intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh khối lớp 8 tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long, hi vọng đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập, hệ thống kiến thức môn học một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thăng Long

  1. TRƯỜNG THCS THĂNG LONG     TỔ: HÓA­ SINH­ ĐỊA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 8 HỌC KÌ 2 Năm học 2019 – 2020  I. Lí thuyết 1. Nêu tính chất hóa học của oxi, hiđro, nước? Viết phương trình phản ứng minh họa? 2. Định nghĩa oxit. Phân loại? Gọi tên? Cho ví dụ? 3. Các loại phản ứng đã học? Cho ví dụ? 4. Thế nào là dung dịch? Phân biệt dung môi và chất tan, dung dịch bão hòa và dd chưa bão hòa? 5. Độ tan của một chất trong nước là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?  II. Bài tập định tính    :  Dạng 1. Dựa vào tính chất vật lý và hóa học và điều chế,  thu ch   ất,  phân     lo   ại phản ứng? Phân loại    và gọi tên 1 số hợp chất?    Sử dụng dữ kiện sau cho câu 1,2, 3: Cho các chất: Fe, Cu, Ca, Ag, K, MgO, BaO, ZnO, CuO, SO3, Na2O, P2O5, Fe2O3, S, CH4. Hỏi:  1. Chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường ?   A. Ca, Al, K, MgO, BaO, CO B. Ca, K, BaO,SO3, Na2O, P2O5 C.  Ca, Al, K, MgO, BaO, SO3 D. Ca, K, BaO,SO3, Na2O, Fe2O3 2. Chất nào tác dụng với H2 ở nhiệt độ thích hợp? A. CaO, BaO, CuO, Fe2O3 B. MgO, Ca, CuO, Fe2O3 C. MgO, S, CuO, Fe2O3  D. ZnO, PbO, CuO, Fe2O3 3. Chất nào tác dụng với oxi ? A. Fe, Cu, Ca, Ag, K, S, CH4 B. Fe, Cu, Ca, K, S, CH4 C. Fe, Ca, K, S, CH4, MgO, BaO. D. ZnO, S, CuO, Fe2O3, MgO, BaO. 4. X; Y lần lượt là chất nào phù hợp trong dãy chuyển hóa sau: X Sắt    Oxit sắt từ   Y  Natri hiđroxit A. H2, H2O B. H2, Na2O C. Fe2O3, Na2OD. Fe3O4, H2O 5.Cho  S; Mg; MgO; FeO; CuO; CO2; PbO. Hỏi H2 tác dụng với mấy chất ở điều kiện nhiệt độ thích hợp? A. 5 B. 3 C. 4 D.6 6. H2 tác dụng với dãy các chất nào sau đây: A. MgO; CuO; ZnO; Cl2 B. FeO; CuO; ZnO;O2 C. MgO; CuO; ZnO;Cu D. CaO; CuO; ZnO;Cl2 7. H2 và O2 có tính chất vật lý nào giống nhau ? A. Thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước    B. Thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí C. Thể khí, không màu, không mùi, tan trong nước, nặng hơn không khí D. Thể khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí       Sử dụng dữ kiện sau cho câu 8,9: Có những khí sau đây: 1. Amoniăc     2. Clo     3. Cácbon oxit    4.Hiđro    5. Oxi   6. Hiđro clorua 8. Khí nào nhẹ hơn không khí: A. 2,3,5              B. 1,4,3              C.2,3,4                D. 3,4,5 9. Khí nào có thể thu bằng cách đẩy không khí đặt đứng bình thu: A. 1,2,3             B. 1,4,5              C. 2, 6, 5              D.3, 4, 5 10. Cặp chất nào sau đây để điều chế H2?
