intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng với các câu hỏi ôn tập được biên soạn bạn sát chương trình SGK Hóa học 8 giúp các em hệ thống kiến thức trong tâm môn học một cách bài bản. Mời các em cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Tân Hưng

  1. Trường THCS Tân Hưng Kiến thức trọng tâm học kì II (theo giảm tải) KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KỲ II - MÔN: HÓA HỌC 8 A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC I. CHỦ ĐỀ OXI - HIDRO 1) Tính chất và điều chế Oxi Hiđro - Chất khí không màu, không mùi, không vị. - Chất khí không màu, không mùi, không vị. Tính - Ít tan trong nước. - Ít tan trong nước. chất - Nặng hơn không khí. - Nhẹ hơn không khí. vật lí - Hóa lỏng ở -1830C, có màu xanh nhạt 1. Tác dụng với phi kim 1. Tác dụng với oxi → nước H2O a. Với lưu huỳnh (S) →lưu huỳnh đioxit SO2 2H2 + O2 ⎯⎯→t 0 2H2O 0 S + O2 ⎯⎯→ t SO2 2. Tác dụng với đồng (II) oxit → kim loại Cu b. Với photpho → điphotpho pentaoxit P2O5 và nước 0 0 4P + 5O2 ⎯⎯→ t 2P2O5 CuO + H2 ⎯⎯→ t Cu + H2O Tính 2. Tác dụng với kim loại chất Với sắt → oxit sắt từ Fe3O4 hóa 0 học 3Fe + 2O2 ⎯⎯→ t Fe3O4 3. Tác dụng với hợp chất Với mêtan CH4 0 CH4 + 2O2 ⎯⎯→ t CO2 + 2H2O → Oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh. → Hiđro thể hiện tính khử mạnh. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa Trong phòng thí nghiệm Trong phòng thí nghiệm Phân hủy kali pemanganat hoặc kali clorat Cho 1 kim loại (Zn, Fe, Mg, Al) tác dụng với K2MnO4 + MnO2 + O2 0 2KMnO4 ⎯⎯→ t 1 axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) Điều 2KClO3 ⎯⎯→ 2KCl + 3O2 0 t Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 chế Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 *Lưu ý: Fe tác dụng với axit chỉ thể hiện hóa trị II. Thu - Đẩy nước - Đẩy nước khí - Đẩy không khí (đặt đứng bình) - Đẩy không khí (đặt úp bình) 2) OXIT: 2.1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi VD: K2O, Fe2O3, SO3, CO2…. 2.2. Công thức dạng chung của oxit MxOy - M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n) - Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y 2.3. Phân loại: Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ Vd: Oxit axit: CO2, SO3, P2O5…. Oxit bazơ: K2O,CaO, ZnO… 2.4. Cách gọi tên oxit: a. Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit b. Oxit axit Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) GV soạn: Vũ Thị Minh Phương 4
  2. Trường THCS Tân Hưng Kiến thức trọng tâm học kì II (theo giảm tải) VD: N2O5: đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit 3) THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ: không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các chất khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm…) 4) CÁC LOẠI PHẢN ỨNG Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy Phản ứng thế Là phản ứng hóa học trong đó Là phản ứng hóa học trong đó Là phản ứng hóa học giữa đơn chỉ có một chất mới (sản phẩm) một chất sinh ra hai hay nhiều chất và hợp chất, trong đó được tạo thành từ hai hay nhiều chất mới. nguyên tử của đơn chất thay thế chất ban đầu. nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. t0 t0 4P 5O 2 2P2O5 CaCO3 CaO CO 2 Fe H2SO4 FeSO4 H2 II. CHỦ ĐỀ NƯỚC (H2O) 1. Thành phần hóa học của nước: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng hóa hợp: + Theo tỉ lệ về thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi + Theo tỉ lệ về khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi 2. Tính chất của nước: a) Tính chất vật lý: Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d =1g/ml, hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí b) Tính chất hóa học *Tác dụng với kim loại (K, Na, Ca, Ba, ...) tạo thành bazơ và khí H2 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 *Tác dụng với một số oxít bazơ (K2O; Na2O; CaO; BaO) tạo thành bazơ CaO + H2O  Ca(OH)2  Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh *Tác dụng với một số oxit axit (CO2; SO2; SO3; N2O5; P2O5..) tạo ra axit tương ứng. P2O5 +3H2O  2H3PO4  Dung dịch axit đổi màu quỳ tím thành đỏ. III. CHỦ ĐỀ DUNG DỊCH 1) Dung dịch - Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. - Ở nhiệt độ xác định: + Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan + Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan - Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: khuấy dung dịch, đun nóng dung dịch, nghiền nhỏ chất rắn. 2) Nồng độ dung dịch a) Nồng độ phần trăm của dung dịch là số gam chất tan có trong 100g dung dịch m ct C% 100% m dd Trong đó: - mct là khối lượng chất tan (g) - mdd là khối lượng dung dịch (g) - C% là nồng độ phần trăm (%) mdd = mct + mdung môi b) Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. GV soạn: Vũ Thị Minh Phương 4
  3. Trường THCS Tân Hưng Kiến thức trọng tâm học kì II (theo giảm tải) n CM V Trong đó: - n là số mol chất tan (mol) - V là thể tích dung dịch (l) - CM là nồng độ mol (M hoặc mol/l) B. BÀI TẬP DẠNG 1: Hoàn thành các PTHH t0 a) . . . + . . . MgO g) P2O5 + H2O → . . . 0 t h) CaCO3 ⎯⎯→ . . . + . . . t0 b) ?P + ? ?P2O5 i) KMnO4 ⎯⎯→ K2MnO4 + MnO2 + . . . t0 c) H2 + Fe2O3 …..+ ……. d) ?H2O Điện phân ? + O 2 j) Mg + HCl → . . . + . . . e) Al + HCl AlCl3 + ? k) Al + H2SO4 → . . . + . . . f) N2O5 + H2O HNO3 l) CaO + H2O → . . . Cho biết mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hoá học nào? DẠNG 2: Nhận biết chất Bài 1: Có 4 lọ hoá chất không màu bị mất nhãn chứa: nước, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Nêu cách làm để nhận ra mỗi lọ. Bài 2: Có 3 lọ hóa chất bị mất nhãn chứa: dung dịch H3PO4, dung dịch KOH và dung dịch Na2SO4. Bằng phương pháp nào để nhận ra mỗi chất? DẠNG 3: Phân loại và gọi tên các oxit sau Tên gọi CTHH Phân loại Tên gọi CTHH Phân loại Điphotpho trioxit P2O3 Oxit axit Natri oxit Sắt (III) oxit Đồng (II) oxit Nhôm oxit Kẽm oxit Silic đioxit Thủy ngân (II) oxit Chì (II) oxit Nitơ đioxit DẠNG 4: Bài tập liên quan đến nồng độ và tính theo phương trình hoá học Bài 1: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a) 500 ml dung dịch KNO3 2M b) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M Bài 2: Tính nồng độ % của những dung dịch sau : a) 20g KCl trong 600g dung dịch b) Hòa tan 15g NaCl vào 45g nước Bài 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách nung nóng hoàn toàn 49g Kaliclorat KClO3. a) Tính thể tích khí oxi sinh ra ở (đktc) b) Tính khối lượng muối KCl tạo thành. Bài 4: Cho 2,7 g nhôm tác dụng với axit clohiđric ta thu được nhôm clorua và khí hiđro. a) Tính khối lượng nhôm clorua sinh ra. b) Tính thể tích khí hiđro (đktc). c) Cho lượng khí hiđro trên đi qua bột đồng (II) oxit, ta thu được chất rắn Cu và hơi nước. Tính khối lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng? Bài 5: Cho a gam kim loại Kẽm vào 400 ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí Hiđro (ở đktc). GV soạn: Vũ Thị Minh Phương 4
  4. Trường THCS Tân Hưng Kiến thức trọng tâm học kì II (theo giảm tải) a) Viết phương trình hoá học xảy ra. b) Tính a. c) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã tham gia phản ứng. Bài 6: Cho 2,3 gam Na tác dụng với 197,8g nước. a) Tính thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc)? b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng? Bài 7: Cho 3,25g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric tạo ra kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành. c) Tính thể tích dung dịch axit clohiđric 0,5M đã dùng. Bài 8: Cho 2,7g nhôm tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch axit clohiđric thu được nhôm clorua AlCl3 và khí hiđro. Tính: a) Khối lượng nhôm clorua tạo thành. b) Nồng độ mol của dung dịch axit đã tham gia phản ứng. Lưu ý: HS hoàn thành bài dạng 1, 3, 4 vào vở bài tập - Dạng 4 (bài tập 1 và 2) các em áp dụng theo công thức về nồng độ dung dịch - Dạng 4 (bài tập 3 và 4) các em áp dụng giải theo phương trình hóa học (đã học trong HK1) - Dạng 4 (bài 6, 7, 8) làm tương tự như hướng dẫn bài tập 5 Hướng dẫn giải bài 5 (dạng 4) Số mol của hido (đktc) V 2, 24 n H2 = = = 0,1(mol) 22, 4 22, 4 a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,1 0,2 0,1 mol b) Khối lượng của kẽm m Zn = n.M = 0,1.65 = 6,5(g) c) Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã tham gia phản ứng n 0, 2 CM = = = 0,5(M) V 0, 4 --------Chúc các em thật nhiều sức khỏe và học tập thật tốt-------- GV soạn: Vũ Thị Minh Phương 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2