intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế điều hành bộ máy quản trị doanh nghiệp

Chia sẻ: Hoang Van Chuc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

859
lượt xem
336
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần được phát triển một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp mọc lên một cách nhanh chóng, ở mọi nơi, ở mọi lĩnh vực khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập đều mong muốn đạt được lợi nhuận, đạt được nhiều thành quả về kinh tế là cao nhất. Để đạt được điều đó thì đòi hỏi phải có sự cạnh tranh trong quy mô phát triển cũng như trong quản trị doanh nghiệp một cách hợp lý....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế điều hành bộ máy quản trị doanh nghiệp

  1. Anh (Chị) hãy cho biết cơ chế điều hành bộ máy quản trị doanh nghiệp phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay và phân tích cơ chế đó? BÀI LÀM Doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần được phát triển một cách mạnh mẽ. Các doanh nghiệp mọc lên một cách nhanh chóng, ở mọi nơi, ở mọi lĩnh vực khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập đều mong muốn đạt được lợi nhuận, đạt được nhiều thành quả về kinh tế là cao nhất. Để đạt được điều đó thì đòi hỏi phải có sự cạnh tranh trong quy mô phát triển cũng như trong quản trị doanh nghiệp một cách hợp lý. Cơ chế điều hành là điều không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp. Cơ chế điều hành hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, cơ chế đang được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp đó là: “Kết hợp trực tuyến với chức năng”, hay còn gọi là “quan hệ dọc và quan hệ ngang”. Cơ chế đó đã được áp dụng và đạt nhiều kết quả trong doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho doanh nghiệp. Xét về mặt tổ chức và kĩ thuật của hoạt động quản trị, quản trị chính là sự kết hợp được mọi sự nỗ lực chung của con người trong doanh nghiệp để đạt được tới mục đích chung của doanh nghiệp và mục đích riêng của mỗi người một cách khôn khéo và có hiệu quả nhất. Kết hợp hay là sự áp dụng song song hai cơ chế, ở đây là sự kết hợp giữa trực tuyến và chức năng. Vậy quan hệ trực tuyến là gi`? Chức năng la gì? Và được áp dụng trong lĩnh vực nào? - Quan hệ trực tuyến được áp dụng trong lĩnh vực chỉ huy: Giám đốc – Đội trưởng – Tổ trưởng – Công nhân. Trong đó người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Đây là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có một cấp trên và một số cấp dưới. Toàn bộ vấn đề được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Để đạt được kết quả cao trong quản lý nhân sự, trong công việc điều hành đòi hỏi sự quản lý rõ ràng của cấp trên với cấp dưới. Phải quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận và nhân viên trong bộ máy doanh nghiệp. Để là một người quản lý tốt cần đòi hỏi nhiều yếu tố cấu thành, người quản lý tốt phải là người có đầu óc, có tính sáng tạo,có trách nhiệm cao trong công việc, là người có tiếng nói trong doanh
  2. nghiệp, là người có năng lực tổ chức, hiểu về công nhân trong doanh nghiệp. Khi đạt được những điều đó thì sự quản lý sẽ đạt hiệu quả cao, đem lại lợi nhuận trong công việc. Và khi đó mệnh lệnh của giám đốc sẽ được công nhân thi hành một cách tuyệt đối, làm việc một cách năng suất mà không phải là làm việc một cách chống đối. Trước khi muốn truyền đạt đến người thi hành, quyết định cần nêu thành mệnh lệnh hay chỉ thị để nó có hiệu quả của một văn bản hành chính. Phải rõ rang đó là quyết định dành cho ai làm khi nào? Thực hiện bằng cách nào? Lúc nào kết thúc? Ai là người nghiệm thu và kiểm tra. Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, các chủ doanh nghiệp còn áp dụng nhiều sự quan tâm đến công nhân từ ngày lễ tết, tạo các dịp đi thăm quan cho công nhân. Đó cũng la một cách quản trị doanh nghiệp đem lại lợi nhuận rất cao, từ sự khuyến khích của chủ doanh nghiệp sẽ tạo sự hăng say trong công việc, khiến cho công nhân sẽ làm việc hết năng lực để giúp doanh nghiệp đi lên. - Quan hệ chức năng là quan hệ của những bộ phận, những chuyên gia tham mưu cho thủ trưởng. Để một doanh nghiệp vững mạnh, phát triển mạnh thì không thể thiếu những chuyên gia tham mưu. Một mình giám đốc không thể lúc nào cũng quán xuyến hết được tình hình của doanh nghiệp, vậy nên trong mỗi công ty hay doanh nghiệp đều cần có những chuyên gia tham mưu, để giúp chủ doanh nghiệp quản lý tốt, tránh gặp những thiếu xót không đáng có. Những chuyên gia tham mưu là gì? Đó là những người luôn chú ý đến những bộ phận trong doanh nghiệp, luôn theo sát để tìm hiểu, cải tiến và áp dụng những mô hình tốt nhất cho doanh