  2. A. Dùng axit  HCl và Cu       B. Dùng axit H2SO4 và Mg C. Dùng H2O và Fe            D. Dùng dung dịch axit HCl và Ag      11. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy: A. 2KClO3   2KCl + O2                       B. SO3 +H2O   H2SO4 C. Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 +3 H2O        D. Fe3O4 + 4H2   3Fe + 4H2O 12. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? A. CuO + H2   Cu + H2O B. Mg +2HCl   MgCl2 +H2 C. Ca(OH)2 + CO2   CaCO3 +H2O D. Zn + CuSO4  ZnSO4 +Cu  13. Phản ứng nào dưới đây là hoá hợp ? A. CuO + H2   Cu + H2O B. 2FeO + C   2Fe + CO2 C. Fe2O3 + 2Al   2Fe + Al2O3 D. CaO + CO2   CaCO3 14.  Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau: A. Chất khí sinh ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh         B.Chất khí sinh ra làm đục nước vôi trong C. Dung dịch có màu xanh      D. Không có hiện tượng gì 15. Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ: A. H2O              B. HCl                       C. NaOH               D. Cu 16.Trong số những chất dưới đây là nguyên liệu điều chế H2 trong PTN: Mg; Fe; Cu; Ag; S; P; Al; Zn. A. 2               B. 3            C. 4                    D. 5 17. Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu: A. HCl           B. NaOH             C. Ca(OH)2            D. NaCl 18. Dãy chất nào sau đây là nguyên liệu điều chế H2 trong PTN:  A. Mg; Al, Fe, Zn B. Mg; Na; Ba; Cu  C.  Mg; Na; Ba; Ag D, Mg; Fe; Ba; Cu 19. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi nhẹ hơn không khí B. Khí oxi ít tan trong nước C. Khí oxi nặng hơn không khí D. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí 20. Cho công thức Fe2O3 có tên gọi là? A. Sắt oxit B. Sắt(III) oxit C. Đi sắt oxit D. Đi sắt tri oxit  Dạng  2   : Phân bi   ệt chất  Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được các chất sau : 21. Để phân biệt 4 lọ khí riêng biệt không màu: Oxi, Nitơ (Cacbonic), hiđro, không khí dẫn qua?      A. Que đóm đang cháy B. Tàn đóm đỏ C. CuO màu đen đun nóng  D. Nước vôi trong 22. Để phân biệt 3 gói bột trắng: Canxi oxit, Natri clorua, Điphotpho pentaoxit  dùng?     A. Nước             B. Nước và quỳ tím C. Quỳ tím D. Nước và đun nóng 23. Để phân biệt 3 dung dịch không màu : Natri clorua, natri hiđroxit, axit clohidric     A. Nước             B. Nước và quỳ tím C. Quỳ tím D. Nước và đun nóng  Dạng 3: Điều chế chất    24. Để điều chế trực tiếp H2SO4 dùng nguyên liệu nào sau đây ?     A. Nước, SO2             B. Nước, SO3 C. Nước, S D. O2; SO2 25. Cặp chất nào sau đây để điều chế H2? A. Dùng axit  H2SO4 loãng và Cu       B. Dùng axit H2SO4 và Mg C. Dùng H2O và Fe            D. Dùng dung dịch axit H2SO4 loãng và Ag     
  3. III. Bài tập định lượng:  Dạng 1    : Cho lượng 1 chất, tính lượng chất khác trong phản ứng  Sử dụng dữ kiện sau cho câu 26,27 Hòa tan hoàn toàn 4,6g natri vào nước thu được dung dịch B và khí hiđro? 26. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)? A. 2,24 lít                        B. 4,48 lít C. 3,36 lít D. 1,12 lít 27. Gọi tên B và tính số mol B. A. Natri oxit, 0,2 mol      B. Natri hidroxit, 0,2 mol     C. Natri oxit, 0,1 mol    D. Natri hidroxit, 0,1 mol Dữ kiện cho hai câu 28,29 Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính?  28.  Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là: A. 5,04 lít              B. 7,56 lit              C. 10,08 lít                D. 8,2 lít 29. Khối lượng sắt thu được là: A. 16,8g                B. 8,4g                   C.12,6g               D. 18,6g Dữ kiện cho hai câu 30,31 Người ta điều chế 24g đồng bằng cách dùng H2 khử CuO. 30. Khối lượng CuO bị khử là: A. 15g                  B. 45g                       C. 60g                    D. 30g 31.  