intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ enzyme - Sản xuất giấm

Chia sẻ: Ngo Bich Tram | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

185
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Công nghệ enzyme - Sản xuất giấm giới thiệu phương pháp sản xuất giấm: phương pháp lên men chậm, phương pháp lên men nhanh. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ enzyme - Sản xuất giấm

  1. Công nghệ enzyme Sản xuất giấm Sản xuất giấm hiện nay theo hai phương pháp cơ bản: • Phương pháp lên men chậm Đây là phương pháp Orland hay phương pháp của Pháp và là phương pháp thủ công đã có từ lâu. Phương pháp này chủ yếu sản xuất từ rượu vang, nguyên liệu gồm khoảng 3÷4% rượu và từ 2÷3% axit axetic. Người ta cho axit axetic trước để tạo điều kiện cho vi khuẩn axetic phát triển, mặt khác ngăn ngừa bị nhiễm các loài vi khuẩn khác. Dịch sau khi được chuẩn bị xong được đổ vào các thùng bằng gỗ và để ngoài không khí. Sau một thời gian trên bề mặt sẽ tạo thành váng chứa nhiều axit axetic. Vì thế quá trình oxi hoá chậm và chỉ kết thúc sau vài tuần. Sau khi kiểm tra nồng độ rượu còn từ 0,3÷0,5 thì lấy giấm ra và cho dịch mới vào. Không nên để quá lâu chất lượng giấm sẽ giảm nhanh do quá trình oxi hoá axit axetic thành CO2 và H2O. Bằng phương pháp này giấm thu được có nồng độ axit axetic từ 5 đến 6%. Nếu muốn bảo quản giấm được lâu phải thanh trùng. • Phương pháp lên men nhanh Đây là phương pháp của Đức hay phương pháp công nghiệp. Thiết bị sản xuất là một thùng gỗ có chiều cao từ 2,5 đến 6m, đường kính từ 1,2 đến 3m. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là làm tăng tiết diện tiếp xúc với không khí làm cho quá trình lên men xảy ra nhanh hơn. Thùng thường là hình trụ, phía trên có một lỗ cho dịch môi trường vào và một lỗ cho không khí thoát ra. Dưới là một miếng gỗ có nhiều lỗ tròn để phân phối đều dịch môi trường. Phía dưới là những vật liệu xốp đã được thanh trùng. Dưới cùng là một tấm sàn có nhiều lỗ nhỏ cho dịch dấm thoát ra và phân phối đều không khí. Dịch được pha chế như sau: Trong 100 lít rượu 10% cồn cần 500g đường glucose hay tinh bột đã thuỷ phân, 25g superphotphat, 25g sunfat amon, 0,9g K2CO3, axit axetic 3kg. Dịch được đổ từ trên xuống và chảy đều trên các màng xốp đã cấy sẵn vi sinh vật. Ở đây sẽ xảy ra quá trình oxy hoá rượu thành axit axetic nhờ oxi không khí đi từ dưới lên. Có thể tiến hành lên men lại bằng cách cho dịch giấm thu được qua màng xốp nhiều lần để nồng độ rượu còn khoảng 0,3 đến 0,5% là được. Dịch giấm thu được thường có nồng độ khoảng 9% axit axetic, sau đó đem lọc và thanh trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2