Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 8
lượt xem 69
download
Tài liệu gồm tóm tắt lý thuyết quan trọng và bài tập minh họa môn Hóa học lớp 8 nhằm giúp các em học sinh tham khảo ôn tập kiến thức đã học, nâng cao thêm kỹ năng giải các bài tập Hóa học từ cơ bản đến nâng cao. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề bồi dưỡng Hóa học 8
- CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HÓA HỌC PHỔ THÔNG (THCS. HÓA HỌC LỚP 8) Chuyên đề 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử I. Chất: 1. Vật thể và chất: * Chất cấu tạo nên vật thể và có ở mội nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. * Vật thể tồn tại xung quanh ta. Vật thể được chia thành 2 loại: - Vật thẻ nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra. Ví dụ: con dao, con thuyền, quyển vở, viên phấn, máy bay, xe ô tô, ngôi nhà,… - Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: Thực vật( cây nho, cây cam…), Động vật( con heo, con bò,…), không khí, biển, trái đất…. * Vận dụng: Bài tập1: Hãy xác định trong các câu sau từ hoặc cụm từ nào chỉ chất, vật thể(tự nhiên, nhân tạo). a/. Con dao được làm bằng sắt. b/. Xe ô tô được làm từ sắt, nhôm, nhựa... c/. Cái thao được làm từ nhôm, nhựa, đồng. d/. Quyển vở được làm từ gỗ( Xenlulozơ). e/. Không khí gồm khí Oxi, khí Nitơ, khí Hidro, … f/. Cây xanh có cấu tạo gồm hơn 90% là nước, phần còn lại lá xenlulozơ, lipit, gluxic, protein…. Bài giải: a/. Con dao; Sắt là chất. b/. Xe ô tô là vật thể nhân tạo; sắt, nhôm, nhựa... là chất. c/. Cái thao là vật thể nhân tạo; nhôm, nhựa, đồng là chất. d/. Quyển vở là vật thể nhân tạo; gỗ( Xenlulozơ) là chất. e/. Không khí là vật thể tự nhiên; khí Oxi, khí Nitơ, khí Hidro, … là chất f/. Cây xanh là vật thể tự nhiên; nước, xenlulozơ, lipit, gluxic, protein…. là chất Bài tập2: Hãy chỉ ra ba vật thể được tạo nên từ các chất sau: nhôm, sắt, cao su Bài giải: - Nhôm: thao nhôm, muỗng nhôm, cữa nhôm. - Sắt: dao sắt, nồi sắt, giường sắt. - Cao su: nệm, áo mưa, dép. 2. Tính chất của chất: a./ Mỗi chất đều có những tính chất đặc trưng( tính chất riêng) như mùi, vị, màu sắc, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, trạng thái, tính tan trong nước… Ví dụ: - Để phân biệt muối với đường bằng vị( muối mặn, đường ngọt). - Để phân biệt muối với cát bằng tính tan trong nước( Muối tan được trong nước còn cát thì không). b./ Tính chất của chất: * Tính chất vật lý: là những tính chất không kèm theo sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: trạng thái của chất( rắn, lỏng, khía), mùi, vị, màu sắc, tính tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện , dẫn nhiệt, khối lượng riêng. * Tính chất hóa học: là những tính chất có kèm theo sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ:
- - Gỗ đốt cháy thành than. - Đá( CaCO3) nung thành vôi(CaO). c./ Chất tinh khiết: là những chất không có lẫn chất khác và có những tính chất nhất định của chất. Ví dụ: - Nước cất dung để pha thuốc tiêm hoặc dung trong phòng thí nghiện là nước tinh khiết. - Vàng SJC được coi là chất tinh khiết. * Vận dụng: Hãy phân biệt các lọ đựng các chất sau: a/. Giấm ăn và nước. b/. Mạc gỗ cưa và bột nhôm. c/. Bột sắt và bột Lưu huỳnh. Bài giải: a/. Lấy mỗi lọ ra một ít làm mẫu thử, sau đó niếm các mẫu thử: - Mẫu thử nào có vị chua và có mùi đặc trưng thì là giấm ăn. - Mẫu thử nào không có vị và mùi thì lọ đó là nước. b/. Lấy mỗi lọ ra một ít làm mẫu thử, sau đó cho vào hai cốc đựng nước riêng biệt quan sát ta thấy: - Mẫu thử nào nổi trên mặt nước thì mẫu thử đó là mạc gỗ cưa. - Mẫu thử nào chiềm dưới đáy cốc thì mẫu thử đó là bột nhôm. c/. Lấy mỗi lọ ra một ít làm mẫu thử, sau đó nâm châm rà trên mẫu thử quan sát ta thấy: - Mẫu thử nào không bị nâm châm hút thì mẫu thử đó là Lưu huỳnh - Mẫu thử nào bị nâm châm hút thì mẫu thử đó là bột sắt. 3.Hỗn hợp: * Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. Ví dụ: - Không khí là hỗn hợp của các chất khí oxi, nitơ, khiscacbonic,hơi nước, bụi… - Rượu uống là hỗn hợp các chất lỏng như nước và rượu etylic * Tính chất của hỗn hợp thay đổi tùy theo sự có mặt của các chất và tỉ lệ của các chất có trong hỗn hợp. Ví dụ: - Nước chanh đường có vị chua, ngọt. Độ chua, ngọt của nước chanh đường phụ thuộc vào lượng chanh và đường có trong hỗn hợp. - Nước muối có vị mặn. Độ mặn của nước muối phụ thuộc vào lượng muối có trong hỗn hợp. * Tính chất của mỗi chất trong hỗn hợp là không thay đổi. Ví dụ: - Nước chanh đường vẫn giữ được vị chua của chanh,vị ngọt của đường. - Cafe sữa vẫn giữ được vị đắng của cafe, vị ngọt và béo của sữa. * Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn phải dựa vào tính chất đặc trưng khác nhau của các chất trong hỗn hợp. * Vận dụng: Bằng các phương pháp đã học hãy tách riêng các chất ra khỏi các hỗn hợp sau: a./ Tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối. Đun nước muối cho nước bay hơi, thu được muối khan và nước( sau khi ngưng tựu từ hơi nước) b./ Tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu 450. Chưng cất rượu (hỗn hợp), thu được rươu tinh khiết(sôi ở 780) và nước (sôi ở 1000). ▼ Bài tập rèn luyện: Bài tập 1: Hãy chỉ ra 4 vật thể được từ các chất sau: thủy tinh, nhựa, gỗ, vàng, sắt, đồng, nhôm, đá, đất sét, bạc, chì,.