nghiệp trong sản xuất, cùng với giám đốc quán xuyến doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Những chuyên gia tham mưu không phải là người trực tiếp thực hiện, mà chỉ là những người luôn phải đưa ra ý kiến hợp lý để góp ý, trao đổi với chủ doanh nghiệp để lựa chọn những gì hợp lý, tiết kiệm nhất, đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. Điều mà mọi doanh nghiệp đều cần đó là sự phát triển của doanh nghiệp, sự đi lên về kinh tế, mở rộng về nhân sự, có tiếng nói trong doanh nghiệp cả nước, đó là điều mà mọi doanh nghiệp đều muốn đạt tới. Ở đây những nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá chỉ đảm nhận một chức nảng nhất định. Mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp. Nhân viên tập trung theo những đơn vị chức năng như kế toán, marketing, kinh doanh, bán hàng, tổ chức, nhân sự …
  3. * Trên đây là một số phân tích về cơ chế điều hành bộ máy quản trị doanh nghiệp, là điều không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, sẽ quyết định sự đi lên của doanh nghiệp ra sao, là điều quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Lãnh đạo cấp 1 Người lãnh đạo Người lãnh đạo Người lãnh đạo chức năng A chức năng B chức năng C Lãnh đạo cấp 2 Người lãnh đạo Người lãnh đạo Người lãnh đạo chức năng B chức năng C chức năng A Đối tượng quản Đối tượng quản Đối tượng quản lý 1 lý 2 lý 3
  4. Anh (Chị) hãy phân tích ý nghĩa các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng đất đai? BÀI LÀM Việc phân loại đất đai có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp và công tác quản lý đất đai của Nhà nước. Giúp doanh nghiệp nắm được hiện trạng sử dụng đất đai về số lượng, chất lượng và đang sử dụng vào việc gì. Sau đó có phương hướng và giải pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo một cách khoa học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để sử dụng đất hợp lý, chúng ta cần phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá sử dụng đất, gồm 2 nhóm: Mỗi mảnh đất có đặc điểm riêng về tính chất, vị trí địa lý, khả năng sử dụng vào mục đích khác nhau, do đó chúng có giá trị riêng biệt rõ rệt. Đất đai có tính bất biến, do lịch sử tự nhiên hình thành. Mọi tác động của con người chỉ làm thay đổi tính chất của đất, thay đổi hiện trạng bề mặt đất, nhưng không thể làm tăng hay giảm diện tích của đất theo ý muốn của côn người. - Tỷ lệ diện tích đất nông, lâm nghiệp trên hộ, nhân khẩu và một lao động. Diện tích đất canh tác, đất nông nghiệp tính trên một nhân khẩu và một lao động nông nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh trònh độ tổ chức sử dụng đất đai của cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. - Hệ số sử dụng đất đai. Diện tích đất không thể thay đổi được nhưng bên cạnh đó thì hệ số sử dụng đất đai luôn xảy ra sự thay đổi. Hệ số sử dụng đất đai cho chúng ta thấy được giá trị của đất, đất đó có ưu thế sử dụng như thế nào thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, cho giá trị kinh tế tốt nhất… - Các chỉ tiêu về thâm canh.
  5. Mỗi một vùng đất sẽ được sử dụng với mục đích chuyên dụng khác nhau. Các chỉ tiêu về thâm canh sẽ cho chúng ta thấy được vùng đất đó có thể sử dụng được vào mục đích của chúng ta hay không. Tuỳ theo mục đích sử dụng của con người, nếu một vùng đất để sử dụng trồng lúa thì đòi hỏi điều kiện ra sao, đặc điểm đất như nào, sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. - Giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích canh tác và đơn vị diện tích gieo trồng. Giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm hàng hoá trên một đơn vị diện tích canh tác và đơn vị diện tích gieo trồng cho ta thấy được năng suất của khu đất đó đã đạt năng suất như dự kiến chưa, đã đem lại lợi ích ra sao… - Năng suất cây trồng tính cho từng loại cây trồng trên 1 đơn vị diện tích, cho biết hiệu quả sử dụng đã đạt được ra sao, đã tận dụng hết khả năng của giá trị vùng đát trồng đó như dự kiến hay không. - Năng suất ruộng đất, giá trị ra sao, đem lại lợi nhuận gì. - Lợi nhuận tính trên một đợn vị diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác. Quá trình lưu chuyển trong nhóm đất nông nghiệp giữa các chủ thể không làm tăng tong cung của nhóm đất nông nghiệp của nên kinh tế, song vai trò của nó khá quan trọng trong quá trình phát triển nên sản xuất nông nghiệp, cung như làm sôi động thị trường đất nông nghiệp. Việc đánh giá trình đọ và hiệu quả sử dụng đất đai được tính theo từng năm, từng vụ. Để đánh giá, người ta tính toán các chỉ tiêu, xem xét các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ tổ chức và hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2