Thể tích khí H2 (đktc) đã dùng là: A. 8,4lít                 B. 12,6 lít               C. 4,2 lít               D. 16,8 lít Dữ kiện cho hai câu 32,33 Cho 11,8gam hỗn hợp 2  kim loại (Al và Cu) tác dụng với Axi Sunfuric H2SO4(l) thu 6,4 g chất rắn không tan 32.  Tính khối lượng của muối nhôm Al2(SO4)3 và Axit Sunfuric H2SO4(loãng) lần lượt là? A. 34,2; 29,4 B. 68,4; 29,4 C. 29,4; 34,2  D. 34,2; 58,8  33. Tính thể tích khí Hiđro thu được (ở đktc)? A.2,24 lít B.1,12 lít C.4,48 lít D.6,72 lít Dạng 2: Cho lượng hai chất tham gia phản ứng Sử dụng dữ kiện sau cho câu 34,35 Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl 34. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là:  A. 1,12lít              B. 2,24 lít               C. 3,36 lít              D. 4,48 lít  35. Chất còn dư sau phản ứng là: A. Zn            B. HCl           C. 2 chất vừa hết     D. Không xác định được 36. Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuric là: A. 22,4 lít               B. 44,8 lít          C. 4,48 lít            D. 2,24 lít            Sử dụng dữ kiện sau cho câu 37,38 37. Cho 3,36 lít H2 khử hoàn toàn 8 gam oxit X chứa (80% Cu; 20%O) ở nhiệt độ cao thu a gam chất rắn?  CTHH của X là? A. MgO      B. ZnO C. CuO D. FeO 38. Giá trị của a là? A.6,4 g B. 6,5 g C. 2,4 g D. 5,6 g  Dạng 3: Bài t  ập về hiệu suất phản ứng, tạp chất  39. Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí hiđro cho 36,48g đồng. Hiệu suất của phản ứng là: A. 90%               B. 95%               C. 94%               D. 85%
  4. 40.  Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 13g kẽm tác dụng hết với axit sunfuric (biết hiệu suất phản   ứng là 80%) thu được là: A. 2,24lít            B. 3,584 lít             C. 5,86 lít            D. 7,35 lít 41. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 g than (biết mẩu than chứa 20% tạp chất không cháy) cần bao nhiêu lít không  khí (đktc)? A. 8,96 lít   B. 89,6 lít C. 22,4 lít D. 2,24 lít Dạng 4: Xác định tên nguyên tố, viết công thức hóa học của chất 42. Cho 10,8 gam một kim loại hóa trị III tác dụng với axit clohiđric vừa đủ tạo ra 53,4 gam muối clorua.  Viết CTHH của muối đó. A. AlCl3                     B. FeCl3                C. CrCl3  D.AuCl3 43. Cho 13 g kim loại hóa trị (II)  tác dụng với Axit Clohiđric thu được 4,48 lít khí Hiđro (ở đktc) a. Tính khối lượng khối lượng của HCl cần dùng ? A. 14,6 g  B. 7,3 g C. 7,1 g D. 14,2 g b. Tìm tên kim loại? A.Cu B. Zn C.Fe  D. Mg Dạng 5: Tính nồng độ dung dịch 44. Trong 225ml nước có hoà tan 25g KCl. Nồng độ phần trăm của dung dịch là: A. 10%                              B. 11%                        C. 12%                             D. 13% 45.  Hoà tan 1 mol H2SO4 vào 18g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 84,22%                   B. 84.15%                      C. 84.25%                    D. 84,48% 46. Hoà tan 117g NaCl vào nước để được 1, 25 lít dung dịch. Dung dịch thu được có nồng độ mol là: A. 1,5M                          B. 1,6m                        C. 1,7M                      D. 1,8M 47.  Trong 400ml dung dịch có chứa 19,6g H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: A. 0,2M                      B. 0,3M                         C.0,4M                     D.0,5M Chúc các con ôn tập và đạt kết quả tốt trong kì thi học kì
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2