- Bài tập 2: Hãy chỉ ra 4 chất dùng để tạo ra cùng 1 vật thể sau: ghế, tủ, xe, nhà, dao, thao, bàn, giường, chiếu, cặp học sinh, dép . Bài tập 3: Hãy xác định trong các câu sau từ hoặc cụm từ nào chỉ chất, vật thể(tự nhiên, nhân tạo). 1./ Máy vi tính được làm bằng nhựa, vàng, đồng, thủy tinh… 2./ Núi được tạo nên từ đá, cát… 3./ Con dao được làm bằng đồng. 4./ Xe ô tô được làm từ sắt, nhôm, nhựa... 5/. Cái nồi được làm từ nhôm, nhựa, đồng. 6/. Quyển sách được làm từ gỗ( Xenlulozơ). 7/. Không khí gồm khí Oxi, khí Nitơ, khí Hidro, khí cacbonic, hơi nước,… 8/. Cây xanh có cấu tạo gồm hơn 90% là nước, phần còn lại lá xenlulozơ, lipit, gluxic, protein…. 9/. Cơ thể con người có hơn 92% là nước, phần còn lại là chất sơ và khoáng. 10/. Nón bảo hiểm được làm bằng nhựa, mos và nilon. Bài tập 4: Hãy phân biệt các lọ không dán nhãn chức các chất sau: 1./ Giấm ăn, nước đường, nước muối. 2./ Cát và muối ăn. 3./ Bột than và bột sắt. 7./ Nước muối và nước tinh khiết. 4./ Bột gạo và đường xay. 8./ Rượu etylic, giấm ăn và nước cất. 5./ Bột sắt và bột nhôm. 9./ Khí oxi và khí nitơ. 6./ Cát và bột gạo 10./ Lưu huỳnh và sắt. Bài tập 5: Hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. 1./ Hỗn hợp muối với cát. 6./ Hỗn hợp Bột gạo với đường xay. 2./ Hỗn hợp bột gạo với muối. 7./ Hỗn hợp Rượu etylic với nước cất. 3./ Hỗn hợp nước muối. 8./ Hỗn hợp Lưu huỳnh với bột sắt. 4./ Hỗn hợp bột than với bột sắt. 9./ Hỗn hợp mạc gỗ cưa với bột nhôm. 5./ Hỗn hợp Bột sắt với bột nhôm. 10/ Hỗn hợp bột than với muối. II. Nguyên tử - Nguyên tố : 1- Nguyên tử: là hạt trung hoà về điện, từ đó tạo ra mọi chất. - Cấu tạo: * Hạt nhân: (+) - Prôton (P) +1; mp = 1,6726 .10-24 g - Nơtron: (0) ; mn = 1,6748.10-24 g. * Vỏ nguyên tử: tạo bởi các e mang điện tích (-) -> Khối lượng e rất nhỏ không đáng kể. => KLNT = KL hạt nhân = mp + mn (g) hay NTK = số p + số n ( đvC) => Các nguyên tử liên kết được với nhau là nhờ các e lớp ngoài cùng.(Khả năng liên kết của nguyên tử phụ thuộc vào e lớp ngoài cùng) 2- Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất của chất. - Cách tính PTK = Tổng các NTK. 3- Chất: Chất tinh khiết và hỗn hợp a) Chất tinh khiết: do 1 nguyên tố hoá học tạo nên: - Đơn chất : KL & PK - Hợp chất: do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học tạo nên. Gồm: Hợp chất vô cơ & Hữu cơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa lớp 8 - Tính chất hóa học của các chất
15 p | 2066 | 393
-
Chuyên đề bồi dưỡng hoá học học sinh lớp 8-9
168 p | 848 | 274
-
SKKN: Sơ đồ hóa các dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi
12 p | 209 | 50
-
Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8
24 p | 221 | 30
-
Giáo án Lịch Sử 8: Bài 6: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
10 p | 456 | 24
-
Tổng hợp 20 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8
119 p | 143 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn