phụ của rôto sẽ được phân bố đều lên các paliê. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 15 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  16. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Trước khi tiến hành chỉnh tâm các rôto này cần phải kiểm tra độ đảo của cả hai nửa khớp trục (độ đảo này không được vượt quá 0,02mm). Đầu tiên đem đặt vào và theo trình tự thông thường kiểm tra rôto II (có hai paliê đỡ), sao cho paliê giữa đặt nằm ngang và nivo để trên cỡ rôto phải chỉ không. Sau đó đặt và chỉnh tâm rôto I (có một paliê đỡ) theo rôto II. Trong khi chỉnh tâm phần lồi trên nửa khớp trục của rôto II phải nằm lọt vào phần lõm của nửa khớp trục của rôto I, còn khe hở giữa các mặt đầu mút của nửa khớp trục sẽ chia khoảng 1mm (tiện cho việc sử dụng thước lá).Nhất thiết không được để trọng lượng của rôto I truyền sang rôto II và paliê của nó. Muốn vậy đem đặt rôto I lên giá đỡ tạm thời: lên các thanh gỗ hoặc kích đặt dưới nửa khớp trục hay ở đầu cuối trục nằm gần nửa khớp trục. Kiểm tra điều kiện mà rôto I không truyền trọng lượng sang rôto II bằng nivô đặt trên cổ paliê của rôto II ở gần nửa khớp trục. Việc kiểm tra bằng nivô sẽ được tiến hành trong suốt thời gian đặt và chỉnh tâm rôto I. Tiến hành chỉnh tâm bằng phương pháp thông thường cho ba rôto cùng quay và chỉ đo khe hở đầu mút thôi. Khắc phục độ lệch tâm bằng cách thay đổi vị trí của thân paliê 1 sang phía bên hoặc theo chiều đứng. Khi đã đạt được yêu cầu chỉnh tâm theo khớp trục cần kiểm tra một lần nữa vị trí của rôto II theo nivô ở trên cả hải cổ trục của nó. Nếu mức chỉ của nivô cũng giống như lúc chưa đặt rôto I thì việc chỉnh tâm khớp trục được coi là kết thúc. Sau đó lại đặt nivô lên cổ trục của rôto II gần phía khớp trục. Lấy gối đỡ tạm thời của rôto I đi lắp và xiết chặt các bulông nối (xiết đồng thời từng cặp đối diện đường kính). Dùng nivô đặt trên rôto II gần phía khớp trục để kiểm tra ta sẽ thấy rằng đầu cuối rôto này sau khi nối với rôto I đã bị hạ xuống. Để phục hồi vị trí trước đây cần nâng đầu phía sau của rôto I lên bằng cách đặt thêm miếng căn dưới thân paliê 1. Bề dày của miếng căn sẽ chọn sao cho bọt nước của nivô đặt trên cổ trục của rôto II trở về với vị trí ban đầu (lúc rôto II chưa nối với rôto I) Kiểm tra độ trùng tâm của cả rôto theo nivô đặt trên đầu cuối của rôto (đầu đối ngược với khớp trục) Nếu độ chênh tổng của kim inđicatơ vượt quá 0.05mm thì phải khắc phục độ đảo của đầu cuối trục bằng cách xiết các bulông nối, hoặc cạo rà đầu mút khớp trục nếu độ chênh lệch quá lớn. Để kiểm tra độ đảo củ đầu cuối rôto người ta có thể dùng bộ gá (hình 1-8, c) để nâng đầu cuối của rôto II lên (phía paliê 1) Tiến hành xiết các bulông nối như sau. Đem quay rôto, sao cho trên inđitơ đặt nằm ngang kim sẽ chỉ số dương lớn nhất, tức là chân con chạy của inđicatơ sẽ nằm ở chỗ trục bị đảo nhiều nhất. Sau đó sẽ xiết các bulông nối khớp trục nằm ở phía đối diện. Cũng có thể thao tác như sau: đầu tiên dùng phấn đánh dấu chỗ có độ cọ đảo lớn nhất, sau đó quay rôto cho dấu nằm xuống phía dưới rồi xiết các bulông nối ở phía trênn. Trong trường hợp này trọng lượng của rôto cũng giúp ta tiến hành thao tác nhẹ nhàng hơn. Khi đã xiết bulông rồi mà vẫn không khắc phục được độ đảo quá lớn thì phải cạo rà mặt đầu mút của các nửa khớp trục. Bề dày lớp kim loại của khớp trục cần cạo bớt đi có thể xác định được qua công thức tìm được từ hình 8-13. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 16 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  17. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Hình 8-13. Xác định bề dày lớp kim loại của khớp trục cần cạo bớt đi để khắc phục độ đảo của đầu trục rôto. ÌACD ~ ÌBEG vì đó là nhữung tam giác vuông có các cạnh thẳng góc với nhau: Cho nên: AC BG = và CD BE AE BG=AC. CD Kí hiệu: AC = a - một nửa độ dẻo đầu rôto; CD = L - Khoảng cách từ đầu mút khớp trục tới chỗ đo độ dẻo; BE = D - đường kính của khớp trục BG = T - bề dày lớp kim loại cần cạo đi,ta có: D T = a. L Ví dụ: độ dẻo của đầu trước rôto theo inđicatơ là 2a = =,2mm; D= 600mm; L = 5000nm vậy: 600 T = 0.1. = 0.012 mmm ~ 0.01mm 5000 Qua ví dụ trên đây ta thấy rằng độ đảo của nửa khớp trục 0.02 mm có thể làm cho đầu mút cuối rôto bị đảo 0.2 mm. Bề dày lớn nhất của lớp kim loại phải cạo đi nằm trên khớp trục tại điểm đối diện với chỗ bị đảo nhiều nhất. Cần phải tiến hành đo ở nửa khớp trục có phần lồi vì trong trường hợp này có thể dùng bàn rà kiểm tra để xem xét chất lượng công việc. Ta có thể tính toán trọng tải lên các cuxinê cho tuốcbin có ba paliê theo phương pháp sau đây: Ví dụ: trọng lượng của rôto máy phát Qs = 7000 kG trọng lượng của rôto tuốcbin, Q1 = 4000 kG. Sau khi chỉnh tâm khớp trục đã được xiết cứng với độ hở 0,20mm. Diện tích mặt chiếu của các cuxinê. 1) f1 = 180 cm2 ; 2) f2 = 600 cm2; 3) f3 = 320 cm2 Tổng diện tích các mặt chiếu: F = f1 + f2 + f3 = 180 + 600 + 320 = 1100 cm2 Trọng lượng của cả hai rôto: Q = Q2 + Q1 = 7000 + 4000 = 11000 kG. Trọng tải riêng lên cuxinê: GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 17 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
  18. CHỈNH TÂM TUỐCBIN GARA MÃN (Tài liệu nội bộ) Q 11000 = = 10kG / cm 2 . F 1000 Tải trọng lên từng cuxinê sẽ là: P1 = 180.10 = 1800 kG P2 = 600.10 = 6000 kG P3 = 320.10 = 3200 kG. GARA MÃN: Cây số 101 La Ngà Định Quán Đồng Nai 18 Website:http://cussinetbabbitt.googlepages.com/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2